Tình hình quản lý khâu lập dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 40 - 45)

III Các lĩnh vực khác 26,00 23,15 2,85 46,95 42,00 4,

3. Tình hình quản lý đầu tư XDCB từ NSNN tại tỉnh Salavan

3.1. Tình hình quản lý khâu lập dự án

móc, thiết bị thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp của công trình.

Dự toán được lập ra trên cơ sở thiết kế và các định mức kinh tế kỹ thuật. Vậy, việc quản lý dự toán là phải quản lý ngay từ khâu định mức đơn giá, không phải chỉ quản lý qua các số liệu dự toán. Tuy vậy do định mức kinh tế kỹ thuật chưa chặt chẽ, bộ đơn giá kỹ thuật không sát thực tế, quy chế sử dụng vật liệu địa phương, vật liệu thay thế chưa rõ ràng, nên thường dự toán công trình lập đến khi phê duyệt vẫn còn sai lệch quá lớn. Dẫn đến tình trạng một công trình đầu tư xây dựng cơ bản có 5 giá khác như : dự toán - dự toán được phê duyệt - chi phí thực tế - quyết toán công trình - phê duyệt quyết toán công trình. Do có nhiều giá khác nhau nếu không quản lý khâu này thì tiền đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN bị thất thoát nhiều.

Dự toán có thể được phân chia làm nhiều loại, tùy thuộc vào mục đích của việc nghiên cứu hay sử dụng. Ví dụ: mức độ tổng hợp của đối tượng tính định mức thì dự toán được chia làm 2 loại:

- Định mức dự toán tổng hợp được xác định theo một khối lượng đơn vị công tác hoặc kết cấu xây lắp của công trình.

- Định mức dự toán chi tiết được xác định cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp chi tiết.

Việc quản lý dự toán ở tỉnh SaLaVăn hiện nay cũng được thực hiện khá chặt chẽ - căn cứ vào dự án được phê duyệt chủ đầu tư phối hợp với cơ quan đơn vị chuyên ngành lập dự toán công trình. Bản thẩm định thiết kế tổng dự toán của tỉnh kiểm tra và đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán công trình.

Tuy vậy, khi công trình xây dựng hoàn thành quyết toán, giá thành công trình thường đội đơn giá dự toán được phê duyệt với nhiều nguyên nhân khác

nhau như: trượt giá, bổ sung thiết kế... Nhưng giá thực tế không vượt quá 10% dự toán ban đầu. Ví dụ: một thực tế ở tỉnh SaLaVăn các bên nhận thầu thi công chưa thông suốt từ khâu thiết kế dự toán đến quyết toán đều cho cấp có thẩm phê duyệt và đã xuất toán, những khoản bất hợp lý, nhưng khi cấp phát vốn để thanh toán khối lượng mà họ nhận được chỉ 95% giá quyết toán được duyệt, còn 5% được để lại coi là tiết kiệm trong xây dựng cơ bản.

3.2.Tình hình phân bổ và đầu tư từ NSNN cho các công trình

3.3.1. Về tính hiệu quả

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường thực hiện chậm hơn nhiều so với tiến độ thi công, ở tỉnh SaLaVăn nước CHDCND Lào về việc chi tiêu vốn thường được thông qua chính thức vào quý II. Hàng năm, còn việc cấp phát thường được thực hiện trong quý III hoặc là cuối năm. Cho nên làm cho nhiều công trình khối lượng hoàn thành, nhưng thực hiện việc giải ngân không hết.

Do nguồn vốn đầu tư không tập trung tức là có những công trình không lớn lắm, nhưng lại phải đầu tư nhiều năm mới hoàn thành ví dụ như: Công trình xây dựng hồ chứa nước KẹngKhongLuong - LaKhonPheng, công trình xây dựng Hội trường của tỉnh, 2 công trình này vốn đầu tư không nhiều với giá trị là 35,50 tỷ kíp nhưng phải đầu tư vào đó là 4 năm mới thực hiện hết việc giải ngân, [27].

Về cơ chế điều hành quản lý nguồn vốn này còn chồng chéo gây khó khăn cho chủ dự án. Một khoản vốn trước khi cấp phát vốn này, Sở kế hoạch - đầu tư phải ký thẩm định xem xét lại, và sau đó mới đến Sở tài chính cũng phải thẩm định xem xét lại mới đến được công trình. Các chủ đầu tư không muốn cấp vốn NSNN qua Sở kế hoạch - đầu tư, họ muốn cấp thẳng vào Sở tài chính cho công trình. Trong thực tế loại nguồn vốn này là do 2 cơ quan như

3.3.2. Về trình tự và cách giải ngân cho dự án đầu tư XDCB

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN hoặc những khoản viện trợ không hoàn lại của chương trình quốc gia vẫn được coi như vốn NSNN và thường được hình thành trong tài khoản thực hiện vào các dự án chương trình, nhưng việc cấp phát do đầu tư xây dựng cơ bản lại phải theo tiến độ thi công theo khối lượng hoàn thành. Theo giai đoạn quy ước nên việc cấp phát thường không theo kịp tiến độ này. Đó là chưa kể khi có nguồn rồi nhưng công tác thẩm định để cấp phát vốn, để thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành cho bên thi công thường làm chậm, thông báo về vốn thì đã kết thúc năm tài chính trước (hết năm tài chính phải chuyển sang năm sau).

Theo luật NSNN của nước CHDCND Lào số 05/04/Quốc hội ngày 18/7/2007 đã quy định tại Điều 5: Năm tài chính đã bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2007

Kết quả cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm qua (2006-2008).

Biểu 5. Tổng cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN ở tỉnh Salavăn 3 năm (2006 - 2008)

Đơn vị tính: ( Tỷ kíp)

Các nguồn KHNăm 2006Cấp phát KHNăm 2007Cấp phát KHNăm 2008Cấp phát

NSNN-TW 74,41 74,41 56,99 56,99 38,49 38,49

NSNN-ĐP 20,26 20,26 22,00 22,00 25,71 25,71

Tổng 94,67 94,67 78,99 78,99 64,20 64,20

3.3.3. Về quản lý khâu thiết kế và thi công các công trình xây dựng từ NSNN Quản lý thiết kế công trình xây dựng:

Thiết kế xây dựng là một hệ thống các bản vẽ, các bản thuyết minh, các tính toán, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật... Nhằm thực hiện chủ trương đầu tư đã đề ra với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Để xác định khối lượng công tác

của công trình phải căn cứ vào thiết kế và nó là cơ sở quan trọng nhất để lập ra giá công trình đầu tư. Đồng thời nó là phần thể hiện công trình vật chất được tạo ra khi hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản. Thực chất đây là phần thiết kế kỹ thuật, nó bao gồm: bản vẽ phối hợp cảnh, sơ đồ tổng mặt bằng và bản vẽ kỹ thuật. Khâu thiết kế công trình nó có thể là khâu gây lãng phí rất lớn : như công trình xây dựng hồ chứa nước NongĐêng, huyện SaLaVăn thiết kế là để tưới đủ 120 ha lúa chiêm nhưng sau khi xây dựng hoàn thành chưa đủ 2 công trình đó không thể phát huy được tác dụng, điều này cho thấy sự gây lãng phí do khâu thiết kế.

Muốn thực hiện quản lý tốt khâu này thì đòi hỏi phải có năng lực, trình độ chuyên môn, vai trò trách nhiệm của ban thẩm định thiết kế và tổng dự toán công trình của tỉnh. Chính do khâu quản lý nói chung và việc quản lý thiết kế công trình xây dựng cơ bản ở tỉnh SaLaVăn trong những năm qua chưa được tốt, chưa đúng chuẩn mực nên cùng loại công trình cùng có thiết kế kỹ thuật giống nhau và cùng một thời điểm thi công nhưng suất đầu tư lại khác nhau: Chẳng hạn công trình xây dựng đường thị xã suất đầu tư là 6,5 tỷ kíp/1km. Còn công trình xây dựng nhà khách UBND tỉnh có suất đầu tư dài 1.400.000 kíp /1m2.

- Quản lý khâu thi công và lắp đặt công trình:

Đây là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, việc quản lý ở khâu này vẫn mang lại hiệu quả đầu tư rất lớn như việc thi công đúng bản vẽ thiết kế kết cấu công trình, sẽ được giữ vững, tiêu hao vật liệu cho công trình đúng định mức... Những quản lý nội dung trên làm cho công trình đảm bảo chất lượng giảm tiêu hao nguyên vật liệu, sẽ làm cho tuổi thọ công trình cao hơn và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w