Định hướng phát triển của tỉnh Salavan đến năm 2015 và yêu cầu đặt ra với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 53 - 58)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

1. Định hướng phát triển của tỉnh Salavan đến năm 2015 và yêu cầu đặt ra với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

đặt ra với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

1.1. Mục tiêu đầu tư phát triển của tỉnh đến 2015

Thứ nhất: Ngành nông - lâm nghiệp

Mục tiêu chính đến năm 2015 của ngành nông lâm nghiệp là làm cho sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển liên tục và đáp ứng lương thực, thực phẩm cho đầy đủ toàn xã hội. Để tạo cơ sở làm nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến và sản xuất hàng hoá.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với sinh thái trên những vùng địa hình khác nhau. Theo hướng nông - lâm kết hợp đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, kết hợp thâm canh với mở rộng diện tích theo định hướng khai hoang khác nhau, quây mùa vụ.

- Phát triển cây công nghiệp chế biến nông sản trong nông thôn, cơ cấu có sự chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Sản lượng lương thực đến năm 2015 đạt tới 395.000 tấn bình quân đầu người 1.000 kg thóc/ l người/ l năm, năng suất bình quân đạt 4T/ha.

- Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, mía, ớt, dâu tằm, ngô, khoai, sắn,... tăng dần cây công nghiệp dài ngày như: cafê, tiêu, cây ăn quả,… đạt các mục tiêu sau đây:

+ Cafê: đạt được 22.000 ha với sản lượng 22.500 tấn + Tiêu: đạt được 10.000 ha với sản lượng 800 tấn.

Ngoài ra còn khuyến khích thúc đẩy trồng các loại cây ăn quả cho đạt được 2.000 ha, với sản lượng 8.000 tấn. Phát triển mạnh gia súc có sừng như: trâu, bò, dê,... theo hướng vừa đảm bảo sức khoẻ cho nông nghiệp vừa cung cấp đủ thành phần cho vùng đô thị và xuất khẩu trong tương lai. Để đạt các mục tiêu là đến năm 2010 xuất khẩu được như sau:

+ Trâu- bò : xuất khẩu được 140.000- 150.000 con.

+ Dê : xuất

khẩu được 300.000 con. - Về lâm nghiệp:

Bảo vệ bằng được rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện có trên địa bàn tỉnh, khoanh nuôi, tu bổ điều chế rừng tự nhiên và đẩy mạnh trồng rừng trên đất rừng đồi núi trọc để làm tăng vốn rừng, tăng thêm độ che phủ. Đến năm 2010 phấn đấu đạt được mục tiêu:

+ Sản xuất các loại cây con như: cao su, tếch, trầm hương đạt tới 26.000ha.

+ Trồng rừng đạt tới 40.000 ha.

Trên cơ sở bảo vệ, tăng vốn rừng mà thực hiện khai thác rừng cho hợp lý để cân đối hệ sinh thái.

Về thuỷ lợi: Trong 5 năm tới là đảm bảo nước tưới cho 45.600 ha mùa vụ và 35.600 ha mùa khô. Trong đó, 30.000 ha là tưới lúa chiêm.

Thứ hai: Về công nghiệp

- Ngành công nghiệp xây dựng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nên cần phải phát triển với tốc độ khá cao. Nhất là phải phát triển các ngành có thế lực như: ngành công nghiệp điện lực, ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông - lâm nghiệp và đồng thời phát triển

sống của nhân dân. Ngoài ra phải quan tâm đến việc chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp như: nhà máy bột giấy, làm sợi bông, tơ lụa, đồ gốm, sứ... Đến năm 2015 đạt được mục tiêu sau:

+ Điện lực: toàn tỉnh phấn đấu cho nhân dân được dùng điện chiếm tới 75% của tổng số dân toàn tỉnh.

+ Nhà máy chế biến sản phẩm nông - lâm nghiệp: xây dựng hoàn thành nhà máy sản xuất thức ăn gia cầm và đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ các cơ sở chế biến sản phẩm nông - lâm nghiệp hiện có để tăng thêm công suất.

- Phát triển công nghiệp dệt may da:

Mạnh dạn đầu tư xí nghiệp may hiện đại, quy mô vừa và nhỏ để gia công hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm thuộc loại da bóng và thiết bị chế biến đồ da có chất lượng cao.

Ngoài ra, còn chú ý đến công nghiệp khoáng sản và luyện kim: phải khảo sát để đánh giá các loại mỏ, khoáng vật loại nào có thế lực mạnh cho việc phát triển kinh tế như: các mỏ than, đá vôi và các loại mỏ khác. Mà mỏ nào sẽ đáp ứng làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng hoặc làm số liệu cho các nhà đầu tư để đầu tư vào khai thác.

Thứ ba: Đầu tư cơ sở hạ tầng

- Về giao thông vận tải và bưu chính viễn thông:

Trong những năm trước mắt phải củng cố và xây dựng các con đường và các cầu như: đường 15A từ trung tâm tỉnh đi lên huyện SaMụi, qua đến biên giới Việt Nam - Lào (R16), với chiều dài 147 km phải được nâng cấp để đi được thuận lợi trong 2 mùa. Trên đường đó phải xây dựng cho hoàn thành cầu qua sông Xê Đôn và cầu qua Xê LaMăng. SaLaVăn đến biên giới Việt Nam, phải được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp V nền đường rộng 7m, mặt

đường rộng 5,5 m, rải nhựa, tuyến đường này có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh SaLaVăn

Đường thứ hai là từ trung tâm tỉnh đi đến huyện KhongXeĐôn cũng phải được nâng cấp với tổng chiều dài là 73 km.

Ngoài ra phải nâng cấp lại các đường từ trung tâm huyện đi đến các vùng sản xuất làm cho thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá và đi lại của dân cư. Đồng thời thông đường từ trung tâm huyện SaMụi đi đến biên giới Lào - Việt Nam (huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế).

- Khảo sát, thiết kế sân bay mới, thiết kế lại mặt bằng các huyện như LầuNgam, KhongXeĐôn và SaMụi, trong khi đó cũng phải xây dựng các hệ thống nước máy cho các huyện đó để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Về Bưu chính viễn thông: tiếp tục phát triển hệ thống viễn thông đến cơ sở địa phương như Trung tâm các huyện TumLan, TaỘi, SaMụi để phục vụ cho việc đưa đón thông tin được thuận tiện và nhanh hơn. Đồng thời phải phát triển các hệ thống Bưu điện đến vùng sâu vùng xa.

Thứ tư: Ngành thương mại du lịch, dịch vụ

Một là: Phát triển thương mại theo hướng tìm kiếm thị trường, tạo đầu

nguồn đảm bảo phục vụ phát triển của các ngành kinh tế chủ đạo và các địa bàn trọng điểm trên lãnh thổ.

- Các mục tiêu chủ yếu:

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lẻ thời kỳ năm 2015 tăng lên 24% trên l năm.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên từ 11% trên một năm, đến năm 2015 đạt được tổng giá trị là 49 triệu USD (trong năm 2015 phải đạt 9,8

Hai là: Về phát triển du lịch: tiến hành quy hoạch các trung tâm du lịch, sắp xếp lại cho hợp lý với mạng lưới kinh doanh du lịch. Đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc. Đồng thời xây dựng thêm khách sạn đủ tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách quốc tế và trong nước. Xây dựng công viên trung tâm thành điểm vui chơi giải trí và du lịch chính của tỉnh SaLaVăn

Ba là:Về tín dụng ngân hàng: từng bước khuyến khích nhiều thành phần

tham gia hoạt động tín dụng ngân hàng mở rộng nhiều hình thức huy động vốn và cho vay. Thành lập quỹ tín dụng nhân dân xuống tất cả các huyện, các vùng trọng điểm.

Trong 5 năm tới vẫn thực hiện 11 chương trình quốc gia của Chính phủ và chương trình xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. Để bảo đảm việc tổ chức thực hiện đúng hướng và đạt được mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới phải chú trọng huy động các nguồn vốn và khai thác mạnh các lợi thế cho đạt tới 9- 10% của GDP đầu tư từ NSNN tăng lên hàng năm 35- 42%/ 1 năm. Đến năm 2015 tổng vốn đầu tư đạt tới 1.406,38 tỷ kíp, với tổng số vốn từ NSNN là 642,21 tỷ kíp. Còn lại là các nguồn vốn khác là 764,17 tỷ kíp. So với giai đoạn 2001 - 2005 tổng vốn đầu tư từ NSNN tăng lên 2 lần. Trong đó đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế chiếm khoảng 30% với tổng sổ vốn là 192,66 tỷ kíp.

1.2. Mục tiêu quản lý vốn đầu tư XDCB

Trên cơ sở những khó khăn thuận lợi của tình hình quốc tế, trong nước và các điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh đã nêu trên, cần xem xét cân nhắc đến việc đề ra mục tiêu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm tới.

Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh SaLaVăn, thời kỳ 2010 – 2015 được chỉ rõ:

Một, xây dựng tỉnh SaLaVăn trở thành đô thị văn minh, phát triển trong thế ổn định với cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính, bưu chính viễn thông, gắn với là văn hóa, giáo dục – đào tạo, trong mối quan hệ với các nước, khu vực ASEAN.

Hai, phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp và công nghiệp thủy điện, xi măng, là thế mạnh của tỉnh, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến các nguyên vật liệu khoai tây có trong tỉnh.

Ba, xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ, khuyến khích đầu tư của mọi phần kinh tế vào dự án đầu tư sản xuất công nghiệp chế biến đã quy định ưu tiên, đây là để làm kinh tế phát triển tăng trưởng.

Bốn, phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất ở khu vực nông thôn, vùng xa, nhằm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Năm, phát triển kinh tế và nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật.

Sáu, phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Salavan CHDCND Lào (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w