Phân tích cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh, thị phần, chiến lược Marketing của họ (thị trường mục tiêu, định vị, Marketing mix )

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Marketing: Du Lịch Bát Tràng (Trang 27 - 30)

Marketing của họ (thị trường mục tiêu, định vị, Marketing mix …)

Khi tham gia vào kinh doanh du lịch, Bát Tràng tuy có những nét độc đáo, đặc trưng riêng nhưng vẫn phải nhận biết và hiểu về các đối thủ cạnh tranh của mình. Sản phẩm du lịch làng nghề chưa được thực sự chú trọng, tuy nhiên khi một nơi phát triển chắc chắn các làng nghề khác sẽ bắt chước, cạnh tranh lại với mình. Chúng em nhận thấy Bát Tràng có nhiều đối thủ tiềm ẩn, chính là các làng nghề truyền thống khác.

Hiện nay, cũng như Bát Tràng, họ chưa có một chiến lược cụ thế cho du lịch, chưa quan tâm và phát huy những tiềm năng sẵn có.

Hiện nay, trong khu vực Hà Nội và xung quanh Hà Nội, có thể kể đến: Làng Lụa Vạn Phúc, làng gỗ Đồng Kỵ, công viên Thiên Đường Bảo Sơn, khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên, khu du lịch Đầm Long...như là các đối thủ cạnh tranh của làng Gốm Bát Tràng.

Làng Lụa Vạn Phúc: Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ XV, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè bạn xa gần bốn phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc (thị xã hà Ðông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của ta.

Làng gỗ Đồng Kỵ: Làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ truyền thống Đồng Kỵ là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất về đồ gỗ mỹ nghệ không những chỉ trong tỉnh Bắc Ninh, trong nước mà còn ở các nước. Cùng với các làng nghề truyền thống khác của tỉnh Bắc Ninh, Đồng Kỵ đang ngày càng phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm làm rạng danh mảnh đất trăm nghề. Hiện Đồng Kỵ Đang là một trong những làng giàu nhất của tỉnh Bắc Ninh.

Công viên Thiên Đường Bảo Sơn: Toạ lạc trên một không gian rộng lớn và thoáng đãng chỉ cách Trung tâm hội nghị Quốc gia 6 km dọc theo Đại lộ Thăng Long, Thiên Đường Bảo Sơn là khu giải trí duy nhất tổng hợp cả lĩnh vực kinh tế và du lịch, là nơi kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Đây là nơi nghĩ dưỡng, tham quan hấp dẫn đối với du khách.

Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên: Cách trung tâm Hà Nội 60 km về phía Sơn Tây, Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên thuộc xã Vân hòa, huyện Ba Vì là nơi phong cảnh ngoạn mục, sơn thủy hữu tình, trong một khu vực có rừng nguyên sinh. Khu du lịch Đầm Long : Tọa lạc trong khu vực rừng Bằng Tạ với hệ sinh thái, động thực vật phong phú, bao gồm 50 hecta diễn tích mặt nước và 20 hecta diện tích rừng nằm cách trung tâm Hà Nội 70km. Đây là điểm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần lý tưởng cho du khách gần xa.

Trong các đối thủ cạnh tranh của Bát Tràng, có lẽ làng Lụa Vạn Phúc và Công Viên Thiên Đường Bảo Sơn là những đối thủ đáng gờm nhất, bởi đây là 2 địa điểm đã có tiếng vang trong du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Trong phần phân tích đối thủ cạnh tranh này, nhóm em sẽ trình bày về làng Lụa Vạn Phúc. Làng Lụa Vạn Phúc được coi như một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của làng Gốm Bát Tràng vì cả hai địa điểm này đều là làng nghề truyền thống và đã có từ lâu đời.

Cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km về phía nam, Vạn Phúc như một dải lụa uốn quanh bờ sông Nhuệ. Vạn phúc được biết đến với những sản phẩm lụa chất lượng cao

thể hiện sự tinh tế, tinh xảo của người thợ. Lụa Vạn Phúc bền, đẹp, khoác lên người có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng mà mềm mại, thêm vào đó là dáng vẻ thanh tao, sang trọng, quý phái, tôn thêm vẻ đẹp của người mặc. Chính vì lẽ đó nên dù trên thị trường có khá nhiều loại lụa khác nhau với mẫu mã phong phú nhưng rất nhiều người, đặc biệt là du khách nước ngoài vẫn chọn Vạn Phúc là điểm đến để tìm mua quà cho người thân và bạn bè. Đó chính là thương hiệu riêng mà lụa Hà Đông đã tạo dựng được trong lòng du khách gần xa. Thương hiệu này chính là nhờ vào chất lụa. Lụa Vạn Phúc có đặc điểm riêng, không thể lẫn lộn với những loại lụa khác. Lụa mềm, mỏng, nhẹ, thoáng mát nhưng không rạn, nhăn, qua thời gian dài mà mầu không phai, hoa văn vẫn sắc nét, sợi lụa không bị xê dịch. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc đã nhận được nhiều giải thưởng: Huy chương vàng tại hội chợ Giảng Võ (1988-1990), Huy chương vàng tại hội chợ Quang Trung - TP Hồ Chí Minh (1991 - 1992), danh hiệu Sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn tại hội chợ Hải Phòng - Expo năm 2002...

Tới thăm Vạn Phúc vào những ngày này, có thể bắt gặp khá nhiều du khách tới tham quan mua lụa. Phố lụa thật tươi vui, náo nhiệt. Khách du lịch rất đa dạng, có khách trong nước, khách nước ngoài, khách đi lẻ, khách đi theo đoàn... tất cả đều thấy thích thú với những sản phẩm lụa phong phú nhiều mẫu mã trong các gian hàng. Tới Vạn Phúc, không những được trực tiếp chọn lựa những loại lụa yêu thích, du khách còn được tìm hiểu quy trình làm ra một tấm lụa. Đó chính là điểm hấp dẫn làm tăng lượng khách du lịch tới đây. Theo ông Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, năm 2008 là một năm khó khăn đối với kinh tế chung, Vạn Phúc cũng không nằm ngoài tình hình đó. Tuy nhiên, lượng khách tới đây vẫn khá lớn. Đặc biệt vào mùa hè và những ngày cuối tuần, số khách có thể lên tới 300 - 400 người/ngày. Đây là một tín hiệu đáng vui mừng, thể hiện sự nỗ lực rất lớn trong việc thu hút khách du lịch của hiệp hội làng nghề nói riêng và UBND phường Vạn Phúc nói chung. Chất lượng lụa ngày càng được nâng cao hơn, mẫu mã đa dạng, hoa văn cũng tinh tế hơn, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Nếu như trong lịch sử, Hà Đông được biết đến với những mẫu lụa để may đồ cho vua quan hay những gia đình giàu, đó là những vuông lụa cổ mang đậm dấu ấn của một thời phát triển huy hoàng, thì nay, lụa Vạn Phúc có những sản phẩm mới với hoa văn cách điệu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đủ mọi lứa tuổi, mọi sở thích. Gần đây, ông Chỉnh đã sáng tạo ra hai mẫu lụa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là "Sản phầm tiêu biểu hội thi sản phẩm thủ công" là Lụa tơ tằm mẫu hoa ban và sản phẩm lụa tơ tằm mẫu hoa loa kèn. Hai sản phẩm này là bước đầu của quá trình sáng tạo không ngừng, tự đổi mới mình của ông nói riêng và những người thợ Vạn Phúc nói chung, nhằm tạo ra những bước tiến theo kịp sự phát triển của xã hội.

Vạn Phúc quan tâm tới du lịch là một trong những hướng phát triển chính. Để đẩy mạnh ngành công nghiệp không khói này cần sự hợp tác đầu tư và giúp đỡ của nhiều ban, ngành, đoàn thể. Đứng trước nhiều thách thức, khó khăn trong tình hình mới, Vạn Phúc đã nỗ lực thu hút khách hàng dựa vào thương hiệu, vào những sản phẩm chất lượng cao và vào sự tâm huyết của những nghệ nhân xứ lụa. Ngoài ra, Vạn Phúc đã tổ chức và tham gia nhiều sự kiện, nhằm quảng bá hình ảnh của lụa Hà Đông. Có thể kể tới là chương trình Lễ hội du lịch làng nghề năm 2004 do Sở Du lịch Hà Tây (nay là Sở Du lịch Hà Nội) phối hợp nhiều công ty du lịch trong và ngoài nước thực hiện. Đó chính là một ngày hội lớn, là cơ hội để người dân xứ lụa giới thiệu với bạn bè và du khách về nét đặc sắc, độc đáo và tinh tế của sản phẩm lụa Hà Đông. Gần đây nhất, năm 2008, Vạn Phúc với hơn 300 người đã tham gia tích cực vào chương trình lễ hội tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về với thiên nhiên, về với những nét văn hóa truyền thống ngày càng tăng cao. Vạn Phúc ngày nay cũng đang cố gắng tập trung phát triển những thế mạnh, nhằm phát huy tiềm năng du lịch một cách hợp lý và xứng tầm. Ông Nguyễn Hữu Chỉnh cho biết, hiện nay Vạn Phúc đang được đầu tư phát triển. Theo quy hoạch, tới năm 2011, Vạn Phúc sẽ hoàn thiện một hệ thống các công trình nhằm phát triển du lịch làng nghề. Đó là ba công trình lớn: khu sản xuất trung tâm công nghiệp với diện tích 13 ha, trung tâm giới thiệu sản phẩm và nhà truyền thống gắn liền với đền thờ tổ nghề dệt lụa. Ngoài ra là kế hoạch tu bổ, củng cố những công trình lịch sử của địa phương như đền, chùa, miếu mạo. Những hoạt động này chắc chắn sẽ làm thay đổi diện mạo của Vạn Phúc, khắc phục cơ bản những hạn chế, cũng như khó khăn mà xứ lụa đang phải đối diện hiện nay. Thêm vào đó, hiệp hội làng nghề cũng đang kết hợp các hãng du lịch như Vinatour tổ chức đưa khách du lịch tham quan quê lụa, phối hợp thực hiện các chương trình truyền hình quảng bá nét độc đáo, đặc sắc của làng nghề tới công chúng. Đầu tư phát triển du lịch và thực hiện những phương thức tiếp thị hiệu quả sẽ đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển và giới thiệu sản phẩm lụa Vạn Phúc tới bạn bè trong khu vực và quốc tế.

Bát Tràng cần phải hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có thể tìm cho mình được một hướng đi riêng để cạnh tranh với làng Lụa Vạn Phúc và những đối thủ khác. Từ đó dần dẫn gây dựng một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Marketing: Du Lịch Bát Tràng (Trang 27 - 30)

w