Mục tiêu kinh doanh

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Marketing: Du Lịch Bát Tràng (Trang 26 - 27)

Mục tiêu kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào. Song, không phải doanh nhân nào cũng xác định chính xác và đặt ra mục tiêu khả thi cho doanh nghiệp. Và cũng không phải ai cũng hiểu tầm quan trọng của mục tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra cũng phải linh hoạt theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và những biến động của thị trường.

Dù vậy, việc hoàn thành mục tiêu đề ra là yêu cầu thiết yếu trong sự nghiệp của doanh nhân. Chủ doanh nghiệp thông minh sẽ biết cách phân tích, đánh giá và ưu tiên thực hiện những mục tiêu quan trọng.

Thư giãn đúng lúc và đúng cách là bước đầu tiên khiến doanh nhân tự tin tiến tới các mục tiêu mà họ đang theo đuổi. Những doanh nhân thành đạt đều biết biến mục tiêu thành một trò chơi thú vị và cần thiết. Từ đó, họ cải thiện cơ hội kinh doanh và hoàn thành mục tiêu một cách dễ dàng. Việc đặt ra một mục tiêu mới sẽ tiếp tục thách thức chủ doanh nghiệp vươn tới những cái đích cao hơn. Người “chèo lái” con thuyền doanh nghiệp cũng cần biết rũ bỏ phiền muộn và đặt ra đích mới để vượt lên thất bại. Họ biết cách biến thất bại thành bài học kinh nghiệm quý báu để không bao giờ lặp lại sai lầm.

Trí tưởng tượng phong phú sẽ như một liều “tăng lực” cho hưng phấn kinh doanh của nhà đầu tư. Bởi chỉ khi hiểu được niềm hạnh phúc thế nào khi hoàn thành mục tiêu thì người ta sẽ càng ham mê phấn đấu đến cùng để đạt được điều đó. Tuy nhiên, mọi mục tiêu chỉ khả thi khi nó được đặt ra một cách cụ thể trên cơ sở thực tế, đồng thời đảm bảo các yếu tố về tài chính, kiến thức... Cần xem xét mức độ quan trọng để quyết định thời gian thực hiện mục tiêu dài hay ngắn. Về cơ bản, các mục tiêu dài hạn có thể quan trọng và to lớn hơn các mục tiêu ngắn hạn.

Hiểu một cách đơn giản nhất, mục tiêu là điều mà doanh nhân đang nhắm tới. Tuy nhiên, các mục tiêu luôn đóng vai trò quyết định trong mọi thành quả kinh doanh của nhà đầu tư, dù theo nhiều cách khác nhau. Quy trình đặt ra mục tiêu sẽ buộc chủ doanh nghiệp suy nghĩ một cách kỹ lưỡng về những gì họ mong muốn, cũng như các biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng kinh doanh. Quy trình này giúp “người trong cuộc” định hướng hợp lý suốt lộ trình vươn tới các kết quả cao hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.

Mục tiêu chính là bộ khung của công việc, giúp doanh nhân xác định công việc nào là cần thiết, công việc nào không thật sự góp phần hoàn thành các tiêu chí đã đề ra. Thời gian biểu hợp lý, hành động quản lý, điều hành dứt khoát nhưng linh hoạt sẽ

ảnh hưởng không nhỏ đến thành công trong kinh doanh của mỗi người lãnh đạo doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể đề ra 3 mục tiêu trong từng thời kì nhất định.

Thứ nhất là mục tiêu ngắn hạn: Đem đến cho du khách một sản phẩm du lịch mới, du lịch làng nghề, trải nghiệm cuộc sống làng nghề thực sự… với hi vọng đem đến cho du khách một Bát Tràng thực sự, khác với phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp, dịch vụ “ khó chịu” trước kia.

Thứ hai là mục tiêu trung hạn: Xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch mới. Liên kết với các địa điểm du lịch, các làng nghề lân cận để phát triển sản phẩm du lịch “Văn hóa” hấp dẫn, thú vị hơn.

Thứ ba là mục tiêu dài hạn: Phát triển du lịch làng nghề đến với bạn bè trên thế giới. Phát triển sao cho khi nhắc đến du lịch Việt Nam thì “Du lịch làng nghề”, “Du lịch văn hóa” là những dịch vụ được xếp hàng đầu và được nhiều du khách mong đợi, háo hức khi tới Việt Nam. Đưa sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam lên một thứ hạng cao hơn so với các nước trong khu vực về chất lượng dịch vụ - đây là thứ mà chúng ta chưa có, thật sự yếu so với nước khác.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Marketing: Du Lịch Bát Tràng (Trang 26 - 27)