Chọn thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Marketing: Du Lịch Bát Tràng (Trang 38 - 39)

- Người lớn tuổi (Trên 45 tuổi): Nhóm người thuộc độ tuổi này đi du lịch vì họ muốn được nghỉ dưỡng, được thoải mái tinh thần, đầu óc Người trong độ tuổi này

3.5. Chọn thị trường mục tiêu

Sau khi đã sử dụng các tiêu thức để tiến hành phân đoạn thị trường thành các đoạn thị trường có những đặc điểm giống nhau, có những nét tương đồng nhau thì bây giờ cần phải lựa chọn thị trường mục tiêu. Đó là đoạn thị trường hấp dẫn để ta quyết định đầu tư và tập trung các nỗ lực Marketing của mình vào đó, với mong muốn mang lại hiệu quả cao nhất. Đó là những đoạn thị trường mà chúng ta có khả năng đáp ứng tốt nhất, nhu cầu lớn nhất và chúng ta có nhiều lợi thế cạnh tranh trên đoạn thị trường đó.

Trước tiên, ta cần phải đánh giá lại đặc điểm sản phẩm dịch vụ của mình. Sản phẩm du lịch của chúng ta là “Du lịch Bát Tràng – những trải nghiệm văn hóa làng nghề cổ truyền” là một sản phẩm du lịch mới trên thị trường. Nó đem tới cho du khách những điều mới mẻ. Khi tham gia du lịch, khách du lịch được sống, được trải nghiệm của sống tại một làng nghề cổ truyền của Việt Nam – Bát Tràng.

Từ những nhận định trên, nhóm chúng em nhận thấy đoạn thị trường thích hợp nhất đối với sản phẩm du lịch của mình là đoạn thị trường từ 18-30 tuổi và là du khách quốc tế. Chúng em tập trung vào những du khách quốc tế là người Châu Âu.

Có thể thấy ngay cái tên của sản phẩm du lịch “Du lịch Bát Tràng – những trải nghiệm văn hóa làng nghề cổ truyền” đã nói lên đây không chỉ là đi “chơi” mà là một “trải nghiệm” thú vị về cuộc sống. “Trải nghiệm” là những gì giới trẻ cần, và học hỏi tiếp thu văn hóa là những mong mỏi của hầu hết các du khách đến từ Châu Âu. Trong khi đó, thực tế trên thị trường chưa có những sản phẩm du lịch dành riêng cho từng đối tượng du khách. Đa phần du khách chỉ được đi thăm quan, nghe kể về những lịch sử, ăn một vài món ăn và chấm dứt tại đó. Bởi vậy, chúng em muốn tập trung vào đoạn thị trường này và khai thác triệt để tiềm năng của nó.

3.6. Định vị

Ngay từ cái tên “Du lịch Bát Tràng – những trải nghiệm văn hóa làng nghề cổ truyền” chúng tôi đã có những định vị về hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng.

Đầu tiên đó là một chuyến Du lịch, tức là du khách được tham quan, được giải trí và thư giãn. Chúng tôi muốn xây dựng trong tâm trí khách hàng về dịch vụ du lịch tốt nhất, thoải mái nhất Việt Nam.

Thứ hai, đó là một sự trải nghiệm, tức là du khách được am hiểu tường tận về quá trình sản xuất gốm sứ, được sống cùng người dân làng nghề, được hiểu về con người Việt Nam. Du khách sẽ thực sự được cảm nhận một cuộc sống ở Việt Nam như thế nào.

Thứ ba, đó là văn hóa làng nghề cổ truyền: Du khách được tiếp cận với những nét văn hóa cổ truyền của làng nghề : lễ hội, lịch sử, ẩm thực, phong tục,… Qua chuyến đi du khách sẽ phần nào hiểu được nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nằm ở đâu.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Marketing: Du Lịch Bát Tràng (Trang 38 - 39)

w