Giải pháp về bồi thường GPMB để thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 80 - 86)

III Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN 45.918,

3.2.3.Giải pháp về bồi thường GPMB để thu hồi đất.

Qua thực tiễn GPMB ở KCN Bắc Vinh và Nam Cấm chúng ta đã đúc kết được những kinh nghiệm và có những bài học quý giá. Hiện nay tỉnh Nghệ An đang chủ trương xây dựng các khu công nghiệp tập trung và hàng chục KCN nhỏ, cụm công nghiệp. Theo đó cần giải phóng mặt bằng hàng ngàn hecta. Vì vậy việc đề ra những giải pháp cho công tác GPMB là cần thiết để làm tốt các KCN. Trong xu thế hội nhập, khi tỉnh Nghệ An với nhiều tiềm năng chưa được khai thác, sẽ là điểm đến cho nhiều nhà đầu tư thì công tác chuẩn bị các KCN có yếu tố quyết định cho quá trình công nghiệp hoá. Để làm được điều đó, công tác bồi thường GPMB là nhiệm vụ cần được quan tâm đặc biệt. Sau đây là một số giải pháp cơ bản để đẩy nhanh việc bồi thường GPMB cho các KCN:

Một là, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương chính sách.

Trong quá trình quy hoạch xây dựng KCN các cơ quan chuyên môn đều công khai lấy ý kiến nhân dân và phổ biến cho dân biết. Quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng phải phổ biến đầy đủ cho nhân dân về Luật đất đai, các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của UBND tỉnh... Tuyên truyền cho nhân dân hiểu lợi ích của việc quy hoạch xây dựng các KCN và trước hết là nhân dân ở địa phương bị thu hồi đất. Làm tốt công tác tư tưởng trong nhân dân, nâng cao sự hiểu biết và được sự thống nhất ủng hộ, đồng lòng của nhân dân.

Hai là, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, làm tốt việc cấp đất xây dựng.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút nhiều nhà đầu tư sẽ tạo động lực cho giải phóng mặt bằng XD các KCN. Tránh thu hồi để quy hoạch

treo” sẽ gây hậu quả xấu về kinh tế và mất niềm tin của nhân dân. Đôn đốc các DN đầu tư vào KCN xây dựng đúng tiến độ, nhanh gọn đưa nhà máy vào sản xuất sẽ ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh KCN và tác động giải quyết nhanh khó khăn trong việc GPMB (KCN Nam Cấm có hơn 10 nhà đầu tư nhận đất 3-5 năm chưa xây dựng nhà máy, đã ảnh hưởng xấu đến việc giải quyết các tồn tại nhỏ khi giao đất và di dời mồ mả..)

Đặc điểm với KCN có ưu đãi không thu tiền thuê đất những năm đầu các nhà đầu tư muốn chiếm nhiều đất, nếu không quản lý chặt chẽ mật độ xây dựng theo quy hoạch sẽ rất lảng phí đất đai, làm phản tác dụng khi GPMB hàng trăm ha xây dựng KCN. Tính trong cả nước giá trị 1ha đất KCN hiện nay sản xuất ra đạt bình quân 30tỷ đ/năm, số lao động bình quân trong KCN là 80-100 lao động/ha. Các KCN Nghệ an các chỉ tiêu trên rất thấp.

Các KCN khi đã đền bù xong cần sớm xây dựng hàng rào, cổng và thực hiện xây dựng nhà máy, tránh việc nhân dân vào tuỳ tiện trồng cấy, chăn nuôi ở những vùng chưa xây dựng gây cản trở, gây mất an ninh trật tự v.v Việc xây dựng nhanh và hoàn chỉnh hạ tầng kỷ thuật KCN là yếu tố có tác dụng thúc đẩy nhanh, giải quyết vướng mắc và hoàn chỉnh GPMB nếu không sẽ có tác dụng ngược lại.

Ba là, nâng cao năng lực, trách nhiệm của hội đồng bồi thường GPMB.

Các Hội đồng GPMB thông thường ở giai đoạn đầu triển khai rất bài

bản, tích cực và được chỉ đạo sát sao từ chính quyền các cấp, càng về sau công việc càng khó khăn, tồn đọng nhiều việc, thành viên hội đồng GPMB đều làm việc kiêm nhiệm nên khó khăn. Thời gian đền bù càng kéo dài dẫn đến bê trể công việc. Công việc GPMB hàng trăm ha của KCN rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sức mạnh tổng hợp của các cấp các nghành và nhân dân; đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành ở tỉnh huyện xã nhất là sự

phối kết hợp giữa Ban quản lý các KCN, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. Nếu làm chậm hoặc ách tắc ở 1 khâu 1 bộ phận nào lập tức công tác GPMB sẽ bị chờ đợi kéo dài. Vì vậy năng lực, trách nhiệm của các thành viên hội đồng GPMB , trách nhiệm các cơ quan, tổ chức có liên quan là yếu tố quyết định giải quyết nhanh gọn công việc. Muốn nâng cao năng lực và trách nhiệm của bộ máy làm công tác GPMB cần cử những người có năng lực chuyên môn, công tâm, trách nhiệm và có chính sách thưởng phạt đầy đủ. Thưởng tiến độ GPMB ở KCN Bắc vinh đến 541,7 tr đ giai đoạn đầu nhưng hơn 5 năm vẫn chưa xong 40hecta.

Bốn là, mắm vững các chủ trương chính sách, áp dụng đầy đủ chính xác các quy định của nhà nước trong việc GPMB.

Việc bồi thường GPMB liên quan đến nhiều chính sách kinh tế, xã hội, yêu cầu kỹ thuật... vì vậy người được giao nhiệm vụ làm các thủ tục GPMB cần hiểu đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật liên quan đến bồi thường GPMB. Mặt khác cần lường hết mọi thuận lợi, khó khăn có thể xảy ra để giải quyết kịp thời nhanh gọn. Hiện nay luật đất đai sửa đổi và Nghị số 82/2007/NĐCP ngày 25/5/2007 quy định về quy trình, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, thực hiện tốt quy trình này công tác GPMB sẽ đồng bộ và nhanh gọn.

Chuẩn bị đủ chi phí bồi thường GPMB và vốn tái định cư theo kế hoạch, theo từng đợt, từng thời kỳ là điều kiện quyết định việc hoàn thành GPMB. Nếu chi trả không kip thời, người dân chờ đợi gây khó khăn; Chưa kể nếu giá cả thay đổi phải làm lại thủ tục đền bù rất tốn kém kinh phí và kéo dài thời gian.

Năm là, xử lý nghiêm minh các hiện tượng làm sai, làm trái trong công tác bồi thường GPMB.

Các cấp chính quyền ngăn chặn hiện tượng tiêu cực, lợi dụng có thể có. Chặng hạn như khi biết có quy hoạch xây dựng KCN, một số người trồng thêm cây, xây mộ, xây thêm công trình…để khi đền bù tính toán và hưởng lợi. Số khác, mặc dù biết đất quy hoạch đã công bố nhưng chưa đền bù, vẫn cố tình lấn chiếm, xây dựng v.v. Để tránh những khó khăn trên khi có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết cần công bố quy hoạch, thông báo của cấp có thẩm quyền để nhân dân trong phạm vi xây dựng KCN giữ nguyên hiện trạng, đồng thời giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng trong thời gian sớm nhất để nhân dân không chờ đợi quá lâu, cắm mốc xây hàng rào KCN.

Thực tế công tác GPMB có nhiều điều kiện để nẩy sinh tiêu cực và làm sai quy định, áp dụng sai định mức: Nâng hạng đất, nâng giá trị nhà cửa, cây cối, tính toán sai số lượng (mồ mả, vật nuôi v.v..). Do đó các cơ quan chức năng khi có sai sót cần thường xuyên kiểm tra, giám sát giải quyết xử lý sớm các sai sót, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố tình làm trái (nếu có) để ngăn chặn những thiệt hại cả vật chất, thời gian và niềm tin của nhân dân.

Sáu là, quan tâm đào tạo nghề và ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương vào KCN.

Nguồn lực đất đai chuyển sang công nghiệp thì nguồn lực lao động cần chủ động chuyển theo hướng đó. Ở Nghệ An tại các xã có KCN, lao động chủ yếu làm nông nghiệp, số qua đào tạo công nhân kỹ thuật rất ít. Tại 4 xã KCN Nam cấm chỉ có 52 lao động được đào tạo. Như vậy việc thu hút công nhân kỷ thuật vào các doanh nghiệp KCN rất khó khăn, cần phải đào tạo ngành nghề mới đủ điều kiện vào làm ở các nhà máy. Tuy nhiên số người trong độ tuổi để học nghề cũng chỉ chiếm 1/3 số lao động bị thu hồi đất. Theo khảo sát chung trong toàn quốc bình quân cứ 1ha đất nông nghiệp bị thu hồi có 13 lao động mất việc, nhưng xây dựng KCN 1ha thu hút 80-100 lao động. Do đó nếu

được đào tạo tốt KCN sẽ thu hút hết lao động tại chổ được đào tạo, số còn lại lao động phổ thông sẽ làm các công việc như xây dựng, dịch vụ v.v..

Các doanh nghiệp KCN rất cần và muốn thu hút nhiều lao động địa phương, vì điều đó giảm chi phí đi lại và không phải lo chổ ở của công nhân. ở KCN Nam Cấm mới chỉ 04 Doanh nghiệp vào hoạt động 2 năm nay đã thu hút trên 280 lao động Nghệ An vào làm công nhân nhà máy trong đó Huyện Nghi lộc 210 người. Các DN này phần nhiều đào tạo công nhân trực tiếp tại nhà máy. Thu nhập của công nhân như Công ty Liên hiệp, Công ty VIC có thu nhập ổn định. Vấn đề cần quan tâm là chất lượng lao động, tay nghề, tính tổ chức, tính kỷ luật lao động của công nhân địa phương còn rất hạn chế…

Các cấp chính quyền nhất là huyện có KCN cần chủ động tổ chức các lớp học nghề. Tại địa phương có thể giao cho trung tâm hướng nghiệp việc làm cấp huyện tập trung đào tạo công nhân kỷ thuật tại chỗ. Ban quản lý các KCN cùng các doanh nghiệp KCN cung cấp các số lượng, yêu cầu từng loại lao động để huyện có cơ sở tổ chức đào tạo, mời thầy dạy hoặc mời các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh về mở lớp đào tạo CN, cán bộ kỹ thuật tại địa phương. Ưu tiên đào tạo nghề trước tiên cho lao động đã thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Làm được như vậy chắc chắn một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển KCN sẽ có kết quả tốt.

Ngoài lao động làm việc trong các nhà máy, xung quanh các KCN hàng trăm lao động làm cho các nhà thầu, các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, làm theo thời vụ, làm dịch vụ v.v.. Thu nhập và đời sống của nhân dân quanh vùng khá hơn trước.

Ban quản lý các KCN Nghệ An cần thành lập trung tâm tư vấn dịch vụ lao động cho KCN. Việc này nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã thành lập

hoạt động rất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lao động các doanh nghiệp KCN; Là đầu mối cho lao động tìm hiểu công việc và được tiếp nhận.

Với quy mô như KCN Nam Cấm trong vòng 5 năm tới cần gần 10.000 lao động cho các DN, yêu cầu đẩy nhanh đào tạo công nhân kỹ thuật, hướng nghiệp không chỉ lao động bị thu hồi đất mà lao động cả tỉnh Nghệ An. Một thực tế là số gia đình bị thu hồi trên 50% đất sản xuất ở KCN Nam cấm, với số tiền đền bù hỗ trợ rất lớn nhưng số gia đình sử dụng số tiền đó cho lao động học nghề, đi đào tạo nghề là rất ít, chủ yếu gửi ngân hàng 50%, xây dựng, mua sắm phương tiện 80%. Do đó chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội cần tổ chức các lớp học nghề, định hướng và tạo điều kiện cho lao động bị thu hồi đất có nhiều cơ hội được đào tạo, học nghề và có việc làm tại các doanh nghiệp KCN.

Khoản kinh phí hỗ trợ việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, hổ trợ doanh nghiệp tự đào tạo công nhân 500.000đ/người, do tỉnh hỗ trợ không nên giao cho dân hoặc doanh nghiệp. Mà nên bố trí cho các trường dạy nghề hoặc chính quyền địa phương quản lý đào tạo nghề có bài bản chính quy, có kế hoạch và có tổ chức.

Tóm lại sau khi thu hồi đất, lao động ở các KCN Nghệ An cũng đã được tuyển dụng vào một số DN, số lao động bị thu hồi đất vẫn tiếp tục cư trú, lao động trên địa bàn. Sắp tới nếu làm tốt hơn về đào tạo và tuyển dụng lao động vào KCN, nhân dân sẽ tin tưởng hơn, và thấy rõ hơn về lợi ích của phát triển KCN, trước hết cho cuộc sống của họ. Làm tốt giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống dân cư bị thu hồi đất và nhân dân xung quanh KCN là sự tuyên truyền tốt nhất cho công tác GPMB cho nhiều KCN tiếp theo.

Công tác GPMB rất khó khăn và tốn kém. Do đó việc sử dụng đất KCN có hiệu quả là yếu tố tác động không chỉ về mặt kinh tế mà cả xã hội. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần làm tốt các nội dung:

- Công tác thiết kế quy hoạch chi tiết phải tính toán dự kiến hợp lý các loại đất xây dựng công nghiệp, tỷ lệ đất cho thuê xây dựng nhà xưởng và đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật một cách hợp lý; với phương án tiết kiệm nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc cấp đất đúng quy hoạch, phê duyệt yêu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp phải thực hiện tốt. Trước đây do nhiều yếu tố nên việc cấp đất ở các KCN quá chỉ tiêu sử dụng, gây lãng phí đất trong KCN; Hoặc là nhiều doanh nghiệp KCN để đất trống quá lớn, do những năm đầu chưa chịu thuế đất… Việc cấp đất, kiểm tra, xử lý của ban quản lý các KCN chưa chưa chặt chẽ v.v. dẫn đến đất trống nhiều trong KCN từ đó đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của người dân đến việc quản lý hiệu quả sử dụng đất và đền bù GPMB. Ban quản lý các KCN cần kiên quyết thu hồi đất đã cấp cho doanh nghiệp không đủ điều kiện hoặc kéo dài thời gian xây dựng.

Cần tính toán từng giai đoạn đền bù, xây dựng hạ tầng và cấp đất cho nhà đầu tư một cách hợp lý để tránh quy hoạch treo.

Các trọng điểm kinh tế cả nước cứ bình quân 3- 4 năm xây dựng hạ tầng và cấp đất cho các nhà đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cho một KCN , ở Nghệ An, việc quy hoạch xây dựng đủ các yếu tố hạ tầng KCN đón các nhà đầu tư và chống quy hoạch treo càng khó khăn hơn, do đầu tư vào tỉnh Nghệ An còn ít, quy mô còn nhỏ. Do đó tính toán xây dựng KCN cần hợp lý trong từng thời kỳ là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 80 - 86)