Giải pháp về đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 86 - 88)

III Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN 45.918,

3.2.4. Giải pháp về đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.

Kết cấu hạ tầng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế-xã hội được diễn

ra một cách bình thường và có chi phí thấp. Đối với KCN, vai trò của kết cấu hạ tầng rất quan trọng, đòi hỏi nó phải có và phải đi trước. Không chỉ đầu tư hạ tầng trong KCN mà còn đầu tư phát triển hạ tầng ngoài hàng rào KCN (như đường, điện, nước, bưu điện), khu dân cư và các công trình dịch vụ phục vụ KCN một cách đồng bộ như: xe buýt đưa đón công nhân , nhà trọ công nhân, lập đồn Công an, Hải quan KCN, tổ chức bữa ăn công nghiệp… Đó là các yếu tố quan trọng để vừa tăng sức hấp dẫn KCN, vừa là những giải pháp đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững. Mặt khác, việc chọn lựa doanh nghiệp đầu tư hạ tầng có năng lực tài chính và kinh nghiệm tiếp thị đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào KCN. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng đã được xây dựng sẵn giúp nhà đầu tư sản xuất mạnh dạn tổ chức sản xuất - kinh doanh, kịp nắm bắt cơ hội khi nhà đầu tư thai nghén ý tưởng, xem xét các yếu tố có lợi cho sản xuất của họ.

Từng bước thiết lập các hạng mục công trình hạ tầng theo khả năng, nhưng phải chú ý đảm bảo tính đồng bộ một cách tương đối. Tính đồng bộ bao gồm đồng bộ trong từng loại hạ tầng và đồng bộ giữa các hạ tầng. Qua kinh nghiệm ở các KCN khi nguồn vốn đầu tư hạ tầng đang còn khó khăn, thì việc phát triển hạ tầng theo hình thức “cuốn chiếu” đang được xem là hợp lý. Hình thức này đòi hỏi có sự phân kỳ đầu tư thích hợp. Trước mắt, tập trung những bộ phận công trình có tính “nguồn” và phát triển dần theo phạm vi phân kỳ. Các công trình giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước cũng được tiến hành hoặc từng bước, nhưng không làm ách tắc, cản trở, phá vỡ hay chờ đợi nhau.

Bên cạnh đó, cần chú ý hạ tầng ngoài hàng rào mang tính phục vụ KCN và các công trình dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của KCN. Tại KCN Nam Cấm loại hạ tầng này có được lưu ý và phân giao trách nhiệm rõ ràng, nhưng do nguồn lực địa phương có hạn nên đến nay bắt đầu bộc lộ sự

bất hợp lý. Các KCN tại các trung tâm sôi động ở miền Nam có sức hút lớn một phần nhờ thực hiện tốt công tác này.

Hạ tầng KCN có nhu cầu vốn lớn nên phải huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển. Do đặc thù của nó nên trước hết phải ưu tiên sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Tùy vào khả năng của địa phương, phần tham gia của ngân sách khác nhau, nhưng không thể không có và cũng không quá nhỏ, phần vốn này chủ yếu tập trung đầu tư vào những dự án hạ tầng quan trọng, đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng... Phần vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn là vốn của doanh nghiệp được chọn làm chủ đầu tư KCN. Thông qua chủ đầu tư, nguồn này có thể từ vốn tự có và vốn vay tín dụng. Ngoài ra có thể động viên nguồn vốn ứng trước của các doanh nghiệp dự kiến đầu tư sản xuất trong KCN. Kinh nghiệm ở một số địa phương có các KCN phát triển cho thấy, cần huy động vốn đầu tư từng hạ tầng của nhiều ngành kinh tế-kỹ thuật. Việc huy động nguồn này rất có lợi: thêm nguồn vốn; gắn trách nhiệm các ngành với sự nghiệp phát triển KCN; giảm chi phí sử dụng hạ tầng cho các doanh nghiệp KCN; quản lý dịch vụ hạ tầng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình - quy phạm. Để phát huy tốt một KCN cần chú ý các hạ tầng liên vùng, khu vực như giao thông đối ngoại, cảng biển, sân bay. Các công trình này sẽ nâng vị trí KCN lên mức cao. Thường các công trình này thuộc phạm vi quản lý cấp Trung ương hay đòi hỏi sự phối hợp với các địa phương liên quan. Vì vậy, việc tác động, phối hợp với các ngành, địa phương trong mối liên hệ vùng là vô cùng cần thiết. Vai trò quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô cần được phát huy, thể hiện ở nội dung này.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w