Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 120 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
120
Dung lượng
770 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀITrong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị hành trang cho mình để đón nhận những cơ hội và thách thức do mở cửa mang lại. Với việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương, hướng tới gia nhập WTO, một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nângcaonănglựccạnhtranh bởi cạnhtranh là đặc trưng vốn cócủa kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập thì cạnhtranh ngày càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt về nănglựccạnhtranh sẽ nắm được quyền chủ động trên thị trường.Theo cách của mình, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phấn đấu cho mục tiêu đó và đã đạt được những thành tích nhất định. Các doanh nghiệp Nhà Nước, trong đó cóTổngCôngtyCơĐiện Xây Dựng NôngNghiệpVàThủyLợi đã không ngừng đổi mới bằng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức để nângcaonănglựccạnh tranh. Song so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường, kết quả đạt được còn khiêm tốn. Là một trong những TổngCôngty lớn của bộ NôngNghiệpVà Phát Triển Nông Thôn, vấn đề nângcaonănglựccạnhtranh để phát triển và thực hiện tốt những nhiệm vụ kinh tế - chính trị do Nhà Nước giao là mối quan tâm hàng đầu củaTổngCông ty.Để tìm được câu trả lời cho vấn đề này cần có những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu. Trên tinh thần đó tác giả chọn vấn đề “Nâng caonănglựccạnhtranhcủaTổngCôngtyCơĐiện Xây Dựng NôngNghiệpVàThủy Lợi” làm đề tài nghiên cứu của mình.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cạnhtranh kinh tế không còn là vấn đề mới mẻ với thế giới. Trong bộ “Tư bản” và những tác phẩm trước đó, Các Mác đã nói đến cơ sở ra đời và tồn tại củacạnh tranh, các tiêu thức phân loại, những mặt tích cực và tiêu cực củacạnh tranh. Vấn đề này 1
cũng được Lê Nin nhắc đến khi phân tích giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nhất là từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, các lý thuyết về cạnhtranh đã được phát triển thành những chiến lược cạnhtranh áp dụng trong quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề này bắt đầu được nhắc đến nhiều khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề này. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về cạnhtranh đã được công bố như: luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Dũng về đề tài “Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2001), luận văn thạc sĩ về đề tài “Nâng cao sức cạnhtranhcủa hàng hóa Việt Nam nhằm thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Bùi Văn Thành (2003). Nghiên cứu “Năng lựccạnhtranh quốc gia vànănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệp Việt Nam – nhân tố quan trọng trong hội nhập” của tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (2003). Tác phẩm “Nâng cao sức cạnhtranhcủa nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Chu Văn Cấp (2003), nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia – Hà Nội. Đề án phát triển TổngCôngtyCơĐiện Xây Dựng NôngNghiệpVàThủyLợi từ năm 2001 đến 2010. Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về cạnhtranhvà những kinh nghiệm thực tế quí báu. Tuy nhiên nghiên cứu dưới góc độ quản trị kinh doanh về nănglựccạnhtranhcủaTổngCôngtyCơĐiện Xây Dựng NôngNghiệpVàThủyLợi chưa được thực hiện. Tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu theo hướng này.3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU- Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng nănglựccạnhtranhcủaTổngCôngtyCơĐiện Xây Dựng NôngNghiệpVàThủy Lợi, đánh giá những thành công đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng, từ đó chỉ ra định hướng và giải pháp nhằm nângcaonănglựccạnhtranhcủaTổngCôngty trong thời gian tới.- Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
Một là: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về nănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệp.Hai là: Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế vàcủa các TổngCôngty khác của Việt Nam, rút ra bài học về nângcaonănglựccạnh tranh.Ba là: Khảo sát các điều kiện về nguồn lựcvà hoạt động kinh doanh, những công cụ TổngCôngty đang sử dụng trong cạnhtranh từ đó làm rõ nănglựccạnhtranhcủaTổngCôngtyCơĐiện Xây Dựng NôngNghiệpVàThủy Lợi, đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thực trạng đó.Bốn là: Đưa ra các định hướng, tìm kiếm và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nângcaonănglựccạnhtranhcủaTổngCông ty.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nănglựccạnhtranhcủaTổngCôngtyCơĐiện Xây Dựng NôngNghiệpVàThủyLợi thuộc bộ NôngNghiệpVà Phát Triển Nông Thôn.- Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động củaTổngCôngty khá rộng gồm sản xuất sản phẩm cơ khí, xây dựng, thương mại. Trong phạm vi đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là nănglựccạnhtranhcủaTổngCôngty về các sản phẩm cơ khí xây lắp phục vụ nông nghiệp, thủylợivàthủy điện.Phạm vi thời gian: Luận văn chọn mốc thời gian từ năm 2003 đến nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨULuận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp giữa lôgíc và lịch sử, phân tích vàtổng hợp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh định lượng nhằm tạo một phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN3
Về lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cạnhtranh trong kinh tế thị trường vànănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng các lý luận về cạnhtranh để nângcaonănglựccạnhtranh cho các doanh nghiệp.Về thực tiễn: - Khái quát một số bài học kinh nghiệm về nângcaonănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệp từ đó chỉ ra những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chiến lược cạnhtranh cho doanh nghiệp. - Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn cho thấy một bức tranh toàn cảnh về nănglựccạnhtranhcủaTổngCôngtyCơĐiện Xây Dựng NôngNghiệpVàThủy Lợi, những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nângcaonănglựccạnhtranh cho TổngCông ty.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lụcvà danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba chương:Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng nănglựccạnhtranhcủaTổngCôngtyCơĐiện Xây Dựng NôngNghiệpVàThủy Lợi.Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nângcaonănglựccạnhtranhcủaTổngCôngtyCơĐiện Xây Dựng NôngNghiệpVàThủy Lợi.4
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰCCẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP1.1. CẠNHTRANHVÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNGCAONĂNGLỰCCẠNHTRANHCỦA DOANH NGHIỆP Kinh tế thị trường được xem là nền kinh tế năng động nhất, mang lại nhiều thành tựu đóng góp cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Kinh tế thị trường vận động dưới sự tác động tổng hợp của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó phải kể đến quy luật cạnh tranh. Quy luật này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự thích nghi với những biến chuyển của nền kinh tế để tồn tại và phát triển. Cạnhtranh đã, đang và sẽ là vấn đề được quan tâm nghiên cứu cả trên lý luận và trong thực tiễn nhằm vận dụng ngày càng hiệu quả quy luật này phục vụ cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia.1.1.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh1.1.1.1. Khái niệm cạnhtranhCạnhtranh là một thuật ngữ đã được sử dụng từ khá lâu song trong những năm gần đây được nhắc đến nhiều hơn, nhất là ở Việt Nam. Bởi trong nền kinh tế mở hiện nay, khi xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phổ biến thì cạnhtranh là phương thức để đứng vững và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng “cạnh tranh là gì” thì vẫn đang là một khái niệm chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm cạnhtranh dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo diễn đàn cấp cao về cạnhtranhcôngnghiệpcủa Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD: “Cạnh tranh là khả năng các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnhtranh quốc tế”. Định nghĩa trên đã cố gắng kết hợp cả hoạt động cạnhtranhcủa doanh nghiệp, của ngành và quốc gia. Ủy ban CạnhtranhCôngnghiệpcủaTổng thống Mỹ đưa ra khái niệm cạnhtranh đối với một quốc gia như sau: “Cạnh tranh đối với một quốc gia thể hiện trình độ sản xuất hàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời 5
duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó trong những điều kiện thị trường tự do vàcông bằng xã hội” [3]. Trong định nghĩa này người ta đề cao vai trò của các điều kiện cạnhtranh là “tự do vàcông bằng xã hội”. Như vậy, xét trên góc độ vĩ mô các khái niệm về cạnhtranh đều cho thấy mục tiêu chung của hoạt động cạnhtranh là thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cao cho nền kinh tế. Các nhà kinh tế của trường phái tư sản cổđiển quan niệm: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năngcủa mình”. Theo quan niệm này cạnhtranh chủ yếu là cạnhtranh về giá, vì thế lý thuyết giá cả gắn chặt với lý thuyết cạnh tranh. Khi nghiên cứu về cạnhtranh tư bản chủ nghĩa, Mác cũng đã đưa ra khái niệm về cạnh tranh: “Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch” [21]. Như vậy cạnhtranh là hoạt động của các doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa với mục đích ganh đua, giành giật những điều kiện thuận lợi tronh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao. Kế thừa những tính hợp lý và khoa học của các quan niệm về cạnhtranh trước đây, luận văn cho rằng để đưa ra một khái niệm đầy đủ cần chỉ ra được chủ thể cạnh tranh, tính chất, phương thức và mục đích của quá trình cạnh tranh. Theo đó chúng ta có thể quan niệm “ cạnhtranh là một quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế (quốc gia, ngành hay doanh nghiệp) ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cùng các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cólợi nhất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”. Như vậy về bản chất, cạnhtranh là mối quan hệ giữa người với người trong việc giải quyết lợi ích kinh tế. Bản chất kinh tế củacạnhtranh thể hiện ở mục đích lợi nhuận và chi phối thị trường. Bản chất xã hội củacạnhtranh bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnhtranh trong quan hệ với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lựccạnhtranh cho doanh nghiệpvà trong mối quan hệ với người tiêu dùng và đối thủ cạnhtranh khác. 6
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, nó chịu nhiều chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội, nó có quan hệ hữu cơ với các quy luật kinh tế khác như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu…, đây là một đặc trưng gắn với bản chất củacạnh tranh. Quy luật cạnhtranh chỉ ra cách thức làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó nó làm giảm giá cả thị trường, nó tạo ra sức ép làm gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, nó chỉ ra ai là người sản xuất kinh doanh thành công nhất.1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh* Căn cứ tính chất cạnhtranh trên thị trường. - Cạnhtranh hoàn hảo là hình thức cạnhtranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán và người mua, mỗi người bán chỉ cung ứng một lượng hàng rất nhỏ trong tổng cung của thị trường. Họ luôn luôn bán hết số hàng mà họ muốn bán với giá thị trường. Bất cứ doanh nghiệp nào gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cũng không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Để tối đa hóa lợi nhuận họ chỉ còn có thể tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất. Trong thị trường này mọi thông tin đều đầy đủ và không có hiện tượng cung cầu giả tạo. Khi chi phí biên của doanh nghiệp giảm xuống bằng với giá thị trường doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa. - Cạnhtranh không hoàn hảo là hình thức cạnhtranh mà mỗi doanh nghiệp đều có sức mạnh thị trường (dù nhiều hay ít), họ có quyền quyết định giá bán của mình, qua đó tác động đến giá cả thị trường. + Cạnhtranh độc quyền (cạnh tranhcó tính độc quyền) là thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua, sản phẩm của các doanh nghiệpcó thể thay thế cho nhau ở một mức độ nào đó. Bằng các biện pháp như thay đổi mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng, quảng cáo thương hiệu, uy tín … các doanh nghiệpcố gắng khác biệt hóa sản phẩm của mình để cạnhtranhvà thu hút khách hàng. Trong thị trường này, bên cạnh các biện pháp khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược giá cả và chính sách đối với khách hàng là các vấn đề mỗi doanh nghiệp luôn quan tâm để đảm bảo khả năngcạnh tranh. + Độc quyền tập đoàn là trường hợp trên thị trường chỉ có một số hãng lớn bán các sản phẩm đồng nhất hoặc không đồng nhất. Họ kiểm soát gần như toàn 7
bộ lượng cung trên thị trường nên có sức mạnh thị trường khá lớn. Các hãng trong tập đoàn có tính phụ thuộc lẫn nhau nên quyết định giá và sản lượng của mỗi hãng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hãng khác trong tập đoàn và giá thị trường. Vì vậy họ thường cấu kết với nhau để thu lợi nhuận siêu ngạch. Nguyên nhân sự hình thành thị trường cạnhtranh không hoàn hảo là do quá trình phấn đấu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, cạnhtranh thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra không đều ở các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Mặc dù vậy, cạnhtranh độc quyền lại có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, nó làm lợi cho xã hội nhiều hơn là gây thiệt hại. - Độc quyền hoàn toàn là hình thái thị trường đối lập với cạnhtranh hoàn hảo. Chỉ có một người bán (hoặc mua) duy nhất trên thị trường, hàng hóa là độc nhất và không có hàng thay thế gần gũi nên họ có sức mạnh thị trường rất lớn. Doanh nghiệp độc quyền luôn quyết định giá và sản lượng sao cho thu được lợi nhuận siêu ngạch. Nguyên nhân của độc quyền là do họ đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô (độc quyền tự nhiên), hoặc do cấu kết, thôn tính, kiểm soát được đầu vào… Độc quyền luôn có những tác động xấu đến kinh tế xã hội như sản lượng bán thấp (không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho xã hội), giá quá caovà gây mất công bằng xã hội. ở một số nước có luật chống độc quyền nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế xã hội.* Căn cứ chủ thể tham gia thị trường: Đây là sự cạnhtranh trong khâu lưu thông hàng hóa nhằm tối đa hóa lợi ích cho những chủ thể tham gia cạnh tranh. - Cạnhtranh giữa người bán và người mua với đặc trưng nổi bật là người mua luôn muốn mua rẻ và người bán luôn muốn bán đắt. Hai lực lượng này hình thành hai phía cung cầu trên thị trường. Kết quả sự cạnhtranh trên là hình thành giá cân bằng của thị trường, đó là giá mà cả hai phía đều chấp nhận được. - Cạnhtranh giữa những người mua là sự cạnhtranh do ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Khi lượng cung một hàng hóa quá thấp so với lượng cầu làm cho người mua phải cạnhtranh nhau để mua được hàng hóa mà mình cần dẫn tới giá cả tăng vọt. Kết quả là người bán thu được lợi nhuận cao còn người mua phải mất thêm một số tiền. Như vậy sự cạnhtranh này làm cho người bán được lợivà người mua bị thiệt.8
- Cạnhtranh giữa những người bán là sự cạnhtranh nhằm tăng sản lượng bán. Do sản xuất ngày càng phát triển, thị trường mở cửa, lượng cung tăng nhanh trong khi lượng cầu tăng chậm dẫn tới người bán (các doanh nghiệp) phải cạnhtranh khốc liệt để giành thị trường và khách hàng. Kết quả là giá cả không ngừng giảm xuống và người mua được lợi. Doanh nghiệp nào thắng trong cuộc cạnhtranh này mới có thể tồn tại và phát triển.* Căn cứ cấp độ cạnh tranh: Đây là sự cạnhtranhdiễn ra trong lĩnh vực sản xuất. - Cạnhtranh giữa các sản phẩm là sự cạnhtranh về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, giá cả, phương thức bán hàng … Sản phẩm nào phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng thì sản phẩm đó sẽ đảm bảo được khả năng tiêu thụ, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm và tạo cơ hội thu thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Cạnhtranh giữa các doanh nghiệp trong ngành (cạnh tranh nội bộ ngành) là sự cạnhtranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Trong nền kinh tế thị trường, theo quy luật, doanh nghiệp nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp như cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nângcao sức cạnhtranh cho sản phẩm. Doanh nghiệp nào có nhiều sản phẩm có sức cạnhtranhcao sẽ cạnhtranh thắng lợi trong ngành.Như vậy cạnhtranh nội bộ ngành làm giảm chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa, là động lực thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tiến bộ kỹ thuật. Không cócạnhtranh nội bộ ngành thì ngành đó không thể phát triển và kinh tế sẽ bị trì trệ. - Cạnhtranh giữa các ngành là sự cạnhtranh giữa các doanh nghiệp sản xuất ở các ngành khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư cólợi nhất. Giữa các ngành kinh tế, do điều kiện tự nhiên, kỹ thuật và một số nhân tố khách quan khác (như tâm lý, thị hiếu, kỳ vọng, mức độ quan trọng,…) nên cùng với một lượng vốn, đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngành khác. Nhà sản xuất ở những ngành cótỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng di chuyển nguồn lực sang những ngành cótỷ suất lợi nhuận cao. Kết quả là trong những ngành có thêm nhiều doanh nghiệp 9
tham gia lượng cung tăng vượt quá cầu, giá giảm dẫn tới tỷ suất lợi nhuận của ngành giảm. Ngược lại, những ngành có nhiều doanh nghiệp rút lui sẽ có lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá tăng vàtỷ suất lợi nhuận của ngành lại tăng.Việc di chuyển nguồn lực giữa các ngành kéo theo sự biến động củatỷ suất lợi nhuận diễn ra cho đến khi với một số vốn nhất định dù đầu tư vào ngành nào cũng sẽ thu được tỷ suất lợi nhuận như nhau. Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân.Như vậy cạnhtranh giữa các ngành dẫn tới sự cân bằng cung cầu sản phẩm trong mỗi ngành và bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, đảm bảo sự bình đẳng cho việc đầu tư vốn giữa các ngành, tạo nhân tố tích cực cho sự phát triển. - Cạnhtranh giữa các quốc gia: Là các hoạt động nhằm duy trì và cải thiện vị trí của nền kinh tế quốc gia trên thị trường thế giới một cách lâu dài dể thu được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế quốc gia đó. Tuy nhiên chủ thể trực tiếp tham gia cạnhtranh là các doanh nghiệp. Nên nếu quốc gia nào có nhiều doanh nghiệpcónănglựccạnhtranhcao thì quốc gia đó cũng cónănglựccạnhtranh tốt hơn. 1.1.2. Vai trò củacạnh tranhTừ thế kỷ 18, Adam Smith, nhà kinh tế học cổđiển vĩ đại của Anh đã chỉ ra vai trò quan trọng củacạnhtranh tự do trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776). Ông cho rằng sức ép cạnhtranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác và do đó nó tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Kết quả của sự cố gắng đó là lòng hăng say lao động, sự phân phối các yếu tố sản xuất một cách hợp lý và tăng của cải cho xã hội. Cho tới nay, cạnhtranh được coi là phương thức hoạt động để tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, không cócạnhtranh thì không thể có sự tăng trưởng kinh tế. Vai trò củacạnhtranh được thể hiện ở hai mặt tích cực và hạn chế sau đây:*Mặt tích cực: - Đối với nền kinh tế: Cạnhtranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá trình lưu thông các yếu tố sản xuất. Thông qua cạnh tranh, các nguồn tài nguyên được phân phối hợp lý hơn dẫn đến sự điều chỉnh kết cấu ngành, cơ cấu lao động được thực hiện mau chóng và tối ưu.10
[...]... cụ thể của khách hàng 1.1.4 Khái niệm và sự cần thiết nâng caonănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệp 1.1.4.1 Khái niệm nănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệp Ở phần trên ta đã nghiên cứu các định nghĩa về cạnh tranh, để có thể cạnhtranh thắng lợi mỗi doanh nghiệp phải cónănglựccạnhtranh nhất định Vậy thế nào là nănglựccạnh tranh? Các học giả và giới chuyên môn vẫn chưa có một sự nhất trí cao về... trên thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Ở đây chúng ta cần phân biệt nănglựccạnhtranhcủa hàng hoá, năng lựccạnhtranhcủa doanh nghiệpvànănglựccạnhtranhcủa quốc gia Nănglựccạnhtranhcủa hàng hoá có thể hiểu khái quát là tổng thể các yếu tố gắn trực tiếp với hàng hoá cùng với các điều kiện, công cụ và biện pháp cấu thành khả năngcạnhtranh được chủ thể dùng trong ganh... về cam kết và thời gian thực hiện Nângcaonănglựccạnhtranh cho doanh nghiệpvà sự phát triển của doanh nghiệpcó sự tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau: - Nângcaonănglựccạnhtranh giúp doanh nghiệp phát triển và hội nhập Nó sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển của doanh nghiệp bởi nănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệptỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của doanh nghiệp Nó còn giúp doanh nghiệp hội... suất lợi nhuận của doanh nghiệp tương đương hoặc cao hơn tỷ suất lợi nhuận của ngành thì doanh nghiệp đó được coi là cónănglựccạnhtranhcao 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNGLỰCCẠNHTRANHCỦA DOANH NGHIỆP 27 Nănglựccạnhtranh mà doanh nghiệpcó được là do sự phấn đấu bền bỉ và lâu dài của doanh nghiệp Nó là kết quả của rất nhiều hoạt động thực hiện theo chiến lược cạnhtranh đã đề ra và phụ... doanh nghiệp phải luôn phấn đấu nângcaonănglựccạnhtranhcủa mình để sẵn sàng nắm lấy cơ hội và đủ khả năng đối mặt với các thách thức trong quá trình hội nhập để tồn tại và phát triển bền vững 1.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNGLỰCCẠNHTRANHCỦA DOANH NGHIỆP Để lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm nâng caonănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệp cần có các tiêu chí định lượng và định tính để đo lường và. .. giành khách hàng và đem lại nhiều lợi ích cho chủ thể tham gia cạnhtranh Còn nănglựccạnhtranh quốc gia, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho rằng “khả năngcạnhtranhcủa một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng trên cơ sở các chính sách thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” Năng lựccạnhtranhcủa doanh nghiệpvànănglựccạnhtranhcủa sản phẩm khác... thuật ngữ nănglựccạnhtranhcủa hàng hoá, đó cũng là chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hoá đó đối với khách hàng Có tác giả sau khi phân tích bản chất nănglựccạnhtranh đã đi đến kết luận nănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệp thể hiện thực lựcvàlợi thế so sánh của nó so với đối thủ khác trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệpcủa mình.”... chỗ doanh nghiệp là một tổ chức chặt chẽ, có thể đồng thời sản xuất nhiều mặt hàng với nănglựccạnhtranh khác nhau Nănglựccạnhtranhcủa sản phẩm thể hiện nănglựccủa sản phẩm đó thay thế một sản phẩm khác đồng nhất hoặc khác biệt, có thể do đặc tính chất lượng sản phẩm hoặc giá cả sản phẩm Nănglựccạnhtranhcủa sản phẩm là một trong những yếu tố cấu thành nănglựccạnhtranhcủa doanh nghiệp Trong... cónănglựccạnhtranhcaovànănglựccạnhtranh đó giúp P/S chiếm được một thị phần đáng kể, nó thực sự trở thành tài sản và là thế mạnh của P/S 1.2.2 Chi phí sản xuất Cạnhtranh thắng lợi trên thị trường, nói cách khác là cónănglựccạnhtranhcao được thể hiện ở kết quả tuyệt đối là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay, khi giá cả hàng hóa có xu hướng giảm xuống, để tăng lợi. .. nghiệp Trong khi đó cạnhtranh giữa các doanh nghiệpcó thể diễn ra khi họ cung ứng những sản phẩm hoàn toàn giống nhau hoặc khác nhau vàcó thể thay thế cho nhau Nếu doanh nghiệp nào bán được nhiều sản phẩm hơn và ngày càng chiếm nhiều thị phần hơn so với đối thủ thì doanh nghiệp đó cónănglựccạnhtranhcao hơn Nănglựccạnhtranh quốc gia là tổng hợp nănglựccạnhtranhcủa các doanh nghiệp trong quốc . cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi. Chương. nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp Và Thủy Lợi. 4
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰCCẠNH TRANH