Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tác động đến phát triển các KCN ở Nghệ an.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 42 - 44)

tác động đến phát triển các KCN ở Nghệ an.

2.1.3.1. Thuận lợi:

Với vị trí địa lý là trung tâm của vùng Bắc Trung bộ, nên tỉnh Nghệ An được Bộ Chính trị, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương quan tâm giúp đỡ để phát triển kinh tế xã hội trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước.

- Tiềm năng để phát triển công nghiệp gồm; tiềm năng khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản có thể phục vụ cho phát triển công nghiệp đa dạng với quy mô tập trung. Lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công vừa phải.

- Hạ tầng kỹ thuật đã từng bước được cải thiện nhất là sau khi tuyến đường Hố Chí Minh qua địa phận tỉnh Nghệ An đã hoàn thành. Các cựa khẩu Quốc tế được thành lập, mở rộng hệ thống cảng biển, sân bay được nâng cấp.

- Quỹ đất cho phát triển công nghiệp còn dồi dào. Theo quy hoạch sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 511/QĐ- TTg ngày 01/7/2002 được thể hiện qua biểu sau:

Biểu 2.1: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010.

Loại đất Năm 2006 Năm 2010

Diện tích (ha) % Diện tích (ha) %

Tổng diện tích tự nhiên 1.648.845,12 100 1.648.729,7 100 Đất nông nghiệp 249.046 15,10 216.818,3 13,20 Đất lâm nghiệp có rừng 799.342 48,49 1.190.006,8 72,24 Đất chuyên dùng 51.466 3,12 68.586,2 4,16 Đất ở nông thôn 15.166 0,92 14.384,3 0,87 Đất ở đô thị 1.336,5 0,08 1.599,8 0,10 Đất chưa sử dụng 532.489 32,29 156.344,3 9,50

* Nguồn số liệu: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An.

- Tốc độ phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, yêu cầu về địa điểm để triển khai dự án lớn. Luật doanh nghiệp ra đời đã tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, mặt khác Tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách thu hút hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp (về địa điểm, ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, khoa học công nghệ, lao động...) nhất là hỗ trợ phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến đáng kể.

2.1.3.2. Khó khăn:

Về địa điểm quy hoạch xây dựng các KCN: Quỹ đất chưa sử dụng mặc dù đang còn lớn nhưng nằm ở vùng núi cao, phân tán, bị chia cắt không hội tụ đủ các điều kiện cho quy hoạch phát triển nhất là các KCN. Các vị trí thuận lợi hoặc là đất canh tác có năng suất cao hoặc nằm một phần trong vùng dân cư, hoặc có độ sâu lớn... Do đó suất bồi thường GPMB, chi phí đầu tư xây

dựng các công trình kỹ thuật đầu mối (san nền, đường giao thông, cấp điện, nước...) là rất lớn.

Về điều kiện tự nhiên, khí hậu: Nghệ An là tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông thường rét đậm. Bên cạnh đó, hàng năm Nghệ An còn phải gánh chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, sức gió mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12, bão về kèm theo mưa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió, gây ra lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn. Những khắc nghiệt đó của khí hậu đã phần nào gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung ở Nghệ An, cũng như đối với các Nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đầu tư tại Nghệ An.

Mặc dù là một tỉnh có diện tích rộng, dân số đông, tuy nhiên Nghệ An lại là một tỉnh có xuất phát điểm thấp. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển nói chung còn hạn hẹp, vẫn còn phải dựa một phần lớn từ Trung ương hỗ trợ. Đối với việc đầu tư xây dựng KCN, thời gian qua vẫn chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách, chưa có một doanh nghiệp thực sự nào đầu tư kinh doanh hạ tầng. Nguyên nhân là môi trường đầu tư vào Nghệ An nói chung và các KCN nói riêng chưa thực sự hấp dẫn, xuất phát từ cơ hội đầu tư vào Nghệ An để tìm kiếm lợi nhuận của các Nhà đầu tư thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 42 - 44)