Cải thiện khâu chuẩn bị và quy trình quản lý vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 62 - 67)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN

2.4. Cải thiện khâu chuẩn bị và quy trình quản lý vốn đầu tư

Việc quản lý sử dụng vốn đầu tư trong những năm qua còn nhiều lãng phí, thất thoát. Một trong những nguyên nhân gây lãng phí đó là do chủ trương đầu tư không đúng đắn. Vì vậy, cải tiến khâu chuẩn bị đầu tư là một trong những biện pháp quan trọng để giảm bớt lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.

l. Nghiên cứu sự cần thiết đầu tư và quy mô đầu tư.

2. Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong hoặc ngoài nước, để xác định nhu cầu tiêu thụ hoặc khả năng cạnh tranh, tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất.

3. Tiến hành điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng. 4. Lập dự án đầu tư.

5. Gửi hồ sơ và các văn bản lên người có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư, vay vốn đầu tư.

Việc cải tiến khâu chuẩn bị đầu tư là cải tiến quản lý đối với 5 nội dung trên là điều quan trọng. Nhưng ở đây chỉ tập trung phân tích một số khâu như khâu lập dự án đầu tư và thẩm định dự án,... để quyết định đầu tư.

Thứ nhất: lập dự án đầu tư:

Muốn lập dự án đầu tư mang lại hiệu quả cao, phải xác định sự cần thiết của dự án trước, sau đó mới tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Đối với dự án nhóm A phải nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, còn nhóm B nếu cần thiết phải lập cả hai bước là do người có thẩm quyền quyết định. Vậy để nâng cao hiệu quả đầu tư phải quản lý tốt khâu nghiên cứu tiền khả thi mà nội dung chủ yếu của nó bao gồm:

+ Nghiên cứu hồ sơ về sự cần thiết phải đầu tư và phải phân tích sự khó khăn và thuận lợi trong khi tiến hành đầu tư.

+ Dự kiến quy mô đầu tư và chọn hình thức đầu tư. + Dự kiến địa điểm xây dựng và nhu cầu về diện tích.

Dự án đầu tư phải phân tích sơ bộ, chọn dây chuyền công nghệ, phân tích lựa chọn kỹ thuật, đánh giá giải pháp xây dựng, điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ và điều kiện hạ tầng. Phân tích chỉ tiêu tài chính, tổng mức

đầu tư, các điều kiện huy động vốn, và hiệu quả đầu tư của dự án trong báo cáo tiền khả thi phải nêu rõ :

• Căn cứ để xác định phải đầu tư.

• Chọn hình thức đầu tư.

• Đánh giá chương trình sản xuất.

• Địa điểm xây dựng.

• Chọn phương án kỹ thuật công nghệ.

• Đưa ra các giải pháp xây dựng và phương án chọn.

• Phân tích tổ chức khai thác quản lý và sử dụng lao động.

• Phân tích các chỉ tiêu về kinh tế. Thứ hai: Thẩm định dự án đầu tư:

Để các dự án có khả năng thực thi, thì tất cả các dự án đều phải thẩm định về mặt quy hoạch xây dựng và phương án kiến trúc. Việc sử dụng đất đai tài nguyên, môi trường và các khía cạnh xã hội của dự án.

Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN cần phải thẩm định về tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.

Khi thẩm định cần chú ý những nội dung sau: - Các điều kiện pháp lý.

- Kết luận về sản phẩm.

- Điều kiện cơ bản về thị trường. - Khả năng thâm nhập thị trường. - Kết luận về tính khả thi.

- Kết luận về giải pháp và tiến độ xây dựng. - Đánh giá về mặt kinh tế xã hội.

- Vai trò dự án trong phát triển kinh tế xã hội.

- Kết luận về công nghệ lựa chọn giải pháp xử lý chất thải. - Đánh giá tài chính.

Thực hiện thẩm định dự án phải đảm bảo được: tính khả thi, tính khoa học trung thực và khách quan. Phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, đạo đức tốt, có phương án khoa học chặt chẽ, tránh được hiện tượng vì quyền lợi cá nhân mà làm sai các điều kiện khả thi thua làm cho hiệu quả kinh tế dự án. Dẫn đến đầu tư đã xuất hiện khả năng thua lỗ, nhưng không đưa ra phân tích để lựa chọn.

Thứ ba: Tổ chức đấu thầu và chọn thầu :

Trong thực tế vừa qua việc đấu thầu và chọn thầu cho thấy rằng nhiều dự án đã xảy ra các tiêu cực và mang tính hình thức. Bởi nội dung bên trong của nó có sự liên kết giữa các nhà thầu tham gia đấu thầu để giảm giá thầu. Thậm chí có trường hợp chủ đầu tư thông đồng với nhà thầu để lộ giá thầu.

Việc đấu thầu như vậy không khách quan, vừa gây thất thoát lớn cho NSNN, vừa làm chất lượng công trình giảm.

Để chọn nhà thầu có 2 hình thức:

- Hình thức chỉ định thầu: Chủ đầu tư căn cứ vào yêu cầu mục tiêu, điều kiện thực hiện dự án để chỉ định nhà thầu cho hợp lý.

- Hình thức đấu thầu: là hình thức chọn theo cơ chế cạnh tranh cho phép chọn được nhà thầu hợp lý, với yêu cầu điều kiện thực hiện dự án.

Hiện nay trừ những dự án đặc biệt quan trọng, liên quan đến bí mật quốc gia như:

• Dự án có tính nghiên cứu thử nghiệm.

• Dự án có tính cấp bách do thiên tai, dịch họa.

• Dự án có tính bí mật quốc gia.

• Dự án đặc biệt do Chính phủ cho phép.

Còn tất cả các dự án khác đều thực hiện đấu thầu theo hình thức đấu thầu. Từ thực tế trên để đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu, bảo đảm khai thác triệt để yếu tố cạnh tranh, chọn được nhà thầu hợp lý và hạn chế tham nhũng tiêu cực trong đấu thầu, cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Cần có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, các nhà thầu kể cả qua hồ sơ đấu thầu và trong thực tế, để tránh tình trạng mua hồ sơ của các nhà thầu.

- Cần có sự cân nhắc nhiều yếu tố, cần xem xét kỹ các điều kiện thực hiện đầu tư như kỹ thuật, công nghệ, lao động. Đặc biệt cần lưu ý và nếu giá thầu quá thấp thì sẽ không cho phép đáp ứng được yêu cầu chất lượng công trình. Thực tế rất rõ vấn đề này.

Do giá thầu chỉ là một yếu tố để chọn nhà thầu.

- Để nhằm đảm bảo cho việc đấu thầu khách quan lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu thi công thực lực dự án: phải kiên quyết xóa bỏ các trường hợp điều chỉnh thiết kế, bổ sung trong quá trình thực hiện dự án.

- Luật hóa hoạt động đấu thầu theo hướng cụ thể, đồng bộ. Trong đó cần có chế tài, trừng trị mạnh đối với các tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu. Điều này cho phép nâng cao trách nhiệm của cán bộ liên quan đến đấu thầu dự án sử dụng vốn NSNN, hạn chế những tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu.

Thứ tư: Đảm bảo đúng trình tự xây dựng và điều kiện xây dựng công trình. Các công trình muốn được khởi công phải có giấy phép để xây dựng,

được phê duyệt. Và trong quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo như sau:

Đối với công trình xây dựng quy mô lớn, thời gian xây dựng kéo dài chưa lập được ngay tổng dự toán phải có thiết kế kỹ thuật và dự toán các hạng mục khởi công.

Để công trình khởi công được, chủ đầu tư phải giải phóng mặt bằng trước khi xây dựng. Đây cũng là một vấn đề rất quan trọng trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 62 - 67)