Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở tỉnh Salavan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 31 - 34)

II. Giới thiệu khái quát về bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB của tỉnh Salavan

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở tỉnh Salavan

NSNN ở tỉnh Salavan

2.1. Nhân tố về tự nhiên

Với những điều kiện vị trí, địa lý địa hình phức tạp và điều kiện về khí hậu ở tỉnh SaLaVăn CHDCND Lào đã có ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng cơ bản, nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, đường giao thông vận tải từ trung tâm tỉnh đi đến các huyện miền núi (diện tích toàn tỉnh vùng miền núi chiếm tới 40%), lượng mưa nhiều và kéo dài vị trí như huyện Lầu Ngam, SaMụi, lượng mưa hàng năm 2.500mm/năm

Chính vì có điều kiện tự nhiên khá phức tạp nên việc đầu tư vốn vào đã là một khó khăn, nhưng việc quản lý vốn còn khó khăn hơn do có nhiều những yếu tố phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng, người quản lý vốn và người sử dụng vốn nếu không tính toán cụ thể sẽ khó biết được nguồn vốn chính xác cần thiết để đạt được hiệu quả của dự án được đầu tư. Tác đông của rủi ro địa hình, khí hậu ảnh hưởng rất lớn.

2.2. Nhân tố về xã hội

Do mức độ tăng trưởng của dân số tương đối cao 3%/ năm nhưng mức độ phát triển về kinh tế xã hội của tỉnh lại ở mức độ thấp, kế hoạch phát triển

nguồn nhân lực còn chậm hoặc phát triển không đúng mục tiêu, các ngành giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá các địa phương chưa được triển khai trong từng giai đoạn. Nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa tiếp xúc và nói chuyện được bằng tiếng Lào Lùm. Họ chỉ biết nói bằng tiếng dân tộc cho nên trong việc phát triển kinh tế- xã hội rất khó khăn.

Về lao động phần lớn là lao động nông nghiệp, trình độ tay nghề không có và văn hoá lại thấp.

Vấn đề xã hội cũng tác đồng rất lớn đến công tác đầu tư và quản lý đầu tư. Khi đầu tư một công trình chúng ta phải biết được công trình đó sẽ mang lại lợi ích gì cho người dân, văn hóa phong tục vùng được đầu tư có bị ảnh hưởng hay không. Chúng ta chỉ có thể biết được điều đó nếu chúng ta tiếp cận tốt với người dân, người dân cũng phải có trình độ nhất định, ít nhất là trong giao tiếp, họ cũng phải là người nhận ra và nói lên được nhu cầu của mình trong việc nâng cao đời sống của chính bản thân họ. Nhưng ở nhiều nơi, đặc biệt những vùng núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, chính ở những nơi đó càng cần được phát triển hơn thì do trình độ dân trí quá thấp đã làm hạn chế hiệu quả vốn đầu tư, việc đầu tư vào những vùng này luôn phải cân nhắc sự phù hợp với người dân hay không, tránh những lãng phí sau khi đầu tư vào. Do vậy công tác quản lý nguồn vốn đầu tư tại các vùng này cũng gặp không ít khó khăn.

2.3. Nhân tố về kinh tế

Tỉnh SaLaVăn là tỉnh đồng bằng, diện tích sản xuất rộng rãi, phần lớn là trồng lúa, trồng cây nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, diện tích để khai hoang không còn nhiều. Phương thức sản xuất bằng công cụ thủ công và sản xuất theo mùa vụ nên dẫn đến năng suất thấp.

- Đường giao thông chưa thuận lợi, nó tác động đến công việc vận chuyển hàng hoá đi các vùng sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong

- Tỉnh SaLaVăn là tỉnh có nhiều bộ tộc chung sống với nhau và cách sống, phong tục tập quán của họ lại khác nhau, nhân dân phần lớn chỉ thói quen với việc làm ruộng và làm nương rẫy, do vậy để giải quyết vấn đề bức xúc như việc xoá đói giảm nghèo và chấm dứt nạn phát rừng làm nương rẫy hết sức khó khăn và Nhà nước phải đầu tư vào công việc này một khối lượng vốn rất lớn.

- Nền kinh tế hàng hoá của tỉnh mới chỉ là bắt đầu ở 5 huyện SaLaVăn, LầuNgam, KhongXeĐôn, LaKhonPhêng, VaPi. Còn 3 huyện TụmLan, TaỘi và SaTụi vẫn là nền kinh tế tự nhiên, sản xuất chưa đủ ăn

2.4. Nhân tố về vốn đầu tư

Về tích luỹ vốn đầu tư chưa thực hiện được và vốn đầu tư của nước ngoài còn thấp.

Vốn ngân sách Nhà nước còn ít nhưng lại gây ra thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn tồn tại. Về mặt quản lý vốn lại không chấp hành đúng quy trình xây dựng cơ bản và còn thiếu thống kê cẩn thận.

2.5. Nhân tố về bộ máy quản lý và nguồn lực

Bộ máy tổ chức cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn bất cập, công tác quản lý chất lượng công trình còn nhiều thiết sót, cán bộ chủ chốt trình độ chuyên môn thành thạo còn rất ít nhưng lại tập trung ở cấp tỉnh, còn cấp huyện thì hầu như chưa có nếu có thì một vài người lại có trình độ trung cấp.

2.6. Nhân tố về cơ chế chính sách

Việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực vừa quan trọng, vừa khó khăn và bức xúc. Nhưng các chính sách chưa đồng bộ, vẫn còn có mâu thuẫn nảy sinh và cần được khắc phục như chồng chéo trong sự phân công quản lý, cơ chế đấu thầu lỏng lẻo, quá trình phân công phân cấp chưa rõ ràng... tức là các chính sách về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước

chưa được hoàn chỉnh. Vì vậy, cần phải tiếp tục đổi mới và nghiên cứu mô hình hợp lý hơn trong lĩnh vực này.

Tóm lại, chủ trương chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế tự nhiên sang cơ cấu kinh tế thị trường hàng hoá, thúc đẩy sản xuất bằng cách phát huy thế mạnh trong nước và phát triển kinh tế gia đình chưa được khuyến khích và chưa được cổ vũ bằng chính sách biện pháp tổ chức thực hiện một cách đồng bộ. Còn các chính sách lấy công nghiệp và dịch vụ gắn liền với nông - lâm nghiệp chưa hoàn chỉnh cũng như phương pháp phát triển công nghiệp trong những năm trước mắt và lâu dài, phương pháp khuyến khích và phát triển thủ công nghiệp chưa được triển khai, chưa trở thành kế hoạch tổ chức thực hiện sát với thực tế.

Tóm lại: Những nhân tố tác động trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý vốn đầu tư XDCB, chủ yếu là tác động không tốt, gây khó khăn cho công tác quản lý vốn. Cần phải có biện pháp để thay đổi dần những nhân tố chúng ta có thể tác động đến được, đặc biệt là nhân tố về con người.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 31 - 34)