Quá trình hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 44 - 47)

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, nhiều nước trên thế giới đã khẳng định KCN là mô hình sản xuất công nghiệp có hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích. Phát triển KCN không chỉ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội mà còn mang ý nghĩa an ninh - quốc phòng. Năm 1991, khu chế xuất - một dạng

KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu được ra đời ở Việt Nam; Từ đó cho đến nay (tính đến cuối tháng 12/2006), cả nước có 139 KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 29.392 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 19.743 ha, chiếm 67% tổng diện tích đất tự nhiên. Các chỉ tiêu cụ thể đạt được như sau:

Một là, về phân bố các KCN:

Trong thời gian qua, phân bố các KCN đã dần dịch chuyển theo hướng giảm bớt mật độ các KCN ở các Vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên thành lập các KCN ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, 48 tỉnh, thành phố đã thành lập KCN, tuy nhiên, phân bố các KCN vẫn tập trung ở ba Vùng kinh tế trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung nhiều KCN nhất với 65 KCN với tổng diện tích tự nhiên 16.228 ha, chiếm 55,2% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 25 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 4.601 ha, chiếm 15,7% tổng diện tích tự nhiên các KCN cả nước và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung có 10 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 2.395 ha, chiếm 8,1% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước.

Hai là, về thu hút các dự án đầu tư:

Các KCN đã thu hút được 2.433 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 21,79 tỷ USD. Trong đó, trên 1.700 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và 380 dự án đang xây dựng nhà xưởng. Tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ kế đến cuối năm 2006 đạt 11,37 tỷ USD, chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư đăng ký. Về đầu tư trong nước thu hút được 2.623 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 135,69 nghìn tỷ đồng. Trong đó, trên 1.720 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và còn gần

500 dự án đang xây dựng nhà xưởng. Tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ kế đến cuối năm 2006 đạt khoảng 78 nghìn tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 58%.

Năm là, về thu hút lao động: Các KCN đã giải quyết việc làm cho trên 918.000 lao động trực tiếp.

Sáu là, về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN:

Đến cuối năm 2006, cả nước có 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 970 triệu USD và 120 dự án trong nước đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 37.259 tỷ đồng. Trong những dự án kể trên, 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 73 dự án đầu tư trong nước đã cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào vận hành; các dự án còn lại đang triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.

Tổng vốn thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN luỹ kế đến cuối năm 2006 đạt khoảng 585 triệu USD và 13.596 tỷ đồng. Đến nay, cả nước đã có 90 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 19.548 ha và 49 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 9.844 ha.

Bảy là, về tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp: Tính đến cuối năm 2006, các KCN trên cả nước đã cho thuê được khoảng 10.758 ha, đạt diện tích đất CN có thể cho thuê 54,5%. Riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy trên 72,2%. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất CN có thể cho thuê của các KCN Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đạt 57,7%; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đạt 71%; Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đạt 53,9%.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 44 - 47)