Những khó khăn, thách thức cần phải giải quyết trong quá trình phát triển các KCN ở Nghệ An.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 61 - 64)

- Giá trị sản xuất 204,935 44,268 24,18 8 273,

4- Lao động sử dụng 1.548 207 12 8 1

2.3.2. Những khó khăn, thách thức cần phải giải quyết trong quá trình phát triển các KCN ở Nghệ An.

phát triển các KCN ở Nghệ An.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả như đã nêu trên nhưng so với tình hình phát triển chung của các KCN trong cả nước thì có thể đánh giá là công

tác phát triển các Khu công nghiệp của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, thể hiện trên các mặt sau:

Một là, chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, đủ sức thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Hiện tại, tỉnh Nghệ An chưa có KCN nào đủ tiêu chuẩn theo quy định về cơ sở hạ tầng và cả dịch vụ trong Khu công nghiệp cũng như chưa đảm bảo đạt được theo những tiêu chí để phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH. Tồn tại này thể hiện rõ tại những KCN đã có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng là Bắc Vinh và Nam Cấm.

* Đối với khu công nghiệp Bắc Vinh do Công ty đầu tư phát triển Khu công nghiệp Bắc Vinh (thuộc LILAMA) làm chủ đầu tư:

Theo đề nghị của UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đã chọn Tổng Công ty lắp máy Việt Nam LILAMA làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Bắc Vinh theo đúng quy định của Chính phủ tại nghị định 36/CP. Đây là một doanh nghiệp nên mục tiêu đầu tiên của họ là lợi nhuận. Nhận thấy việc đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp thu hồi vốn chậm, Chủ đầu tư là Tổng công ty LILAMA chỉ đầu tư theo hình thức cầm chừng, cuốn chiếu. Theo số liệu thực tế, có thể nói rằng tiến độ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp Bắc Vinh chậm so với tiến độ quy định của Chính phủ (vốn đầu tư thực hiện mới chỉ đạt 53,2%).

* Đối với khu công nghiệp Nam Cấm do Công ty phát triển khu công nghiệp Nghệ An làm chủ đầu tư:

Nhằm mục đích đón nhận chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ các địa phương khó khăn xây dựng hạ tầng các KCN, UBND tỉnh Nghệ An và Ban quản lý các khu công nghiệp đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý cho thành lập Công ty phát triển khu công nghiệp Nghệ An để làm chủ đầu tư KCN Nam Cấm. Được thành lập theo Quyết định số 297/QĐ-TCCQ

ngày17/01/2003 của UBND tỉnh, Công ty phát triển KCN Nghệ An là một đơn vị trực thuộc Ban quản lý các KCN, có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là làm chủ đầu tư huy động mọi nguồn vốn để xây dựng hạ tầng KCN Nam cấm. Qua hơn 3 năm hoạt động, nhiệm vụ chủ yếu nêu trên của công ty chưa thực hiện được vì những lý do sau:

Là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu, Công ty không thể thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ kinh doanh hạ tầng các KCN theo Quy chế quản lý KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 14/4/1997 của Chính phủ. Theo Quy chế này thì Công ty hạ tầng KCN là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và việc đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN của các công ty này là một hình thức kinh doanh. Công ty thuê đất nguyên thổ của Nhà nước, huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng, sau đó cho các nhà đầu tư thuê lại đất có cả hạ tầng để xây dựng nhà máy. Còn Công ty phát triển khu công nghiệp Nghệ An, không có khả năng huy động các nguồn vốn khác mà chỉ sử dụng duy nhất là nguồn ngân sách nhà nước cấp để xây dựng hạ tầng các KCN. Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng hạ tầng các KCN do Công ty làm chủ đầu tư trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn và hầu như chưa đạt được yêu cầu đề ra.

Hai là, chưa thu hút được những nhà đầu tư hạ tầng đủ năng lực tài chính, đủ tâm huyết vào đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN. Tại các địa phương thu hút được nhiều dự án đầu tư, hạ tầng các khu công nghiệp đều do các doanh nghiệp hay tập đoàn kinh tế mạnh trong và ngoài nước làm chủ đầu tư. Họ bỏ vốn ra để đầu tư xây dựng hạ tầng và kêu gọi các nhà đầu tư vào triển khai thực hiện dự án. Ngân sách nhà nước không phải đầu tư hoặc đầu tư rất ít vào việc xây dựng hạ tầng trong các KCN.

Ba là, chưa thu hút được những dự án lớn, sử dụng nhiều lao động, nộp ngân sách nhiều cho Nhà nước; Các dự án đã đầu tư vào KCN đa số còn nhỏ lẻ, hoạt động thiếu hiệu quả, thiếu sức hấp dẫn lôi cuốn các nhà đầu tư khác. Ngoài ra, có một số dự án đầu tư không triển khai sau khi được cấp phép đầu tư và một số khác triển khai thực hiện dự án chậm tiến độ so với cam kết.

Mục tiêu của việc xây dựng các Khu công nghiệp tập trung là để thu hút đầu tư, tăng nguồn thu ngân sách. Tại các tỉnh có KCN phát triển, thu ngân sách các DN trong KCN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của địa phương. Tỷ trọng đó đối với Nghệ An quá nhỏ và không tương xứng với tiềm năng và mong muốn của một tỉnh có Khu công nghiệp.

Bốn là, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý với các Công ty hạ tầng, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước đối với Công ty phát triển KCN Nghệ an còn lúng túng và kém hiệu quả. Việc theo dõi đôn đốc, hỗ trợ các dự án đầu tư sau khi được cấp phép triển khai chưa đồng bộ. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý các KCN với Văn phòng UBND tỉnh và các Sở ban ngành chức năng khác.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w