Nguyên nhân thành công của các KCN trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 36 - 38)

Việc phát triển thành công các KCN ở các địa phương như đã đề cập ở trên đây có được là do những nguyên nhân sau đây đã tạo nên, đó là:

Một là, do chính sách thông thoáng, chủ trương nhất quán và nắm bắt thời cơ của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương đó. Do sớm nhận thức lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương mình so với các địa phương khác, nên đã sớm chọn được những KCN là trọng điểm xây dựng phát triển kinh tế.

Hai là, đã lựa chọn đúng vị trí để qui hoạch phát triển KCN: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, thực chất là kinh doanh bất động sản đất đai nên phải tuân theo quy tắc chung đã được thực tế kiểm nghiệm đó là chọn đúng địa điểm, qui hoạch chất lượng, gắn kết và khai thác lợi thế so sánh trong từng khu vực.

Ba là, đã xác định được là cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Không chỉ đầu tư hạ tầng trong KCN mà còn đầu tư phát triển hạ tầng ngoài hàng rào KCN (như đường, điện, nước, bưu điện...), khu dân cư và các công trình dịch vụ phục vụ KCN một cách đồng bộ như: xe buýt đưa đón công nhân , nhà trọ công nhân, lập đồn Công an, Hải quan KCN, tổ chức bữa ăn công nghiệp… Đó là các yếu tố quan trọng để vừa tăng sức hấp dẫn KCN, vừa là những giải pháp đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững. Mặt khác, việc chọn lựa DN đầu tư hạ tầng có năng lực tài chính và kinh nghiệm tiếp thị đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào KCN.

Bốn là, các địa phương thành công trong việc phát triển KCN, bên cạnh sự phát triển theo chiều rộng, đã chú trọng phát triển theo chiều sâu để từng bước nâng cao chất lượng, thông qua giải pháp phát triển các KCN chuyên ngành, lựa chọn, thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ cơ khí, công nghiệp phụ trợ…

Năm là, đã chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “ một cửa, tại chỗ”, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mở ra cơ hội để đón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới. Do vậy, một trong các bài học thành công đó là: Tôn vinh doanh nghiệp, thực hiện chính sách “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, thường xuyên cải tiến thủ tục hành chính và các dịch vụ công theo hướng công khai, tận tâm và minh bạch.

Sáu là, đã có được những biện pháp tiếp cận hợp lý để tạo thuận lợi trong việc xây dựng các tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp. Bản chất hoạt động các tổ chức chính trị của xã hội ta nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả người lao động và chủ doanh nghiệp, do vậy, nếu có sự tuyên truyền vận động hợp lý, sẽ không quá khó khăn để thành lập tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp. Thực tế không chỉ người lao động mà nhiều chủ doanh nghiệp cũng đã xem các tổ chức chính trị xã hội là chỗ dựa tin cậy trong hoạt động của mình.

Bảy là, đã tập trung vào công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực đồng bộ các mặt: giáo dục đào tạo, sử dụng và tạo việc làm. Gắn công tác đào tạo với thị trường sức lao động. Tạo mối liên kết giữa nhà nước, trường học và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo tuyển dụng.

Chương 2.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 36 - 38)