Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 38 - 40)

III Các lĩnh vực khác 26,00 23,15 2,85 46,95 42,00 4,

2. Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan

2.1. Bộ máy quản lý Nhà Nước

2.1.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và đầu tư: có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt, các dự án bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN (kể cả cấp Trung ương và địa phương) cho các công trình. Nhưng đôi khi lại có dự án đã được Sở kế hoạch - đầu tư thẩm định xong và trình lên UBND cấp tỉnh phê duyệt nhưng không thuyết minh được hiệu quả kinh tế và thị trường đầu vào, đầu ra.

2.1.2. Ủy Ban nhân dân các huyện

UBND các huyện tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản các dự án thuộc phạm vi của huyện quản lý, nhưng các bộ máy ở đây chưa đầy đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ bởi vì ở cấp huyện có cán bộ rất ít. Nhất là cán bộ về xây dựng thì chưa có, nếu có chỉ là có trình độ trung cấp. Vậy nếu thành lập bộ máy quản lý dự án thường kiểm nhiệm không đúng theo chuyên môn.

2.1.3. Sở giao thông vận tải

Sở Giao thông vận tải: nghiên cứu về các cơ chế chính sách xây dựng, làm các nhiệm vụ lập dự án, thiết kế và dự toán công trình, thẩm định thiết kế tổng dự toán và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên thực tế ở khâu này chưa thật sự chuẩn mực nên còn có một số dự toán công trình xây dựng dưới mức được duyệt.

2.1.4. Sở tài chính

Sở tài chính là cơ quan cấp phát và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ở địa phương, thống nhất khoản vốn vay, vốn viện trợ của tỉnh để dành cho đầu tư phát triển.

2.1.5. Kho bạc Nhà Nước

Kho bạc Nhà nước tham gia vào công việc thẩm định cấp phát và quản lý tất cả các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách Nhà nước hoặc là nguồn vốn được coi như là NSNN, đó là khoản đóng góp, viện trợ không hoàn lại vốn...

2.2. Năng lực đội ngũ cán bộ

Về bộ máy và cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN của các ngành, các ban chức năng phần lớn đã được đào tạo cơ bản, có những người do nhiều năm làm việc này, dày dạng kinh nghiệm và được đào tạo một cách có hệ thống, cho nên nhìn chung về việc quản lý quá trình đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu lập thẩm định dự án cho đến nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng đều thực hiện tốt.

Nhưng điều cần lưu ý là về sự phân công trách nhiệm quản lý giữa các ngành, các sở, các ban thì chưa được chặt chẽ lắm hoặc là bị chồng chéo lên nhau hoặc có khi lại có khe hở; đôi khi bỏ trống, qua loa. Sự phân công trách nhiệm giữa các cơ quan đầu tư - tài chính - kho bạc Nhà nước việc thẩm định các dự án có tính hình thức dẫn đến việc quản lý các dự án không hiệu quả

2.3. Quy trình phân bố và quản lý vốn đầu tư XDCB của tỉnh Salavan

Đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được thực hiện qua dự án đầu tư.

Về lập dự án và duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản: ở tỉnh SaLaVăn đã giao quyền hạn cho các ngành có chức năng, UBND các huyện, lập các dự án đầu tư và khai thác khả năng tiềm tàng ở từng địa phương như nguồn vốn, lao động, tài nguyên.

Sau khi dự án được lập, để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp đảm bảo sâu sát và thiết thực.

Thẩm quyền phê duyệt theo Nghị định số 64/TTg ngày 15/7/2006 như sau: - UBND tỉnh: phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư với dự án có giá trị không quá 10 tỷ kíp. Đồng thời phải trình ngay lên Uỷ ban kế hoạch đầu tư cấp trung ương không quá 5 ngày (kể từ ngày đã ký).

- UBND huyện: ngoài trực tiếp quản lý các dự án và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án có giá trị không quá 1 tỷ kíp cấp huyện còn có quyền quản lý các dự án đã nằm trên địa bàn của mình.

Làm như vậy mà có nhiều dự án đã được phê duyệt phù hợp với thực tế khi cân đối được vốn là có thể triển khai được ngay và có hiệu quả. Nhưng có hiện tượng các ngành, huyện tranh thủ lập dự án nhưng nguồn vốn cân đối hạn chế mà chi phí lại phát sinh, nên có các dự án không được triển khai. Vậy, với hiện tượng này cần phải được quản lý tốt hơn để làm cho các dự án hướng vào thiết thực với thực tế đồng thời phù hợp với khả năng đầu tư của NSNN.

Với kết quả việc lập dự án đầu tư xây dựng cơ bản của các huyện, các ngành phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng, có nguồn vốn là đã có dự án khả thi để thực hiện. Trong thời gian qua (2006-2008) đã có 299 dự án với tổng giá trị vốn đầu tư là 487,37 tỷ kíp đã được thực hiện

Về cơ quan lập dự án ở tỉnh SaLaVăn là tập trung vào một số đơn vị chuyên ngành như giao thông, thủy lợi... trong các cơ quan này hoạt động cũng chưa được tốt lắm. Trong tỉnh chưa có cơ quan tư vấn thiết kế của Nhà nước và công ty tư nhân mà các cơ quan đơn vị chuyên ngành nói trên, các thiết bị dụng cụ vẫn còn thiếu thốn. Đối với các dự án có giá trị đầu tư lớn vốn phải đi thuê các công ty tư nhân ở nơi khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 38 - 40)