III Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN 45.918,
3.2.6. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với các KCN
3.2.6 .1. Hoàn thiện và nâng cao năng lực Ban quản lý các KCN của Tỉnh.
Ban quản lý các Khu công nghiệp Nghệ An được thành lập tại Quyết định số 107/1999/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 122/2001/QĐ-UB
ngày 20 tháng 12 năm 2001 của UBND tỉnh Nghệ An.
Ban quản lý các Khu công nghiệp Nghệ An là đầu mối hướng dẫn và giúp đỡ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hình thành dự án đầu tư vào Khu công nghiệp; tiếp nhận đăng ký đầu tư, thẩm định hồ sơ dự án; cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư. Bộ máy tổ chức của Ban quản lý các KCN Nghệ An bao gồm như sau:
- Văn phòng Ban: là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý các Khu công nghiệp, giúp Trưởng Ban điều hành các hoạt động của Ban quản lý đảm bảo đồng bộ, liên tục và hiệu quả. Văn phòng thực hiện các nội dung công tác: Tổng hợp; Hành chính - Quản trị; Tổ chức - Cán bộ; Tài vụ của Cơ quan.
- Phòng Quản lý Đầu tư và Xuất nhập khẩu: có chức năng chủ yếu là tham mưu, giúp Trưởng ban trong lĩnh vực vận động, thu hút đầu tư; tiếp nhận và thẩm định hồ sơ dự án; cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư; quản lý các dự án đầu tư trong quá trình xây dựng cơ bản để hình thành doanh nghiệp; cùng với Phòng Quy hoạch và Môi trường đề xuất, lập hồ sơ các dự án ngoài hàng rào các Khu công nghiệp. Hoạt động của phòng được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Ban.
- Phòng Quản lý Quy hoạch và Môi trường: có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Ban trong việc quản lý quy hoạch, xây dựng và môi trường trong các Khu công nghiệp. Hoạt động của phòng tuân thủ quy chế hoạt động và quy định của Ban.
- Phòng quản lý Doanh nghiệp và Lao động: có chức năng chính là tham mưu cho Lãnh đạo Ban trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp và việc thực hiện Bộ luật lao động trong các Khu công nghiệp; theo dõi và quản lý các Công ty hạ tầng. Đề xuất với lãnh đạo những giải pháp hỗ trợ cho quá trính sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Công ty phát triển Khu công nghịêp Nghệ An: Công ty phát triển Khu công nghiệp Nghệ An được thành lập tại Quyết định 297/QĐ.UB, ngày 17 tháng 01 năm 2003, là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các Khu công nghiệp Nghệ An, hoạt động theo hình thức sự nghiệp kinh tế có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng.
Tuy vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý trước đây đã được quy định trong Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành theo Nghị định số 36/CP của Chính phủ và Thông tư số 151/TT-BTCCBCP của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, nhưng từ năm 1997 đến nay, đã có nhiều thay đổi không còn phù hợp với tình hình thực tế và đặt ra trước yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Đến nay, sau khi Luật đầu tư mới ra đời và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý được quy định rõ ràng, cụ thể hơn.
Thực tế hiện nay đặt ra là nội dung hoạt động của Ban quản lý các KCN đã có nhiều thay đổi theo 2 loại nội dung công việc quản lý nhà nước và nội dung hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Từ đó, yêu cầu tiếp tục hoàn thiện là phân biệt rõ 2 loại công việc:
Loại công việc thứ nhất, đó là xác định rõ loại nội dung công tác quản lý nhà nước của Ban quản lý làm những gì và làm đến đâu. Trong đó, có sự phân định cụ thể: những công việc nào do Ban quản lý chủ trì thực hiện một cách độc lập theo chức năng, thẩm quyền của mình; những việc nào phối hợp với các sở, ban, ngành của UBND cấp tỉnh để xử lý vấn đề có liên quan. Ngay sau khi thành lập, Ban quản lý các KCN tỉnh Nghệ An đã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các KCN và các doanh nghiệp KCN theo Nghị định 36/CP của Chính phủ ban quy chế quản lý KCN. Còn hiện tại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo quy định tại Nghị định 108/NĐ-CP của Chính phủ. Ngoài ra còn được thực hiện theo ủy quyền của các Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội và một số nhiệm vụ khác mà UBND tỉnh Nghệ An đã ủy quyền.
Loại công việc thứ hai, đó là cần xác định cụ thể những loại nội dung công việc hoạt động “hỗ trợ” cho doanh nghiệp, các dự án đầu tư vào KCN. Đây là nội dung hoạt động có tính chất dịch vụ công - không phải nội dung công việc quản lý nhà nước theo yêu cầu cơ chế “một cửa-tại chỗ”. Loại nội dung công việc này rất cần đối với doanh nghiệp nhất là các hoạt động hỗ trợ trước và sau đầu tư, như:
+ Các loại công việc có tính chất dịch vụ các thủ tục hành chính công trong việc cấp các loại giấy phép theo quy định cho các doanh nghiệp, các dự án đầu tư vào KCN.
+ Các hoạt động hỗ trợ GPMB, bảo vệ môi trường, cung cấp điện, nước, trật tự trị an, phòng chống cháy, nổ, cung ứng nguồn lao động cho các KCN, đào tạo nghề và các loại dịch vụ khác trong KCN.
Đứng trước những yêu cầu đó, nhất thiết Ban quản lý các KCN tỉnh Nghệ An cần phải kiện toàn, sắp xếp, bố trí lại cơ cấu tổ chức các phòng ban cho phù hợp chứ không thể dữ nguyên như hiện nay; đồng thời cũng phải có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng để đáp ứng được nhiệm vụ chuyên môn. Mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại và mô hình đề xuất thay đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các KCN Nghệ An được thể hiện ở sơ đồ 3.1 và sơ đồ 3.2 sau:
S