Những giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 76 - 80)

III Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN 45.918,

3.2.2.Những giải pháp về cơ chế chính sách

Trước tiên có thể khẳng định rằng nhóm cơ chế chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư là nhóm cơ chế chính sách gắn với các ngành, các doanh nghiệp

khi đầu tư vào các KCN. Ngay từ đầu năm 2002, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về "Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào các KCN", Quyết định qui định rõ trình tự, thủ tục về thẩm định và cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư vào các KCN, trong đó nêu rõ: Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng các KCN có trách nhiệm đảm nhận theo phương thức trọn gói cho nhà đầu tư từ khâu đo vẽ bản đồ địa chính, kiểm kê, áp giá, lập và trình duyệt phương án, tổ chức bồi thường, di chuyển dân, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư. Làm như vậy đã rút ngắn được thời gian hoàn tất các thủ tục hồ sơ, giải phóng mặt bằng nhanh gọn cho các nhà đầu tư tiến hành thực hiện dự án đầu tư. Bên cạnh đó Ban quản lý KCN cũng đã tham mưu cho tỉnh Nghệ An đề ra chính sách hỗ trợ đầu tư, đào tạo nghề và giải quyết việc làm và thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện có vướng mắc về cơ chế, chính sách tỉnh kịp thời bổ sung để được hoàn thiện hơn. Hiện tại các KCN của tỉnh đang thực hiện đầu tư theo hình thức cuốn chiếu, đầu tư đến đâu giải phóng mặt bằng đến đó. Tỉnh cũng đã bố trí nguồn kinh phí nhằm thực hiện đúng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN đã ban hành.

Đối với nhóm cơ chế, chính sách khuyến khích tăng thu ngân sách Nhà nước, Ban quản lý các KCN đã tham mưu cho Tỉnh ban hành một số cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các KCN, góp phần tăng thu ngân sách đó là: Cơ chế hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu; Cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp nộp vượt ngân sách, ...

Việc ban hành các cơ chế chính sách trong những năm qua của tỉnh Nghệ An có ý nghĩa rất thiết thực trong quá trình phát triển các KCN. Từ những cơ chế, chính sách này đã thực sự giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy mạnh việc đầu tư, sản xuất phát triển, bước đầu tạo được một hành lang thuận lợi cho các Nhà đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư vào các KCN ở Nghệ

An. Những cơ chế, chính sách này còn thể hiện được sự hoà nhập của tỉnh trong điều kiện và xu thế phát triển hiện nay của khu vực Bắc Trung bộ nói riêng và của cả nước nói chung.

Để tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách của UBND tỉnh đã đề ra, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp và đẩy mạnh cải cách hành chính; các cơ chế chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, được thực tiễn chấp nhận, theo hướng tập trung, trọng điểm trên từng lĩnh vực, phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, kích thích thúc đẩy kinh tế- xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Theo đó, trước tiên phải tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính trong công tác tổ chức thực hiện ở các khâu: Triển khai thực hiện, thời gian thực hiện; Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa Ban quản lý các KCN với các ngành, các cấp trong tỉnh thực hiện tốt hơn trong việc giao đất, cho thuê đất, chú trọng hơn đến chất lượng qui hoạch và quản lý qui hoạch, công tác kế hoạch hoá, đầu tư xây dựng. Tiếp tục tập trung điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách đã ban hành theo hướng tập trung, trọng điểm trên từng lĩnh vực, trong đó ưu tiên cho các dự án đầu tư sớm và có sản phẩm tiêu thụ trên thi trường để tăng thu ngân sách bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển; Tiếp tục thực hiện tốt hơn cơ chế "Một cửa" trong giải quyết các mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân với cơ quan đầu mối khi triển khai áp dụng các cơ chế chính sách. Kiến nghị Tỉnh tiếp tục bố trí một phần ngân sách để triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho các cơ chế chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống. Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ có liên quan ở các ngành, địa phương nắm vững các cơ chế chính sách của tỉnh, từ đó trong quá trình thực hiện áp dụng một cách nhanh gọn, đảm bảo đúng theo qui định. Đặc biệt, lãnh đạo Ban quản lý cần tăng cường đi cơ sở, thường xuyên nắm

bắt thông tin, rà soát các cơ chế chính sách đã ban hành với hiệu quả đạt được trong thực tiễn, kịp thời có những bổ sung, sửa đổi để các cơ chế chính sách gắn với thực tiễn cuộc sống đem lại hiệu quả cao và tăng tốc trong phát triển các KCN.

Thứ hai nữa là, Tỉnh phải tạo khung pháp lý nhất quán, minh bạch và ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện và cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, bảo đảm các chế độ ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KCN.

Nghiên cứu mới đây của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, bản thân các doanh nghiệp cũng không có nhiều kỳ vọng vào các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, mà họ cần một chính quyền hết sức thân thiện với họ. Có nghĩa là khi họ gặp khó khăn thì chính quyền hỗ trợ, tìm mọi cách đơn giãn hoá thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “ một cửa, tại chỗ”. Kiên quyết loại bỏ các loại giấy phép con, thay thế bằng chế độ “Đăng ký hậu kiểm”, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục một cách tối đa và đặc biệt ít phải “ bôi trơn” nhất.

Ban quản lý các KCN cần chủ động chủ trì phối hợp với các ngành liên quan soạn thảo các dự án lớn có tính khả thi cao và ban hành danh mục dự án gọi vốn đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Đồng thời cần có chính sách thoả đáng để di dời các doanh nghiệp trong các đô thị vào KCN, mặt khác kiến nghị UBND tỉnh hạn chế tối đa việc cấp phép cho các dự án ngoài KCN.

Ban quản lý các KCN cần tham mưu cho UBND tỉnh thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới công nghệ, thiết bị, bảo

vệ tốt môi trường. Đây là những khoản hỗ trợ mang tính chuyên sâu rất có giá trị, giúp định hướng tốt cho phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 76 - 80)