1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án

92 1,2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 685 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,ngành vận tải cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, đặcbiệt trong lĩnh vực vận tải hàng dự án, vận tải hàng siêu trường siêu trọng Đểngành vận tải đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế và hội nhập, ngoài yếu tốcơ sở hạ tầng thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải có ý nghĩaquan trọng Là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệptrong thị trường vận tải nội địa và Quốc tế Thời gian qua các doanh nghiệpvận tải Việt Nam đã chú ý bước đầu đến việc nâng cao năng lực cạnh tranhcủa mình Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp vận tải thế giới thì doanhnghiệp vận tải Việt Nam vẫn còn non yếu về năng lực và kinh nghiệm cạnhtranh Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp để đề ra cácbiện pháp nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường là đòihỏi có tính cấp thiết hiện nay.

Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập thì cạnh tranh trên thịtrường sẽ ngày càng quyết liệt, không chỉ có sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trong nước mà còn có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nướcvới các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường trong nước, đặc biệt làđối với ngành Vận tải hàng dự án, một ngành mà hiện nay được xem nhưchưa có được năng lực cạnh tranh cao với các doanh nghiệp nước ngoàitrong lĩnh vực vận tải nội địa Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phảikhông ngừng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đáp ứngyêu cầu của thị trường

Công ty Vận tải Đa phương thức là doanh nghiệp vận tải hoạt độngtrong nhiều lĩnh vực, trong đó vận tải hàng dự án là ngành chủ lực, đặc biệt làvận tải hàng siêu trường siêu trọng Trong những năm qua, là một trong

Trang 2

những đơn vị dẫn đầu của Bộ Giao thông vận tải, đã có những đóng góp lớntrong lĩnh vực vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, thiết bị toàn bộ các dựán lớn, trọng điểm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Tuy nhiên, trước xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong thị trường vậntải, Công ty Vận tải Đa phương thức vẫn còn một số bất cập mà nếu khôngnhanh chóng khắc phục thì thị trường có thể bị thu hẹp khi Việt Nam mở cửatrong lĩnh vực này Là người trực tiếp tham gia quản lý trong lĩnh vực này, tôi

chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải

Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án” được chọn làm luận văn

thạc sỹ - chuyên ngành: Quản lý kinh tế.

2 Tình hình nghiên cứu

Nâng cao năng lực cạnh tranh là mối quan tâm hàng đầu của các doanhnghiệp vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Liên quanđến đề tài nghiên cứu đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đã đượccông bố như:

- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Bưu

chính viễn thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giảipháp - Luận văn Thạc sỹ của Trương Hoài Trang, Hà Nội, 2005.

- Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống

Ngân hàng Công thương Việt Nam - luận văn thạc sỹ của Phan Lê Mai Linh,

Đà Nẵng, 2003.

- Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng Nhà

nước ở Việt Nam - luận án Tiến sỹ khoa học kinh tế của Nguyễn Tiến Triển

- Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Namtrong hội nhập kinh tế quốc tế - Tiến sỹ Nguyễn Vĩnh Thanh, Nxb Lao độngxã hội, Hà Nội.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - Viện nghiên cứu quản lý

kinh tế Trung ương (CIEM) và cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

Trang 3

Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E Porter TS Dương

Ngọc Dũng - Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế - TS Vũ Trọng Lâm- Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Cạnh tranh kinh tế - PGS TS Trần văn Tùng - Nxb Thế giới.

Với cùng một mục tiêu là nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng mỗidoanh nghiệp sẽ có một chiến lược riêng của đơn vị mình Và trong cácnghiên cứu trên, vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đã đượcđề cập cho một số ngành nghề và quốc gia nhưng chưa có công trình nào đisâu nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lựccanh tranh của các đơn vị vận tải đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải hàng dự án.Tôi đã chú trọng kế thừa và chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài đểphân tích tình hình thực tiễn và tìm một số giải pháp nâng cao năng lực cạnhtranh của Công ty vận tải đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đề

xuất giải pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đaphương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án trên thị trường vận tải ViệtNam và thị trường nước ngoài như Lào và Campuchia.

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những

vấn đề sau:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp- Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đaphương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án.

- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đaphương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải

trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 4

Phạm vi nghiên cứu: Vận tải là đa dạng, đa mặt hàng, nhưng luận văn

chỉ tập trung vào lĩnh vực vận tải vật tư thiết bị hàng dự án tại Công ty Vận tảiĐa phương thức.

Thời gian nghiên cứu khảo sát thực trạng từ năm 2000 - 2006 và đềxuất giải pháp đến 2010

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích thị trường vận tải nội địa và một sốnước láng giềng, nghiên cứu các tài liệu về chiến lược cạnh tranh, vận tải Đaphương thức, quản trị doanh nghiệp, marketing để ứng dụng xây dựng chiếnlược phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

6 Dự kiến đóng góp của luận văn

- Hệ thống hoá có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vận tải nói riêng.

- Phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa Công ty Vận tải Đa phương thức

- Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa phương thứctrên thị trường vận tải hàng dự án tại Việt Nam.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của Công ty Vận tải Đa phương thức trên lĩnh vực vận tải hàng dự án.

- Một số kiến nghị với Nhà Nước và Bộ Giao Thông Vận Tải

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Luận văngồm 3 chương, 9 tiết

Trang 5

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG DỰ ÁN

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 NHẬN THỨC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp

* Quan niệm về cạnh tranh

Theo tiến trình của lịch sử các học thuyết kinh tế, các học giả cũng đãđưa ra rất nhiều quan niệm về cạnh tranh.

Trong tác phẩm “Quốc phú luận” của Adam Smith, tác giả đã cho rằngcạnh tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội.Theo Smith, “nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranhbuộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác”,“cạnh tranh và thi đua thường tạo ra sự cố gắng lớn nhất Ngược lại, chỉ cómục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấythì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào” [23, tr.6] AdamSmith lấy chủ nghĩa cá nhân làm cơ sở để sáng lập ra hệ thống lý luận kinh tếhọc theo chủ nghĩa tự do Ông cho rằng con người chạy theo lợi ích cá nhân,nhưng lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội lại thống nhất với nhau Smith chủtrương tự do cạnh tranh, ông cho rằng thông qua cạnh tranh mà các hoạt độngkinh tế có thể phối hợp một cách nhịp nhàng và thúc đẩy sự phát triển của xãhội Tự do cạnh tranh thúc đẩy con người nổ lực hơn, sáng tạo, tăng năng suấtlao động, làm cho quá trình của cải của quốc gia tăng lên, cạnh tranh chủ yếudiễn ra thông qua thị trường và gía cả, do đó cạnh tranh có quan hệ chặt chẽvới thị trường và tự do cạnh tranh có thể tự điều tiết các quan hệ cung - cầu,

Trang 6

sản lượng, phân công lao động, tạo sự cân bằng cung cầu xã hội mà khôngcần sự can thiệp của Nhà nước.

Cùng suy nghĩ với Adam Smith, Mill cho rằng cạnh tranh là cần thiếtđể thúc đẩy sự phát triển của xã hội Mill đề cao tự do cá nhân, nhưng lạicho rằng xã hội có quyền sử dụng vũ lực để ngăn ngừa cá nhân gây ra hậuquả xấu.

Theo Charles Robert Darwin, nhà sinh vật học người Anh mô tả cạnhtranh trong giới sinh vật là quá trình sinh vật không ngừng thích ứng với môitrường bên ngoài để tồn tại Không có cạnh tranh thì không có tiến hoá củatoàn bộ các loài, trong đó có cả loài người Vận dụng nguyên lý của Darwinvào nền kinh tế thị trường cho thấy rằng công ty nào hoặc sản phẩm nào thíchhợp với quá trình phát triển thì mới tồn tại được, kẻ yếu bị xua đuổi Quanđiểm cạnh tranh của ông là chuyển từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranhhợp tác Quan điểm này phù hợp với xu thế kinh tế hiện nay: nhiều Công tykết hợp với nhau thành các tập đoàn đa quốc gia, cùng thiết lập quy tắccạnh tranh mới, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp tác để cùng tồn tại vàphát triển.

Trong lý luận cạnh tranh của mình, trọng điểm nghiên cứu của CácMác những cuộc cạnh tranh này diễn ra dưới ba góc độ: cạnh tranh giá thànhthông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tư bản nhằm thu được giátrị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sửdụng hàng hoá, hoàn thiện chất lượng hàng hoá để thực hiện được giá trị hànghoá; cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của tư bảnnhằm chia nhau giá trị thặng dư Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoayquanh sự quyết định giá trị, sự thực hiện giá trị và sự phân phối giá trị thặng dư,chúng tạo nên nội dung cơ bản trong lý luận cạnh tranh của Các Mác

Đến nửa cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổđiển mới xây dựng lý luận cạnh tranh trên cơ sở tổng kết sự phát triển lý luận

Trang 7

kinh tế ở nửa đầu thế kỷ ấy nhằm vạch ra nguyên lý cơ bản về sự vận độngcủa chế độ tư bản chủ nghĩa để chỉ đạo cạnh tranh, kết quả là họ đã cho ra đờitư tưởng về thể chế kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, lấy thị trường tự do hoặc chếđộ trao đổi làm cốt lõi Cạnh tranh hoàn hảo là một trong những giả thiết cơbản của lý luận kinh tế này Trong kinh tế học cổ điển mới, thị trường đượcgiả định là thị trường không có độc quyền, tự động giữ được cân đối, nhữngngười tham gia thị trường cũng được giả định là có đầy đủ thông tin nhưnhau Trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, người sản xuất phải bố trí sảnxuất theo thị hiếu của người tiêu dùng, còn người tiêu dùng phải chọn lựahàng hoá và dịch vụ bằng hình thức tiền tệ.

Ngược với tư tưởng xem cạnh tranh là một quá trình tĩnh của các nhàkinh tế học thuộc trường phái cổ điển mới của thế kỷ XIX, các nhà kinh tếhọc của trường phái Áo cho rằng: “Một chỉ tiêu quan trọng về sự ra đời của lýluận cạnh tranh hiện đại là vứt bỏ việc lấy cạnh tranh hoàn hảo làm giáo điềucủa mô hình cạnh tranh hiện thực và lý tưởng, cạnh tranh được xem xét ở gócđộ là một quá trình động, phát triển chứ không phải là quá trình tĩnh Tươngứng với điều này, đối tượng nghiên cứu trọng điểm cũng không còn là giá cảđược quyết định như thế nào trên tiền đề đã định sẵn và phải thích ứng với kếtcấu hiện có như thế nào để thực hiện được sự cân đối kinh tế, mà là hình thứckết hợp các yếu tố cạnh tranh trong quá trình cạnh tranh thực tế thực hiệnđược tiến bộ và sáng tạo kỹ thuật Như vậy thì lý luận cạnh tranh mới là mônlý luận độc lập với lý luận giá cả” [28]

Quan điểm của David Ricardo cũng đề cao tự do cạnh tranh, đặc biệt làtư tưởng về lợi thế so sánh Mỗi quốc gia, mỗi ngành có những lợi thế về tàinguyên khác nhau, công nghệ khác nhau do đó có thể sản xuất và bán nhữngsản phẩm mà mình có lợi thế hơn và thông qua ngoại thương nhập những mặthàng mà mình kém ưu thế hơn Adam Smith và David Ricardo chỉ rõ gía trịvà giá trị sử dụng của hàng hoá và chính hai yếu tố này quyết định năng lựccạnh tranh của hàng hoá

Trang 8

Như vậy, cạnh tranh là một công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu tất yếucho sự phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia.

Cạnh tranh giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực thiên nhiên vàtạo ra các phương tiện mới để thoả mãn nhu cầu cá nhân ở mức giá thấp hơnvà chất lượng cao hơn, từ đó, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thầncủa con người Nhờ cạnh tranh đã thúc đẩy đổi mới công nghệ và gia tăngnăng suất, tạo ra những thành tựu mới trên nhiều lĩnh vực.

* Phân loại cạnh tranh

Dựa trên những góc độ khác nhau mà có thể phân cạnh tranh thànhnhiều loại:

- Dưới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, có cạnh tranhgiữa những người sản xuất với nhau, giữa người mua và người bán, người sảnxuất và người tiêu dùng và giữa những người mua với nhau.

- Dưới góc độ quy mô cạnh tranh có cạnh tranh của sản phẩm, cạnhtranh của doanh nghiệp và cạnh tranh của quốc gia.

- Theo tính chất của phương thức cạnh tranh có: cạnh tranh hợp pháphay cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không hợp pháp hay cạnh tranhkhông lành mạnh.

- Theo hình thái của cạnh tranh có: cạnh tranh hoàn hảo hay thuần túyvà cạnh tranh không hòan hảo.

- Theo công đoạn của sản xuất - kinh doanh có: cạnh tranh trước khibán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng.

- Theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh có cạnh tranhnội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.

- Theo phạm vi lãnh thổ có cạnh tranh trong nước và cạnh tranhquốc tế.

* Quan niệm về năng lực cạnh tranh

Trong cạnh tranh sẽ có người có khả năng cạnh tranh mạnh, người cókhả năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản

Trang 9

phẩm có khả năng cạnh tranh yếu, khả năng cạnh tranh này gọi là năng lựccạnh tranh hay sức cạnh tranh.

+ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó (về các chỉtiêu) so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng mộtthị trường.

Như vậy việc xác định năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường là xác định mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm vềgiá cả, đổi mới công nghệ, dịch vụ sau bán hàng… so với sản phẩm cùng loạimà đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường, chứ không quan tâm đếnviệc nó có ưu điểm hơn các sản phẩm xuất khẩu tại chỗ hay không Năng lựccạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần củaloại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ sovới sản phẩm cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêuthụ ở cùng một khu vực thị trường và thời gian nhất định.

Như vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượngcủa nó, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thươnghiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán,…

+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạora được lợi thế cạnh tranh , có khả năng tạo ra được năng suất và chất lượngcao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao vàphát triển bền vững Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thôngqua: thị phần, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân,phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp đối với xãhội, tài sản của doanh nghiệp…các yếu tố này tạo nên lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng triển khai các hoạt động vớihiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị khác biệt hay chi phíthấp hoặc cả hai yếu tố trên Như vậy đối với doanh nghiệp thì lợi thế cạnhtranh là xuất phát điểm, là điều kiện cần, khả năng cạnh tranh mạnh là điều

Trang 10

kiện đủ để doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh trên thương trường.Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thì nhất thiết phải có lợi thế cạnh tranhnhưng ngược lại thì chưa chắc đúng Nếu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranhnhưng không có khả năng tận dụng tốt lợi thế đó để cung cấp các sản phẩmđem lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng, không phát triển các lợi thế mới đểduy trì ưu thế của mình so với đối thủ thì doanh nghiệp đó không thể được coilà có sức cạnh tranh mạnh và lợi thế sớm muộn cũng sẽ mất đi.

+ Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh Quốc gia cao phải có nhiềudoanh nghiệp có sức cạnh tranh, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệpcó sức cạnh tranh, môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, cácchính sách vĩ mô phải rõ ràng, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy Nhà nướcphải trong sạch, có tính chuyên nghiệp Đồng thời tính nhạy bén, năng độngtrong quản lý của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, sứccạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh Quốc gia.Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm vừa là bộ phậncấu thành, vừa là một trong những mục tiêu của nâng cao năng lực cạnh tranhcủa Quốc gia.

1.1.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

* Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

- Phương pháp quản lý: Trình độ tổ chức và quản lý là yếu tố quantrọng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Hiện nay có nhiềuphương pháp quản lý tốt mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng vào quản trịthành công tại đơn vị mình đó là phương pháp quản lý theo tình huống, quảnlý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo phương pháp củaquản lý chất lượng Mỗi phương pháp sẽ có một hiệu quả riêng của nó Quảnlý theo tình huống là phương pháp quản lý linh hoạt Nhận thức được tầmquan trọng của công tác quản lý điều hành sản xuất nên hiện nay nhiều doanh

Trang 11

nghiệp đã phấn đấu nhận các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế như ISO 2000, ISO 14000… Phương pháp quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cậnhệ thống là phương pháp mới Trước đây quản lý thường chú trọng tới mụctiêu, có nghĩa là quy định những chỉ tiêu định lượng và phấn đấu để đạt nhữngchỉ tiêu đó Điều này đúng nhưng chưa đủ vì doanh nghiệp đã không chú ýđến môi trường và điều kiện tạo ra kết quả đó mà chính đây mới là cái gốccủa việc tạo ra kết quả Phương pháp quản lý theo chất lượng là hoạt độngbao trùm mọi phòng ban, chi nhánh của doanh nghiệp

9001 Hệ thống tổ chức gọn nhẹ là hệ thống tổ chức ít cấp, linh hoạt, dễ thayđổi khi môi trường kinh doanh thay đổi, quyền lực đuợc phân chia để mệnhlệnh truyền đạt được nhanh chóng, góp phần tạo năng suất cao, hoạt động củadoanh nghiệp được trôi chảy, không bị chồng chéo, ách tắc trong sản xuất, tạosự tin tưởng cho khách hàng Doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao là doanhnghiệp có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, không cứng nhắc mà phải linh động thayđổi tùy thuộc vào môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong từngthời kỳ hoạt động của doanh nghiệp

- Văn hoá doanh nghiệp tốt là mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phảitheo pháp luật, có lương tâm và đạo đức trong kinh doanh, kinh doanh giỏi vàtích cực tham gia các hoạt động xã hội Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đếnkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì nó tác động đến cách thức các cánhân, nhóm, bộ phận tương tác với nhau và khả năng sáng tạo của họ Nếudoanh nghiệp xây dựng được văn hóa doanh nghiệp tức là tạo cho doanhnghiệp có đặc trưng bản sắc riêng và tạo được hình ảnh đẹp trong mắt kháchhàng và xã hội, làm cho hình ảnh doanh nghiệp in sâu vào tâm trí người laođộng, ngày càng yêu mến doanh nghiệp của mình hơn, sẽ khuyến khích đượctính sáng tạo, kích thích tinh thần học tập, thi đua trong đội ngũ nhân viên quađó nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngược lại khôngxây dựng được văn hóa doanh nghiệp thì sẽ không kích thích được tinh thần

Trang 12

tự hào vì mình là thành viên của doanh nghiệp do đó sẽ không kích thích ,khai thác hết được khả năng làm việc, cống hiến hết sức mình của đội ngũnhân viên, làm thui chột tinh thần tự chủ của nhân viên, làm mất đi khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp

- Quản lý có hiệu quả: Hiệu quả quản lý biểu hiện ở năng suất, chấtlượng cao, lợi nhuận tăng, phát triển bền vững, góp phần quan trọng vào pháttriển kinh tế, xã hội Năng lực quản lý của doanh nghiệp là yếu tố tác độngđến tính cạnh tranh của doanh nghiệp vì nếu doanh nghiệp tổ chức thực hiệntốt các dịch vụ của mình nhưng khả năng quản lý kém thì hiệu quả kinh doanhkhông cao dẫn đến doanh nghiệp phát triển không mạnh làm mất dần khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp mình Môi trường kinh doanh hiện naykhông kể trong nước hay ngoài nước luôn luôn thay đổi, tác động trực tiếp tớikết quả hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải nắm bắt tình huốngkịp thời, có biện pháp dự báo để thay đổi chính sách, biện pháp cho thích ứngvới sự thay đổi của môi trường

* Ban Lãnh đạo

Ban lãnh đạo của một doanh nghiệp có vai trò quan trọng vì họ làngười nắm toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối, chiến lược,chính sách, kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá mọihoạt động của các bộ phận của doanh nghiệp để đưa hoạt động của doanhnghiệp đạt hiệu quả cao Năng lực lãnh đạo doanh nghiệp góp phần vô cùngquan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Thể hiện cảtrong công tác đối nội và đối ngoại Người lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng,có óc quan sát, phân tích, phán đoán tình hình để lãnh đạo, nắm bắt cơ hội vàgiải quyết đối ngoại tốt sẽ giúp Công ty làm ăn phát đạt, lãnh đạo đưa công tyngày càng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nănglực của lãnh đạo doanh nghiệp rất quan trọng vì nếu lẫnh đạo tốt là biết rõđiểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, biết hoàn cảnh, nguyện vọng của

Trang 13

nhân viên để khuyến khích, động viên kịp thời nhằm khuyến khích tinh thầntận tụy, khả năng cống hiến của nhân viên Lãnh đạo doanh nghiệp phải đoànkết có quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để từ đónhân viên cấp dưới cũng cố gắng phát huy tài năng, đóng góp các sáng kiếnphát triển doanh nghiệp

* Nguồn lực của doanh nghiệp

- Nguồn vốn - năng lực tài chính: vốn là một nguồn lực của doanhnghiệp cần phải có trước tiên vì không có vốn thì không thành lập được doanhnghiệp và không thể hoạt động được Một doanh nghiệp có năng lực cạnhtranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy độngđược vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, cókế hoạch sử dụng đồng vốn có hiệu quả để phát triển lợi nhuận Doanh nghiệpcó năng lực tài chính mạnh là điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp mình, tuy nhiên các doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏnhưng biết cách sử dụng hiệu quả và nhắm vào các đối tượng khách hàng đặcthù là loại đối tượng mà các doanh nghiệp lớn không quan tâm hoặc có quantâm nhưng nếu họ chọn loại khách hàng này để phục vụ thì không hiệu quả thìcác doanh nghiệp đó cũng có tính cạnh tranh cao và sẽ càng ngày càng nângcao được vị thế của doanh nghiệp mình.

- Nhân lực là nguồn lực rất quan trọng Trình độ nguồn nhân lực củadoanh nghiệp thể hiện ở trình độ quản lý, trình độ lành nghề của đội ngũ côngnhân viên, trình độ tư tưởng của các thành viên trong doanh nghiệp Trình độnhân lực cao sẽ tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng, tạo ra giá trịlớn, tạo ra uy tín và danh tiếng cho doanh nghiệp Và từ đó có thể phát triểnthị trường, mở rộng quy mô sản xuất

- Trình độ công nghệ: năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở dâychuyền trang thiết bị phương tiện vận tải mà còn thể hiện ở trình độ, chuyênmôn sử dụng của người lao động trong doanh nghiệp Một doanh nghiệp có

Trang 14

trang thiết bị, phương tiện hiện đại nhưng không có đội ngũ cán bộ công nhânlành nghề sử dụng thì cũng không phát huy được tính hiện đại mà dây chuyềnhiện đại mang lại do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng kém.Công nghệ hiện đại kết hợp với đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề là điềukiện tuyệt vời để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị mình,đẩy nhanh được tiến độ sản xuất, tính an toàn cao tạo được niềm tin chokhách hàng

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng: Hoạt độngnày góp phần thúc đẩy sản xuất, cải tiến năng suất lao động Chính người laođộng trong doanh nghiệp sẽ nắm rõ các ưu nhược điểm trong quy trình sảnxuất của doanh nghiệp mình nên sẽ đề xuất được các sáng kiến cải tiến phùhợp với tình hình của doanh nghiệp nhất và như vậy sẽ nâng cao được hiệuquả sản xuất kinh doanh của đơn vị, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp.

- Hiệu quả kinh doanh là trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt đượcmục tiêu xác định Nó là phạm trù phản ánh chiến lược của các hoạt độngkinh doanh Nếu doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao thì sẽ góp phầnnâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội Muốn vậy doanh nghiệp phải tạo ra dịchvụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thìnội bộ doanh nghiệp ổn định, mọi thành viên an tâm làm việc, toàn tâm, toàný vì lợi ích của doanh nghiệp, trong đó có lợi ích của chính bản thân họ.

- Thị phần là yếu tố phản ánh chính năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp, thị phần càng lớn thì doanh nghiệp càng có năng lực cạnh tranh vàngược lại Nếu chỉ xem xét thị phần của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định thì cũng chưa có thể kết luận được khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp một cách chính xác Cần phải xem xét khả năng duy trì vàmở rộng thị trường của doanh nghiệp Trong một thời kỳ cụ thể thì thị phầncủa doanh nghiệp thể hiện vị thế của doanh nghiệp hơn là thể hiện khả

Trang 15

Khách hàng là ai?

Nhu cầu cần thỏa mãn là gì?

doanh nghiệp thỏa mãn nhu

cầu bằng cách nào?

năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó Nghiên cứu sự biến đổi thị phần củadoanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau sẽ hiểu rõ khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp.

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: doanh nghiệp cần xác địnhphạm vi kinh doanh của doanh nghiệp mình để có chiến lược kinh doanh tốiưu Theo Derek Abell (1980) thì phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp đượcmô tả theo mô hình sau:

Sơ đồ 1.1: Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp

Theo mô hình này thì phạm vi kinh doanh là sự kết hợp của 3 khíacạnh: xác định khách hàng là ai? Nhu cầu cần thoả mãn là gì? doanh nghiệpcần thoả mãn nhu cầu bằng cách nào? Nếu xác định đúng các khía cạnh sẽ tìmra được phạm vi kinh doanh tốt giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Chiến lược kinh doanh tốt là chiến lược khác biệt, biết phát huy cácsở trường của doanh nghiệp mình và cạnh tranh đánh bại các đối thủ khác.Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chiến lược lựa chọn, pháttriển thị trường mục tiêu; chiến lược giữ vững và phát triển thị trường hiện tại;chiến lược thâm nhập thị trường mới; chiến lược giá cả…

Phạm vi kinh doanh của doanh

nghiệp

Trang 16

- Nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp: Mọi người trongdoanh nghiệp cần nhận thức rõ mình làm cho Công ty tức là mình làm chomình và xây dựng Công ty ngày càng phát triển thì đời sống của người laođộng trong Công ty ngày càng tăng lên, qua đó làm cho xã hội ngày càng pháttriển hơn Từ nền tảng nhận thức như vậy làm cho mọi người trong Công ty sẽluôn luôn phấn đấu, nghiên cứu có nhiều sáng kiến, ý thức lao động tốt, năngsuất sản xuất tăng, uy tín doanh nghiệp tăng cao Người lao động cũng cầnphải nắm rõ các quy định, quy chế của Công ty cũng như nắm rõ các quy địnhcủa pháp luật để không có những hành vi gây tổn hại đến hình ảnh DoanhNghiệp Người lao động cũng cần phải nhận thức được nguy cơ bị đào thải doquy luật cạnh tranh để không ngừng vươn lên, học hỏi Nếu người lao độngkhông ý thức được vấn đề này, không có ý thức tốt trong công việc sẽ gây tổnhại đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Công tác giáo dục, đào tạo trong doanh nghiệp là một khâu quan trọngvà luôn đồng hành với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhất là khâugiáo dục tư tưởng đạo đức Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cánbộ là khâu then chốt vì thời đại ngày nay là thời đại cạnh tranh tri thức, doanhnghiệp có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, có trình độ tay nghề tốt kếthợp với một số nhân tố khác chắc chắn sẽ tạo ra một doanh nghiệp có khảnăng cạnh tranh cao

- Thương hiệu doanh nghiệp là một vấn đề mà hiện nay đã được cácdoanh nghiệp Việt Nam quan tâm Khi doanh nghiệp có thương hiệu sẽ tạođược niềm tin của khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịchvụ của doanh nghiệp mình Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại vàtiềm năng Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp Nhờ thương hiệucủa doanh nghiệp mà giá dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng đánh giácao hơn, sử dụng nhiều hơn và thậm chí giá dịch vụ sẽ cao hơn.

- Hoạt động tiếp thị, quảng bá doanh nghiệp, khả năng nắm bắt thuthập thông tin góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh

Trang 17

tranh của doanh nghiệp Việc nắm bắt nhanh thông tin về các dự án đượcđầu tư, chủ đầu tư, đối thủ cạnh tranh, xử lý kịp thời các thông tin và đềxuất phương hướng tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh, thuhút được sự tin cậy cảm tình của khách hàng và họ sẽ sử dụng dịch vụ củadoanh nghiệp mình.

1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự trở thànhvấn đề thời sự đối với mỗi Quốc gia, mỗi tổ chức, doanh nghiệp và có tácđộng không nhỏ tới từng cá nhân trong xã hội Để bắt nhịp với tiến trình hộinhập này, nền kinh tế quốc dân trong đó có các ngành, các địa phương, cácdoanh nghiệp phải đối mặt với các thách thức ngày càng khốc liệt của thịtrường Các nền kinh tế ngày càng phát triển hùng mạnh, biên giới quốc giatrở nên chật hẹp buộc các Công ty phải vượt qua biên giới quốc gia để thâmnhập vào mạng kinh tế toàn cầu Quá trình các nền kinh tế thâm nhập vàonhau, ảnh hưởng lẫn nhau gọi là quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa ở đây làtoàn cầu hóa kinh tế, thực chất là tòan cầu hóa sản xuất và tòan cầu hóa thịtrường, trong đó thị trường đóng vài trò chủ đạo và đang phát triển ngày càngsâu, rộng Xu hướng toàn cầu hóa và nền kinh tế các nước chủ yếu là nền kinhtế thị trường thúc đẩy sự cạnh tranh không chỉ trong phạm vi quốc gia mà lantỏa ra thế giới, gọi là cạnh tranh Quốc tế Và ngược lại cạnh tranh Quốc tếcũng xâm nhập vào từng quốc gia rồi biến các thị trường Quốc gia đó thànhmột bộ phận của thị trường thế giới

Việt Nam hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế cũng đã hơn 10 năm:năm 1995 gia nhập ASEAN, năm 1996 tham gia vào AFTA, năm 1998 làthành viên chính thức của APEC, năm 1992 Việt Nam đã nối lại quan hệ vớiIMF, WB, ADB và đặc biệt đầu năm 2007 đã chính thức gia nhập tổ chứcthương mại thế giới WTO Như vậy chúng ta đã từng bước hội nhập trên cả 3

Trang 18

phương diện: đơn phương, song phương và đa phương Việt Nam đã từngbước tham gia vào thể chế kinh tế Khu vực và Thế giới, đã tạo cho doanhnghiệp nhiều thuận lợi để phát triển thị trường, tiếp thu phát triển công nghệmới, hiện đại, tiếp cận được nhiều phương thức quản lý công nghiệp, hiện đại.Bên cạnh những thuận lợi chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, mà khó khănlớn nhất là cạnh tranh trong điều kiện không cân sức Tuy có nhiều thách thứcvà mất mát, ta không có con đường nào khác là phải hội nhập vào kinh tế toàncầu Các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có doanh nghiệp vận tải hàng dự áncần phải khẩn trương tạo thế và lực cho mình để tận dụng những thuận lợi,hạn chế những khó khăn để đứng vững và vươn lên trong cuộc cạnh tranh gaygắt hiện nay.

1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG DỰ ÁN

1.2.1 Quan niệm về hàng dự án và đặc điểm của doanh nghiệp vận tải hàng dự án

* Quan niệm về hàng dự án

Hàng dự án là vật tư thiết bị toàn bộ được đầu tư phục vụ cho một dự án bất kỳ Vật tư thiết bị toàn bộ gồm hàng thông thường và hàng siêu trường siêu trọng (khi xếp lên phương tiện có kích thước dài>20m hoặc rộng >2,5m hoặc cao tính từ mặt đất >4,2m hoặc nặng trên 32 tấn).

(Quyết định số 2112/2003/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 7 năm 2003 vềviệc bổ sung, sửa đổi một số điều của quy định vận chuyển hàng siêu trườngsiêu trọng bằng đường bộ)

Thường sử dụng phương thức vận tải đa phương thức để thực hiện vậntải hàng dự án

* Quan niệm về vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) là loại hình vận tải màtên quốc tế còn gọi là vận tải liên hợp quốc tế (Combined transport) là

Trang 19

phương pháp vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhautrở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở mộtnước này tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng [16].

Có nhiều mô hình vận tải đa phương thức:

- Mô hình vận tải đường biển - vận tải đường hàng không- Mô hình vận tải đường ôtô - vận tải đường hàng không- Mô hình vận tải đường sắt - vận tải đường ôtô

- Mô hình vận tải đường sắt - đường ôtô - đường sông - đường biển- Mô hình cầu lục địa: hàng hóa hai đầu được vận chuyển bằngđường biển

Vận tải đa phương thức ra đời mang lại hiệu quả to lớn cho các bêntham gia quá trình vận tải (người chủ, người giao nhận, người vận tải…) nóiriêng và hiệu quả kinh tế cho xã hội nói chung.

Hiệu quả vận tải đa phương thức là tổng hợp của những ưu điểm, lợiích của việc chuyên chở hàng hóa bằng container, của nghiệp vụ gom hàng vàphương pháp vận chuyển đi suốt.

Vận tải đa phương thức tạo ra một đầu mối duy nhất trong việc vậnchuyển từ cửa đến cửa Người gửi hàng chỉ cần liên hệ với một người duynhất là người kinh doanh vận tải đa phương thức để ký hợp đồng chuyên chở.Mọi việc liên quan đến chuyên chở hàng hóa bằng nhiều phương pháp vận tảikhác nhau, kể cả việc khiếu nại đòi bồi thường mất mát, hư hỏng của hànghóa từ người chuyên chở thực tế đều do người kinh doanh vận tải đa phươngthức lo liệu

Vận tải đa phương thức sẽ tăng nhanh thời gian giao hàng do có sự kếthợp nhịp nhàng của các phương thức vận tải, giảm được chi phí vận tải nhờsự kết hợp của hai hay nhiều phương thức vận tải.

Vận tải đa phương thức sẽ đơn giản hóa chứng từ thủ tục vì vận tải đaphương thức sử dụng một chứng từ duy nhất là chứng từ vận tải đa phương

Trang 20

thức hoặc vận đơn đa phương thức Các thủ tục hải quan và quá cảnh cũngđược đơn giản hóa trên cơ sở các hiệp định, công ước quốc tế đa phương hoặcsong phương được ký kết.

Hiện nay, hình thức vận tải đa phương thức tại Việt Nam chưa pháttriển mạnh, hầu hết mới chỉ đang dừng ở hình thức sử dụng nhiều phươngthức vận tải khác nhau để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhập khẩu đến vị trítrả hàng

Dịch vụ vận tải đa phương thức đang trở thành ngành dịch vụ vận tảiphổ biến trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam Theothông lệ quốc tế, đây là hình thức vận tải hàng hoá cần có sự tham gia của ítnhất hai loại hình thức vận tải khác nhau và hàng hoá được vận chuyển từlãnh thổ của nước này sang nước khác Để cung ứng tốt dịch vụ vận tải đaphương thức, ngoài yêu cầu về cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải có chấtlượng cao, một yêu cầu khác quan trọng hơn nhiều là khả năng liên kết cácHãng vận tải khác nhau và quản lý một dây chuyền cung ứng trên nhiềuphương thức đó Do đặc điểm này vận tải đa phương thức thường phát huy ởcác quốc gia có trình độ phát triển, đặc biệt là phát triển về công nghệ thôngtin để có thể khớp các khâu trong hành trình vận tải một cách có hiệu quả vàtiết kiệm chi phí nhất Người kinh doanh vận tải đa phương thức phụ tráchmột chu trình khép kín bao gồm tất cả các khâu cung cấp dịch vụ để đạt mụctiêu cao nhất của mọi hình thức vận tải là giao hàng đúng thời hạn và đảm bảochất lượng hàng hoá Trên thực tế thì ít có hãng vận tải có khả năng tự cungcấp dịch vụ vận tải đồng thời bằng đường biển, đường không, đường sắt,đường thuỷ, đường bộ do vậy người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉcần cung cấp một kết cấu hạ tầng và đảm nhận vai trò điều phối hoạt động củacác phương tiện và hình thức vận tải khác nhau Người kinh doanh vận tải daphương thức có thể tự thực hiện hoặc có thể thuê các bên thực hiện mỗi khâutrong cả dây chuyền nhưng chịu trách nhiệm trong suốt quá trình kể từ khi

Trang 21

nhận hàng, trên đường vận chuyển cho đến khi giao hàng Thành công củachu trình vận tải đa phương thức chủ yếu là do nguồn nhân lực điều phối hoạtđộng này

* Đặc điểm doanh nghiệp vận tải hàng dự án

Trong nền kinh tế thị trường, quá trình từ sản xuất đến lưu thông hànghóa, dịch vụ đã hình thành nên các loại hình doanh nghiệp khác nhau Doanhnghiệp vận tải được coi là một loại doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Đặc trưngcơ bản của loại hình doanh nghiệp vận tải khác với các doanh nghiệp sản xuấtlà dịch vụ này không trực tiếp tham gia sản xuất, không trực tiếp đối lưu hànghóa mà chỉ thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất của các doanh nghiệpđược kịp thời, góp phần giảm chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trực tiếpsản xuất.

doanh nghiệp vận tải hàng dự án cũng là loại hình dịch vụ, có tính chấtquy mô hơn các doanh nghiệp vận tải khác Do đó doanh nghiệp khi tham giathực hiện dịch vụ này thường phải biết kết hợp nhiều phương thức vận tải đểthực hiện bốc xếp vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng đến địa điểm trảhàng Về mặt tổng thể thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ vận tải hàng dự ánphải có mô hình quản lý chặt chẽ hơn, khoa học hơn hoạt động dịch vụ vận tảihàng thông thường Đối với các hoạt động dịch vụ thì giá cả là một trongnhững yếu tố quyết định sự lựa chọn của khách hàng nhưng đối với hàng dựán thì giá cả dịch vụ vận tải không quan trọng bằng tiến độ vận chuyển và tínhchất an toàn hàng hoá khi vận chuyển Do đó các doanh nghiệp hoạt động vậntải hàng dự án phải có tính chuyên môn hóa cao, khả năng điều phối hoạtđộng của các phương thức vận chuyển phải tốt.

Đối với các doanh nghiệp thương mại thì mối quan hệ giữa người bánhàng (nhà sản xuất) và người mua (người tiêu dùng) là đơn giản nhưng đốivới doanh nghiệp vận tải hàng dự án thì mối quan hệ trong hoạt động vận tảihàng dự án chỉ có doanh nghiệp vận tải hàng dự án và chủ hàng thuê dịch vụ

Trang 22

vận tải hàng dự án, cụ thể đơn vị thuê dịch vụ của doanh nghiệp vận tải hàngdự án có thể là chủ đầu tư dự án, cũng có thể là Nhà cung ứng vật tư thiết bịcho chủ đầu tư dự án, cũng có thể là nhà giao nhận vận tải quốc tế…

Trong xu thế hội nhập và phát triển đặc biệt trong giai đoạn gia nhậpWTO thì hoạt động của doanh nghiệp vận tải hàng dự án cần phải chuyênnghiệp hơn, dịch vụ vận tải mang tính chất hiện đại khoa học hơn tức là thựchiện dịch vụ từ kho đến kho Quy trình thực hiện vận tải hàng dự án bao gồmtừ khâu tiếp nhận hàng hóa từ kho người bán/cảng đến, sử dụng nhiều phươngthức để thực hiện bốc xếp vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng đến địađiểm trả hàng, dỡ hàng trên phương tiện xuống vị trí lưu hàng/ lắp đặt, thựchiện làm thủ tục hải quan tại cảng đến, mua bảo hiểm bốc xếp vận chuyển nộiđịa và một số dịch vụ hỗ trợ khác Hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ vậntải hàng dự án tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tếcủa đất nước là chủ yếu và chỉ chịu tác động gián tiếp của nền kinh tế thếgiới Điều này khác với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác làchịu tác động trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu trong đó có nền kinh tế củaViệt Nam Hiện nay tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào thực sự là doanhnghiệp vận tải đa phương thức theo định nghĩa của Nghị định 125/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2003 Chỉ có một ít doanh nghiệp đã đảm nhậnđược một vài dự án nhỏ theo phương thức vận tải đa phương thức nênchưa có tính cạnh tranh cao Hình thức vận tải đa phương thức hiện nay ởViệt Nam chỉ là hình thức vận tải liên hợp như quy định trong điều 87 củaLuật Hàng Hải

Hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hàng dự án Việt Nam hiện naycó thể được khái quát như sau:

- Nắm bắt được các kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án trên toàn quốc.- Tiếp thị thu thập thông tin, phương thức mua bán của các dự án đầutư, phân tích dự đoán được Nhà thầu trúng thầu cung cấp thiết bị để xây dựngchiến lược tiếp thị, bám sát chủ hàng nhằm tiếp thị hiệu quả.

Trang 23

- Xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý để thực hiện tốt các dự án đã tiếp thịđược Phân tích tình hình thực tế để có những chiến lược kinh doanh tốt hơn

- Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt: quản trị nhân sự, quảntrị vốn, quản trị chi phí… để thực hiện tốt các dự án nhằm thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng.

- Liên doanh liên kết với các đối tác để thực hiện tốt dịch vụ của mìnhđáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Triển khai các công tác phụ trợ như: được sự ủy quyền của chủhàng làm các thủ tục Hải quan, thuê dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa(nếu có), mua bảo hiểm hàng hóa, gia cố cầu đường, kiểm định cầu…, bốcxếp vận chuyển hàng từ cảng đến (đối với thiết bị nhập khẩu)/nhà máy sảnxuất qua các phương thức vận tải đến chân công trình và dỡ hạ hàng bàn giaocho chủ hàng.

1.2.2 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp vận tải hàng dự án

1.2.2.1 Các yếu tố xuất phát từ bản thân của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp được đánh giá là thành công khi nắm rõ các yếu tốtác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình và xác định rõ đượctầm ảnh hưởng của nó đối với doanh nghiệp để có các biện pháp khai thácmặt tích cực, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực nhằm xây dựng hình ảnh doanhnghiệp ngày càng tốt hơn.

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như đãphân tích ở trên (trình độ tổ chức quản lý, ban lãnh đạo, nguồn lực củadoanh nghiệp) cũng chính là các yếu tố nội tại tác động đến năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp vận tải dự án.

1.2.2.2 Các yếu tố tác động đến tình hình cạnh tranh của một ngành

Các yếu tố này có mức độ ảnh hưởng đến từng doanh nghiệp trongngành rất khác nhau, do đó khi xem xét các yếu tố tác động đến khả năng

Trang 24

cạnh tranh của một doanh nghiệp ngoài các yếu tố xuất phát từ bản thândoanh nghiệp, ta cũng cần nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tácđộng đến tình hình cạnh tranh của ngành đến doanh nghiệp

Các Công ty cùng ngành vận tải hàng dự án là những Công ty cùngkinh doanh dịch vụ vận tải hàng dự án và các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho vậntải hàng dự án.

Sự cạnh tranh ở một ngành nghề có tác động đến mức lợi nhuận trênlượng vốn đầu tư Nếu lợi nhuận tương đối thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lựachọn ngành nghề này nhưng nếu lợi nhuận giảm dần thì các nhà đầu tư sẽ lựachọn đầu tư vào những ngành nghề khác Có năm yếu tố cạnh tranh (sơ đồ1.2) đó là: Những Công ty mới có khả năng gia nhập thị trường vận tải hàngdự án, mối đe dọa từ những Công ty mới gia nhập, sức mạnh mặc cả củangười sử dụng dịch vụ, sức mạnh mặc cả của các nhà cung ứng dịch vụ chodoanh nghiệp, sự cạnh tranh giữa các Công ty cùng ngành nghề với nhau, mốiđe doạ của dịch vụ thay thế Tất cả năm yếu tố trên cùng nhau quyết định mứcđộ căng thẳng của cạnh tranh và khả năng kiếm lợi nhuận của một ngànhnghề, và yếu tố nào có sức tác động mạnh nhất sẽ nắm quyền kiểm soát vàđóng vai trò then chốt của quan điểm xây dựng chiến lược.

Mối đe doạ xâm nhập vào ngành Vận tải hàng dự án tuỳ thuộc vàonhững rào cản xâm nhập hiện có, cùng với những phản ứng của các Công tyđang cạnh tranh nhau trong ngành mà các Công ty có ý định xâm nhập vàongành này có thể tiên lượng được Nếu những rào cản xâm nhập cao và cácCông ty mới vào gặp phải sự trả đũa quyết liệt của các Công ty đang kinhdoanh trong ngành thì mối đe doạ xâm nhập sẽ thấp Các Công ty muốn đadạng hoá ngành nghề của mình đã mua lại các Công ty đang kinh doanh trongngành được xem là các Công ty mới thành lập xâm nhập vào ngành nghề mặcdù không có Công ty nào hoàn toàn mới được thành lập Những Công ty đanghoạt động trong ngành có danh tiếng, nhờ vào việc quảng cáo, chăm sóc

Trang 25

khách hàng sẽ có một lượng khách hàng trung thành hoặc những Công ty đầutiên bước vào ngành nghề này sẽ tạo ra rào cản xâm nhập vào thị trường bằngcách buộc các Công ty nào muốn xâm nhập phải chi tiêu thật “đậm” để giậtđược lượng khách hàng đang trung thành với các Công ty hiện đang hoạtđộng trong ngành nghề ấy Các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành kinhdoanh vận tải hàng dự án phải đầu tư một lượng tài chính lớn mua trang thiếtbị, phương tiện để thực hiện dịch vụ vận tải Vì ngành vận tải hàng dự án đòihỏi kỹ thuật cao hơn nhiều ngành vận tải hàng thông thường khác do đó cácngành mới gia nhập phải đầu tư tìm nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, chi phíđào tạo lớn mới đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh

Sơ đồ 1.2: Các yếu tố tác động đến tình hình cạnh tranh trong một ngành nghề

NHỮNG CÔNG TY CÓ KHẢ NĂNG GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG

NHỮNG CÔNG TY CÙNG MỘT NGÀNH

NGHỀ CẠNH TRANH VỚI NHAU

Cạnh tranh, đối đầu giữa các công ty đang

hoạt động

NHÀ CUNG

NGƯỜI MUA

SẢN PHẨM HOẶC DỊCH VỤ THAY

Mối đe dọa từ những công ty mới gia nhập

Sức mạnh mặc cả lượng

của người muaSức mạnh

mặc cả của nhà cung ứng

Mối đe dọa của sản phẩm hoặc dịch vụ

thay thế

Trang 26

Sự cạnh tranh đối đầu giữa các Công ty đang tham gia hoạt độngtrong ngành: Ở bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, các Công ty luôn đối đầu,cạnh tranh nhau để giành lấy thị trường Họ dùng nhiều chiến thuật để đạtmục tiêu của mình như: cạnh tranh giá cả, tăng cường quảng cáo, giới thiệusản phẩm, gia tăng công tác chăm sóc thăm dò ý kiến khách hàng Nhữngđộng thái cạnh tranh của một Công ty sẽ tạo những tác động có thể quan sátđược ở các đối thủ cạnh tranh khác và sẽ làm dấy lên sự a dua tạo nên thóiquen lệ thuộc lẫn nhau Khi một ngành nghề đã đạt mức tập trung hoặc domột hoặc hai Công ty thống trị, thì kẻ thống lĩnh có thể áp đặt một lối chơihoặc đóng vai trò điều phối trong ngành nghề ấy qua những phương tiện nhưlãnh đạo giá cả Các Công ty cạnh tranh bằng giá thường không ổn định và rất cóthể làm cho cả ngành phải chịu thiệt xét về mức độ lợi nhuận Công ty nào cắtgiảm giá cả sẽ nhanh chóng bị những Công ty khác phản ứng lại bằng cách giảmgiá cả hơn và khi ấy toàn ngành sẽ bị giảm lợi nhuận trừ phi sự co giản giá cảtrong ngành nghề ấy về phía cầu đạt đến một mức độ đủ cao Những Công tynhỏ cũng góp phần làm cho thị trường ngành hỗn loạn khó dự đoán vì họ sẵnsàng thoả mãn một lượng lợi nhuận bé chỉ đủ duy trì hoạt động độc lập của Côngty trong khi những khoản lợi nhuận như thế không thể chấp nhận được hoặc cóvẻ bất hợp lý đối với những Công ty lớn Một số Công ty có quyết tâm cao làbằng mọi cách phải đạt được những mục tiêu Công ty đặt ra sẽ làm mất ổn địnhthị trường bởi họ đang quyết tâm bành trướng, mở rộng thị trường và să ẵn sànghy sinh lợi nhuận.

Mối đe doạ của các dịch vụ thay thế: Đối với ngành vận tải hàng dự ánthường có thể sử dụng nhiều phương án để thực hiện dịch vụ vận tải, bốc xếpnhư: vận tải bằng đường biển, đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không.Đối với một số trường hợp phải lựa chọn một loại hình dịch vụ nào đó thì sẽkhông có ảnh hưởng gì nhưng trong trường hợp có nhiều lựa chọn để thựchiện thì các Công ty sẽ tìm cách lựa chọn các dịch vụ thay thế mà vẫn an toànđúng tiến độ.

Trang 27

Sức mạnh mặc cả của người sử dụng dịch vụ vận tải hàng dự án: Nhữngloại hàng hoá thiết bị không quá siêu trường, siêu trọng, không cần kỹ thuật caođể thực hiện nên thị trường sẽ có nhiều nhà cung ứng dịch vụ vận tải tạo chongười sử dụng có nhiều lựa chọn và có thể ép giá người cung cấp dịch vụ vận tảivà ngược lại Lợi nhuận của người sử dụng dịch vụ thấp đẩy người sử dụng dịchvụ phải trả giá thấp và ngược lại Tầm quan trọng của những vật tư thiết bị cầnchuyên chở hoặc là tiến độ yêu cầu gấp thì người sử dụng dịch vụ cũng không kìkèo giá cả với nhà cung ứng dịch vụ vận tải nếu họ đáp ứng được yêu cầu củangười sử dụng dịch vụ Ngưòi sử dụng dịch vụ có đầy đủ thông tin về mức cầucủa thị trường, giá cả thị trường và thâm chí chi phí của nhà cung ứng dịch vụvận tải thì người sử dụng dịch vụ cũng có thể mặc cả nhiều hơn.

Sức mạnh mặc cả của các nhà cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp vận tảihàng dự án: Nhà cung ứng có thể tăng hay giảm giá cho các doanh nghiệp kinhdoanh vận tải hàng dự án những dịch vụ do mình cung cấp Khi nhà cung ứngcung cấp dịch vụ cho một số ngành nghề mà những ngành nghề này khôngchiếm tỷ trọng lớn trong doanh số của nhà cung ứng dịch vụ thì họ thường gâyáp lực nhiều hơn đối với ngành nghề ấy Và ngược lại nếu ngành nghề này cóđóng góp lớn trong doanh thu của nhà cung ứng dịch vụ thì họ sẽ tạo mọi thuậnlợi cho doanh nghiệp dịch vụ vận tải khi sử dụng dịch vụ của họ.

1.2.2.3 Các nhân tố của môi trường kinh doanh và cạnh tranh ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án

* Các nhân tố trong nước

- Một thể chế chính trị ổn định và pháp luật rõ ràng, ổn định chính trị sẽlà cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bảo đảm tính bình đẳng cho các doanh nghiệphoạt động kinh doanh Nhân tố này có tác động rất lớn đến tình hình kinh tếxã hội của đất nước, tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nếu các doanh nghiệp không kịp thời thích ứng với thể chế vàpháp luật để vạch ra các phương hướng kinh doanh phù hợp thì sẽ giảm ngaykhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Các nhân tố kinh tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất )rất ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 28

- Môi trường đầu tư và số lượng dự án được đầu tư cũng có nhiều tácđộng đến hoạt động của các doanh nghiệp, nó là mục tiêu để các doanhnghiệp hoạt động vận tải hàng dự án cố gắng cải thiện, nâng cao năng lựccạnh tranh của danh nghiệp mình, thu hút khách hàng giành lấy dự án.

* Các nhân tố Quốc tế

- Mối quan hệ giữa các Chính phủ: khi mối quan hệ giữa các chính phủkhông thân thiện thậm chí là thù địch sẽ huỷ hoại mối quan hệ kinh doanhgiữa doanh nghiệp của hai nước nếu mối quan hệ song phương được cải thiệnsẽ kích thích sự giao thương thương mại giữa hai quốc gia làm cho các doanhnghiệp thuận lợi trong giao dịch, chuyển giao công nghệ.

- Hệ thống luật pháp quốc tế, những hiệp định và thoả thuận được nhiềuquốc gia tuân thủ, hiệp hội ngành nghề tuân thủ sẽ có ảnh hưởng đến sự hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tớitừng doanh nghiệp riêng lẽ nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những hiệp hội,những ngành nghề của các quốc gia.

- Xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hoá tạo cho quá trìnhlưu thông hàng hoá được thuận lợi, nhanh chóng sẽ giảm thiểu được các trởngại như thuế, thủ tục xuất nhập khẩu Các thành tựu khoa học được ứngdụng rộng rãi, chuyển giao công nghệ thuận lợi làm cho các doanh nghiệp cóthể tiếp thu được các thành tựu khoa học tiên tiến đồng thời các doanh nghiệpphải hoạt động dựa trên những đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao hơn.Chính những điều này đã tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt hơn buộc cácdoanh nghiệp phải không ngừng đổi mới thì mới có thể đứng vững và pháttriển trong cơ chế cạnh tranh này.

- Đối thủ cạnh tranh quốc tế: đây là vấn đề lớn mà các doanh nghiệp vận tảiViệt Nam đang phải chuẩn bị về mọi mặt củng cố lại doanh nghiệp để có thể bơira biển lớn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động tại ViệtNam chứ chưa nói đến việc thâm nhập thị trường nước ngoài Các tập đoàn nướcngoài luôn có ưu thế hơn các doanh nghiệp vận tải Việt Nam về vốn, công nghệ,

Trang 29

kỹ thuật và kinh nghiệm tổ chức sản xuất nên các doanh nghiệp vận tải Việt Namthường là khó cạnh tranh do đó cần có những chiến lược kinh doanh hoàn hảo đểcạnh tranh với cuộc chiến không cân sức này.

1.3 LỢI THẾ CẠNH TRANH, PHƯƠNG PHÁP VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG DỰ ÁN

1.3.1 Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Có hai cách tiếp cận nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:

1.3.1.1 Cách tiếp cận dựa trên chuỗi giá trị

Dựa trên quan điểm của Michael Porter về lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp thì chuỗi giá trị của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ vận tảihàng dự án được mô phỏng như sơ đồ 1.2.

Hệ thống tổ chức quản lý của doanh nghiệpNguồn lực của doanh nghiệp

Phát triển nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào hoạtđộng sản xuất của doanh nghiệp

Mua sắm phương tiện thiết bịHoạt

độngtiếp thị

Triểnkhai kýHợpđồngthực hiện

Khảo sát,lậpphươngán thựchiện

Thựchiệncông tácBXVC,liên hệthuê dịchvụ (nếucó)

Giao nhận thiếtbị

Sơ đồ 1.3: Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter

Theo Michael Porter, doanh nghiệp có thể xem như một chuỗi các hoạt

Biên lợi nhuậnCác

hoạt động hỗ trợ

Các hoạt động chínhA

Trang 30

động chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành đầu ra Khách hàng sẽ đánh giá giátrị các sản phẩm theo quan điểm của họ Nếu họ thoả mãn thì họ sẵn sàng trảvới giá cao và nếu ngược lại thì họ sẽ trả giá thấp hơn Các hoạt động chuyểnhoá này sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp Ông gọi đây làcác hoạt động tạo ra giá trị Dựa trên quan điểm của Ông thì chuỗi giá trị củadoanh nghiệp vận tải hàng dự án gồm hai loại hoạt động đó là các hoạt độngchính và hoạt động hỗ trợ Các hoạt động chính là hoạt động liên quan trựctiếp đến việc tạo ra sản phẩm Các hoạt động này bao gồm hoạt động tiếp thịký hợp đồng, mua dịch vụ phụ trợ công tác bốc xếp vận chuyển hàng dự án,tổ chức thực hiện, bàn giao vật tư thiết bị cho khách hàng và dịch vụ chămsóc khách hàng Các hoạt động hỗ trợ là những hoạt động tạo cơ sở và điềukiện cần thiết để tiến hành các hoạt động chính Các hoạt động này bao gồmcác yếu tố, quá trình thuộc nền tảng chung của doanh nghiệp, phát triển côngnghệ, quản trị nhân lực, mua sắm thiết bị phương tiện phục vụ sản xuất.Doanh nghiệp muốn có lợi thế cạnh tranh thì phải hoạt động tạo ra giá trị vớichi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh hoặc tạo sự khác biệt trong sảnphẩm để tăng giá trị cho khách hàng Chênh lệch giữa giá trị mà doanh nghiệptạo ra cho khách hàng với chi phí để tạo ra giá trị đó gọi là biên lợi nhuận.Biên lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao vì nếudoanh nghiệp đặt giá sản phẩm ngang với giá của đối thủ cạnh tranh thì họvẫn thu được lợi nhuận cao hơn Ngay cả khi doanh nghiệp đặt giá thấp hơnthì vận thu được tỷ suất lợi nhuận ngang bằng và khi đó doanh nghiệp vẫn thuhút được khách hàng và gia tăng thị phần Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung cảithiệnhiệu quả hoạt động nội bộ, tức là thực hiện các hoạt động tạo chi phíthấp hơn thì chưa đủ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn Các đối thủ có thểbắt chước cách thức hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp và khi đó doanhnghiệp sẽ mất đi lợi thế về chi phí thấp Lợi thế cạnh tranh không xuất phát từmột vài hoạt động riêng lẻ mà phụ thuộc và là kết quả của sự tương tác, phối

Trang 31

hợp của các hoạt động trong chuỗi giá trị

1.3.1.2 Cách tiếp cận dựa trên các nguồn lực của doanh nghiệp

Đây là cách tiếp cận xem xét nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp dựa trên các nguồn lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Vớicách tiếp cận này thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá quanhững nguồn lực mang tính độc đáo, khó bị sao chép và có giá trị của doanhnghiệp và doanh nghiệp phải khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó.Doanh nghiệp có thể chỉ có nguồn lực thông thường nhưng lại có khả năng đặcbiệt mà các đối thủ khác không có để kết hợp thì những nguồn lực này cũngđược đánh giá là nguồn lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Trong khi đó cónhững nguồn lực độc đáo nhưng chỉ có khả năng thông thường thì lợi thế cạnhtranh của nguồn lực đó cũng không được đánh giá cao và kém bền vững Lợi thếcạnh tranh mạnh nhất nếu doanh nghiệp vừa có các nguồn lực độc đáo, khó saochép, có giá trị, vừa có khả năng đặc biệt để khai thác nhằm tạo ra các dịch vụ cóchất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng Lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp có thể bị mai một và mất đi nhanh nhưng có một số lợi thế thì lại tồn tạitương đối lâu dài Doanh nghiệp có nguồn lực hữu hình dễ sao chép thì lợi thếđó sẽ nhất thời vì các doanh nghiệp khác có thể sao chép được Nếu doanhnghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa vào những nguồn lực vô hình và dựa vàoyếu tố độc đáo, lợi thế có xu hướng lâu bền hơn vì đối thủ khó sao chép Đểđánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì nên kết hợp cả hai cách tiếpcận dựa vào chuỗi giá trị và dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp.

1.3.2 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp vận tải hàng dự án

1.3.2.1 Phương pháp sử dụng chuỗi giá trị để phân tích khả năngcạnh tranh

Theo M Porter thì doanh nghiệp được xem như một chuỗi các hoạtđộng chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành đầu ra Các dịch vụ của doanhnghiệp sẽ được khách hàng nhìn nhận, đánh giá giá trị theo quan điểm của họ.

Trang 32

Nếu khách hàng đánh giá cao, họ sẽ sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho dịch vụcủa doanh nghiệp và ngược lại Các hoạt động chuyển hoá đó làm gia tăng giátrị cho sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp M.Porter gọi đó là các hoạtđộng tạo ra giá trị , chúng được phân thành hai loại hoạt động gồm có chínnhóm đó là nhóm hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ Khi phân tích khảnăng canh tranh của mỗi doanh nghiệp cần phân tích chi tiết mỗi một trongchín nhóm hoạt động trong chuỗi giá trị này Và từ đó sẽ phân tích được điểmmạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Tiến hành phân tích tương ứng đối thủcạnh tranh để hình dung được chuỗi giá trị của họ Đây là những thông tinquan trọng để doanh nghiệp phân tích hoạt động sản xuất của mình phát huynhững lợi thế, khắc phục các bất lợi và tăng khả năng cạnh tranh.

1.3.2.2 Phương pháp đánh giá khả năng dựa trên nguồn lực

Phương pháp này đòi hỏi người phân tích trả lời 4 tiêu thức sau nhằmxác định các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp có dẫn đến lợi thế cạnhtranh bền vững hay không?

- Tính có giá trị: Nguồn lực giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiệncác chiến lược khai thác tốt các cơ hội, hạn chế rủi ro trong môi trường kinhdoanh bên ngoài và tạo ra giá trị cho các khách hàng mục tiêu

- Tính khan hiếm: Có bao nhiêu đối thủ cùng sở hữu nguồn lực nàygiống như doanh nghiệp? Nếu có nhiều đối thủ sở hữu nguồn lực tương tựthì tính khan hiếm không cao, nó không phải là lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp.

- Tính khó sao chép, bắt chước: nguồn lực mà doanh nghiệp có dễ bịcác đối thủ bắt chước, sao chép không?

- Tính không thể thay thế được.

1.3.3 Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp vận tải hàng dự án

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải là phạm trù tổng hợp thểhiện sức mạnh và ưu thế tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ trongcạnh tranh Doanh nghiệp có thể có lợi thế về mặt này nhưng lại bất lợi về

Trang 33

mặt khác Do đó, phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đòi hỏiphải có quan điểm toàn diện, có cái nhìn tổng thể và đánh giá dựa trên nhiềutiêu chí khác nhau.

Hiện nay ở Việt Nam chưa có cá nhân hay tổ chức nào đưa ra tiêu chíđánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án Trên cơ sởnghiên cứu về đề tài này, sau khi tham khảo một số tài liệu xin nêu một sốtiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án tạiViệt Nam

Trước tiên là phân tích các yếu tố này có tầm quan trọng như thế nàođối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ quan trọng của cáctiêu chí sẽ được đánh giá bằng thang điểm từ 0 đến 1 Điểm cao hơn cónghĩa là tiêu chí này quan trọng hơn tiêu chí kia trong việc tạo lập và nângcao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tổng các điểm quan trọng bằng 1,0.

Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp Từ đó có thể thấy được điểm mạnh và điểm yếu của doanhnghiệp nhằm vạch ra được định hướng chiến lược kinh doanh Ma trận hìnhảnh cạnh tranh là ma trận trong đó lựa chọn các nhân tố quan trọng quyết địnhkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp làm tiêu chí đánh giá Tiến hành phântích các yếu tố cấu thành các tiêu chí này để đánh giá bằng cách cho điểm,mỗi tiêu chí được đánh giá bằng thang điểm 10 Điểm đánh giá được tínhbằng tích của điểm quan trọng với điểm phân loại và được cộng dồn lại Tổngđiểm đánh giá cao hơn nói chung phản ánh doanh nghiệp tương ứng có khảnăng cạnh tranh mạnh hơn Tuy nhiên đối với doanh nghiệp có số điểm caohơn chưa chắc là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tuyệt đối so với doanhnghiệp có số điểm thấp hơn vì số tổng là tập hợp của các tiêu chí đơn lẻ Nếudoanh nghiệp chú ý đến từng tiêu chí đơn lẻ để so sánh sẽ biết được điểmmạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình mà có những bước điều chỉnh pháthuy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của

Trang 34

doanh nghiệp.

- Trình độ tổ chức quản lý: Phân tích các yếu tố cấu thành tiêu chínày gồm có: hoạt động theo pháp luật, hoạt động theo tiêu chuẩn quản lýchất lượng, khả năng quản lý, quy chế hoạt động của Công ty có phân chiatrách nhiệm quyền hạn rõ ràng hay không? Hệ thống cơ cấu tổ chức có gọnnhẹ không?

- Đội ngũ Lãnh đạo của doanh nghiệp: chỉ tiêu này được đánh giá thôngqua trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức, chính trị, trình độ quản lý, điềuhành doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo.

- Nguồn vốn - năng lực tài chính của doanh nghiệp: là tiêu chí quantrọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh giá tiêu chí nàydựa trên khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, đánh giá cơ cấu vốnvà nguồn vốn, đánh giá hiệu suất sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả hoạt động.

- Nguồn nhân lực: trình độ học vấn, tỷ lệ công nhân lành nghề.

- Trình độ công nghệ thể hiện qua năng lực phương tiện của doanhnghiệp Năng lực phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp làyếu tố quan trọng góp phần đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vìđối với việc thực hiện vận tải hàng dự án một khi các điều kiện khác doanhnghiệp có thể đáp ứng nhưng yêu cầu về năng lực phương tiện, kỹ thuậtdoanh nghiệp không có đáp ứng đủ thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpcũng bị mất điểm.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, khả năng ứng dụng thực tiễn và mứcđộ quan tâm của doanh nghiệp đối với hoạt động này.

- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Thị phần của doanh nghiệp, khả năng duy trì và mở rộng thị trườngcủa doanh nghiệp Thị phần vận tải hàng dự án là phần thị trường vận tải màdoanh nghiệp đó bán được dịch vụ của mình một cách thường xuyên Thịphần càng lớn chứng tỏ dịch vụ vận tải của doanh nghiệp được nhiều khách

Trang 35

hàng mua, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng: đúng tiến độ, bốc xếp vậnchuyển hàng hoá an toàn, giá cả hợp lý Theo xu hướng chung thì giá là yếutố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng đối vớilĩnh vực dịch vụ vận tải hàng dự án thì đôi lúc nó không phải là điều kiện tiênquyết để khách hàng lựa chọn, tuy nhiên nếu giá dịch vụ rẻ kết hợp với cácyếu tố khác cũng tốt thì là điều kiện tuyệt vời để các doanh nghiệp nâng caonăng lực cạnh tranh của mình Khả năng nghiên cứu tâm lý khách hàng, đápứng nhanh, đúng yêu cầu của khách hàng sẽ thu hút lượng khách hàng lớnhơn các doanh nghiệp khác, điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp.

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

- Nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp- Công tác giáo dục, đào tạo của doanh nghiệp

- Hoạt động tiếp thị, quảng bá doanh nghiệp Khả năng tiếp thị, nắm bắtthông tin của doanh nghiệp góp phần rất lớn vào khẳ năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên marketing giỏi, nắmbắt nhanh các thông tin sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được lượng khách hànglớn hơn các doanh nghiệp khác.

- Thương hiệu doanh nghiệp: một doanh nghiệp có thương hiệu chắcchắn sẽ có tính cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác Giá trị thương hiệungày nay đã có thể đánh giá một cách định tính, giá trị này có được là do quátrình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn củadoanh nghiệp, được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nướcbiết đến Muốn duy trì được giá trị thương hiệu cao thì doanh nghiệp phảithường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khácbiệt về chất lượng và phong cách cung cấp dịch vụ.

Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 36

vận tải hàng dự án

Đơn vị tính: Điểm

Tiêu chí đánh giá

Mức độquantrọng

doanh nghiệp

Phân loạiĐiểm đánh giá

Trình độ tổ chức quản lýNguồn vốn - năng lực T/chínhNguồn nhân lực

Thương hiệu của doanh nghiệp

Tổng điểm

Trang 37

 Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 3097/QĐ-BGTVTngày 21/10/2003 của bộ giao thông vận tải.

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp Nhà nước số3026000035 ngày 05/05/2004 của sở kế hoạch đầu tư thành phố Đà Nẵng.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giao thông vận tảinước ta vẫn còn nhiều hạn chế, phương tiện vận tải thô sơ, lạc hậu và chủ yếudùng để phục vụ cho kháng chiến trong việc chuyên chở lương thực thực phẩm,đạn dược và quân Ngày 27/03/1976 với QĐ 1313/TC của Bộ GTVT, Công tyDịch Vụ Vận Tải II ra đời với tên gọi ban đầu là Công ty đại lý vận tải Đà Nẵngvà chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban điều hoà Vận tải - Bộ GTVT.

Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Công ty trải qua các thời kỳ pháttriển sau:

Thời kỳ thứ nhất (1976 - 1982) Đây là thời kỳ khó khăn nhất, cơ sở vật

chất thiếu thốn và thô sơ, với địa bàn hoạt động chủ yếu là các tỉnh miền

Trang 38

Trung và 3 tỉnh Tây Nguyên Trong thời kỳ này, Công ty được giao nhiệm vụtập hợp các lực lượng vận tải khu vực để thực hiện liên hiệp vận chuyển, đưahàng hoá đến nơi tiêu thụ phục vụ khôi phục kinh tế khu vực sau ngày thốngnhất đất nước Đồng thời Công ty đã phối hợp với cục hậu cần quân khu V đểchở hàng hoá, vũ khí phục vụ cho cuộc kháng chiến ở Campuchia nên đượcnhiều ban ngành biểu dương khen thưởng Để thuận lợi trong công tác, hoànthành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, Công ty đã cho thành lập 3 chi nhánhphụ trách ở các khu vực khác nhau:

 Chi nhánh đại lý vận tải khu vực Bắc miền Trung tại Huế. Chi nhánh đại lý vận tải Nghĩa Bình tại Quy Nhơn.

 Chi nhánh đại lý vận tải Nam miền Trung tại Nha Trang.

Thời kỳ thứ hai (1983 - 1988) Bộ GTVT ban hành quyết định số 1561/

QĐ-TC ngày 21/08/1983 về việc chuyển các đại lý vận tải về tổng cục đườngbiển quản lý với chức năng nhiệm vụ không đổi và Công ty đại lý Vận Tải ĐàNẵng đổi tên thành Công ty đại lý Vận Tải đường biển II trực thuộc Tổng cụcđường biển Trong thời kỳ này Công ty đã tham gia vận tải phục vụ các côngtrình lớn như: Thiết bị nhà máy sợi Huế, nhà máy bia Đà Nẵng.

Thời kỳ thứ 3 (1989 - 1995) đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung

quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cósự quản lý của Nhà nước Công ty phải đương đầu với những khó khăn và thửthách mới hoàn toàn so với cơ chế cũ, Công ty phải chủ động vốn trong kinhdoanh và được Nhà nước giao vốn hoạt động với tổng số vốn ban đầu là1.668.213,415 đồng.

Với QĐ 2338/TCCB-LĐ ngày 16/12/1989 Công ty đại lý vận tải đườngbiển 2 đổi thành Công ty Dịch Vụ Vận Tải 2 trực thuộc Bộ GTVT Để phùhợp với chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Công ty đãđược giao nhiệm vụ, chức năng mới theo QĐ1052/TCCB-LĐ ngày15/06/1992 của Bộ GTVT Thời gian này Công ty đã từng bước củng cố lại

Trang 39

bộ máy tổ chức, củng cố dây chuyền sản xuất, đi sâu vào từng mặt quản lýđồng thời đổi mới công tác tổ chức cán bộ nhằm thích ứng kịp thời yêu cầusản xuất trong thời kỳ mới Trong thời gian này với nổ lực không mệt mỏi,Công ty đã phát triển ngang tầm với các Công ty lớn, và đặc biệt năm 1992,Công ty đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng III.

Thời kỳ thứ tư (1996 đến nay): Thời kỳ này có thể chia làm ba giai đoạn.Giai đoạn 1996 - 1997: Thực hiện chủ trương sát nhập các Công ty

Dịch vụ vận tải trên toàn quốc và Công ty giao nhận Vietfrach thành TổngCông ty dịch vụ vận tải có trụ sở chính đặt tại Hà Nội hoạt động theo mô hìnhTổng Công ty và có Hội đồng quản trị, do đó với QĐ 4896 QĐ/TCCB-LĐngày 15/11/1996 về việc Công ty Dịch Vụ Vận Tải thuộc Bộ GTVT nhưngchính thức hoạt động từ tháng tư năm 1996 và đổi tên thành Công ty Dịch VụVận Tải Đà Nẵng Nhưng việc sát nhập này đã không mang lại hiệu quả kinhdoanh cao, Tổng Công ty có quy chế hoạt động không rõ ràng nên quá trìnhđiều hành sản xuất không có tính nhất quán và có sự chồng chéo giữa cácCông ty với nhau nên ngày 15/5/1997 Bộ GTVT ban hành QĐ số1273/TCCT-LĐ giải thể Tổng Công ty và các Công ty sát nhập được tách ralấy lại tên cũ trước đây là Công ty Dịch Vụ Vận Tải II.

Giai đoạn từ 1998 - 2003: Với tư tưởng dám nghĩ dám làm trong kinh

doanh, nhận biết được xu thế phát triển của Thị trường vận tải lúc bấy giờ,Công ty đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn: chọn phân khúc thị trườnghẹp để làm mục tiêu hoạt động kinh doanh - thị trường vận tải hàng dự án.Chính mục tiêu chính xác đã giúp Công ty phát triển như ngày hôm nay, làCông ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh này tại Việt Nam Công ty đãtừng bước trang bị phương tiện hiện đại, đặc chủng để nâng cao năng lựccạnh tranh Đây là yếu tố cơ bản để Công ty phát triển ngày càng lớn, khôngnhững cạnh tranh trong nước mà còn cả trên thương trường quốc tế Thực tếlà Công ty đã thắng thầu nhiều công trình lớn như: Vận chuyển thiết bị công

Trang 40

trình nhiệt điện Phú Mỹ, nhà máy điện Phả Lại II, nhà máy thuỷ điện Yaly vàđược Nhà nước tặng huân chương lao động hạng III, II, I Đặc biệt năm 2000đồng chí Tổng Giám đốc được Nhà nước phong tặng danh hiệu cá nhân anhhùng lao động trong thời kỳ đổi mới và năm 2002 Công ty được Nhà nướcphong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Giai đoạn từ 2003 - nay: Công ty tiếp tục phát triển vững mạnh và

trở thành một trong những Công ty vận tải hàng đầu ở Việt Nam, đặc biệtlà trên lĩnh vực vận tải hàng dự án, hàng siêu trường siêu trọng Được cácBộ ngành tin tưởng và chỉ định thầu vận chuyển các công trình lớn thuộccác ngành dầu khí, hoá chất, xi măng, thuỷ điện, đặc biệt là việc khảo sátbảo vệ và tổ chức xây dựng đề án và thực hiện vận chuyển thành côngtượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ từ Nam Định vượt qua nhiều đoạnđường thuỷ bộ hiểm trở với nhiều phương thức vận tải khác nhau lên ĐiệnBiên an toàn và đúng tiến độ là một công trình tiêu biểu thể hiện ý chíquyết tâm cũng như khẳng định thương hiệu Vietranstimex trong ngànhvận tải, được các Bộ Ban ngành khen thưởng và được Nhà nước khen tặngdanh hiệu cao quý Tập thể anh hùng lao động và Tổng Giám đốc anh hùnglao động trong thời kỳ đổi mới.

Một sự kiện hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty làquyết định của Thủ tướng chính phủ số 198/2003/QĐ-TTg ngày 24/09/2003về việc chuyển Công ty Dịch Vụ Vận Tải II thành Công ty vận tải đa phươngthức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và quyết định của BộGTVT số 3097/QĐ - BGTVT ngày 21/10/2003 về việc thành lập Công ty mẹ:Công ty Vận Tải Đa Phương Thức trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải ThủTướng Chính Phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép Công ty thực hiệnthí điểm đầu tiên ở Việt Nam cơ chế Hội đồng quản trị ký Hợp đồng thuêTổng giám đốc đối với một doanh nghiệp Nhà nước và sau 02 năm thực hiệnđã khẳng định sự thành công của chủ trương này

Ngày đăng: 05/12/2012, 16:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Lan Anh (2000), Quản lý chiến lược, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chiến lược
Tác giả: Phạm Lan Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2000
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược Phát triển - Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (1999), Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược Phát triển - Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Báo cáo về các sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về các sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2000
5. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới
Tác giả: Chu Văn Cấp
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
6. Lê Minh Châu (2000), Hoàn thiện quản lý chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, Đề tài cấp Bộ, mã số 99-78-158, Bộ Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
Tác giả: Lê Minh Châu
Năm: 2000
7. Trương Đình Chiến (2000), Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing trong doanh nghiệp
Tác giả: Trương Đình Chiến
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2000
9. Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại (2003), Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia
Tác giả: Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại
Năm: 2003
10. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về cạnh tranh toàn cầu
Tác giả: Bạch Thụ Cường
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2002
11. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (1998), Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và sách lược kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1998
12. Lê Đăng Doanh (2003), Giảm chi phí đầu vào để tăng cạnh tranh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 6, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm chi phí đầu vào để tăng cạnh tranh
Tác giả: Lê Đăng Doanh
Năm: 2003
13. TS. Dương Ngọc Dũng (1/2006), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E. Porter, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E. Porter
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
15. Fred R.David (1995), Khái niệm về quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm về quản trị chiến lược
Tác giả: Fred R.David
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1995
17. Nguyễn Hữu Hà (1999), Marketing trong ngành vận tải, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing trong ngành vận tải
Tác giả: Nguyễn Hữu Hà
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1999
18. Nguyễn Thị Hiền (2004), "Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Năm: 2004
19. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình kinh tế Chính trị học Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế Chính trị học Mác-Lênin
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
20. Nguyễn Bách Khoa (1999), Chiến lược kinh doanh quốc tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược kinh doanh quốc tế
Tác giả: Nguyễn Bách Khoa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
21. Nguyễn Bách Khoa (2004), "Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp", Tạp chí Khoa học thương mại, (số 4 +5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Bách Khoa
Năm: 2004
22. TS. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: TS. Vũ Trọng Lâm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
23. Phan Lê Mai Linh (2003), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam
Tác giả: Phan Lê Mai Linh
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Theo mô hình này thì phạm vi kinh doanh là sự kết hợp của 3 khía cạnh: xác định khách hàng là ai? Nhu cầu cần thoả mãn là gì? doanh nghiệp  cần thoả mãn nhu cầu bằng cách nào? Nếu xác định đúng các khía cạnh sẽ tìm  ra được phạm vi kinh doanh tốt giúp nân - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
heo mô hình này thì phạm vi kinh doanh là sự kết hợp của 3 khía cạnh: xác định khách hàng là ai? Nhu cầu cần thoả mãn là gì? doanh nghiệp cần thoả mãn nhu cầu bằng cách nào? Nếu xác định đúng các khía cạnh sẽ tìm ra được phạm vi kinh doanh tốt giúp nân (Trang 15)
Sơ đồ 1.1: Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Sơ đồ 1.1 Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 15)
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố tác động đến tình hình cạnh tranh trong một ngành nghề - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Sơ đồ 1.2 Các yếu tố tác động đến tình hình cạnh tranh trong một ngành nghề (Trang 25)
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố tác động đến tình hình cạnh tranh trong một ngành nghề - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Sơ đồ 1.2 Các yếu tố tác động đến tình hình cạnh tranh trong một ngành nghề (Trang 25)
Sơ đồ 1.3: Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Sơ đồ 1.3 Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter (Trang 29)
Sơ đồ 1.3: Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Sơ đồ 1.3 Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter (Trang 29)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Vận tải Đa phương thức - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Vận tải Đa phương thức (Trang 43)
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động bộ máy văn phòng - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động bộ máy văn phòng (Trang 47)
Bảng 2.3: Hệ thống kho bãi của Công ty ở các địa phương - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Bảng 2.3 Hệ thống kho bãi của Công ty ở các địa phương (Trang 48)
Bảng 2.3: Hệ thống kho bãi của Công ty ở các địa phương - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Bảng 2.3 Hệ thống kho bãi của Công ty ở các địa phương (Trang 48)
Bảng 2.4: Tình hình tài sản Công ty - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Bảng 2.4 Tình hình tài sản Công ty (Trang 50)
II. Các Khoản Phải Thu 32313970817 18.8 31701162309 21.7 -612808508 -1.9 -0.4 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
c Khoản Phải Thu 32313970817 18.8 31701162309 21.7 -612808508 -1.9 -0.4 (Trang 50)
Bảng 2.4: Tình hình tài sản Công ty - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Bảng 2.4 Tình hình tài sản Công ty (Trang 50)
Bảng 2.5: Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Bảng 2.5 Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty (Trang 53)
Bảng 2.5: Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Bảng 2.5 Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty (Trang 53)
Sơ đồ 2.2: Lưu đồ nhận và xử lý thông tin - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Sơ đồ 2.2 Lưu đồ nhận và xử lý thông tin (Trang 57)
Sơ đồ 2.3: Lưu đồ hoạt động đột xuất - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Sơ đồ 2.3 Lưu đồ hoạt động đột xuất (Trang 59)
Sơ đồ 2.4: Lưu đồ các hoạt động định kỳ - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Sơ đồ 2.4 Lưu đồ các hoạt động định kỳ (Trang 60)
Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Căn cứ phân tích những ưu, nhược điểm của năng lực cạnh  tranh của Công ty vận tải đa phương thức kết hợp với phương pháp phân tích  chuỗi giá trị và nguồn lực của công  - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
d ụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Căn cứ phân tích những ưu, nhược điểm của năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải đa phương thức kết hợp với phương pháp phân tích chuỗi giá trị và nguồn lực của công (Trang 71)
Bảng 2.6:  Ma trận hình ảnh năng lực cạnh tranh - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Bảng 2.6 Ma trận hình ảnh năng lực cạnh tranh (Trang 71)
Bảng 3.1: Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty (2006-2010) - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Bảng 3.1 Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty (2006-2010) (Trang 76)
Bảng 3.1: Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty (2006-2010) - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án
Bảng 3.1 Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty (2006-2010) (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w