Cơ hội ( Oppurtunities)

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Marketing: Du Lịch Bát Tràng (Trang 34 - 36)

Được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch

Làng gốm cổ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, nằm mạn Bắc sông Hồng, cách Trung tâm Hà Nội khoảng 15km, được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết, được chọn làm điểm đầu tư phát triển làng nghề, bảo tồn làng gốm cổ. Tổng số các dự án đầu tư vào Bát Tràng tính đến nay trên 20 tỷ đồng tạo cho làng nghề này bộ mặt mới, cải thiện điều kiện môi trường phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa và tham quan du lịch của làng gốm sứ cổ, xây dựng mô hình hoạt động của các trung tâm dịch vụ thương mại làng nghề, trung tâm xúc tiến thương mại - khu du lịch vui chơi tại làng nghề Bát Tràng - Kim Lan, điểm du lịch giới thiệu nghề và sản xuất truyền thống và bảo tồn di tích lịch sử làng nghề.Với những dự án đầu tư mới cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho du lịch ở Bát Tràng sẽ được cải thiện trong tương lai. Đây là cơ hội rất tốt cho làng gốm sứ cổ Bát Tràng phát triển du lịch trở thành điểm đến chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn đối với du lịch văn hóa.

Cơ hội hợp tác với các công ty lữ hành

Trên thực tế, các làng gốm Bát Tràng từ lâu vẫn là điểm đến của các tour lữ hành quốc tế. Bát Tràng là nơi hoạt đông sản xuất vẫn còn khá sôi động. Tại đây người ta có thể vừa mua hàng vừa quan sát được quá trình làm gốm. Cùng với Đông Triều,

đây là những điểm đến không thể thiếu được trong chương trình du lịch của nhiều công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội; mặc dù thường là các điểm tranh thủ ghé thăm tuy nhiên bát tràng cũng là điểm du lịch từ lâu đã năm trong các tour du lịch. Đặc biệt hiện nay, có nhiều tour đi bát tràng tự tổ chức do sinh viên hay các tổ chức cá nhân đi trong ngày chứng tỏ thương hiệu du lịch bát tràng ngày càng khẳng định được vị trí trong tâm trí khách du lịch. Nhiều công ty du lịch cũng mở rộng các tour du lịch làng nghề với những nét độc đáo và đặc sắc truyền thống càng ngày càng thu hút đông đảo lượng khách du lịch.

Hầu hết các công ty lữ hành đều ký hợp đồng với một hoặc nhiều cửa hàng nằm trong khu vực làng Bát Tràng để khi đưa khách đến có nơi để ô tô, chỗ nghỉ ngơi cho khách.

Cơ hội đến từ thị trường khách nước ngoài

Bát Tràng được công nhận là thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của VN trên thị trường quốc tế. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp.Nghề gốm truyền thống Bát Tràng được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và giới thiệu trên nhiều phương diện khác nhau. Ông John S. Guy làm việc tại viện bảo tàng Victoria and Albert-London đã đánh giá cao về gốm Bát Tràng trong thời nhà Lý-Trần và cho rằng đồ gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói, gốm cổ Bát Tràng quả là niềm tự hào của người Việt Nam và hình ảnh người dân Bát Tràng làm việc miệt mài sẽ là những kỷ niệm trong ký ức của ông. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên tới 40 triệu USD, có nhiều lô hàng xuất khẩu, đặc biệt được đặt trước từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn đối với việc thu hút khách du lịch nước ngoài đến với Bát Tràng bởi có rất nhiều thương gia nước ngoài muốn đến Việt Nam và muốn đến làng Bát Tràng để tham quan quá trình sản xuất cũng như tìm hiểu trong kinh doanh.

Được sự quan tâm của các hiệp hội gốm sứ truyền thống trong và ngoài nước

Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu "Bát Tràng Việt Nam-1.000 năm truyền thống".

Về Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng-làng cổ tồn tại song song với một Bát Tràng -đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quản Trị Marketing: Du Lịch Bát Tràng (Trang 34 - 36)

w