yếu tố tác động đến chất lượng công trình.
1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý con người.
- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn so với tổng số lao động trong Công ty.
Nếu tỷ lệ nay nhỏ thì chứng tỏ Công ty đã tuyển dụng không tốt, trình độ của cán bộ quản lý, kỹ thuật thấp thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật làm việc không đúng với chuyên ngành được học so với tổng số cán bộ trong Công ty.
Nó cho biết hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty. Nếu các cán bộ quản lý, kỹ thuật được phân công làm việc đúng với chuyên ngành học của họ thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn.
- Tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật so với số lượng công trình thi công hàng năm phải hợp lý để đảm bảo chất lượng công trình.
Do khả năng quản lý của con người có hạn, vì vậy tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật so với số lượng các công trình cần quản lý ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hiện quản công tác quản lý chất lượng. Điều này đặc biệt quan trọng khi mà công tác kiểm tra chất lượng trong xây lắp đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải có mặt tại công trường. Tỷ lệ này cũng phản ánh phần nào năng lực của cán bộ quản lý kỹ thuật.
- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật hàng năm được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn so với tổng số cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân kỹ thuật trong Công ty.
Chỉ tiêu này cho thấy công tác đào tạo có được chú trọng hay không. Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ công tác đào tạo được tổ chức thực hiện rất tốt, điều này cho thấy chất lượng cán bộ, công nhân trong Công ty luôn được đảm bảo, nó sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều.
1.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý kỹ thuật thi công.
- Thời gian hoàn thành công trình so với kế hoạch.
- Tỷ lệ sai hỏng so với thiết kế khi thực hiện đánh giá toàn diện chất lượng công trình.
1.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý chất lượng máy móc, thiết bị. - Tỷ lệ số lần sửa chữa máy móc thiết bị so với kế hoạch đặt ra. - Tỷ lệ số lần bảo dưỡng máy móc thiết bị so với kế hoạch đặt ra.
1.2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý vật tư.
Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư (Kvpcl)
Kvpcl = (Số lần phát hiện vi phạm / tổng số công trình thi công) x 100%. Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh hiệu quả công tác quản lý chất lượng nguyên vật liệu đầu vào không tốt hay không.
Kvpcl càng thấp thì hiệu quả quản lý vật tư càng lớn.
Trong điều kiện nước ta hiện nay cần phấn đấu nhằm giảm tỷ lệ này xuống dưới 3%.
1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1.3.1. Vai trò của ngành xây dựng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng cơ bản có thể coi là một ngành sản xuất vật chất, ngành duy nhất tạo ra cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống y tế, quốc phòng, giáo dục và các công trình dân dụng khác.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hoạt động xây dựng cơ bản góp phần to lớn vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng cho các ngành khác. Nhìn vào cơ sở hạ tầng của các ngành đó ta có thể thấy được trình độ phát triển, hiện đại của ngành đó như thế nào.
Nhờ có việc thi công các công trình xây dựng đô thị hóa nông thôn mà nó đã góp phần vào việc cải thiện khoảng giữa thành thị và nông thôn, nâng cao trình độ văn hóa và điều kiên sống cho những người dân vùng nông thôn, từ đó góp phần đổi mới đất nước.
Ngoài ra, ngành xây dựng còn đóng góp rất lớn vào tổng GDP của cả nước. Sự phát triển của ngành cho thấy sự lớn mạnh về nền kinh tế đất nước. Các cơ sở hạ tầng, kiến trúc đô thị càng hiện đại càng chứng tỏ đó là một đất nước có nền kinh tế phát triển, có nền khoa học công nghệ tiên tiến và mức sống của người dân nơi đây rất cao.
1.3.2. Tình hình chất lượng công trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta.
1.3.2.1. Những mặt đã đạt được trong công tác nâng cao chất lượng công trình xây dựng ở nước ta.
Từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, ngành xây dựng có cơ hội lớn chưa từng có để phát triển. Thành công của công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngành xây dựng vươn lên, đầu tư nâng cao năng lực, vừa phát triển, vừa tự hoàn thiện mình, và đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp của ngành không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, làm chủ được công nghệ thiết kế và đã thi công xây dựng được những công trình quy mô lớn, phức tạp mà trước đây phải thuê nước ngoài.
Chúng ta đã tự thiết kế, thi công nhà cao tầng, nhà có khẩu độ lớn, các công trình ngầm và nhiều công trình đặc thù khác. Bằng công nghệ mới, chúng ta đã xây dựng thành công hầm Hải Vân, hầm qua Đèo Ngang, nhiều loại cầu vượt sông khẩu độ lớn, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện quy mô lớn mà chính chúng ta đang chứng kiến. Các đô thị mới, khang trang, hiện đại đã
và đang mọc lên bằng chính bàn tay, khối óc con người Việt Nam.Qua thử thách, nhiều doanh nghiệp xây dựng nhanh chóng trưởng thành, khẳng định vị thế.
Đồng thời trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam phát động ‘Cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng, giai đoạn 2001 – 2005’. Cuộc vận động này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và có ý nghĩa thiết thực về kinh tế – xã hội.
Trong 5 năm qua, cuộc vận động đã thu hút 290 doanh nghiệp (DN) hành nghề xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng thuộc các thành phần kinh tế, các Bộ, Ngành hưởng ứng tham gia. Kết quả 5 năm đã có 548 công trình, sản phẩm vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng được tặng thưởng huy chương vàng và bằng chất lượng cao; 34 lượt DN được tặng cờ đơn vị xuất sắc về đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình sản phẩm xây dựng hàng năm; 574 tập thể và cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và của Ban Thường vụ công đoàn Xây dựng Việt Nam. Hệ thống quản lý chất lượng của các đơn vị tham gia cuộc vận động đã được củng cố, hoàn thiện theo các tiêu chí của tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO – 9001.
1.3.2.2. Những bất cập về vấn đề chất lượng công trình xây dựng hiện nay.
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều có gắng trong việc đảm bảo, nâng cao, kiểm soát chất lượng công trình và cũng đã đạt được một số thành tích đáng kể. Tuy nhiên, số lượng công trình kém chất lượng hoặc vi phạm về chất lượng vẫn còn khá nhiều. Vấn đề này đã gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Theo văn bản số 1058 gửi Bộ trưởng Bộ xây dựng mới đây báo cáo về tình hình chất lượng công trình xây dựng năm 2007.
Theo báo cáo của UBND thành phố, TPHCM hiện có 1.884 công trình xây dựng, trong đó có 258 công trình (CT) mới khởi công (có 148 CT dân dụng), 713 CT đang thi công (224 CT dân dụng) và 913 CT đã hoàn thành đưa vào sử dụng (361 CT dân dụng).
Năm 2007, TPHCM đã xảy ra 24 sự cố công trình, trong đó 9 sự cố thuộc cấp độ nhẹ, 8 sự cố cấp độ vừa và 7 sự cố cấp độ nghiêm trọng.
Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Tín, sự cố CT xây dựng có thể xảy ra ở bất kỳ loại CT nào và đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Dù cao ốc Pacific , Sài Gòn Recidences là CT cấp đặc biệt nhưng do biện pháp thi công tầng hầm sai phép và không an toàn nên đã gây lún sụt, nghiêng, hư hỏng các CT lân cận.
Bên cạnh đó, tại các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng có nhiều công trình xây dựng tư nhân đã xảy ra sự cố ngay khi đang thi công, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người lao động cũng như sự an toàn của các công trình lân cận. Điển hình có vụ sập nhà số 106/9I Điện Biên Phủ (TPHCM) hồi tháng 1/2007; sập sàn bê tông nhà đang xây tại khu tái định cư dự án Chợ đầu mối Hóc Môn (TPHCM) ngày 24/4/2007; sập sàn sênô nhà tại xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh (TPHCM) ngày 28/5/2007;...
Trong năm 2007, Sở XD đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, thường xuyên kiểm tra các CT xây dựng và tiến hành xử lý nghiêm hàng chục trường hợp vi phạm.
Báo cáo của UBND thành phố còn cho biết tuy đã phân cấp nhưng ý thức, trách nhiệm của nhiều quận – huyện còn kém. Nhiều sự cố CT xảy ra, cơ quan quản lý nhà nước mới tiến hành xử phạt, thống kê sau khi báo chí phát hiện, đưa tin. Theo ông Nguyễn Hữu Tín, sắp tới TPHCM sẽ quy trách nhiệm cụ thể đối với địa phương để xử lý những trường hợp trên.
Theo UBND thành phố, do lực lượng cán bộ chuyên trách vừa yếu, vừa thiếu nên việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng CT xây dựng trên địa bàn chủ yếu còn tập trung vào các CT xây dựng từ nguồn vốn ngân sách hoặc CT do thành phố quản lý trực tiếp trong các KCX, KCN tập trung, CT phục vụ tái định cư…
Các CT vốn tư nhân tuy ngày càng có quy mô lớn nhưng cơ quan chức năng không thể kiểm tra hết nếu không có chế độ báo cáo nghiêm ngặt với mẫu biểu chi tiết, khoa học. Năm 2007, Sở XD tổ chức 2 đoàn kiểm tra các CT dân dụng đã có giấy phép xây dựng và đang trong gia đoạn thi công, kết quả là đã phát hiện, đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, ngăn ngừa kịp thời các vi phạm. Tuy nhiên, rất nhiều chủ đầu tư …đã không hợp tác, thậm chí có trường hợp còn gây khó khăn cho đoàn kiểm tra.[1]
1.3.3. Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
CLCTXD là một vấn đề sống còn được Nhà nước và cộng đồng hết sức quan tâm. Nếu ta quản lý CLCTXD tốt thì sẽ không có chuyện công trình chưa xây xong đã đổ do các bên đã tham ô rút ruột nguyên vật liệu hoặc nếu không đổ ngay thì tuổi thọ công trình cũng không được đảm bảo như yêu cầu. Vì vậy việc nâng cao công tác quản lý CLCTXD không chỉ là nâng cao chất lượng công trình mà còn góp phần chủ động chống tham nhũng chủ động [1] Huy thịnh, Việt Báo,3/3/2008
ngăn ngừa tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng. Theo kết quả thực tế cho thấy, ở đâu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của nhà nước về quản lý chất lượng công trình thì ở đó chất lượng công trình tốt.
Công trình xây dựng khác với sản phẩm hàng hoá thông thường khác vì công trình xây dựng được thực hiện trong một thời gian dài do nhiều người làm, do nhiều vật liệu tạo nên chịu tác động của tự nhiên rất phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao công tác quản lý CLCTXD là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn về người và của, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả.
Nâng cao công tác quản lý CLCTXD là góp phần nâng cao chất lượng sống cho con người. Vì một khi CLCTXD được đảm bảo, không xảy ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tích kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia. Số tiền đó sẽ được dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo.
1.3.4. Mục tiêu và phương hướng phát triển chung của ngành xây dựng trong những năm tới.
1.3.4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của ngành xây dựng trong giai đoạn tới.
Năm 2008 là năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, với chỉ tiêu tăng trưởng được Quốc hội thông qua là 9%, với quyết tâm của Chính phủ là phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của Kế hoạch 5 năm ngay trong năm 2008. Năm 2008 còn là năm Kỷ niệm 50 năm thành lập Ngành Xây dựng Việt Nam, phát huy những thành tựu đã đạt được, toàn ngành đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2008.
Phát huy những thành tựu đã đạt được, mục tiêu đề ra cho năm 2008 và những năm tiếp theo là: "Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở; đầu tư trang thiết bị tiên tiến, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ xây dựng hiện đại trong thi công xây lắp các công trình lớn và phức tạp như: công trình thủy điện, nhiệt điện, nhà cao tầng, công trình có khẩu độ hoặc chiều cao lớn, cầu, hầm, công trình ngầm, công trình dầu khí, v.v..; phấn đấu đạt giá trị tăng thêm từ 10 đến 10,2%/năm".
Nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của ngành xây dựng trong giai đoạn mới là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các nhóm nhiệm vụ chủ yếu là:
Tiếp tục tổ chức thực hiện các Định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 nhằm thực hiện sắp xếp lại hệ thống đô thị trên địa bàn cả nước.
Tập trung thực hiện Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020, phấn đấu năm 2008 đạt từ 30 đến 32 triệu m2 sàn nhà ở, nâng diện tích bình quân lên trên 12 m2 sàn/người theo nghị quyết của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI.
Hoàn thành việc Ðiều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD đến năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1-2007. Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp xi-măng đến năm 2020, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xi-măng; năm 2008 sản lượng xi- măng dự kiến 40 triệu tấn, tăng 10,4% so với năm 2007.
Tập trung chỉ đạo chương trình cơ khí, lựa chọn và đầu tư vào các thiết bị công nghệ hiện đại với mức độ tự động hóa cao, nhằm chế tạo một số các thiết bị, sản phẩm cơ khí và phụ tùng thiết bị xây dựng quan trọng, thay thế
các sản phẩm nhập ngoại như: các thiết bị nhiệt điện, thủy điện có công suất trung bình đến 50MW, dây chuyền xi-măng 2.500 tấn/ngày, dây chuyền VLXD, thang máy, thang cuốn, cần cẩu, máy xúc, máy ủi...
Quan tâm đầu tư vào trang thiết bị tiên tiến, nhanh chóng tiếp cận, đổi mới và làm chủ các công nghệ xây dựng hiện đại trong thi công xây lắp, nâng cao năng lực tham gia thực hiện các dự án, công trình xây dựng có quy mô lớn, phức tạp ở trong nước và ngoài nước. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, công tác an toàn trong xây dựng.
1.3.4.2. Mục tiêu cụ thể cho vấn đề chất lượng công trình xây dựng.
Điều này được thể hiện rất rõ trong Chỉ thị số 06/CT-BXD ban hành ngày 27 tháng 4 năm 2006 về tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả cuộc