Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý vật liệu xây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại công ty tây hồ1 (Trang 68 - 70)

dựng.

Hiện nay, các xí nghiệp trực thuộc Công ty được chủ động trong việc tìm nguồn cung ứng vật tư. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà cung ứng của các xí nghiệp lại chủ yếu dựa trên các mối quan hệ sẵn có giữa nhà cung ứng với các xí nghiệp chứ không phải dựa trên tính kinh tế - kỹ thuật như: nhà cung cấp cát Taicera, đá các loại của Bimico, …đơn giá đắt hơn giá trên thị trường mà chất lượng lại không đạt yêu cầu lắm: giá cát trung bình của Phức Hậu là 115.000 đồng/m3 trong khi giá thị trường có 80.000 đồng/m3; đá các loại của Bimico là 150.000 đồng/m3 trong khi giá thị trường có 125.000 đồng/m3.

Ngoài ra, hiện tại Công ty chưa có phòng thí nghiệm riêng nên căn cứ chủ yếu để mua nguyên vật liệu là dựa vào giấy chứng xuất xứ, chất lượng của các nhà cung cấp vật liệu.

Những điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý nguồn cung ứng, tác động không nhỏ tới việc đảm bảo chất lượng vật tư cho quá trình thi công. Điều này được thể hiện rất rõ trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư.

Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1. Tổng số công trình Công ty thi công 78 142 165

2. Số công trình phát hiện vi phạm chất lượng vật tư 10 12 13 Trong đó:

- Vật tư không có chứng nhận nguồn gốc 2 3 3

- Sử dụng vật tư không đảm bảo chất lượng 5 5 6

- Sử dụng vật tư sai lệch về kỹ thuật so với bản vẽ thiết kế 3 4 2

- Các vi phạm khác 0 0 2

3. Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư: Kvpcl (%) 12.82 8.45 7.87

(Nguồn: Phòng kế hoạch - Kỹ thuật)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ vi phạm chất lượng nhìn chung có giảm, nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao: 7.87%. Kết quả kiểm tra cho thấy cần phải thực hiện những biện pháp mạnh hơn nhằm từng bước giảm thiểu vi phạm. Hình thức vi phạm chủ yếu vẫn là không chứng minh được nguồn gốc vật tư, sử dụng vật tư không đúng, không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng vật tư không đảm bảo.

Quy trình kiểm tra chất lượng của Công ty còn quá đơn giản (xem sơ đồ 3). Hoạt động kiểm tra chủ yếu tập trung trong giai đoạn thi công, xây lắp. Trong khi đó hoạt động kiểm tra, đánh giá khả năng của các nhà cung ứng,

phương thức vận chuyển vật tư cũng như chất lượng vật tư lưu kho chưa được chú trọng ngay từ đầu.

Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm tra chất lượng vật tư hiện tại trong Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại công ty tây hồ1 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w