Báo cáo thực tập: Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên16.487 km2, dân số 3,03 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,64%dân số cả nước (số liệu năm 2006) Về mặt hành chính, có 17 huyện (gồm 7huyện đồng bằng ven biển và 10 huyện miền núi), thành phố Vinh và thị xãCửa Lò
Trong Kết luận số 20/2003/KL-TW ngày 02/6/2003 của Bộ Chính trị
đã khẳng định Nghệ An là một trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng BắcTrung Bộ, điều này được thể hiện tiếp tại Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg vàQuyết định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dề
án phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An và thành phố Vinh đến năm2020
Để trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộtrong thời kỳ CNH, HĐH, Nghệ An đã đề ra mục tiêu là phát huy mọi tiềmnăng, lợi thế của tỉnh, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩynhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng đến quy hoạch phát triển cácKCN tập trung
Việc xây dựng đề tài để nghiên cứu về quá trình phát triển các KCNtrong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận
và thực tiễn: Về lý luận sẽ làm rõ sự hình thành và phát triển các mô hìnhKCN trong quá trình CNH, HĐH Còn về thực tiễn, việc xây dựng và pháttriển các KCN ở Nghệ An sẽ hiện đại hoá nền sản xuất công nghiệp ở địa
Trang 2phương, đồng thời sẽ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và góp phầnlớn cho nguồn thu ngân sách của Tỉnh, đưa Nghệ An trở thành trung tâm kinh
tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Phát triển KCN ở Việt Nam nói chung và phát triển các KCN ở từngđịa phương nói riêng trong quá trình CNH, HĐH là nội dung mà đã có nhiều
Đề tài, công trình nghiên cứu (Đề án, Luận án, Luận văn ) đề cập đến Cáccông trình nghiên cứu đều đã phân tích, đánh giá tổng quát về thực trạng pháttriển các KCN và giải pháp để tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của từng địa phương cũngnhư của cả nước
Mặc dù vậy các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu phân tích vềchiến lược phát triển KCN trong quá trình CNH, HĐH, chưa đưa ra đượcnhững nội dung hình thành và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KCN mangtính hiện đại trong quá trình CNH, HĐH, vì vậy chưa đưa ra những giải phápphát triển các KCN có hiệu quả và tính bền vững cao
Do đó, đề tài này ngoài việc đánh giá thực trạng phát triển các KCN ởViệt Nam nói chung và các KCN ở Nghệ An nói riêng, còn đưa ra các nộidung và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN hoàn thiện
và bền vững, từ đó đề ra các giải pháp trước mắt và những giải pháp mangtầm chiến lược để phát triển các KCN ở Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Cùng với việc làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự hìnhthành và phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH Đề tài còn tập trungnghiên cứu phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH; phân tích quá
Trang 3trình hình thành và phát triển các KCN ở tỉnh Nghệ An, từ đó đề ra các giảipháp để phát triển có hiệu quả, bền vững các KCN ở tỉnh Nghệ An.
Ngoài ra, đề tài gắn với Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2006
-2010 và định hướng phát triển công nghiệp Nghệ An giai đoạn 2006 - 2015 cótính đến 2020, trong đó xác định rõ các KCN tập trung theo hướng CNH,HĐH nền kinh tế Nghệ An
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Mô hình phát triển KCN
- Các nội dung để phát triển KCN
- Cơ chế chính sách để phát triển KCN
- Tác động của các KCN với cơ cấu kinh tế và phát triển đô thị
- Thực trạng phát triển KCN cả nước và của Nghệ An
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được đề cập ở hai khía cạnh cả vềkhông gian và về thời gian Về không gian, phạm vi nghiên cứu đó là cácKCN ở Việt Nam nói chung và các KCN ở tỉnh Nghệ An trong quá trìnhCNH, HĐH Còn về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu phát triển cácKCN ở Việt Nam và ở tỉnh Nghệ An từ năm 1992 (là năm bắt đầu xuất hiện
mô hình KCN đầu tiên ở Việt Nam bằng việc thành lập KCX Tân Thuận ởThành phố Hồ Chí Minh) đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiêncứu đó là: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp
Trang 4phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh Ngoài ra còn thu thập thông tin, tàiliệu, số liệu từ các cơ quan Bộ ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là
từ các Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vàBan quản lý các KCN Nghệ An về phát triển các Khu công nghiệp
6 Những đóng góp của Đề tài.
- Đề tài đã bổ sung thêm lý luận về KCN; phân tích quá trình hìnhthành, phát triển và vai trò của các KCN đối với nền kinh tế quốc dân; đưa racác nội dung để phát triển hoàn thiện KCN từ đó đưa ra những định hướng vàgiải pháp thực hiện
- Đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển các KCN ở Nghệ Antrong thời gian qua, đồng thời qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn pháttriển một số KCN ở trong và ngoài nước, Luận văn đã đưa ra những giải phápthiết thực và mang tầm chiến lược trong việc phát triển các KCN ở Nghệ An
- Một số nội dung cụ thể của đề tài sẽ đóng góp vào việc xây dựng các
cơ chế, chính sách phát triển các KCN Nghệ An theo hướng CNH, HĐH
7 Kết cấu của Luận văn.
Tên Đề tài: PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ
TRÌNH CNH, HĐH Ở NGHỆ AN.
Phần mở đầu.
Chương 1 Những vấn đề cơ bản về phát triển các Khu công nghiệp
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chương 2 Thực trạng phát triển KCN ở Nghệ An
Chương 3 Định hướng và giải pháp phát triển các KCN trong quá
trình CNH, HĐH ở Nghệ An
Kết luận.
Trang 5ẦN NỘI DUNG Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.
1.1 TÍNH TẤT YẾU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH.
1.1.1 Khu công nghiệp và đặc điểm phát triển các KCN Việt Nam.
1.1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp
Trước hết, cần có sự khái quát về lịch sử hình thành và phát triển cácKCN vì “Lịch sử từ đâu thì tư duy lô gíc cũng bắt đầu từ đó” KCN đã có mộtquá trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay Anh là nước CN đầu tiên
và KCN đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester và sau đó là vùng
CN Chicago (Mỹ), KCN Napoli (ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế
kỷ trước Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng CN và các KCNphát triển nhanh chóng và rộng khắp các nước CN như là một hiện tượng lantoả, tác động và ảnh hưởng Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùng CN và gần1.000 KCN, Pháp có 230 vùng CN, Canada có 21 vùng CN Tiếp theo cácnước CN đi trước, vào năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các KCN vàKCX hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước CNH thế hệ sau như:Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Cũng trong thời kỳnày, ở các nước XHCN trước đây, Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc đang tiến hànhxây dựng các xí nghiệp liên hợp, các CCN lớn, các trung tâm CN tập trung.Mặc dù có thể dưới những tên gọi khác nhau gắn với tính đặc thù của ngànhsản xuất, nhưng chúng đều có những tính chất, đặc trưng chung của KCN.Trên các sách báo, ở trong các từ điển, cho đến nay đã có sự thống nhất về
Trang 6các khái niệm: Xí nghiệp liên hợp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp.Nhưng khái niệm về KCN còn đang gây nhiều tranh luận, chưa có sự thốngnhất và còn những quan niệm khác nhau về KCN Các nhà nghiên cứu chorằng, đó cũng là điều dễ hiểu, vì trong nhận thức biện chứng, sự vật đang vậnđộng và do đó khái niệm không thể là bất biến Nhận thức về KCN và KCX
có những quan niệm khác nhau Có thể khái quát thành những loại quan niệmsau về KCN và KCX:
Thứ nhất: KCN là thành phố công nghiệp, một cộng đồng hoàn chỉnh,được quy hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoànhảo, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin liênlạc, bệnh viện, trường học và khu chung cư…
Quan niệm trên về KCN là của các nhà quản lý Thái Lan và của một sốcác nhà kinh tế học các nước CN thế hệ thứ hai ở Đông Nam Á như Malaysia,Philipine… Nếu hiểu KCN đồng nhất với thàng phố CN trên giác độ quyhoạch tổng thể một không gian kinh tế với những điều kiện cần thiết cho cácsinh hoạt của cộng đồng, thì khái niệm KCN chưa phản ánh nội dung kinh tế,với những mối liên hệ bên trong cùng với sự vận động và mục đích hoạt độngcủa KCN Tất nhiên, không thể phủ nhận đây là cách tiếp cận KCN từ giác độquy hoạch xây dựng KCN và tổ chức đời sống xã hội, trong đó chúng cầnđược kế thừa
Thứ hai: Từ một cách tiếp cận khác, Hiệp hội KCX thế giới (WEPZA)định nghĩa: KCX là khu vực tự do, do chính phủ xây dựng để xúc tiến cácmục tiêu chính sách được áp dụng thí điểm đột phá Khác với chính sách ápdụng cho khu nội địa, phần lớn các chính sách áp dụng cho KCX là cởi mởhơn
Trang 7Theo cách hiểu này về KCX, một mặt nó là khu vực tự do kinh tế tức làphản ánh tính chất hoạt động kinh tế, mặt khác cũng xác định rõ chủ thể vàmục tiêu xây dựng KCX là gắn liền với các quan hệ kinh tế đối ngoại Song,định nghĩa trên về KCX chưa phản ánh đầy đủ mặt bản chất của KCX, nhữngmối liên hệ kinh tế bên trong và tính quy luật vận động của nó.
Thứ ba: Tổ chức phát triển CN Liên Hiệp quốc (UNIDO) cho rằng,KCX là khu vực SXCN, giới hạn ở hành chính, về địa lý, được hưởng chế độthuế quan cho phép tự do nhập trang thiết bị và sản phẩm nhằm mục đích sảnxuất sản phẩm xuất khẩu, chế độ thuế quan được ban hành, cùng với nhữngquy định về luật pháp ưu đãi, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài
Tại Việt Nam, Khu công nghiệp được đề cập đến khi miến Bắc xâydựng khu gang thép Thái Nguyên còn ở miền Nam xây dựng KCN Biên Hoà.Theo Quy chế KCN, KCX, KCNC (ban hành kèm theo Nghị định số 36/CPngày 24/4/1997 của Chính phủ), "KCN" là khu tập trung các DN công nghiệpchuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất côngnghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủhoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong khu công nghiệp cóthể có doanh nghiệp chế xuất
Qua những quan niệm của các nhà nghiên cứu và các tổ chức KT - XHkhi nghiên cứu về KCN, cùng với hoạt động thực tiễn tại các KCN Nghệ An,tác giả rút khái niệm tổng quát chung nhất về KCN như sau:
KCN được hiểu là hình thức thực hiện quá trình CNH, HĐH Đó là một
tổ chức không gian kinh tế - xã hội được xác định bởi những giới hạn nhấtđịnh, trong đó có những điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xãhội; có cơ chế chính sách và phương thức quản lý riêng nhằm tạo ra lợi thếthu hút các DN sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ CN
Trang 81.1.1.2 Phân loại các khu công nghiệp.
Tùy theo góc độ tiếp cận và dựa vào các tiêu thức khác nhau trong việcphân tích, đánh giá về KCN sẽ có một số cách phân loại khác nhau Cụ thể cómột số cách phân loại sau đây:
- Dựa vào tính chất ngành nghề chia thành: KCN chuyên ngành, KCN đangành, KCN sinh thái
+ KCN chuyên ngành: Hình thành do phân công chuyên môn hóa, baogồm các xí nghiệp trong cùng một ngành sản xuất ra một hoặc một số loại sảnphẩm KCN chuyên ngành hoạt động trong một số ngành như: Cơ khí, hoáchất, vật liệu xây dựng
+ KCN đa ngành: Gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau cómối liên hệ với nhau Loại hình này cho phép khai thác, sử dụng có hiệu quả
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ
+ KCN sinh thái: Là loại hình cộng sinh công nghiệp, tạo sự hài hoà giữasản xuất – cuộc sống và sự thân thiện với môi trường Trong đó có sự lựachọn xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp có mối liên hệ hỗ trợ tương tácvới nhau, tạo ra sự cân bằng môi trường và phát triển bền vững
- Căn cứ vào qui mô: KCN chia thành KCN qui mô lớn, KCN qui môvừa và KCN qui mô nhỏ
- Dựa vào đặc thù của từng đối tượng quản lý KCN lại được phân thành :KCN tập trung, KCN chế xuất, KCN công nghệ cao
- Phân theo cấp quản lý tương ứng với 3 cấp quản lý nhà nước có cácloại KCN: KCN do Chính phủ thành lập, KCN do tỉnh, thành phố thành lập,cụm CN do huyện thị thành lập
Trang 91.1.1.3 Đặc điểm phát triển khu công nghiệp Việt Nam.
Một là, về công tác quy hoạch:
Trong thời gian qua sự phát triển KCN hầu như đều do các địa phươngđua nhau xây dựng KCN với những chức năng tương tự giống nhau Vì vậycác KCN phát triển riêng lẻ, phải đầu tư cho tất cả các hạng mục công trình(kể cả cụm dân cư) Tình hình đó đem lại thực trạng rất nhiều KCN khônghoạt động hay hoạt động kém hiệu quả Bên cạnh đó xuất hiện tình trạng pháttriển KCN quá nóng ở các địa phương có nhiều tiềm năng (như các vùng kinh
tế trọng điểm, đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam) Điều đó phảnánh trình độ và tầm nhìn của cả Trung ương và địa phương chưa phù hợp.Quy hoạch phát triển KCN thường chậm đồng bộ với quy hoạch pháttriển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dẫn tới ảnh hưởngđến tính bền vững trong phát triển; chưa chú trọng gắn việc xây dựng quyhoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụđời sống người lao động làm việc trong KCN
Công tác chuẩn bị cho sự ra đời của các KCN bộc lộ nhiều yếu kém, thểhiện trên các phương diện: thiếu cán bộ quản lý có năng lực, thiếu đội ngũ laođộng lành nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong KCN, thiếu sựchuẩn bị về nội dung mời gọi các nhà đầu tư
Hai là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Một số KCN triển khai chậm, thu hút đầu tư thấp do công tác bồithường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều kho khăn như: KCN Nam ThăngLong, KCN Sài Đồng A (Hà Nội), KCN Đình Vũ (Hải Phòng), KCN Bắc PhúCát (Hà Tây), KCN Nam Cấm (Nghệ An), KCN Cát Lái IV (thành phố HồChí Minh) Tại một số địa phương khác, trong quá trình bồi thường giảiphóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng KCN, do sự chậm trễ trong việc phổ
Trang 10biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới người dân, dẫn đến nhiều khiếukiện, tranh chấp về đất đai ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường giải phóng mặtbằng và tiến độ chung của dự án.
Về công tác tái định cư và tình hình đời sống người dân sau khi bị thuhồi đất tại khu vực quy hoạch phát triển KCN còn gặp nhiều khó khăn Ngườidân sau thu hồi đất thường gặp phải tình trạng thiếu hoặc là không có đất sảnxuất, cuộc sống không ổn định
Ba là, vấn đề lao động trong Khu công nghiệp:
Trong những năm qua, các KCN trên cả nước thu hút được lượng laođộng hàng năm khoảng trên 7 vạn lao động, tuy nhiên lao động có trình độ đạihọc và trên đại học còn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 4-5% trong tổng số lao độngtrong các KCN, kỹ thuật viên chiếm 4-5%, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạohơn 30% và còn lại hơn 60% là lao động giản đơn
Việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp đanggặp mâu thuẫn, đó là thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề trong khi số laođộng cần tạo công ăn việc làm còn rất dư thừa Để giải quyết tình trạng này,các chủ doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động ngoại tỉnh, tăng chi phí đàotạo Đây là yếu tố vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa nảy sinh nhiều vấn
đề phức tạp
Hiện nay các KCN trên cả nước thu hút được hơn 860.000 lao động trựctiếp, trong đó gần 40% là lao động ngoại tỉnh Tại hầu hết các KCN, lao độngngoại tỉnh thường phải sống và làm việc trong điều kiện rất khó khăn Họ phảithuê nhà ở khu vực xung quanh KCN để cư trú với điều kiện sống tạm bợ; rất
ít doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân Các đại phương cónhiều khu công nghiệp cũng chỉ đảm bảo về nhà ở cho số lượng công nhân rấtthấp: khoảng 6,5 %-15% trong tổng số công nhân làm việc trong các khucông nghiệp
Trang 11Việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, trong các doanhnghiệp KCN nhất là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, chưa tuân thủ các quyđịnh của pháp luật Một số doanh nghiệp xử lý kỹ luật, sa thải công nhân mộtcách tuỳ tiện, trái pháp luật Nhiều doanh nghiệp chưa ký kết thoả ước laođộng tập thể, hay hợp đồng lao động và chưa thực hiện đóng bảo hiểm xã hộicho người lao động.
Chính sách tiền lương trả cho người lao động Việt Nam làm việc trongcác doanh nghiệp có vốn ĐTNN chậm thay đổi và rất lạc hậu so với biếnđộng của giá cả thị trường và tỷ giá hối đoái
Do các vấn đề tiền lương, đời sống lao động chưa được giải quyết thoảđáng, nên trong thời gian vừa qua đã xảy ra các tranh chấp lao dộng Đặc biệttrong những tháng cuối năm 2005 và đầu năm 2006, tình trạng đình công xảy
ra liên tiếp với số lượng lớn công nhân
Bốn là, vấn đề môi trường trong Khu công nghiệp:
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong KCN mặc dù đãđược chú trọng hơn nhưng đa số các KCN trong cả nước còn chưa được cảithiện nhiều và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quyđịnh Nhiều KCN chưa xây dựng nơi tập trung và xử lý rác thải chỉ thực hiệntrong phạm vi từng nhà máy Những nhà máy sản xuất bao bì, hoá chất, nhựa,thường có những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trường nước mặt,nước ngầm và đất Ô nhiễm về nước thải CN càng trở nên nghiêm trọng Hiệnchỉ có 33 KCN đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 KCN đang xâydựng, còn lại các KCN khác đều thải ra sông, biển đã gây ô nhiểm nghiêmtrọng môi trường xung quanh, nhất là những KCN tập trung các ngành CNdệt, thuộc da, hoá chất, có lượng nước thải thải ra với khối lượng lớn và cótính độc hại cao
Trang 121.1.2 Vai trò của khu công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH
Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mởcửa do Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng Nghị quyết Hội nghịgiữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 đã đề ra yêu cầu về “Quy hoạch các vùng,trước hết là các địa bàn trọng điểm, các KCX, khu kinh tế đặc biệt, KCN tậptrung” Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng năm 1996 cũng đã
xác định rõ “Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX, KCNC), tạo
địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng
xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư" Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá VIII cũng xác định phương hướng trong thời gian tới
là ”Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các KCN” Để thực hiện chiến
lược, qui hoạch phát triển và phân bố công nghiệp, Nhà nước chủ trương tậptrung phát triển vào các KCN theo qui hoạch xác định
Thực tế, trong hơn 15 năm qua kể từ ngày nước ta có KCN đầu tiên đếnnay, các KCN đã thể hiện vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Điều đó thể hiện:
Trước hết là, tranh thủ thu hút được lượng vốn đầu tư lớn từ bên ngoài cho CNH,HĐH.
Việc xây dựng các KCN nhằm phát huy hiệu quả của sự tập trung nguồnlực cho sản xuất Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư Đầu tư nước ngoàivào các KCN cho đến nay chiếm khoảng 27,6% tổng lượng vốn đầu tư nướcngoài vào nền kinh tế và khoảng 61,4% vào phát triển công nghiệp Hầu hết,các dự án đầu tư vào các KCN triển khai nhanh và thuận lợi hơn so với ngoàiKCN Tính đến nay, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp KCN đạt trên
Trang 1353% vốn đầu tư đăng ký Thời gian xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư vàoKCN tương đối ngắn ( khoảng 1 - 2 năm, cá biệt có dự án chỉ 6 tháng sau khicấp giấy phép đầu tư đã đi vào sản xuất kinh doanh).
Thứ hai là, tranh thủ được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm và phương pháp quản lý tiên tiến của các nước
KCN là nơi tập trung hoá sản xuất cao, ở đó tiếp nhận các phương phápquản lý hiện đại vận hành trên các dây chuyền công nghiệp hiện đai của cácđối tác trực tiếp nước ngoài và các liên doanh Nếu cùng xây dựng tại đây, cácdoanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện tiếp thu, học hỏi phương thức tổchức quản lý sản xuất, giúp cho việc xây dựng cơ chế riêng hỗ trợ hoạt độngcủa doanh nghiệp, đồng thời giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thuận tiệnhơn trong quá trình theo dõi giám sát, quản lý hoạt động của các doanhnghiệp Một trong những mục tiêu quan trọng của việc hình thành các KCN
và các KCX là sự tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong đó có công nghệ vềquản lý, kinh nghiệm về điều hành Sự chuyển giao công nghệ đã đạt đượcnhững thành công trong một số lĩnh vự nhất định
Trong tổng số 5056 dự án đầu tư phát triển công nghiệp trong các KCNđến thời điểm tháng 12 năm 2006 có tới 2433 dự án đầu tư nước ngoài Các
dự án đầu tư nước ngoài nhìn chung có công nghệ tương đối hiện đại, sảnphẩm có chất lượng tốt và cạnh tranh được cả trên thị trường trong nước vàthị trường nước ngoài
Các dự án đầu tư nước ngoài tại các KCN thực sự là một trong nhữngkênh chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng Các dự án này sử dụngmột số lượng đáng kể lao động trong nước Qua thực tiễn hoạt động trong cácdoanh nghiệp KCN lực lượng lao động được đào tạo và tiếp cận với côngnghệ tương đối hiện đại và được nâng cao trình độ chuyên môn của mình
Trang 14Thứ ba là, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong nước và tiếp cận với khoa học công nghệ của thế giới
KCN, KCX, KCNC là vườn ươm công nghệ, nơi có cơ chế hoạt độnghấp dẫn các nhà khoa học đến làm việc nghiên cứu, thí nghiệm Đây là nơitriển khai các dự án, những phát minh sáng chế trong công nghiệp trước khiđưa vào sản xuất Đó là nơi nối nhà khoa học với doanh nghiệp sản xuất côngnghiệp Với những chính sách ưu đãi tốt, hoàn toàn có khả năng thu hút cácngành công nghệ mũi nhọn như điện tử, sinh học vật liệu mới Đây là khu thuhút các lao động khoa học, nguồn nhân lực đầu ra của các viện nghiên cứu
Do đó, KCN, KCX, KCNC là nơi các doanh nghiệp trong nước có điều kiệntiếp nhận các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới, đểvận dụng vào sản xuất của chính doanh nghiệp mình, thúc đẩy nhanh hơn quátrình thực hiện công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước
Thứ tư là, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Các KCN đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởngkinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị,tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệpchế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước Đồng thời KCN cũng gópphần giải quyết việc làm, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, thựchiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thu hẹp chênh lệch giữa các vùng của đấtnước Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của các KCN cũng đạt ra nhiều vấn đềkinh tế- xã hội, môi trường cần quan tâm xử lý để tiếp tục phát triển
Sự phát triển nhanh, có chất lượng của các KCN có tác động rất tích cựcđối với sự chuyển dịch cơ cấu của một tỉnh, một vùng và của cả nước Từ mộtnước nông nghiệp đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoánhu cầu vịêc làm rất lớn Phát triển công nghiệp nói chung và các KCN nói
Trang 15riêng nhằm tạo ra nhiều việc làm, thu hút ngày càng nhiều lao động dư thừa ởkhu vực nông nghiệp, góp phần nâng cao được năng suất ở khu vực này Theo
số liệu điều tra, hiện nay 1 ha đất KCN tạo ra khoảng 150 chỗ làm việc kể cảgián tiếp và trực tiếp (trong đó lao động trực tiếp bình quân khoảng 81 người/ha)
Các KCN, KCX góp phần thúc đấy mạnh quá trình chuyển biến cơ cấusản xuất công nghiệp theo hướng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu một cách cóhiệu quả, nâng dần tỷ trọng các mặt hàng đã qua chế biến, hạn chế đến mứcthấp nhất việc xuất khẩu nguyên liệu thô
Thứ năm là, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển nền kinh tế quốc dân.
Do tập trung các cơ sở sản xuất nên có điều kiện thuận lợi trong việckiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, do vậy, KCN là địa điểm tốt
để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành, phục vụ mục tiêu pháttriển bền vững Đây là một trong số các mục tiêu đặt ra đối với việc thành lậpKCN Cho đến nay, hầu hết các KCN tập trung được thành lập theo nghịquyết của Thủ tướng Chính Phủ, trong thiết kế cũng như trong quá trình triểnkhai xây dựng có chý ý đến việc xử lý nước thải công nghiệp, và đã có các cơ
sở hạ tầng xử lý
Sự phát triển các KCN tập trung trong giai đoạn vừa qua rộng khắp trênphạm vi toàn quốc, song nhìn chung tập trung chủ yếu ở khu vực ba vùngkinh tế trọng điểm Sự phân bố tập trung này là khách quan, bởi lẽ các vùngkinh tế trọng điểm là nơi thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp nói chung vàcác KCN nói riêng
Tới đây, việc phát triển, xây dựng, củng cố các KCN, KCX, KCNCnhằm hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm các nước đi đầu củaASEAN hiện nay, có mức thu nhập GDP bình quân đầu người khoảng 2.000
Trang 16USD- 2.400 USD vào năm 2020 Như vậy, phát triển các KCN, KCX, KCNCcũng nhằm thực hiện được mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước; góp phần tăng trưởng kinh tế (tăng GDP của địa phương có KCN); pháttriển xã hội (xoá đói giảm nghèo, phấn đấu cho công bằng xã hội); đảm bảohội nhập kinh tế quốc tế (doanh nghiệp và sản phẩm có khả năng cạnh tranh
trên thị trường khu vực và quốc tế).Cần ưu tiên phát triển các KCN, các
ngành công nghiệp tạo được giá trị gia tăng lớn, tránh được tình trạng đầu tưtheo phong trào mà không tính đến hiệu quả kinh tế
1.1.3 Tính tất yếu khách quan về sự hình thành và phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH.
Việc hình thành và phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH làmột tất yếu khách quan vì những lý do sau đây:
1.1.3.1 Do tính quy luật rút ngắn thời gian CNH - cơ sở hình thành mô hình KCN.
Nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế thị trường trên thế giới cho thấy: thờigian CNH ở các nước, càng về sau càng rút ngắn; những nước kéo dài thờigian CNH đều thất bại Phân tích các đợt CNH từ thế kỷ XVIII đến nay thấy
rõ hai nhân tố cơ bản quy định ngắn thời gian CNH đó là: vận dụng đượcnhững thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ đương thời và cónhững sáng tạo trong tổ chức quản lý kinh tế Mô hình KCN phát sinh từ sựvận dụng đó Thời gian CNH ngày càng được rút ngắn, với chất lượng CNHcao hơn là một vấn đề có tính quy luật của CNH Từ đó, đã xuất hiện nhữnghình thức tổ chức kinh tế hiện đại như KCN, KCX, KCNC Bản thân các hìnhthức tổ chức ngày càng biến đổi theo yêu cầu cách mạng khoa hoc - côngnghệ và tổ chức quản lý nên về cơ cấu và chất lượng các tổ chức kinh tế ấy
Trang 17ngày càng cao Vì vậy, nước CNH sau không thể sao chép mô hình đã có màphải nghiên cứu vận dụng sáng tạo.
1.1.3.2 Do tính hiệu quả của sản xuất công nghiệp tập trung, với năng suất, chất lượng cao là nhân tố thúc đẩy sự ra đời và phát triển KCN với quy mô
và cơ cấu phù hợp.
Kinh tế công nghiệp là một hệ thống phức hợp bao gồm các nhà máy,các trung tâm nghiên cứu - triển khai và các cửa hàng Trên con đường đi tìmhiệu quả tối ưu của hệ thống ấy, người ta phát hiện ra mô hình KCN Tuỳ theolợi thế so sánh và nhu cầu thị trường mà xác định quy mô và cơ cấu của hệthống các KCN Chính vì vậy, KCN trở thành động lực của vùng kinh tế.Không có KCN phát triển thì không có vùng kinh tế trọng điểm theo ý nghĩakinh tế thị trường Sự tách rời KCN với vùng kinh tế theo địa phương làkhông phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường, là sai lầm về thểchế quản lý của Nhà nước Trong khi ở nước ta hơn 60% diện tích trong KCNcòn bỏ hoang thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không có mặt bằng đủ chosản xuất kinh doanh Báo chí cho biết ngay ở các địa phương giá đất rẻ màtiền thuê đất trong KCN đã chiếm 30% tổng vốn của doanh nghiệp, do hoạtđộng của đơn vị chuyên trách xây dựng cơ sở hạ tầng kém hiệu quả, chi phícao
1.1.3.3 Do KCN là nơi kết hợp sức cạnh tranh của doanh nghiệp với sức cạnh tranh kinh tế vĩ mô.
Ngày nay, vị thế của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế cũng như củađất nước đều được quyết định bởi sức cạnh tranh trên thị trường Đối với cácnước đang phát triển như nước ta, tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện kinh
tế thị trường thế giới đã phát triển cao, thì thách thức lớn nhất trước mắt vàlâu dài là vấn đề sức cạnh tranh Thách thức ấy ngày càng trở nên lớn hơn
Trang 18theo tiến trình hội nhập, nhất là ở giai đoạn kinh tế tri thức và toàn cầu hoáphát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Để giải bài toán cạnh tranh trong quá trình hội nhập chỉ có con đườngkết hợp nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế vĩ mô đồng thời với nâng cao sứccạnh tranh của doanh nghiệp Muốn nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tếthì không chỉ có tôn vinh doanh nhân là đủ, mà quan trọng hơn là tìm tòi hìnhthức kết hợp lực lượng khoa học - công nghệ với doanh nhân, sự đồng hành
và gắn kết giữa đổi mới doanh nghiệp với đổi mới quản lý nhà nước
KCN là mô hình kết hợp như thế một cách có hiệu quả Chính ở cácKCN, chứ không phải ở đâu khác, lợi thế so sánh của đất nước có thể trực tiếpchuyển thành lợi thế cạnh tranh và nâng cao uy tín chính trị của Nhà nước
1.1.3.4 Do KCN là nơi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình hiện đại hoá đất nước.
Nhờ không ngừng tiếp nhận và vận dụng sáng tạo những thành tựu tiêntiến về khoa học - công nghệ và tổ chức quản lý kinh tế, nên KCN còn là nơi
sử dụng và đào luyện một nguồn nhân lực mới, bao gồm những người laođộng đang tiếp cận với kinh tế tri thức và một thế hệ quản lý bậc cao Trongsuốt chiều dài CNH, HĐH, KCN trở thành môi trường thích hợp cho nhữngtinh hoa quản lý của đất nước - những tướng lĩnh trên mặt trận chủ yếu - mặttrận kinh tế trong xây dựng xã hội mới
1.1.3.5 Do việc phát triển các KCN phải gắn liền với tiến trình đô thị hoá là
xu hướng chung của quá trình CNH, HĐH.
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, các đô thị mới đều ra đời
từ yêu cầu tập trung sản xuất công nghiệp Vì vậy, trình độ và quy mô pháttriển công nghiệp nói chung và KCN nói riêng cũng thể hiện ở trình độ vănminh của đô thị (về cơ cấu dân cư, mức sống, lối sống, môi trường, văn hoá,
Trang 19giáo dục đào tạo, và trình độ quản lý đô thị) ở các đô thị gắn liền với KCN thì
bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị là những người lao động và quản lý trongcác KCN Họ có nhu cầu đi lại, ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí sao cho phù hợp vớiyêu cầu làm việc trong KCN
Chính vì vậy, vấn đề quy hoạch phát triển KCN, không thể tách rời quyhoạch phát triển đô thị, phát triển kinh tế ở đây không thể tách rời phát triển
xã hội và văn hoá Nhận thức vấn đề này ở nước ta còn hạn chế và quá chậmtrễ, thiếu công tác nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài
1.1.3.6 Do đòi hỏi của sự phát triển nền KTTT định hướng XHCN.
Trong những năm cuối thế kỷ XX, có hai nước XHCN là Trung Quốc
và Việt Nam sớm từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấpchuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập Những thành tựu to lớntrong cải cách, đổi mới ở hai nước này đang khẳng định một hướng đi đúngđắn, trong đó nổi bật nhất là chủ trương xây dựng KCN, KCX như là mộtkhâu đột phá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
Về khách quan, hướng đi này đang làm sống lại tư tưởng Lenin về sửdụng kinh tế tư bản Nhà nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đề ra từ nhữngnăm đầu thập kỷ 20 thế kỷ trước cùng với thực hiện chính sách kinh tế mới(NEP) nhưng sau khi Lenin mất, đã bị xoá bỏ
Từ những kết quả của các KCN có vốn đầu tư nước ngoài có thể rút ramấy nhận xét:
- Mô hình KCN, nhất là KCN có vốn đầu tư nước ngoài là con đườngchủ yếu để rút ngắn thời gian CNH, là tạo ra khả năng khắc phục sự tụt hậutrong một thế giới phát triển nhanh
Trang 20- Đó là hình thức tổ chức tốt để kết hợp nội lực với ngoại lực, mở đầucuộc cách mạng lực lượng sản xuất trong một nước lạc hậu Không có cuộccách mạng này thì không thể có cơ sở cho định hướng CNXH nền kinh tế vàphát triển bền vững của dân tộc.
- Đó là con đường thực tế để kết hợp phát triển kinh tế với chính trị đốingoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước
- Đổi mới thể chế quản lý vĩ mô và phương pháp quản lý nhà nước ởđịa phương là điều kiện tiên quyết để phát triển và hoàn thiện mô hình KCN,trước hết là những đòi hỏi của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN vềthuế, hải quan, đất đai (giá thuê đất trong KCN hiện còn cao hơn so với bênngoài) Chậm trễ đổi mới thể chế quản lý sẽ làm mất dần ưu thế cạnh tranhthu hút đầu tư so với các nước xung quanh Hiện nay, việc đổi mới thể chế vàhoạt động quản lý nhà nước phải đối mặt với vấn đề “Chúng ta đang tụt hậu”thì mới bứt phá được
1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KCN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KCN TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH
1.2.1 Nội dung phát triển KCN.
1.2.1.1 Về nhu cầu thành lập KCN và kế hoạch vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào KCN.
Thực tế phát triển các KCN ở nước ta hiện nay cho thấy một số KCN đãđược thành lập, kể cả KCN liên doanh với nước ngoài, đã xây dựng kết cấu hạtầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ và tương đối hiện đại song đang gặp khókhăn trong việc thu hút đầu tư vào dẫn đến việc không đạt được mục tiêu đặt
ra ban đầu, không đạt được hiệu quả như mong muốn, do nhiều nguyên nhân,trong đó có nguyên nhân xác định không chính xác sự cần thiết và nhu cầuthành lập KCN, chưa có kế hoạch và biện pháp vận đồng đầu tư vào KCN Do
Trang 21vậy, khi xem xét việc thành lập KCN cần cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu thànhlập KCN đó, khả năng kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tưnước ngoài đầu tư vào KCN, coi đó là một trong những nội dung quan trọngnhất của việc thành lập Khu công nghiệp
1.2.1.2 Sự phù hợp của KCN với kế hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Khi xem xét KCN cần xác định phương hướng mặt hàng, sản phẩm chủyếu trong KCN đó có phù hợp với định hướng phát triển ngành kinh tế - kỹthuật tương ứng hay không, kể cả định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm,trong đó có vấn đề xuất khẩu sản phẩm Vai trò, vị trí của KCN trong quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là yếu tố hết sức quan trọngkhi quyết định thành lập, bao gồm việc tạo ra năng lực sản xuất mới ở địaphương, hình thành các khu dân cư mới và yêu cầu giải quyết các vấn đề phátsinh Việc thành lập các KCN phải phù hợp với định hướng phát triển côngnghệ của ngành kinh tế - kỹ thuật, kể cả yêu cầu áp dụng công nghệ, kỹ thuậtcao, hiện đại đối với một số ngành mũi nhọn
1.2.1.3 Các dự án thành lập KCN cần thể hiện đầy đủ yêu cầu và có giải pháp khả thi trong việc phát triển và kinh doanh kết cấu hạ tầng, trước hết là
hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin, liên lạc
và xử lý chất thải
Khi xem xét cơ sở hạ tầng KCN cần tính toán đầy đủ khả năng cung cấp
từ bên ngoài, các đầu nối kỹ thuật, nhu cầu đầu tư và khả năng thực hiện.Trong các dự án phát triển KCN, yếu tố này đóng vai trò quan trọng, yêu cầuđầu tư rất lớn và có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng tốithiểu cho hoạt động của Khu công nghiệp Trách nhiệm của cơ quan quản lýNhà nước là đảm bảo cân đối việc xây dựng kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng
Trang 22rào các KCN Do vậy, khi chuẩn bị các dự án thành lập KCN, các chủ dự áncần tổng hợp nhu cầu, phưng thức xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào,các yếu tố cân đối và chỉ đạo thực hiện.
Việc hình thành và phát triển KCN sẽ thu hút một số lượng lớn lao độnglàm việc trực tiếp trong và bên ngoài Khu công nghiệp Vì vậy, cần có kếhoạch tạo nguồn nhân lực, dạy nghề cho công nhân, việc giải quyết toàn diện,đồng bộ các yếu tố liên quan đến đời sống của số lao động này cùng với giađình họ, bao gồm nhà ở với các điều kiện và phương thức thực hiện hợp lý,trường học, cơ sở khám chữa bệnh, đi lại, các cơ sở dịch vụ đời sống
Ngoài các nội dung cần thực hiện nói trên, khi xem xét việc thành lậpcác Khu công nghiệp cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Thứ nhất là, các Khu công nghiệp thành lập trên cơ sở các xí nghiệp
công nghiệp hiện có nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, trong đó có việc bảo vệmôi trường
Thứ hai là, các Khu công nghiệp thành lập để giải tỏa các xí nghiệp
công nghiệp đơn lẻ trong nội thành nhằm chỉnh trang lại các đô thị lớn, chống
ô nhiễm môi trường;
Thứ ba là, các Khu công nghiệp được hình thành nhằm thu hút các
doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ và vừa gắn liền với việc chế biếnnguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu pháttriển nông thôn
Thứ tư là, các Khu công nghiệp mới có quy mô lớn, hiện đại Việc đề
nghị thành lập các Khu công nghiệp mới có quy mô lớn, hiện đại cần đượccân nhắc kỹ, ngoài việc đáp ứng được các điều kiện nói trên; các tỉnh đã cónhiều Khu công nghiệp loại này cần làm rõ việc thực hiện thu hút đầu tư, khi
Trang 23đã cho thuê lại được ít nhất 50% tổng diện tích đất trong các KCN cũ thì mớithành lập KCN mới.
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KCN.
Một là, về quy hoạch KCN:
Quy hoạch là nhân tố đầu tiên cần xem xét đến khi khi đánh giá hiệu quảcủa một KCN Một KCN phù hợp với quy hoạch sẽ bảo đảm cho sự phát triểncủa KCN đó về lâu dài, đồng thời góp phần đảm bảo cho cơ cấu kinh tế củađịa phương chuyên dịch theo đúng định hướng Khi xem xét tính phù hợp củaquy hoạch, cần chú ý tới hai nội dung:
- KCN có quy mô phù hợp với quy hoạch phát triển KCN của cả nướchay không? Có phù hợp với Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của
cả nước và của địa phương hay không? Có phù hợp với Quy hoạch của ngành,của địa phương không? và phù hợp ở mức độ nào? Các vấn đề này sẽ đượcđánh giá ngay từ khi thẩm định dự án thành lập KCN, tuy nhiên điều quantrọng ở đây là khi KCN đã đi vào vận hành, nó có còn phù hợp với sự thayđổi về quy hoạch, về chiến lược phát triển của ngành và của địa phương nữahay không
- KCN có được xây dựng phù hợp với Quy hoach chi tiết KCN đã đượcphê duyệt hay không? Nếu có những nội dung không phù hợp thì mực độkhông phù hợp đến đâu? Khi đánh gia về vấn đề này, chúng ta phải đánh giáđược mức độ ảnh hưởng của việc không tuân thủ quy hoạch đối với hiệu quảchung của KCN Trong đó, vấn đề sử dụng hiệu quả đất trong KCN có ýnghĩa rất quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN Thường tiêuchí này do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định nhằmđảm bảo sự phát triển bền vững của KCN Theo Nghị định số 07/2003/NĐ-
CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư
Trang 24và xây dựng, cơ cấu sử dụng đất trong KCN gồm có các bộ phận sau: khu vựccác doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường chiếm 55 - 62% diện tíchKCN; khu vực các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ thường chiếm 5
- 7% diện tích KCN; khu vực các doanh nghiệp dịch vụ sản xuất công nghiệpthường chiếm 3 - 5% diện tích đất KCN; khu vực trung tâm điều hành, côngtrình công cộng, dịch vụ (nhà hàng, khu giới thiệu sản phẩm trưng bày hànghoá, tổng kho trung chuyển, trạm xăng và bảo dưỡng ô tô ) thường chiếm 3 -5% diện tích đất KCN; khu vực các công trình kết cấu hạ tầng KCN (đườnggiao thông, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: trạm biến áp, trạm xử lýnước thải, trạm cấp nước , đất cây xanh ) thường chiếm từ 21 - 34%
Hai là, về vị trí KCN:
Nếu như điều kiện về quy hoạch là nhân tố cần xem xét tới ngay từ khiKCN đang còn là dự án thì các nhân tố về vị trí địa lý, giao thông và hiệntrạng KCN sẽ được xem xét sâu hơn và tính toán kỹ càng hơn trong quá trìnhtriển khai xây dựng và vận hành dự án Tầm quan trọng của các nhân tố nàythể hiện ở các khía cạnh sau:
- KCN được xây dựng ở vị trí cách biệt với dân cư nhưng đảm bảo thuậntiện trong việc đi lại sẽ tránh được những ảnh hưởng trong hoạt động củaKCN đối với dân cư, đồng thời tạo điều kiện tận dụng được các nguồn laođộng tại chỗ ở địa phương và vùng xung quanh KCN Ngoài ra, giao thôngthuận tiện cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KCN dễ dàng vậnchuyển nguyên vật liệu vào KCN phục vụ kịp thời cho sản xuất và vậnchuyển hàng hoá tời thị trường tiêu thụ Điều này sẽ góp phần vào việc giảmchi phí sản xuất của doanh nghiệp và cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu
tư vào KCN
- Hiện trạng đất đai khi xây dựng KCN bao gồm các vấn đề như: thổnhưỡng của khu vực đó như thế nào, có ảnh hưởng tới việc san lấp mặt bằng
Trang 25ở mức độ nào? Khu vực đó có nhiều nhà dân sinh sống hay không và mức độkhó khăn khi tiến hành công tác đền bù giải phóng mặt bằng? Xung quanhKCN có đất để mở rộng diện tích sau này không?
- Khi đã xây dựng xong kết cầu hạ tầng KCN thì hệ thống hạ tầng KCN
có đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp hay không? Doanh nghiệp có gặptrở ngại gì về hạ tầng trong quá trình hoạt động?
Đây là một nội dung mang tính định tính, song để hỗ trợ cho việc đánhgiá nội dung này, có thể xây dựng một số nội dung mang tính định lượng,chẳng hạn như số hộ dân trên một đơn vị diện tích; chi phí đền bù và thời gianđền bù giải phóng mặt bằng Đây là nội dung rất quan trọng đánh giá sựthành công của KCN, KCN đảm bảo vị trí thuận lợi gần cảng biển, gẩn cảnghàng không; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội thuận lợi; có nguồn nhân lựcdồi dào; hấp dẫn các nhà đầu tư; chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuậtKCN thấp và được các ngành trong nước hỗ trợ thì sự phát triển của KCNrất thuận lợi, và ngược lại, những KCN không đáp ứng được các yêu cầu trênthì sẽ gặp rất khó khăn trong việc hình thành và phát triển KCN
Ba là, về quy mô và loại hình KCN:
Tuỳ theo đặc điểm và ưu thế của mỗi vùng, địa phương mà xác định quy
mô và loại hình KCN cho phù hợp Đây là nhân tố rất quan trọng để choUBND cấp tỉnh lựa chọn quy mô và loại hình KCN cho phù hợp với địaphương mình
Đối với các thành phố lớn ở các vùng trọng điểm kinh tế thì phát triểnKCN theo các mục tiêu sau: Với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài thìnên hình thành KCN quy mô từ 100 - 200 ha, chủ đầu tư phát triển hạ tầngKCN là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Với mục tiêu nhằm di dờicác cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn tập trung vào KCN thì
Trang 26hình thành KCN có quy mô nhỏ hơn 100 ha, chủ đầu tư phát triển hạ tầng làdoanh nghiệp trong nước.
Đối với các tỉnh nằm kề với các thành phố lớn thì phát triển KCN theocác mục tiêu sau: Với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm khai thácthế mạnh của địa phương thì hình thành KCN có quy mô từ 200 - 400 ha, chủđầu tư phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Vớimục tiêu là phát huy nội lực nhằm khai thác thế mạnh của địa phương và giảiquýêt lao động cho địa phương thì nên hình thành KCN có quy mô 100 ha trởlên, chủ đầu tư hạ tầng KCN là doanh nghiệp trong nước
Những địa phương với điều kiện gần có cảng biển và nguồn nguyên liệulớn thì nên hình thành KCN chuyên sản xuất ổn định một số sản phảm hànghoá, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp nặng, quy mô của nhữngKCN này nên từ 300 - 5000 ha Xây dựng cơ sở hạ tầng do liên doanh giữadoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước làm chủđầu tư
Những vùng, địa phương ở xa các đô thị lớn, cảng biển thì phát triểnKCN theo các mục tiêu sau: Với mục tiêu phát huy nội lực nhằm khai tháccác thế mạnh của địa phương và giải quyết lao động cho địa phương thì nênhình thành KCN có quy mô từ 50 -100 ha, chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN
là doanh nghiệp trong nước Với mục tiêu kết hợp kinh tế với quốc phòng thìnên hình thành các KCN có quy mô từ 100 - 200 ha, chủ đầu tư phát triển hạtầng KCN là doanh nghiệp trong nước
Việc xây dựng các nội dung về phát triển KCN cần cân nhắc tới các khíacạnh nêu trên và sau này khi đánh giá hiệu quả KCN cũng cần dựa vào mực
độ đáp ứng của KCN đối với các nhân tố này
Bốn là, về tỷ lệ lấp đầy diện tích KCN:
Trang 27Đây là nhân tố rất quan trọng, thể hiện sự thành công hay thất bại củaKCN Hệ số phủ đầy KCN được xác định bằng số đất công nghiệp đã cho cácdoanh nghiệp thuê và dịch vụ công nghiệp thuê trên tổng số đất công nghiệpcủa KCN Hệ số này thường tăng dần theo năm hoạt động của KCN và cóquan hệ mật thiết với tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) của dự án xây dựng cơ sở
hạ tầng của KCN
Đây là nhân tố cơ bản và quan trọng nhất đánh giá hiệu quả thu hút đầu
tư trong KCN Trên thực tế, các KCN có tỷ lệ lấp đầy cao thường tập trung ởVùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng được đánh giá là phát triển năngđộng nhất của cả nước Các KCN có tỷ lệ lấp đầy cao thường là những khuthuận lợi trong đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng KCN, thuận lợi vềgiao thông và thường đảm bảo giải quyết tốt các yếu tố về xã hội, môi trường
Vì vậy, tỷ lệ lấp đầy là một nội dung dễ tính toán mà lại phản ánh tương đốichính xác tình hình thực tế và hiệu quả chung của KCN Tuy nhiên, từ nhữngphân tích trên, khi đánh giá hiệu quả của KCN thông qua nội này, cần chú ýtới thời gian hoạt động của KCN và gắn tỷ lệ lấp đầy KCN với chỉ tiêu tốc độlấp đầy KCN qua các năm
Năm là, về năng lực sản xuất của KCN:
Qua việc đánh giá: giá trị sản lượng, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu,nghĩa vụ nộp thuế, năng suất, trình độ công nghệ, số lao động, thu nhập bìnhquân lao động các doanh nghiệp trong KCN, nhân tố về năng lực sản xuấtđánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của KCN
Nhân tố này phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố về quy mô và loại hìnhKCN Nhân tố này là cơ sở đánh giá hiệu quả của KCN với nền kinh tế củađịa phương, tỉnh có KCN
Sáu là, thu hút lao động và giải quyết việc làm
Trang 28Trong nhân tố này, phải xác định được số lượng lao động làm việc trongcác KCN, độ tuổi bình quân, số lao động nữ, số lao động có trình độ đại học,
số lao động phổ thông chưa được đào tạo, số lao động tại chỗ, thu nhập bìnhquân lao động trong các KCN v.v
Nhân tố này đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cho KCN; giúp các nhàquản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách trong việc tổ chức các lớpđào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật-xã hội ngoài hàngrào KCN cũng như ban hành các chính sách về lao động trong KCN cho phùhợp
Bảy là, trình độ công nghệ và bảo vệ môi trường trong KCN
Trong nhân tố này, một mặt, xác định được trang thiết bị và trình độcông nghệ của các doanh nghiệp trong KCN so với trình độ công nghệ chungcủa thế giới, khu vực và mặt bằng chung của cả nước; mặt khác, cần phảiđánh giá được việc kiểm soát và bảo vệ môi trường trong KCN
Tám là, về chất lượng xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:
KCN là nơi tập trung số lượng lớn các nhà máy công nghiệp Tại đây,nếu chất thải công nghiệp (rắn, lỏng và khí) không được xử lý tốt sẽ làm chomôi trường bị ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trườngsống và sức khoẻ con người Vì vậy, bảo vệ môi trường sinh thái là nhân tốđánh giá sự phát triển bền vững của KCN
1.3 KINH NGHIỆM, PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI
VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC
1.3.1 Phát triển khu công nghiệp ở một số địa phương trong nước
1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển các KCN ở Đồng Nai.
Từ chủ trương, chính sách của nhà nước và những tiềm năng, lợi thế củađịa phương, trong 15 năm qua, tỉnh Đồng Nai đã chọn khu công nghiệp là mô
Trang 29hình phát triển kinh tế trọng điểm nhằm tạo các điều kiện thuận lợi về cơ sởvật chất kỹ thuật đồng bộ để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ, từngbước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách bền vững.
Năm 1963, Công ty khuyếch trương công kỹ nghệ Biên Hoà(SONADEZI) đã tiến hành xây dựng khu kỹ nghệ Biên Hoà (nay là KCNBiên Hoà I) trên diện tích 376 ha tại phường An Bình Bằng hình thức chìakhoá trao tay, SONADEZI đã xây dựng 94 nhà máy các loại, trở thành khucông nghiệp lớn nhất miền Nam Sau giải phóng mặc dù gặp nhiều khó khăn,nhưng qua thực tiễn cho thấy đây là một mô hình hoạt động có hiệu quả trongnhiều mặt Thực tiễn phát triển của KCN Biên Hoà I đã để lại những kinhnghiệm quý cho việc quy hoạch phát triển các KCN tại Đồng Nai mà cụ thể
là việc thành lập Công ty SONADEZI Biên Hoà vào năm 1990 và khu côngnghiệp Biên Hoà 2 trở thành khu công nghiệp đầu tiên cả nước được thành lậptrước khi Chính phủ ban hành qui chế KCN Thành công của KCN Biên Hoà
2 đã trở thành động lực mạnh mẽ trong quá trình xây dựng và phát triển cácKCN trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
- Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai,
ngay từ đầu những năm 1990, Đồng Nai đã quy hoạch phát triển 17 KCN vớitổng diện tích 8.119 ha, nhưng qua quy hoạch chi tiết, thực tế đã hình thành
25 KCN do KCN Nhơn Trạch 2.700 ha chia thành nhiều KCN nhỏ Năm
2004 - 2005, Đồng Nai đăng ký bổ sung thêm 9 KCN với diện tích tăng thêm3.070 ha, do đó đến năm 2010, Đồng Nai quy hoạch phát triển 34 KCN tậptrung với tổng diện tích khoảng 11.189 ha Trong đó:19 KCN Chính phủ đãphê duyệt diện tích 5.377 ha (4 KCN đang làm thủ tục mở rộng giai đoạn 2; 6KCN đang xin thành lập; tổng diện tích 1.734 ha; 9 KCN mới đăng ký bổsung; tổng diện tích 3.070ha)
Trang 30Việc qui hoạch các KCN tại Đồng Nai, bước đầu Đồng Nai tập trungđầu tư xây dựng các KCN tại các địa bàn có lợi thế nhất dọc theo hành langquốc lộ 1A và quốc lộ 51, sau đó phát triển đến các KCN thuộc miền núi vàcác địa bàn kém lợi thế hơn.
Bên cạnh việc phát triển các KCN, Đồng Nai đã và đang qui hoạchnhiều cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, để đa dạng địa bànthu hút đầu tư, hạn chế việc đầu tư sản xuất công nghiệp nằm phân tán tại cáckhu dân cư, nhất là tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nướcđầu tư, từng bước góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn
1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển KCN ở Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần thủ
đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý,thuận lợi cho việc hình thành, phát triển các KCN nói riêng và phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh nói chung Xây dựng và phát triển các KCN là một trongnhững nội dung cơ bản của quyết sách trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH
và hội nhập kinh tế quốc tế đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xácđịnh Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, trong thời gianqua, các KCN trên địa bàn tỉnh đã trở thành điểm quan trọng trong việc thuhút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phầnquan trọng vào việc phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Việc phát triển cácKCN cũng là điều kiện cho việc hình thành các Khu đô thị mới và khu dulịch, phát triển các ngành CN phụ trợ và du lịch, tạo việc làm cho người laođộng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹthuật, phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015
Trang 31Về thu hút các dự án đầu tư:
Từ năm 2002 trở về trước, trên địa bàn của tỉnh đã thu hút được 103 dự
án, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 595 triệu USD Sau khi được thành lập(tháng 12/2002), Ban quản lý các KCN của tỉnh đã chú trọng hơn tới công tácvận động, xúc tiến đầu tư, đổi mới hoạt động với nhiều hình thức đa dạng, cảicách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", phối hợp tốt với các cấp, cácngành trong công tác bồi thường GPMB Vì vậy trong 03 năm qua (2004-2006) toàn tỉnh đã thu hút được 310 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên1.369 triệu USD, tăng ba lần về số dự án và 2,3 lần về số vốn đầu tư tronggiai đoạn từ 2002 trở về trước, đưa Vĩnh Phúc đứng thứ 7 cả nước về vốn đầu
tư nước ngoài Đến hết tháng 11/2006, trên địa bàn tỉnh đã có 413 dự án đầu
tư còn hiệu lực, trong đó 84 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 739,6 triệu USD
và 329 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 19.108,4 tỷ đồng
Công nghiệp được Tỉnh xác định là nền tảng của kinh tế, hỗ trợ và thúcđẩy các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển Trong tổng số 413 dự án đầu
tư có 342 dự án thuộc lĩnh vực CN, chiếm 82,81% tổng các dự án đầu tư, với
số vốn đầu tư 11.646 tỷ đồng và 664,315 triệu USD Các dự án đầu tư vàotỉnh Vĩnh Phúc cơ bản đã và đang tích cực triển khai xây dựng Đến nay đã có
136 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, có những đóng góp quantrọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiếm trên 90% giá trịsản xuất công nghiệp toàn tỉnh, trên 70% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, trên 70%tổng thu ngân sách toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho trên hai vạn lao động,trong đó lao động là người tỉnh Vĩnh Phúc chiếm tỷ lệ 65-70%
Trong thời gian qua, Ban quản lý các KCN của Tỉnh đã tập trung chỉđạo các Công ty hạ tầng các KCN khẩn trương đầu tư hạ tầng kỹ thuật cácKCN, đến nay đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư Trong đó
Trang 32KCN Quang Minh I với diện tích đất quy hoạch 344 hecta đã được lấp đầycác dự án đầu tư; KCN Khai Quang khoảng 60% diện tích đất công nghiệp;KCN Bình Xuyên giai đoạn I với diện tích 60 hécta lấp đầy Với những kếtquả đã đạt được, năm 2004 Ban quản lý các KCN và thu hút đầu tư VĩnhPhúc đã được Bộ Kế hoạch & Đầu tư tặng Cờ thi đua xuất sắc và hằng nămđều được UBND tỉnh tặng Bằng khen về hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kết quả trên có được là do Ban đã hoàn thành tốt vai trò tham mưu choUBND tỉnh trong việc xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiệncủa Tỉnh và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhất làchính sách ưu đãi đầu tư của Tỉnh, các chính sách về đền bù, GPMB, về chiphí hạ tầng các KCN, các cơ chế phối hợp với các cấp, các ngành, các nhàcung cấp dịch vụ KCN như thông tin liên lạc, điện nước đảm bảo đáp ứngkịp thời với các chi phí thấp nhất giúp các nhà đầu tư dễ dàng trong việc lựachọn và quyết định đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc
Đặc biệt với phương châm cởi mở, thông thoáng trong thu hút, cấpphép đầu tư, Ban đã thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính với cơchế "một cửa" giúp các nhà đầu tư rút ngắn thời gian và chi phí trong việc phêduyệt các dự án, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành giải quyết khókhăn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Vĩnh Phúc, đã tạođược niềm tin, là địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà đầu tư
1.3.2 Đặc điểm phát triển KCN ở Đài Loan
Hơn 4 thập kỷ qua, phát triển công nghiệp luôn là động lực cho pháttriển kinh tế của Đài Loan, trong đó các KCN giữ một vị trí quan trọng Cácchính sách phát triển KCN luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tếkhác nhau, chuyển dịch dần từ mô hình sản xuất tập trung truyền thống sử
Trang 33dụng nhiều lao động sang hình thức các KCN công nghệ cao, tạo ra nhiều giátrị tăng thêm
Chính những chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, hỗtrợ tài chính, khuyến khích phát triển kinh tế đã đem lại những kết quả to lớncho phát triển kinh tế Đài Loan trong những thập niên vừa qua
Theo số liệu của Bộ Kinh tế Đài Loan, hiện có 88 KCN đang hoạt độngtrên khắp lãnh thổ với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 11.422 ha, thu hút đượchơn 11.000 dự án đầu tư, trong đó Cục Phát triển công nghiệp (IDB) trực tiếpquản lý 54 KCN có vai trò quan trọng tới việc phát triển các vùng Ngoài ra
có 23 KCN đang trong quá trình xây dựng với tổng diện tích 18.414 ha và 18KCN khác đã được quy hoạch với tổng diện tích gần 4.400 ha Nhằm thu hútđầu tư vào các KCN, đặc biệt là các dự án có hàm lượng công nghệ cao, tạogiá trị gia tăng lớn, Đài Loan đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi khác nhau
về thuế, hỗ trợ tài chính hoặc vay ưu đãi từ chính phủ, quy định mức khấu haođặc biệt cho các thiết bị máy móc Các thủ tục xin giấy phép đầu tư, giấyphép hải quan trong các KCN, KCX ở Đài Loan đều thực hiện chế độ “mộtcửa” cho nhà đầu tư
Công tác phát triển các KCN ở Đài Loan được phân thành 4 nhiệm vụquản lý chủ yếu sau: (i) lựa chọn địa điểm và đánh giá tính khả thi của dự ánđầu tư; (ii) lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng KCN; (iii) bán và cho thuê đấttrong KCN và (iv) quản lý điều hành KCN
Cục Phát triển công nghiệp thuộc Bộ Kinh tế là cơ quan chịu tráchnhiệm chính thực hiện xây dựng và triển khai chính sách phát triển các KCN
ở Đài Loan Đối với các KCN do tư nhân xây dựng, chủ đầu tư chịu tráchnhiệm hoàn toàn việc đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN theo đúngquy hoạch của Chính phủ Đối với các KCN do Chính phủ đầu tư, Cục Phát
Trang 34triển kinh tế sẽ thành lập nhóm công tác phát triển KCN với thành phần đạidiện các cấp chính quyền trung ương và địa phương cũng như các cơ quanchức năng của Bộ Kinh tế như Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững, Cơquan quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, Cục Bảo vệ môi trường Nhóm côngtác này được tổ chức thành những bộ phận chuyên trách đảm nhiệm các chứcnăng, nhiệm vụ cụ thể: Bộ phận hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đầu tư,xây dựng và phát triển KCN sau khi dự án đầu tư đã được thông qua; tự huyđộng các nguồn vốn cần thiết để triển khai dự án và thu hồi vốn đầu tư quaviệc bán, cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh Việc lập kế hoạch,thiết kế và giám sát xây dựng sẽ do các bộ phận tư vấn kỹ thuật chuyên tráchđảm nhiệm Việc phối hợp công tác xây dựng với phát triển KCN như thu hồiđất, đăng ký đất đai, kết nối hạ tầng đòi hỏi sự hỗ trợ của các cấp chính quyềntrung ương, địa phương có liên quan Sau khi đã hoàn tất việc xây dựng KCN,nhóm công tác phát triển KCN sẽ ban hành các điều lệ quản lý nhằm quy địnhcác hoạt động của các nhà máy trong KCN, các quy định về bảo vệ môitrường, thuê nhân công và các dịch vụ tiện ích khác.
Căn cứ vào điều kiện tài nguyên, đặc điểm kinh tế xã hội từng khu vựckết hợp với việc dự đoán, đánh giá xu hướng phát triển khoa học-kỹ thuật,công nghệ, triển vọng thị trường thế giới trong thời gian 10-20 năm mà chínhquyền Đài Loan xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế quốc dân, quyhoạch phát triển các KCN và đưa ra các chính sách phát triển phù hợp theotừng giai đoạn Chính sách phát triển KCN được hoạch định theo trình tự cácbước: xác định trọng tâm vấn đề cần giải quyết; xác lập mục tiêu cần phải đạtđược; đề xuất các giải pháp và lựa chọn phương án chính sách tối ưu Nhằmđảm bảo tính khách quan trong điều hành nền kinh tế, các cơ quan hoạch địnhchính sách và chiến lược phát triển, quy hoạch được tách ra khỏi cơ quanquản lý điều hành Thí dụ Hội đồng Kế hoạch và Phát triển kinh tế chịu trách
Trang 35nhiệm hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch các ngành, các vùng, kếhoạch phát triển, các chính sách phát triển KCN ; Bộ Kinh tế chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và cụ thể hoá các chínhsách Trong quá trình triển khai, các cơ quan này có thể kiểm tra công việccủa nhau để kịp trình Chính phủ những giải pháp, điều chỉnh thích hợp nhằmkhắc phục kịp thời những khiếm khuyết hoặc sai lệch trong quy hoạch, kếhoạch, chính sách hay trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện
Để bắt kịp với yêu cầu phát triển công nghiệp ngày càng tăng trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi Đài Loan gia nhập vào Tổ chứcThương mại thế giới WTO vào đầu năm 2002, Bộ Kinh tế Đài Loan đã đề ranhững định hướng điều chỉnh trong chính sách phát triển KCN trong thời giantới như sau :
Thứ nhất, chuyển đổi thu hút đầu tư vào KCN từ dựa trên yếu tố giá
thành sang yếu tố chất lượng dịch vụ Trước đây chủ đầu tư KCN chỉ cung cấpnhững dịch vụ công cộng cơ bản với mức giá cho thuê đất thấp nhằm giảmchi phí sản xuất và quản lý của các doanh nghiệp KCN thì nay chuyểnhướng sang đầu tư xây dựng các KCN có chất lượng dịch vụ cao với giá chothuê đất ở mức hợp lý
Thứ hai, chuyển từ định hướng “trọng cung” sang định hướng “trọng
cầu” việc cho thuê đất phát triển công nghiệp trong các KCN sẽ dựa trên nhucầu thị trường và yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp; đồng thời,khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển KCN
Thứ ba, chuyển từ mô hình phát triển các KCN tập trung sang mô hình
công viên công nghiệp, theo đó sẽ chú trọng hơn công tác bảo vệ môi trườngsinh thái, ưu tiên quy hoạch đất cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển
Trang 36(R&D), các ngành công nghệ cao và các hoạt động giải trí nhằm tạo ra mộthình ảnh mới, chất lượng dịch vụ cao của các công viên công nghiệp.
Thứ tư, chuyển từ cung cấp các dịch vụ cơ bản sang các loại dịch vụ cao
cấp Các KCN mới sẽ ngày càng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không chỉđơn thuần những dịch vụ sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng nhưtrước đây, mà còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về quản lý doanh nghiệp, dịch
vụ xúc tiến thương mại, tư vấn pháp lý, phát triển công nghiệp
Thứ năm, phát triển “các công viên công nghiệp thông minh” để nâng
cao năng lực hoạt động sản xuất của Đài Loan Nhằm mục tiêu đưa Đài Loanthành một trung tâm công nghiệp của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vàđáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp công nghệ mới, tạo giá trị gia tăngcao, Đài Loan đang nỗ lực thành lập các “công viên công nghiệp thông minh”được quy hoạch hạ tầng hoàn thiện có hệ thông viễn thông hiện đại và cungcấp các dịch vụ quản lý tập trung tiên tiến Các KCN thông minh này sẽ chủyếu phát triển các ngành công nghệ thông tin, các hoạt động nghiên cứu vàphát triển R&D, phát triển công nghệ mới, tạo giá trị gia tăng cao, bao gồm cảcác trung tâm đào tạo và các viện nghiên cứu
1.3.3 Nguyên nhân thành công của các KCN trong và ngoài nước.
Việc phát triển thành công các KCN ở các địa phương như đã đề cập ởtrên đây có được là do những nguyên nhân sau đây đã tạo nên, đó là:
Một là, do chính sách thông thoáng, chủ trương nhất quán và nắm bắt
thời cơ của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương đó Do sớm nhận thứclợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của địa phươngmình so với các địa phương khác, nên đã sớm chọn được những KCN là trọngđiểm xây dựng phát triển kinh tế
Trang 37Hai là, đã lựa chọn đúng vị trí để qui hoạch phát triển KCN: Xây dựng
và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, thực chất là kinh doanh bất động sảnđất đai nên phải tuân theo quy tắc chung đã được thực tế kiểm nghiệm đó làchọn đúng địa điểm, qui hoạch chất lượng, gắn kết và khai thác lợi thế so sánhtrong từng khu vực
Ba là, đã xác định được là cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước Không
chỉ đầu tư hạ tầng trong KCN mà còn đầu tư phát triển hạ tầng ngoài hàng ràoKCN (như đường, điện, nước, bưu điện ), khu dân cư và các công trình dịch
vụ phục vụ KCN một cách đồng bộ như: xe buýt đưa đón công nhân , nhà trọcông nhân, lập đồn Công an, Hải quan KCN, tổ chức bữa ăn công nghiệp…
Đó là các yếu tố quan trọng để vừa tăng sức hấp dẫn KCN, vừa là những giảipháp đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững Mặt khác, việc chọn lựa
DN đầu tư hạ tầng có năng lực tài chính và kinh nghiệm tiếp thị đầu tư có ýnghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào KCN
Bốn là, các địa phương thành công trong việc phát triển KCN, bên cạnh
sự phát triển theo chiều rộng, đã chú trọng phát triển theo chiều sâu để từngbước nâng cao chất lượng, thông qua giải pháp phát triển các KCN chuyênngành, lựa chọn, thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ
cơ khí, công nghiệp phụ trợ…
Năm là, đã chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “
một cửa, tại chỗ”, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Việc chăm sóc tốt các nhàđầu tư chính là mở ra cơ hội để đón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới Dovậy, một trong các bài học thành công đó là: Tôn vinh doanh nghiệp, thựchiện chính sách “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, thường xuyêncải tiến thủ tục hành chính và các dịch vụ công theo hướng công khai, tận tâm
và minh bạch
Trang 38Sáu là, đã có được những biện pháp tiếp cận hợp lý để tạo thuận lợi
trong việc xây dựng các tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp Bảnchất hoạt động các tổ chức chính trị của xã hội ta nhằm bảo vệ quyền lợi hợppháp của cả người lao động và chủ doanh nghiệp, do vậy, nếu có sự tuyêntruyền vận động hợp lý, sẽ không quá khó khăn để thành lập tổ chức chính trị
xã hội trong các doanh nghiệp Thực tế không chỉ người lao động mà nhiềuchủ doanh nghiệp cũng đã xem các tổ chức chính trị xã hội là chỗ dựa tin cậytrong hoạt động của mình
Bảy là, đã tập trung vào công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
đồng bộ các mặt: giáo dục đào tạo, sử dụng và tạo việc làm Gắn công tác đàotạo với thị trường sức lao động Tạo mối liên kết giữa nhà nước, trường học
và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo tuyển dụng
Hồ Chí Minh 1.400 km về phía bắc
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn và đông dân, với 16.480 km2 đất tựnhiên, dân số trên 3 triệu người Điều kiện địa lý, kinh tế của tỉnh tương đối
đa dạng và phong phú, có biển, đồng bằng và rừng núi Đây là một thế mạnh
mà ít địa phương có được Đất nông nghiệp của tỉnh có 207.100 ha, đất lâm
Trang 39nghiệp 1.195.557 ha, là điều kiện tốt để phát triển sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp trên quy mô lớn, tập trung, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chếbiến, từ cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu đến chăn nuôi đại gia súc,nuôi tròng thuỷ sản Diện tích rừng của Nghệ An gần 750 nghìn ha; trong đó
có Rừng Quốc gia Pù Mát diện tích 91.113 ha, khu bảo tồn thiên nhiên PùHuống diện tích 50 nghìn ha có nhiều động thực vật quý hiếm, ngoài khảnăng để phát triển vùng nguyên liệu giấy, chăn nuôi đại gia súc còn là điểm
du lịch sinh thái hấp dẫn du khách
Nghệ An là một tỉnh giáp biển với diện tích hơn 4 nghìn hải lý vuông, 6cửa lạch, trên 3 nghìn ha diện tích nước mặn lợ có khả năng phát triển nuôitrồng, đánh bắt hải sản; trữ lượng hải sản ước tính trên 80.000 tấn Bờ biểnNghệ An dài 82 km có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như bãi biển Cửa Lò,Nghi Thiết, Diễn Thành, Quỳnh Phương có thể đầu tư phát triển thành khu
du lịch biển
Tài nguyên khoáng sản Nghệ An khá phong phú, một số loại có trữlượng lớn có thể khai thác với quy mô CN, như: đá vôi trắng gần 1 tỷ tấn chấtlượng tốt; đá xây dựng trữ lượng gần 1 tỷ m3, đất sét làm nguyên liệu xi măng
300 triệu tấn, đá bazan trên 260 triệu m3, đá granite trữ lượng trên 160 triệutấn Điều đáng nói là các tài nguyên khoáng sản của Nghệ An tập trung thànhquần thể, có chất lượng cao, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển
Nghệ An được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều tiềm năng để pháttriển du lịch Bờ biển dài với nhiều bãi tằm đẹp, các khu rừng nguyên sinh vớinhiều sông, suối, hồ, thác nước là những danh thắng hấp dẫn du khách Nghệ
An là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử với gần 1.000 di tích,trong đó có 131 di tích đã được công nhận cấp quốc gia, đặc biệt là khu di tích
Trang 40lịch sử văn hoá Kim Liên, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anhhùng giải phóng dân tộc vĩ đại, Danh nhân văn hoá thế giới.
Tỉnh Nghệ An hội tụ đủ các tuyển giao thông đường sắt, đường bộ,đường không, đường sông và đường biển, là cầu nối giữa hai miền Bắc Nam,
là cửa ngõ sang Lào và Đông Bắc Thái Lan Tỉnh hiện có 2 cựa khẩu quốc tếsang Lào là cửa khẩu Nậm Cắn và Thanh Thuỷ; tương lai gần có thêm cựakhẩu Thông Thụ rất thuận tiện giao lưu với các nước khu vực phía tây.Dwờng sắt Bắc Nam chạy suốt chiều dài của tỉnh Cảng biển Cửa Lò có thểđón nhận tàu 1 vạn tấn cập cảng hiện đang được tiếp tục đầu tư mở rộng Sânbay Vinh nằm sát trung tâm thành phố đã được nâng cấp, mở rộng để máybay hiện đại lớn có thể cất hạ cánh Hệ thống diện lưới quốc gia, thông tinliên lạc đã phủ hết các huyện trong tỉnh, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất vàsinh hoạt Trên địa bàn tỉnh hiện đã, đang và sắp khởi công nhiều công trìnhthuỷ điện như: Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, Khe Bố, Nậm Cắn 1 và 2, BảnCốc, Nhan Hạc, Hủa Na, Sao Va
Lực lượng lao động của Nghệ An tương đối dồi dào, khoảng 1,5 triệungười, trong đó có 30% được đào tạo Hàng năm có hơn 20 nghìn học sinh tốtnghiệp từ Trường Đại học Vinh và Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, 4 trườngcao đẳng, 3 trường trung học kỹ thuật, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật vàdạy nghề, sẽ là nguồn bổ sung lao động kỹ thuật đáng kể, đáp ứng nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong 5 năm qua (2001 - 2006), nền kinh tế của tỉnh phát triển khánhanh và đúng hướng, bước đầu tạo ra thế và lực cao hơn Tốc độ tăng trưởngkinh tế bình quân đạt 10,6%/năm, cao hơn mức bình quân của cả nước Cơcấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp -