1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Quản Trị Marketing: Du Lịch Bát Tràng

45 1,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Phát triển du lịch qua các làng nghề là một hướng đi đúng, bởi không chỉ tạo nên sự đa dạng cho các tour du lịch; quảng bá văn hóa Việt, mà còn là cách thức giới thiệu, tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề, thay vì việc đi ra nước ngoài tìm kiếm thị trường, tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư tốn kém mà không hiệu quả... “Du lịch Bát Tràng – những trải nghiệm văn hóa làng nghề cổ truyền” là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hoá và mua sắm những hàng hoá đặc trưng của các làng nghề truyền thống.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING

Tên đề tài:

Du lịch Bát Tràng – những trải nghiệm

văn hóa làng nghề cổ truyền

Giáo viên hướng dẫn : GV Nguyễn Tuấn Anh

(Thứ 7, giờ 6-10).

HÀ NỘI – 2012

Trang 2

Danh sách nhóm:

1 Trần Tuấn Anh A15047 (Nhóm trưởng)

2 Đỗ Hương Thảo A15057

3 Trần Minh Hùng A15225

4 Nguyễn Hoàng Yến Chi A15212

5 Nguyễn Đức Anh Ngọc A15066

Trang 3

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH 2

1.1 Sản phẩm 2

1.1.1 Khái niệm về sản phẩm 2

1.1.2 Các tính năng và đặc điểm nổi trội 4

1.2 Môi trường kinh doanh (Vĩ mô), cung cầu và tình hình cạnh tranh chung 6

1.2.1 Môi trường nhân khẩu, xã hội, văn hóa 6

1.2.2 Môi trường kinh tế 7

1.2.3 Môi trường chính trị, pháp luật 11

1.2.4 Môi trường tự nhiên 11

1.2.5 Môi trường cạnh tranh 11

1.3 Khách hàng và hành vi tiêu dùng chung 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING 17

2.1 Làng gốm Bát Tràng và các nguồn lực 17

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng nghề 17

2.1.2 Các nguồn lực 20

2.2 Hiện trạng hoạt động Marketing của Bát Tràng 22

CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC VÀ SƠ LƯỢC KẾ HOẠCH MARKETING 23

3.1 Mục tiêu kinh doanh và mục tiêu Marketing 23

3.1.1 Mục tiêu kinh doanh 23

3.1.2 Mục tiêu Marketing 24

3.2 Phân tích cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh, thị phần, chiến lược Marketing của họ (thị trường mục tiêu, định vị, Marketing mix …) 24

3.3 Phân tích SWOT 27

3.3.1 Điểm mạnh ( Strengths) 27

3.3.2 Điểm yếu (Weakness) 29

3.3.3 Cơ hội ( Oppurtunities) 31

3.3.4 Thách thức (Threats) 33

3.4 Phân đoạn thị trường 34

3.4.1 Phân đoạn thị trường theo khu vực 34

3.4.2 Phân đoạn thị trường theo lứa tuổi 34

3.4.3 Phân đoạn thị trường theo mục đích 35

3.5 Chọn thị trường mục tiêu 35

3.6 Định vị 35

3.7 Sơ lược về các biện pháp Marketing hỗn hợp, các biện pháp kinh doanh 36

Trang 4

3.7.1 Sản phẩm (Product) 36

3.7.2 Giá (Price) 37

3.7.3 Phân phối (Place) 39

3.7.4 Quảng bá, xúc tiến (Promotion) 40

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, là những năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam Chỉ tính riêng trong năm 2011, tỉ lệ lạm phát nước ta là 18% , thị trường bất động sản hoàn toàn đóng băng, hàng loạt vụ vỡ nợ tín dụng đen dây chuyền và chúng ta cũng chứng kiến thêm một năm ảm đạm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Cũng trong năm 2011, Việt Nam bị hãng Standard & Poors (S&P)- một trong

ba tổ chức xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất trên thế giới đã hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn đối với đồng nội tệ từ mức BB xuống mức BB- và đánh giá triển vọng "tiêu cực" đối với các mức tín nhiệm nợ của Việt Nam.

Tuy nhiên có một thực tế rõ ràng, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay nhưng ngành du lịch của Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển nhanh chóng Ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Ngành hiện đóng góp hơn 4% vào GDP cả nước và mang đến lượng ngoại hối dồi dào cho quốc gia, tạo nhiều việc làm trong nước Dự báo đến năm 2020, ngành sẽ đóng góp đến 8% GDP Ngành có tốc độ tăng trưởng rất nhanh Thu nhập của ngành đã tăng từ 1,350

tỷ đồng trong năm 1990 lên tới 70,000 tỷ đồng trong năm 2009 (tăng trưởng trung bình 123%/năm) Tốc độ tăng trưởng thu nhập hàng năm trong giai đoạn 2001-2009 đạt 16.6% Ngay cả khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2009, ngành du lịch Việt Nam vẫn tăng trưởng 8%.

Thực tế cho thấy Việt Nam có rất nhiều tiềm năng du lịch như có quần thể tự nhiên, thiên nhiên phong phú Văn hóa từng khu vực, từng làng quê có nhiều nét độc đáo thu hút khách du lịch song chúng ta chưa có những chiến lược cụ thể để phát huy những tiềm năng sẵn có Việt Nam có hàng ngàn làng nghề truyền thống với bề dày lịch sử, đậm nét văn hóa cổ kính do đó nhóm chúng em quyết định chọn đề tài này với mong muốn mang một nét văn hóa độc đáo, một làng nghề truyền thống thực sự tới những du khách của Việt Nam.

Do còn hạn chế về kiến thức cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế, nên đề tài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm SVNC chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý của thầy và các bạn để nhóm chúng em có thể hoàn thiện

đề tài của mình tốt hơn

Nhóm SVNC

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

1.1 Sản phẩm

1.1.1 Khái niệm về sản phẩm

Phát triển du lịch qua các làng nghề là một hướng đi đúng, bởi không chỉ tạonên sự đa dạng cho các tour du lịch; quảng bá văn hóa Việt, mà còn là cách thức giớithiệu, tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề, thay vì việc đi ra nước ngoài tìmkiếm thị trường, tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư tốn kém mà không hiệu quả

Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước ta hiện có 2.790 làng nghề - và đây đượcxem là một đặc sản của du lịch Việt

Những năm gần đây đã xuất hiện các điểm du lịch là các làng nghề như: lụaVạn Phúc, gốm Bát Tràng (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mộc Đồng Kỵ (Bắc Ninh), làng

đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng đèn lồng Hội An (Quảng Nam) Nhiều dukhách nước ngoài đã rất thích thú khi tham gia các tour du lịch làng nghề Lý do họđưa ra là thích thăm làng nghề ở Việt Nam vì được ngắm nhìn phong cảnh làng quêyên bình, được tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với những nghệ nhân, nông dân và

có khi còn được trực tiếp tham gia vào các quy trình sản xuất sản phẩm thủ công; qua

đó hiểu thêm về văn hóa và con người Việt Nam Tuy nhiên, ngoại trừ những làngnghề hấp dẫn khách hàng kể trên thì phần lớn các làng nghề gần như bị bỏ quên hoặcvắng bóng du khách dù đã có tên trong sản phẩm tour của các hãng lữ hành

Điều đáng nói là du lịch làng nghề còn phát triển tự phát, thiếu tính chuyênnghiệp; ngay cả những làng nghề thu hút du khách đến tham quan cũng vậy Tại không

ít điểm du lịch làng nghề, du khách phải lắc đầu ngán ngẩm về sự đơn điệu họ chỉbiết tha thẩn trên đường làng, nhìn ngắm những người thợ làm việc Điều thất vọnghơn đối với du khách là khâu thuyết minh ở nhiều làng nghề hầu như chẳng theo bàibản gì Đã vậy, không ít tour làng nghề hiện còn thiếu ngay cả cái tối thiểu nhất làcung cấp cho du khách một bản thuyết minh tường tận về lịch sử làng nghề và đặc thùcủa những sản phẩm trong làng nghề ấy

“Du lịch Bát Tràng – những trải nghiệm văn hóa làng nghề cổ truyền” là loạihình du lịch văn hoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị vănhoá và mua sắm những hàng hoá đặc trưng của các làng nghề truyền thống Khi thamgia tour du lịch làng nghề, khách không chỉ được ngắm phong cảnh du lịch làng quê

mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia vào quá trình tạo ra sảnphẩm Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống Dukhách sẽ có những trải nghiệm rất chân thực về Việt Nam – một đất nước với bề dàylịch sử và văn hóa hay nói cách khác du khách sẽ được sống cùng làng nghề, sốngcùng người dân đất Việt

Trang 7

Một số hình ảnh du lịch Bát Tràng

Trang 8

1.1.2 Các tính năng và đặc điểm nổi trội

Tình trạng của du lịch Việt Nam được tổng kết bằng bốn chữ B (bẩn - bụi - bực

- buồn), làng nghề chính là “điển hình” của thực trạng đó Không có gì ngạc nhiên khi

du khách đến làng nghề rồi “một đi không trở lại”

Không ngạc nhiên khi biết du khách nước ngoài hiểu rành rẽ về giao thông, nạnchèo kéo, môi trường ở nước ta ngay trước khi sang Việt Nam Tất cả đều thông quahình thức truyền miệng, hỏi lẫn nhau và thông tin trên mạng Dù biết trước nhưngkhông phải ai cũng cố xem đây là chuyện “thường ngày ở huyện”

Tyler Pierce, anh chàng du khách người Mỹ cho biết mỗi dịp dạo phố lúc nàoanh cũng phải giữ thật chặt máy ảnh, ví tiền và điện thoại Chỉ một phút bất cẩn, cóthể… “trắng tay” Mỗi lần đi trên vỉa hè anh còn phải đối phó với tình trạng bị “bủa

vây” bởi người đánh giày, vé số, hàng lưu niệm… Anh nhấn mạnh: “Tôi sẽ mua nếu

sản phẩm đó thật sự ấn tượng Thật phiền phức khi phải tìm cách từ chối, xua tay nhưng vẫn bị lôi kéo, la hét của người bán Tôi không thể nói tiếng Việt giỏi, nên chỉ còn cách đi thật nhanh, thoát khỏi đám đông”.

Một du khách người Nga, Dinara Lonchakov, lại tỏ ra khá e dè khi nói về cácđịa điểm du lịch của Việt Nam Sau một hồi nói chuyện chị mới tin tưởng chia sẻ việcchị bị lừa khi đi taxi từ sân bay về trung tâm Sài Gòn thuê phòng khách sạn Nữ dukhách này đón taxi ở Sân bay Tân Sơn Nhất và yêu cầu đến khu phố Tây, người tài xếđưa chị về trung tâm, nhưng chạy gần 2 tiếng vẫn chưa đến, cầm bản đồ trên tay vàđược bạn bè thông báo rõ lộ trình nên chị hiểu ngay anh tài xế này đang đi lòng vòngtrong thành phố Khi được hỏi, anh tài xế trả lời để tránh kẹt xe, nhưng lúc đó đã gầnnửa đêm Khi đến nơi, anh tài xế đã lấy chị 500 ngàn đồng, chị hỏi muốn xem giá tiềntrên đồng hồ xe, người tài xế liền tỏ ra cộc cằn, thô lỗ Phát hiện anh này không bấm

đồng hồ, Dinara lắc đầu ngao ngán và trả tiền cho xong “Ấn tượng đầu tiên của tôi về

cách cư xử của con người Việt Nam thật tệ, không như những gì tôi tưởng tượng về con người Việt Nam khi bắt đầu hăm hở xếp hành lý ra sân bay ở Nga”, du khách

người Nga kết luận

(Nguồn:http://laocai.gov.vn/sites/sovhttdl/hoatdongdulich/dulichtrongnuoc/Trang/

634051419082160000.aspx)

Có thể nói những dẫn chứng trên đây là những vấn nạn của ngành du lịch ViệtNam hiện nay Nó là “nỗi đau âm ỉ” của các cơ quan chức trách và là nỗi buồn củanhững người dân Việt Nam khi mà nét đẹp văn hóa dân tộc của họ đang bị bôi nhọ,đang bị hủy hoại dưới con mắt của nhưng du khách quốc tế “Làm thế nào để khắcphục?” có lẽ là câu hỏi vẫn còn đang bỏ ngỏ, chưa lời giải đáp

Chính bởi vậy sản phẩm du lịch của chúng tôi hướng tới những điều khác biệt

“Du lịch Bát Tràng – những trải nghiệm văn hóa làng nghề cổ truyền” mang đến cho

Trang 9

du khách những khoảnh khắc thoải mái, thư giãn Du khách có thể tự do mua sắm, tự

do tìm hiểu làng nghề mà không phải lo bị chặt chém, chèo kéo Chúng tôi mong mỏigây dựng được trong mắt du khách một hình ảnh thật khác và thật mới về Việt Nam,

đó là một Việt Nam thân thiện, hiếu khách thực sự

PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội - Viện

Xã hội học, băn khoăn: “Các sản phẩm du lịch có sự trùng lắp giữa các làng nghề.

Khách tham quan đi đến làng nghề nào cũng thấy những quà lưu niệm như vòng đeo tay, dây đeo giống hệt nhau Đặc biệt là vào các kỳ lễ hội thì độ trùng lắp càng cao Dường như các làng nghề, các lễ hội mặc chung một bộ quần áo, họ không nhấn mạnh được thế mạnh của mình”

Điều đáng nói là du lịch làng nghề còn phát triển tự phát, thiếu tính chuyênnghiệp; ngay cả những làng nghề thu hút du khách đến tham quan cũng vậy Tại không

ít điểm du lịch làng nghề, du khách phải lắc đầu ngán ngẩm về sự đơn điệu họ chỉbiết tha thẩn trên đường làng, nhìn ngắm những người thợ làm việc Điều thất vọnghơn đối với du khách là khâu thuyết minh ở nhiều làng nghề hầu như chẳng theo bàibản gì Đã vậy, không ít tour làng nghề hiện còn thiếu ngay cả cái tối thiểu nhất làcung cấp cho du khách một bản thuyết minh tường tận về lịch sử làng nghề và đặc thùcủa những sản phẩm trong làng nghề ấy

Bên cạnh đó, tình trạng chung của người dân ở các làng nghề là thiếu kiến thức

về du lịch và không biết ngoại ngữ Người dân không có hiểu biết về tiếp thị, khôngđược học cách tiếp khách du lịch Kết quả là khách du lịch đến tham quan nhưngkhông biết phải tham quan cái gì, không hiểu gì về văn hóa cũng như tập quán sản xuấtcủa nơi tham quan vì không có cơ hội tiếp xúc với người dân và công việc của họ

Ngoài ra, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở các làng nghề cũng là vấn

đề đáng lưu tâm “Chúng ta có thể thấy rằng trong bất cứ địa hạt nào của văn hoá,

đạo đức đến trình diễn, du lịch đều xuất phát từ truyền thống Vì vậy, chúng ta không tận dụng được cái mạch truyền thống ấy thì chẳng khác tự trói tay, trói chân mình Cái có sức hút lâu bền, thu hút đặc biệt du khách nước ngoài chính là bản sắc văn hóa nội tại ở mỗi miền”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh Theo các chuyên gia, làng

Trang 10

Gốm về những điều khó khăn trong công việc và trên hết được thấy những nét đặc sắc

về văn hóa, để vì sao tục ngữ có câu “Sống làm trai Bát Tràng, chết làm Thành Hoànglàng Kiêu Kị” Điểm nổi bật trong sản phẩm du lịch mà chúng tôi muốn nhấn mạnh đó

là Trải Nghiệm Văn Hóa Việt.

1.2 Môi trường kinh doanh (Vĩ mô), cung cầu và tình hình cạnh tranh chung

1.2.1 Môi trường nhân khẩu, xã hội, văn hóa

2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005 2004 0

(Nguồn: http://vietnamtourism.gov.vn/)

Bảng số lượng khách quốc tế tới Việt Nam và tốc độ thay đổi

Năm Số lượng khách quốc tế Tốc độ thay đổi

Trang 11

(Nguồn: http://vietnamtourism.gov.vn/)

Trên đây là số lượng khách du lịch tới Việt Nam và lượng khách theo khu vựctrong những năm vừa qua Ta có thể thấy số lượng du khách quốc tế tới Việt Nam tăngliên tục trong những năm vừa qua Ta có thể thấy môi trường vĩ mô (nhân khẩu) kháthuận lợi để phát triển du lịch Ngành có tốc độ tăng trưởng rất nhanh Thu nhập củangành đã tăng từ 1,350 tỷ đồng trong năm 1990 lên tới 70,000 tỷ đồng trong năm 2009(tăng trưởng trung bình 123%/năm) Tốc độ tăng trưởng thu nhập hang năm trong giaiđoạn 2001-2009 đạt 16.6% Ngay cả khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàncầu năm 2009, ngành du lịch Việt Nam vẫn tăng trưởng 8% Ngành hiện đóng góp hơn4% vào GDP cả nước và mang đến lượng ngoại hối dồi dào cho quốc gia, tạo nhiềuviệc làm trong nước Dự báo đến năm 2020, ngành sẽ đóng góp đến 8% GDP

(Nguồn: Báo cáo ngành du lịch 2010)

1.2.2 Môi trường kinh tế

Bối cảnh kinh tế toàn cầu

Tình hình thị trường tài chính được cải thiện cho thấy nền kinh tế thực đã cóbước ngoặt lớn Sản lượng công nghiệp toàn cầu từ chỗ rất yếu kém trong gần hết sáutháng cuối năm 2011(một phần do gián đoạn nguồn cung do động đất và sóng thần ởNhật Bản và lũ lụt hoành hành tại Thái Lan) đã bắt đầu tăng trở lại vào quý một năm

2012 – tăng trưởng với tốc độ 10,1 phần trăm một năm trong ba tháng tính đến hếttháng Hai năm 2012 Hoạt động sản xuất công nghiệp mạnh mẽ nhất là ở các nướcđang phát triển Sự hồi phục này một phần là do nới lỏng chính sách tiền tệ ở các nướcđang phát triển trong sáu tháng cuối năm 2011 để đối phó với trong bối cảnh tăngtrưởng chậm và lạm phát giảm

Trang 12

Lạm phát đã giảm trên phạm vi toàn cầu, mặc dù giá lương thực trong nước ởmột số nước vẫn còn cao Nhìn chung, lạm phát ở các nước đang phát triển đã giảmđáng kể từ năm 2011, chủ yếu phản ánh qua việc giá lương thực trong nước ở cácnước đang phát triển giảm tốc độ tăng giá xuống dưới 5,5 phần trăm trong quý bốnnăm 2011 (3 tháng/3 tháng điều chỉnh theo thời vụ) Lạm phát giá lương thực hiện naythấp hơn mức lạm phát chung 1 điểm phần trăm Mặc dù việc bình ổn lạm phát giálương thực trong nước là một tin mừng, song giá lương thực trong nước ở các nướcđang phát triển vẫn cao hơn giá tiêu dùng phi lương thực 25 phần trăm so với đầu năm

2005 – cho thấy tác động đến thu nhập thực là rất lớn, đặc biệt là đối với dân nghèothành thị vì lương thực thường chiếm đến trên năm mươi phần trăm tổng chi tiêu củagia đình

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức khá thấp — do bị kìm hãm bởinhiều yếu tố bất lợi Nhìn chung, GDP toàn cầu năm nay dự kiến chỉ tăng trưởng 2,4phần trăm Ở các nước có thu nhập cao, dự báo GDP chỉ tăng trưởng 1,6 phần trămtrong năm nay do giá dầu cao, khu vực ngân hàng đình đốn và chính sách thắt lưngbuộc bụng vẫn được tiếp tục Hầu hết các nước đang phát triển cũng sẽ có tốc độ tăngtrưởng kinh tế năm 2012 thấp hơn so với hai năm 2011 và 2010 Nhiều rủi ro lớn chotriển vọng tăng trưởng toàn cầu xuất phát từ các chính sách không rõ ràng ở châu Âu,hạn chế năng lực tăng trưởng ở một số nước lớn có thu nhập trung bình, luồng vốn yếu

và giá dầu biến động ở mức cao do các diễn biến địa chính trị ở Trung Đông và vùngVịnh

Mặc dù kiểm soát khủng hoảng sẽ tiếp tục là công việc chính của các chính phủtrong thế giới phát triển, song các nước đang phát triển cần phải chuyển trọng tâm chú

ý của mình sang cải cách cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng.Hầu hết các nền kinh tế đangphát triển đều đã hồi phục trở lại sau khủng hoảng Trọng tâm của các nền kinh tế nàycần chuyển sang kiểm soát áp lực tăng trưởng nóng, giảm bớt rủi ro đối với các cú sốc

từ bên ngoài và đầu tư vào các cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng - nhữngnhiệm vụ này càng phức tạp hơn trong điều kiện bất ổn của khu vực tài chính do chínhsách tiền tệ nới lỏng ở những quốc gia có thu nhập cao

Bối cảnh kinh tế khu vực

Tăng trưởng ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục giảm nhẹ trongnăm 2011.Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương tăng trưởng 8,3% trong năm 2011, giảmmạnh từ mức tăng trưởng gần 10% trong năm 2010 Sự sụt giảm này chủ yếu là dotăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến thấp hơn so với dự báo, cộng với lũlụt nặng nề ở Thái Lan Xuất khẩu ròng là nguyên nhân kéo lùi tăng trưởng của khuvực, trong đó thương mại hàng điện tử vốn chiếm đến 40 phần trăm tổng kim ngạchxuất khẩu toàn khu vực không hề tăng trưởng, và dòng vốn vào ròng giảm sút khoảng

Trang 13

một phần ba Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng mạnh do giá hàng hóa tăng cao.Cầu trong nước và đầu tư vẫn cao, mặc dù chính sách thắt chặt của Trung Quốc làmcho bức tranh đầu tư tư nhân vốn phụ thuộc vào tín dụng trở nên ảm đạm hơn, trongkhi đầu tư công chậm lại do chính phủ chấm dứt gói kích cầu nhằm vào khu vực cơ sở

2011 hầu như không thay đổi so với năm 2010, do sự hồi phục năng lực sản xuất sauđợt lũ lụt trong quý 4 rất mạnh mẽ và bù đắp được cho những sụt giảm trong các thángđầu năm Tăng trưởng ở Trung Quốc và Mông Cổ chậm lại, và tăng trưởng của Mông

Cổ giảm mạnh trong quý 4, làm gián đoạn một thời kỳ tăng trưởng mạnh

Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn giảm sút, song dự báo cho biết tỉ lệnghèo sẽ vẫn tiếp tục giảm Số người nghèo sống dưới mức $2 một ngày ở khu vựcĐông Á-Thái Bình Dương ước tính sẽ giảm xuống còn 487 triệu vào năm 2013, tứcchỉ còn khoảng một nửa số người nghèo vào năm 2002 Tuy nhiên, con số người thoátnghèo rất cao của Trung Quốc chiếm phần lớn trong kết quả này Tuy vậy, trong tươnglai, ở Trung Quốc cũng như ở các nước khác trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương,thành tích giảm nghèo dự báo sẽ chậm lại, phản ánh triển vọng tăng trưởng chậm lạitrong khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính và đặc điểm phân hóa ngày càng tăngtrong bức tranh nghèo đói ở mỗi quốc gia

Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Việt Nam bước vào năm 2011 trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng Đó

là bối cảnh lạm phát gia tăng và luôn ở mức cao, thị trường ngoại hối biến động rấtmạnh, dự trữ ngoại hối sụt giảm nhanh, mức rủi ro quốc gia tăng mạnh sau khi mộttrong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất lâm vào tình trạng vỡ nợ, bội chi ngânsách và thâm hụt thương mại cao, khu vực ngân hàng và doanh nghiệp yếu kém.Những yếu tố bất ổn này cùng với sự thiếu vắng một chiến lược đủ tính thuyết phục đểgiải quyết những khó khăn đó dẫn đến tâm lý ngày càng bi quan về triển vọng kinh tếquốc gia

Trang 14

Tháng 2/2011, Chính phủ công bố một loạt biện pháp bình ổn nền kinh tế vàđảm bảo an sinh xã hội Tiền đồng Việt Nam bị phá giá 9,3% so với đô-la Mỹ và biên

độ giao dịch thu hẹp lại từ ±3 phần trăm xuống ±1 phần trăm Nghị quyết 11, tuyênngôn chính sách quan trọng nhất về bình ổn nền kinh tế, yêu cầu phải cắt giảm tăngtrưởng tín dụng, chống đô-la hóa nền kinh tế, hạ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu doanhnghiệp nhà nước và bảo vệ các hộ nghèo không bị tác động bởi giá năng lượng tăngcao Những biện pháp chính sách này được các nhà lãnh đạo cao nhất của quốc giatuyên bố rất rõ ràng và được thực hiện khá triệt để, kèm theo một số chính sách bổsung khi cần thiết

Mặc dù ban đầu nhiều người nghi ngờ về hiệu quả của Nghị quyết 11, song đếnnay rõ ràng là Nghị quyết 11 đã thành công trong việc chặn đứng nguy cơ bất ổn định

và giúp chính phủ khôi phục được uy tín của mình về khả năng điều hành kinh tế Lạmphát chung (so với cùng kỳ) đã giảm trong chín tháng liên tiếp - từ đỉnh điểm là 23%vào tháng Tám năm 2011 xuống còn 8,3% vào tháng 5/2012 Đồng thời, chênh lệch tỉgiá giữa thị trường tự do và tỉ giá chính thức hầu như ở mức tối thiểu, dự trữ ngoại hốidần dần được bổ sung và mức rủi ro tín dụng quốc gia liên tục giảm trong vòng mườihai tháng qua

Nền kinh tế Việt Nam dường như đang đi chậm lại trong vài tháng trở lại đây,tốc độ tăng trưởng trong hai quý đầu năm 2012 ước tính dưới năm phần trăm Tăngtrưởng GDP thực cũng trên chiều hướng đi xuống, giảm từ 6,8 phần trăm trong năm

2010 xuống còn 5,9 phần trăm năm 2011 và xuống mức thấp hơn là 4 phần trăm trongquý đầu của năm 2012 Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng quý hai dựbáo đạt khoảng 4,5 phần trăm - mặc dù phải dựa trên giả định đây là dự báo chứ khôngphải là ước tính, vì con số dự báo này được công bố gần bảy tuần trước khi kết thúcquý hai

(Nguồn: Báo cáo của ngân hàng Thế giới về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.

Website: www.worldbank.org.vn)

Nhận xét

Từ những bối cảnh kinh tế ở trên, ta có thể thấy người dân hay du khách quốc tế

sẽ phải đắn đo cho những quyết định du lịch của mình Mặc dù tình hình kinh tế thếgiới đang có phần cải thiện song lạm phát cao, GDP tăng trưởng thấp dẫn tới ngườidân phải thắt chặt chi tiêu hơn

Tuy nhiên nếu nhìn dưới một góc độ khác, lạc quan hơn thì sự sụt giảm kinh tếthế giới vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam, bởi lẽ khi thunhập không tăng trưởng du khách có xu hướng tìm tới những tour du lịch tiết kiệm chiphí và Việt Nam là điểm đến lí tưởng cho họ Tiền đồng Việt Nam bị phá giá 9,3% so

Trang 15

với đô-la Mỹ sẽ là một hiệu ứng thu hút khách du lịch hơn bởi với cùng một số tiền đô

la họ đổi được nhiều tiền Việt Nam hơn, chi tiêu được nhiều hơn

1.2.3 Môi trường chính trị, pháp luật

Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp hạng cao nhất về mức độ ổnđịnh chính trị Nếu so sánh với các quốc gia như Thái Lan, Iran thì quả thực ViệtNam là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và rất ổn định Không có những cuộc cạnhtranh chính trị gay gắt, không có những xung đột sắc tộc, tôn giáo nghiêm trọng Đây

là một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch

Có thể nói đây là một trong những điểm mạnh của Việt Nam so với các quốcgia khác trong khu vực Lấy ví dụ về Thái Lan, du lịch là một trong những ngành côngnghiệp trụ cột của đất nước này, chiếm 6% tổng sản phẩm giá trị quốc nội (GDP).Không những thế, ngành này còn tạo ra công ăn việc làm cho 15% lực lượng lao độngcủa Thái Lan Tuy nhiên, ngành du lịch lại đang là ngành phải chịu ảnh hưởng nặng nềnhất từ những cuộc biểu tình, bạo loạn Liên đoàn Các ngành công nghiệp Thái Lan(FTI) nhận định rằng cuộc xung đột chính trị có thể khiến ngành du lịch của nước nàythất thu hơn 1 tỷ USD

1.2.4 Môi trường tự nhiên

Việt Nam hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khíhậu nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa Chính bởi đặc điểm khí hậu đó, du khách

có nhiều lựa chọn cho việc du lịch của mình hơn ở Việt Nam Du khách quốc tế có thểlựa chọn thời gian du lịch vào những mùa mà họ yêu thích Họ có thể chọn du lịch vàomùa hè để cảm nhận cái nắng cháy da cháy thịt của miền bắc hoặc có thể chọn đi vàomùa đông để cảm nhận một cái lạnh cắt da cắt thịt rất khác của miền Bắc mà như hầuhết những du khách cảm nhận rằng “Cái rét của miền Bắc Việt Nam không hề giốngvới bất kì cái rét nào của Châu Âu

Từ những khác biệt về khí hậu đó, ngành du lịch Việt Nam có thêm một điểmđộc đáo để thu hút khách du lịch Đây là một yếu tố vĩ mô quan trọng tác động tới dulịch làng nghề Bát Tràng Thu hút được khách du lịch tới Việt Nam tức là du lịch BátTràng có nhiều cơ hội hơn tiếp cận với khách hàng của mình, có cơ hội quảng bá nétvăn hóa của mình với du khách quốc tế

1.2.5 Môi trường cạnh tranh

So sánh giữa Việt Nam và các nước khác thì cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam

và các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore Những nướcnày vốn nổi tiếng về chất lượng dịch vụ lẫn chiến lược phát triển từ khá lâu trong khiViệt Nam vẫn còn đi sau các quốc gia này

Trang 16

Bảng: Chỉ số cạnh tranh trong du lịch và lữ hành 2011 của châu Á - Thái Bình Dương

Quốc gia Xếp hạng của

Qua bảng số liệu trên đây, mức độ cạnh tranh du lịch của Việt Nam là khá kém

so với các nước trong khu vực do chưa có những chiến lược cụ thể cho du lịch, cơ sở

hạ tầng còn yếu kém Đây là một yếu điểm của Việt Nam cần khắc phục kịp thời, bởi

du lịch là ngành công nghiệp không khói, mang lại lợi nhuận và doanh thu rất lớn.Chúng ta có tiềm năng nhưng chúng ta không biết phát huy thì đó là một điều thiếu xótlớn

Về môi trường cạnh tranh trong Việt Nam, các địa phương trong cả nước, nhất

là các tỉnh du lịch trọng điểm đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, tháo gỡ các cơ chế,chính sách để thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch,phát triển sản phẩm du lịch mới, kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư đàotạo nguồn nhân lực du lịch cũng như các hoạt động xúc tiến du lịch Nhiều khu du lịch,resort, khách sạn mới được khởi công hoặc hoàn thành đưa vào phục vụ du lịch đã gópphần đáng kể vào vào việc tăng cường năng lực, điều kiện cho ngành

Các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế đã năng động, sáng tạo,

có tư duy và cách làm mới, tranh thủ những thuận lợi, tận dụng mọi thời cơ để thu hútkhách du lịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong điều kiện còn nhiều khó khăn ởtrong nước, khu vực và thế giới

Tổng cục Du lịch tiếp tục duy trì triển khai các nhiệm vụ thường xuyên liênquan quản lý lữ hành, khách sạn Đến năm 2011, cả nước có 960 doanh nghiệp lữ hành

Trang 17

quốc tế, trong đó chỉ có 15 doanh nghiệp nhà nước, 323 công ty cổ phần, 16 công tyliên doanh, 603 công ty TNHH và 04 công ty tư nhân Về công tác quản lý cơ sở lưutrú du lịch: Tính đến tháng 12/2011, cả nước có khoảng 12.000 cơ sở lưu trú du lịchvới 265 000 buồng (trong đó 48 khách sạn 5 sao với 12.121 buồng; 126 khách sạn 4sao với 15.517 buồng; 273 khách sạn 3 sao với 18.990 buồng) Đầu tư xây dựng cáckhách sạn, resort có qui mô lớn, chất lượng cao đã trở thành xu hướng chủ đạo trongthu hút đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ của ngành du lịch.

Hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh cả song phương và

đa phương nhằm tranh thủ kinh nghiệm, hợp tác và hỗ trợ quốc tế cho Du lịch ViệtNam Dự án du lịch với tài trợ của EU trị giá 11 triệu Euro chuẩn bị triển khai sẽ gópphần tăng nguồn lực cho phát triển của Du lịch Việt Nam

Tình hình trên cho thấy ngành du lịch đang là một ngành tiềm năng tuy nhiêncòn bị bỏ ngỏ Bởi vậy du lịch làng nghề có cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm du lịchkhác trong nước Bên cạnh đó, thị trường chưa hề có một sản phẩm nào tương tự nhưvậy

1.3 Khách hàng và hành vi tiêu dùng chung

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạtđộng kinh doanh của ngành Nói như vậy để thấy khách hàng quan trọng như thế nàođối với bất kỳ ngành nào Ngành du lịch cũng không phải là một ngoại lệ Có thể kểđến một vài lý do để thấy tại sao áp lực từ khách hàng lại không hề nhỏ ở Việt Namcho ngành du lịch

Trước hết ta có thể thầy một điều rằng, khách du lịch rất đa dang và phong phú

Họ thuộc hầu hết các lứa tuổi, giới tính, tôn giáo và đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.Mỗi khu vực, mỗi đất nước lại có những nét văn hóa khác nhau, đôi khi là đối nghịchnhau bởi vậy để thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng chúng ta phải am hiểu được vănhóa, phong tục tập quán của khách hàng, phải nắm bắt được khách hàng cần gì, muốn

gì và kì vọng gì ở một chuyến du lịch

Một ví dụ đơn giản, nếu khách hàng là người trên 50 tuổi thì mục đích du lịchphần lớn của họ là nghỉ ngơi, thư giãn trong khi đó mục đích của những khách hànglứa tuổi trên dưới 20 tuổi là được khám phá, trải nghiệm, tìm tòi những thứ mới Làm

du lịch, cần nắm bắt được những mong muốn hết sức cơ bản đó của du khách

Đi du lịch là du khách tới những miền đất mới, xa lạ với họ nên tâm lí chungcủa hầu hết mọi người là cẩn trọng, dè chừng trước những quyết định Họ thận trọngtrong các quyết định tài chính của mình như giá khách sạn, giá đồ ăn,… Vì vậy, để tạocho khách du lịch một cảm giác an toàn chúng ta cần phải có những kế hoạch rõ ràng

về lịch trình cũng như chi phí cho khách du lịch của mình

Sau đây em xin trích dẫn 10 lí do thú vị mà khách du lịch tìm đến Việt Nam

Trang 18

Trên trang blog cá nhân của Tara, một giáo viên quốc tế có thâm niên 5 năm giảng dạy tiếng Anh tại TP HCM, đã liệt kê ra 10 lý do mà khách Tây đến Việt Nam,

nó có vẻ mới lạ, kỳ quái

Dưới dây là 10 lý do được blogger này liệt kê trên trang Herdailydigest.com:

Lý do thứ nhất: Đến để kết hôn

Vì bạn muốn kết hôn với một chàng trai châu Á bảnh bao hoặc một cô gái châu

Á xinh xắn Tôi không thể phê phán bạn vì lý do này, vì người Việt Nam thật sự… hấpdẫn

Lý do thứ 2: thử cảm giác mạnh

Bạn muốn thử cảm giác mạnh, đầy hấp dẫn trên một chiếc xe máy, điều mà bạnhầu như không có cơ hội thực hiện ở nước mình, thậm chí là hầu hết các nước kháctrên thế giới

Lý do thứ 3: tìm lại những cảnh quay nổi tiếng đã được xem trên phim

Trang 19

Bạn đến Việt Nam để tìm lại những cảnh quay trong bộ phim của Chuck Norris(võ sư kiêm diễn viên phim hành động nổi tiếng thế giới của Mỹ) về Việt Nam ChuckNorris đã đến Việt Nam quay phim trong những năm 1980 Còn bây giờ đã là năm

2012, và Việt Nam đã thay đổi rất nhiều

Chuck Norris đã từng đến đây!

Lý do thứ 4: chơi golf

Bạn đến Việt Nam chỉ vì muốn chơi golf Hầu hết người Hàn Quốc mà tôi đãgặp trong khu phố của tôi nói rằng đây là một cách rẻ hơn để chơi golf so với ở HànQuốc

Trang 20

Hãy đến Việt Nam nếu bạn muốn có một làn da rám nắng.

Nếu bạn luôn mơ ước có một làn da sẫm màu hơn nhưng thường thất bại khi làn

da chỉ ngả sang màu cam thì hãy tìm đến Việt Nam Tại đây rất có thể bạn sẽ có đượcmột làn da rám nắng như ý muốn

Lý do thứ 8: có kỳ nghỉ hưu lý tưởng

Khi đã nghỉ hưu, không phải là ý tưởng tệ nếu bạn dành một khoảng thời gian

để sống ở Phú Quốc, Nha Trang hoặc Vũng Tàu, đặc biệt nếu bạn là người yêu biểnnhưng thường ít có thời gian gần gũi với những bãi biển Đây cũng là một dự định tôi

sẽ thực hiện sau này

Lý do thứ 9: giá máy bay rẻ

Cũng có thể bạn sẽ đến Việt Nam vì những chuyến bay giá rẻ Có rất nhiềuhãng hàng không cung cấp những chuyến bay giá rẻ cả trong và ngoài Việt Nam nhưAir Asia, Tigerairways và Cebupacific… Nếu may mắn, bạn có thể đặt được vé máybay khứ hồi Hà Nội - TP HCM với giá chỉ có 300.000 đồng

Lý do thứ 10: tìm cơ hội buôn bán

Vì bạn có một cửa hàng bán đồ tơ lụa, cà phê, chè, túi North Face, túi xáchKipling… tại chợ Bến Thành hoặc trung tâm thương mại Saigon Square, như một sốngười bạn của tôi Một người trong số đó còn xuất khẩu cả đồ nội thất từ TP HCMsang Philippines

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING 2.1 Làng gốm Bát Tràng và các nguồn lực

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng nghề

Lịch sử hình thành làng gốm

Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng gốm Bát

Tràng Đại Việt sử ký toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thứ 12 (1352)

mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất" Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ

Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh,đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sôngNhị (sông Hồng) đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng Dư

địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có đoạn "Bát

Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang Hai làng ấy cung ứng

đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm"

Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm này cóthể ra đời sớm hơn Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồngốc của nghề gốm như sau:

Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào TríTiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống Sau khi hoàntất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại TriềuChâu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại Ở đây có lò gốm nổitiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúngquê hương Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng Đào Trí Tiếntruyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ LưuPhương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏmàu vàng thẫm Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ítnhiều sai biệt về tình tiết Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý,ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127

Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, có dòng họNguyễn Ninh Tràng Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trườngVĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá ( nay thuộc tỉnh Ninh Bình), nhưng chưa có tưliệu xác nhận Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm,Nguyễn ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên vàBạch Bát) Vào thời Hậu Lê khoảng cuối thế kỉ thứ 14 - đầu thế kỉ 15 và đầu thờiNguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủTrường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của

Trang 22

xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thíchhợp với nghề làm gốm Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở BồXuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời Điều này được xácnhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiềunơi ở vùng này.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trungtâm chính trị của nước Đại Việt Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thươngnhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp Sự ra đời

và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làngxung quanh, trong đó có làng Bát Tràng Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng,một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đâycùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng).Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thànhmột trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhàMinh

Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trêncũng như khẳng định sự hình thành của làng Những công trình khai quật khảo cổ họctrong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốmBát Tràng Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạncuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn Trong quá trình phát triển nghềgốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhậnmột số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc

Vì sao lại lấy tên là Bát Tràng ?

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng BátTràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát 鉢

là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là

"cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn Theo các cụ già trong làng kểlại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn,

nguồn gốc Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng

không được quên gốc" Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các

chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場

Sự phát triển của làng nghề

Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tếthị trường Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần, nhữngcông ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến lànhững đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình Xã Bát Tràng nay đã trở thành một trungtâm gốm lớn

Ngày đăng: 27/03/2014, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w