- Giá trị sản xuất 204,935 44,268 24,18 8 273,
4- Lao động sử dụng 1.548 207 12 8 1
2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn thách thức.
2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan:
Do tỉnh Nghệ An không nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm cả nước. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng không thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư phát triển các KCN. Hay nói cách khác môi trường đầu tư tại Nghệ An không thuận lợi so với các địa phương khác. Bên cạnh đó cơ chế, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và đền bù giải phóng mặt bằng chưa hoàn chỉnh, thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB các khu công nghiệp.
Một là, công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp mặc dù đã được lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm nhưng chưa nhận được sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt tương xứng với một chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Thể hiện trên các nội dung sau:
- Ban chấp hành Tỉnh đảng bộ, Ban thường vụ tỉnh uỷ chưa thường xuyên có những buổi làm việc với Ban quản lý các KCN và các ngành liên quan về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, đến nay vẫn chưa có một nghị quyết riêng của Ban thường vụ tỉnh uỷ về xây dựng, phát triển các KCN. Do đó, công cuộc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thưòi gian qua.
- Nghệ An chưa lập và phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN giai đoạn 2001 đến năm 2010 có tính đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển khu công nghiệp cả nước. Thiếu cơ sở để các ngành, các địa phương áp dụng và tuân thủ khi trình phê duyệt quy hoạch phát triển ngành, địa phương mình. Trong những năm qua, trong quá trình lập quy hoạch KCN, chúng ta chưa tuân theo những tiêu chí cần thiết để thành lập một KCN. Điều này đã dẫn đến quy hoạch một số khu công nghiệp hiện nay đã bị phá vỡ, gây khó khăn trong quá trình thực hiện và ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý nhà nước đối với KCN nói chung cũng như các dự án đầu tư nói riêng.
- Vị thế, vai trò chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý các KCN chưa được coi trọng và được tạo điều kiện để phát huy. Mặc dù đây là một cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh do Thủ tướng chính phủ thành lập, được Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ LĐ- TBXH, UBND tỉnh uỷ quyền thực hiện nhiều chức năng, quyền hạn quản lý nhà nước trong KCN nhưng trong thời gian qua hoàn toàn không phát huy được. Tại các địa
phương có KCN phát triển, vai trò, vị thế của Ban quản lý các KCN luôn được phát huy đến mức tối đa trong công cuộc xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp.
- Các ngành, các địa phương chưa thật sự nhìn nhận việc xây dựng phát triển các KCN là nhiệm vụ phát triển kinh tế chiến lược và trọng tâm của tỉnh, chưa xác định trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển các KCN. Từ đó chưa thực sự phối hợp có hiệu quả với Ban quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh trong việc xây dựng phát triển cũng như trong công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp.
- Tỉnh Nghệ An chưa thật sự tập trung sức người, sức của một cách tối đa cho công tác xây dựng và phát triển các KCN. Việc bố trí cán bộ lãnh đạo, phương tiện làm việc chưa tương xứng; ngân sách dành cho Ban quản lý các KCN trong việc quy hoạch và phát triển các KCN còn nhiều hạn chế.
Hai là, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa được triển khai đồng bộ, quyết liệt.
Hiện nay tỉnh Nghệ An có 3 KCN đã đi vào hoạt động, nhưng cả 3 Khu công nghiệp đều chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài ra còn có một số KCNN khác cũng nằm trong tình trạng tương tự. Vì vậy, có nhiều dự án không thể triển khai do chưa có mặt bằng, một số dự án khác đang triển khai nhưng lại vướng sự phản đối của người dân địa phương nên làm chậm tiến độ xây dựng nhà máy.
Hội đồng bồi thường GPMB các khu công nghiệp chưa thực sự tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình. Đồng thời công tác vận động trực tiếp từ người dân có đất bị thu hồi chưa tốt, chủ yếu còn thực hiện theo lối hành chính; Chưa có sự hợp tác tích cực và hiệu quả giữa các cơ quan đơn vị liên quan.
Ba là, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh trong thời gian qua không ổn định, thiếu quy định cụ thể trong tổ chức thực hiện, vì thế chưa hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Mặt khác công tác xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp chưa thật sự có hiệu quả.
Bốn là, nguồn vốn ngân sách cấp cho đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp trong những năm qua rất ít và không kịp thời, chưa tương xứng với chiến lược phát triển các khu công nghiệp. Mặt khác, việc xác định vị trí xây dựng các khu công nghiệp chưa được hợp lý làm cho suất đầu tư xây dựng hạ tầng cao hơn nhiều so với bình quân của các khu công nghiệp trong cả nước (Suất đầu tư xây dựng hạ tầng tại khu công nghiệp Nam Cấm là gần 3 tỷ đồng/ha so với 1,5 tỷ đồng/ha của các khu công nghiệp khác).
Hầu hết các địa phương có môi trường đầu tư chưa hấp dẫn như tỉnh Nghệ An, khi xây dựng và phát triển các KCN đều dùng nguồn ngân sách địa phương để chi phí một phần đầu tư xây dựng KCN như chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng; rà phá bom, mìn, vật nổ; cấp điện, cấp nước đến chân hàng rào KCN; làm đường giao thông, v.v.. Ở tỉnh Nghệ An, do nguồn ngân sách địa phương còn eo hẹp, do đó việc cấp vốn cho xây dựng hạ tầng các KCN trong thời gian qua là quá nhỏ bé và thường được cấp rất chậm. Đây là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự yếu kém của cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN; chưa đảm bảo được yêu cầu của các nhà đầu tư; chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.
Theo thống kê, nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng các khu công nghiệp trong hơn 5 năm qua là 137,195 tỷ đồng. Vốn ngân sách đầu tư phân bổ cho từng khu công nghiệp cụ thể như sau:
Nguồn vốn ngân sách NN chi cho phát triển các KCN giai đoạn 2001 - 2006 KCN Bắc Vinh KCN Nam Cấm KCN Cửa Lò KCN Hoàng Mai Số tiền (tỷ đồng) 8,173 125,3 3 0,53
Năm là, công tác quản lý nhà nước của Ban quản lý các KCN đối với các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng, các doanh nghiệp trong KCN chưa thật sự có hiệu quả. Sự phối hợp giữa Ban quản lý các KCN và các ngành liên quan (nhất là trên lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng) trong tổ chức xây dựng các KCN chưa chặt chẽ do chưa có qui chế phối hợp.
Chương 3.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở NGHỆ AN