Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 38 - 40)

Tỉnh Nghệ An nằm trên tuyến giao lưu Bắc Nam và đường xuyên Á Đông Tây. Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía bắc.

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn và đông dân, với 16.480 km2 đất tự nhiên, dân số trên 3 triệu người. Điều kiện địa lý, kinh tế của tỉnh tương đối đa dạng và phong phú, có biển, đồng bằng và rừng núi. Đây là một thế mạnh mà ít địa phương có được. Đất nông nghiệp của tỉnh có 207.100 ha, đất lâm

nghiệp 1.195.557 ha, là điều kiện tốt để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên quy mô lớn, tập trung, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, từ cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu đến chăn nuôi đại gia súc, nuôi tròng thuỷ sản... Diện tích rừng của Nghệ An gần 750 nghìn ha; trong đó có Rừng Quốc gia Pù Mát diện tích 91.113 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống diện tích 50 nghìn ha có nhiều động thực vật quý hiếm, ngoài khả năng để phát triển vùng nguyên liệu giấy, chăn nuôi đại gia súc... còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách.

Nghệ An là một tỉnh giáp biển với diện tích hơn 4 nghìn hải lý vuông, 6 cửa lạch, trên 3 nghìn ha diện tích nước mặn lợ có khả năng phát triển nuôi trồng, đánh bắt hải sản; trữ lượng hải sản ước tính trên 80.000 tấn. Bờ biển Nghệ An dài 82 km có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như bãi biển Cửa Lò, Nghi Thiết, Diễn Thành, Quỳnh Phương... có thể đầu tư phát triển thành khu du lịch biển.

Tài nguyên khoáng sản Nghệ An khá phong phú, một số loại có trữ lượng lớn có thể khai thác với quy mô CN, như: đá vôi trắng gần 1 tỷ tấn chất lượng tốt; đá xây dựng trữ lượng gần 1 tỷ m3, đất sét làm nguyên liệu xi măng 300 triệu tấn, đá bazan trên 260 triệu m3, đá granite trữ lượng trên 160 triệu tấn...Điều đáng nói là các tài nguyên khoáng sản của Nghệ An tập trung thành quần thể, có chất lượng cao, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển.

Nghệ An được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Bờ biển dài với nhiều bãi tằm đẹp, các khu rừng nguyên sinh với nhiều sông, suối, hồ, thác nước là những danh thắng hấp dẫn du khách. Nghệ An là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử với gần 1.000 di tích, trong đó có 131 di tích đã được công nhận cấp quốc gia, đặc biệt là khu di tích

lịch sử văn hoá Kim Liên, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, Danh nhân văn hoá thế giới.

Tỉnh Nghệ An hội tụ đủ các tuyển giao thông đường sắt, đường bộ, đường không, đường sông và đường biển, là cầu nối giữa hai miền Bắc Nam, là cửa ngõ sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Tỉnh hiện có 2 cựa khẩu quốc tế sang Lào là cửa khẩu Nậm Cắn và Thanh Thuỷ; tương lai gần có thêm cựa khẩu Thông Thụ rất thuận tiện giao lưu với các nước khu vực phía tây. Dwờng sắt Bắc Nam chạy suốt chiều dài của tỉnh. Cảng biển Cửa Lò có thể đón nhận tàu 1 vạn tấn cập cảng hiện đang được tiếp tục đầu tư mở rộng. Sân bay Vinh nằm sát trung tâm thành phố đã được nâng cấp, mở rộng để máy bay hiện đại lớn có thể cất hạ cánh. Hệ thống diện lưới quốc gia, thông tin liên lạc đã phủ hết các huyện trong tỉnh, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Trên địa bàn tỉnh hiện đã, đang và sắp khởi công nhiều công trình thuỷ điện như: Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, Khe Bố, Nậm Cắn 1 và 2, Bản Cốc, Nhan Hạc, Hủa Na, Sao Va...

Lực lượng lao động của Nghệ An tương đối dồi dào, khoảng 1,5 triệu người, trong đó có 30% được đào tạo. Hàng năm có hơn 20 nghìn học sinh tốt nghiệp từ Trường Đại học Vinh và Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, 4 trường cao đẳng, 3 trường trung học kỹ thuật, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề, sẽ là nguồn bổ sung lao động kỹ thuật đáng kể, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 38 - 40)