11 Nghĩa Mỹ Xã Nghĩa Mỹ, huyện Nghĩa Đàn 30
12 Đồng Mẫn Xã Nam Giang, huyện Nam Đàn 26
13 Hưng Tây Xã Hưng Tây, Hưng Nguyên 50
Tổng diện tích khảo sát qui hoạch 326,5
* Nguồn số liệu: Sở Công nghiệp Nghệ An.
Riêng KCNN Thung Khuộc thuộc thị trấn Quỳ Hợp hình thành tự phát. Cho đến nay KCNN này vẫn chưa có qui hoạch chi tiết được phê duyệt, diện tích 20 ha đã bố trí lấp đầy các doanh nghiệp.
b . Về tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Nhìn chung, các KCNN đã quy hoạch tiến độ thực hiện xây dựng đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp. Phần lớn các vị trí được huyện lựa chọn đều có địa điểm thuận lợi (không thuộc đất thổ cư, gần các trục đường giao thông, đường điện đã có sẵn, cao độ lớn, cấp thoát nước thuận lợi,…) nên chi phí giải phóng, san lấp mặt bằng cũng như chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật thấp.
Đầu tư xây dựng hạ tầng các KCNN được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào năng lực nguồn vốn và nhu cầu bức thiết của các nhà đầu tư. Tổng vốn đầu tư xây dựng của các KCNN đã thực hiện đạt trên 57.543 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn chuẩn bị đầu tư (gồm vốn quy hoạch, vốn lập dự án đầu tư): 1.746 triệu đồng.
- Vốn bồi thường giải phóng mặt bằng: 8.293 triệu đồng.
- Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCNN: 23.105 triệu đồng bao gồm: + Vốn từ nguồn ngân sách: 11.602 triệu đồng.
+ Vốn của doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng: 3.813 triệu đồng. + Vốn của doanh nghiệp KCNN: 7.690 triệu đồng.
Cụ thể tình hình đầu tư xây dựng và kết quả đạt được như sau:
- KCNN Đông Vĩnh được UBND thành phố Vinh giao cho Công ty hạ tầng và phát triển đô thị Vinh làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật. Tổng mức đầu tư 5,063 tỷ đồng, trong đó vốn bồi thường và san lấp mặt bằng là 1,4 tỷ đồng phần lớn từ nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh và cấp huyện. Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 3,663 tỷ đồng gồm các hạng mục san nền, giao thông, cấp thoát nước, đường điện. Đến nay, các hạng mục trên cơ bản đã hoàn thiện.
- KCNN Hưng Lộc dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2114/QĐ.UB-CN ngày 08/11/2004 với tổng mức đầu tư là 20,98 tỷ đồng bao gồm các hạng mục: san nền, giao thông, cây xanh, cấp thoát nước và điện, thực hiện theo mô hình nhà nước và doanh nghiệp cùng làm. Trong đó chi phí giải phóng và san lấp mặt bằng, rà phá bom mìn và xử lý môi trường 3,375 tỷ đồng, chi phí xây lắp các hạng mục 16,97 tỷ đồng. Hiện Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh đang tiếp tục triển khai các bước công việc để sớm giải quyết địa điểm cho doanh nghiệp.
- KCNN Nghi Phú do BQL dự án KCNN Nghi Phú quản lý xây dựng hạ tầng. Các hạng mục ngoài hàng rào do nhà nước đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp bỏ tiền để thực hiện các hạng mục trong hàng rào theo phần
diện tích được thuê. UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư và đang triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật 20 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách là 12 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp đóng góp 8 tỷ đồng.
- KCNN Hưng Đông đã hoàn thành công tác quy hoạch, công tác lập dự án đầu tư đang được triển khai thực hiện. Trong đó toàn bộ vốn chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, thiết kế dự toán, cắm mốc và các hạng mục ngoài hàng rào sẽ do nguồn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng, sau đó tiến hành giao đất cho doanh nghiệp. Các hạng mục trong hàng rào sẽ do các doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng theo thiết kế. Hiện nay, Ban quản lý KCNN đang lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và Sở Tài nguyên và Môi trường đang trích lục hồ sơ để tiến hành công tác giải phóng mặt bằng.
- KCNN Diễn Hồng tổng mức đầu tư 11,5 tỷ đồng trong đó vốn san lấp giải phóng mặt bằng 1,5 tỷ đồng, vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật 10 tỷ đồng. Đây là Khu công nghiệp nhỏ cũng thực hiện hình thức nhà nước và doanh nghiệp cùng làm.
c . Tình hình thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp KCNN.
Các KCNN đã và đang quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh thu hút gần 100 dự án đầu tư trên tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ (một số KCNN mới có chủ trương quy hoạch nhưng đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào). Tổng mức đầu tư từ các dự án trên 243 tỷ đồng, trong đó 45 dự án đã đi vào sản xuất và có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Các KCNN đã lấp đầy các dự án là Đông Vĩnh (Tp.Vinh) 10 dự án, Diễn Hồng (Diễn Châu) 21 dự án, Thung Khuộc (Quỳ Hợp) 18 dự án. Nhiều dự án có vốn đầu tư lớn trên 10 tỷ đồng như: KCNN Đông Vĩnh có 4 doanh nghiệp (Công ty TNHH Xuân Ngọc sản xuất gỗ ván ép, foocmika, đồ nhựa
10,42 tỷ đồng; Công ty cổ phần XD & CB gỗ XK 11,15 tỷ đồng; Công ty TNHH Quang Triều kinh doanh sản phẩm mộc mỹ nghệ cao cấp 11,78 tỷ đồng; Công ty cổ phần Thống Nhất xây dựng nhà máy chế biến lạc nhân 30,029 tỷ đồng), KCNN Nghi Phú có 10 doanh nghiệp (Công ty TNHH Đức Phong 11,14 tỷ đồng, Công ty TNHH sản xuất tôn, thép 13,4 tỷ đồng, Công ty CP SXTM Việt Mỹ 10,37 tỷ đồng,…).
Các dự án đi vào sản xuất đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 4.500 lao động, nộp ngân sách nhà nước gần 15 tỷ đồng mặc dù các doanh nghiệp hoạt động trong KCNN đang trong thời kỳ đầu kinh doanh và hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi về các loại thuế. Cụ thể từng KCNN như sau:
Biểu 2.4: Thu hút đầu tư và phát triển DN KCNN đến hết năm 2006.
Tên KCNN Số dự án đăng ký đầu tư Đang triển khai ĐT Đã đi vào sản xuất Tổng mức đầu tư (tr.đ)
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 (tr.đ) Giá trị sản xuất Doanh thu Nộp ngân sách Lao động sử dụng (người) Đông Vĩnh 4 06 106.667,88 - - - 1.426 Hưng Đông 3 - 26.350,23 - - - 113 Nghi Phú 18 - 109.860,2 - - - 1.850 Hưng Lộc 8 - 7.870 - - - - Thung Khuộc - 18 95.100 - - 493 570 Diễn Hồng - 21 22.65 - - 14.406 383 Tổng cộng 32 45 243.003,93 - - 14.899 4.342
*Nguồn số liệu: Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Nghệ An
d . Công tác quản lý nhà nước đối với KCNN.
Việc hình thành và phát triển các KCNN thời gian vừa qua xuất phát từ yêu cầu đầu tư phát triển. UBND cấp huyện vừa là người thực hiện quản lý
vừa là nơi tổ chức xây dựng phát triển các KCNN. Cho đến nay, trên phạm vi cả nước vẫn chưa có quy định thống nhất về công tác quản lý.
Đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế tạm thời về quản lý KCNN trên địa bàn toàn tỉnh (kèm theo Quyết định số 92/2005/QĐ-UBND ngày 17/10/2005). Việc hình thành, xây dựng, thu hút đầu tư vào các KCNN nhìn chung thực hiện đúng quy chế. Để đảm bảo đầu tư phát triển KCNN là phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác theo nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, Sở Công nghiệp Nghệ An đang phối hợp với các ngành, các địa phương để lập quy hoạch phát triển các KCNN đến năm 2020.
Tuy vậy, quá trình hình thành, phát triển một số KCNN do vừa triển khai đầu tư xây dựng vừa lập quy hoạch chi tiết nên nảy sinh nhiều vấn đề cần phải xử lý trong thời gian tới.
2.2.2. 2. Đối với các KCN tập trung. a . Về quy hoạch các KCN.
Đến hết năm 2006, trong 5 KCN được quy hoạch phát triển của tỉnh Nghệ An có 4 khu công nghiệp đã lập qui hoạch chi tiết: Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai. Trong đó, 02 khu công nghiệp đã được thành lập và đi vào hoạt động là KCN Bắc Vinh và KCN Nam Cấm. Tổng diện tích các KCN được quy hoạch là 803,41 ha. Diện tích đất đã đăng ký thuê 213,77 ha (bằng 55,09% diện tích đất đã được phê duyệt và bằng 41,8% diện tích các KCN đã triển khai xây dựng). Trong đó, diện tích các doanh nghiệp mới triển khai đầu tư đạt 47,95ha (chiếm 22,43% diện tích đã đăng ký), so với toàn bộ diện tích quy hoạch mới đạt 6%. Các KCN đã thu hút 42 dự án đầu tư, trong đó có 6 dự án FDI. Tổng vốn các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp 1.890 tỷ đồng và 12,9 triệu USD.
Biểu 2.5: Quy hoạch sử dụng đất trong các KCN đến hết năm 2006. Tên KCN Diện tích theo QH (ha) Diện tích đã được phê duyệt (ha)
Diện tích các dự án đã đăng ký sử dụng (ha) Trong đó đất cho SX Tổng số Đã triển khai đầu tư Tổng số Tỷ lệ (%) Bắc Vinh 143,17 60,16 42,16 30 28,2 47 Nam Cấm 327,83 327,83 234,49 179,4 14,625 8,15 Cửa Lò 40,55 - - 4,37 4,37 10,77 Hoàng Mai 291,86 - - - - - Tổng cộng 803,41 387,99 495,20 213,77 47,95 -
* Nguồn số liệu: Ban quản lý các KCN tỉnh Nghệ An.
b . Về tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Theo thống kê chưa đầy đủ, số liệu vốn đầu tư xây dựng của các khu công nghiệp tập trung như sau:
- Vốn chuẩn bị đầu tư (bao gồm vốn quy hoạch, vốn lập dự án đầu tư): 1.007,298 triệu đồng.
- Vốn bồi thường giải phóng mặt bằng: 78.930 triệu đồng.
- Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN: 74.400 triệu đồng. Trong đó: + Vốn từ nguồn ngân sách: 5.000 triệu đồng;
+ Vốn của doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng: 38.914 triệu đồng; + Vốn của doanh nghiệp KCN: 51.184 triệu đồng.
Biểu 2.6: Tình hình thực hiện vốn đầu tư trong các KCN đến hết 2006
1-Vốn chuẩn bị đầu tư (Tr.đ) - Vốn lập qui hoạch 278,482 - - 528,816 807,298 - Vốn lập dự án đầu tư - 200 - - 200 2-Giải phóng mặt bằng (Tr.đ) 25.930 50.000 3.000 78.930 - Đã thực hiện - 31.000 3.000 - 34.000 - Nguồn vốn từ ngân sách 8.172 31.000 3.000 - 42.172 - Doanh nghiệp KD hạ tầng 13.914 13.914
3-Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật
KCN (Tr.đ) 74.100 300 74.400
- Vốn từ ngân sách 5.000 5.000
- Vốn của doanh nghiệp kinh
doanh hạ tầng 13.914 25.000 - - 38.914
- Vốn DN hoạt động trong KCN 1.784 49.100 300 - 51.184
* Nguồn số liệu: Ban quản lý các KCN tỉnh Nghệ An * Khu công nghiệp Bắc Vinh:
Tổng diện tích quy hoạch là 143,16 ha; Giai đoạn I đã được Chính phủ phê duyệt với diện tích 60,16 ha, Tổng vốn đầu tư 78,5 tỷ đồng. Giai đoạn II diện tích 83,01 ha chưa được phê duyệt.
Về hạ tầng ngoài hàng rào KCN: Do tỉnh Nghệ An đầu tư.
- Đã hoàn thành đường vào KCN nối từ quốc lộ 1A với KCN Bắc Vinh, dài 1.880 m với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng.
- Hệ thống cấp nước cho KCN dài 2 km đã được lắp đặt đến chân hàng rào Khu CN với tổng vốn đầu tư: 900 triệu đồng.
- Đã lắp đặt hệ thống cấp điện 22 KV cho KCN với tổng vốn đầu tư cho di dời đường điện cũ và lắp hệ thống cáp ngầm từ trạm điện Hưng Đông đến Hàng rào KCN Bắc Vinh là 3 tỷ đồng.
- Hệ thống thông tin liên lạc cho KCN đã được lắp đặt đến chân hàng rào các doanh nghiệp.
Các công trình ngoài hàng rào KCN đã cơ bản hoàn thành với tổng chi phí đã thực hiện là 19 tỷ đồng.
Về hạ tầng trong khu công nghiệp:
Theo báo cáo của Công ty đầu tư phát triển Khu công nghiệp Bắc Vinh (LILAMA), tính đến hết năm 2006, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu CN là 45,930 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh Nghệ An: 15,172 tỷ đồng;
- Vốn các doanh nghiệp tự đầu tư hạ tầng sau đó được tính trừ vào tiền thuê đất là: 5,784 tỷ đồng;
- Nguồn vốn Chủ đầu tư là 24,914 tỷ đồng. Trong đó phần thu tiền thuê đất hàng năm của một số doanh nghiệp 2,06 tỷ đồng.
Theo các số liệu đã nêu ở trên, sau hơn 5 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt, tổng vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn đầu tư được phê duyệt chỉ đạt 33% (25,93 tỷ/78,5 tỷ). Theo NĐ 36/CP của Chính phủ ban hành quy chế quản lý KCN, việc chủ đầu tư thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ như thế là quá chậm.
*
Khu công nghiệp Nam Cấm:
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, KCN Nam Cấm được chia thành 3 tiểu khu chức năng, bao gồm các Khu A, B, C. Trong đó toàn bộ diện tích trên 70 hecta của Khu B đã được cấp cho dự án Nhà máy bia Vilaken, còn lại các tiểu khu A và C đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ phê duyệt. Đến hết năm 2006, việc triển khai xây dựng khu công nghiệp Nam Cấm đã đạt được những kết quả như sau:
- Đã bồi thường giải phóng mặt bằng cho diện tích đất hơn 274,15/327,83 ha (khu A 40,43 ha/93,68 ha; khu B 79,4 ha/79,4 ha; khu C
154,75/154,75 ha). Tổng giá trị tiền bồi thường giải phóng mặt bằng 60,6 tỷ đồng. Đã hoàn thành rà phá bom, mìn, vật nổ cho toàn bộ diện tích của KCN với chi phí trên 10 tỷ đồng.
- Đã xây dựng hệ thống cấp điện tạm thời cho các dự án đang xây dựng tại Bắc Khu C và đang xây dựng đường dây 35KV tuyến chính cung cấp điện cho khu công nghiệp. Đồng thời Chủ đầu tư KCN cũng đang triển khai thi công hệ thống đường giao thông nội bộ Nam khu C, hệ thống thoát nước mưa Bắc khu C với kinh phí thực hiện 30 tỷ đồng.
* Khu công nghiệp Cửa Lò:
Diện tích quy hoạch 40,55 ha do Công ty phát triển khu công nghiệp Nghệ An làm chủ đầu tư.
Trong quy hoạch phát triển KCN này, các ngành công nghiệp ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển gồm có: May xuất khẩu; Hàng mỹ nghệ XK; Đồ chơi trẻ em; Đồ lưu niệm; Lắp ráp cơ khí; Điện tử - tin học; Kho ngoại quan.
Về căn cứ pháp lý để phát triển KCN này đó là: Chính phủ đã đồng ý về chủ trương thành lập Khu công nghiệp Cửa Lò tại văn bản số 1152/CP- CN, ngày 20/12/2001. Bộ Xây dựng đã thoả thuận quy hoạch chi tiết tại Văn bản số 1272/BXD-KTQH ngày 20/8/2002. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi và trình Chính phủ báo cáo thẩm tra số 1589/BKH/TĐ&GSĐT ngày 22/3/2004; Chính phủ đã có công văn số 450/CP-CN ngày 05/4/2004, yêu cầu tỉnh Nghệ An tập trung xây dựng và thu hút đầu tư vào các KCN Nam Cấm và Bắc Vinh. Khi các KCN này đạt được kết quả tốt mới phê duyệt tiếp KCN Cửa Lò.
Song song với việc lập hồ sơ xin phê duyệt, công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xúc tiến kêu gọi đầu tư vào KCN Cửa Lò cũng được triển khai. Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật: hệ thống cấp nước cho KCN lấy từ nhà máy nước
Cửa Lò đã được xây dựng; Đã đền bù giải phóng mặt bằng cho diện tích 4,37 ha trị giá 1,105 tỷ đồng và hoàn thành khu định cư để di dời các hộ dân nằm trong diện phải di dời với quy hoạch 40 lô, tổng diện tích 8.000 m2. Đã lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng đợt 2 với diện tích 6,5 ha với số