Giải pháp về vận động, xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 88 - 92)

III Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN 45.918,

3.2.5.Giải pháp về vận động, xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp.

Để góp phần hoàn thành mục tiêu chung của chiến lược xúc tiến đầu tư của Tỉnh, đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư vào các KCN ở Nghệ An trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Một là, tăng cường phối hợp xúc tiến đầu tư:

Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, Ban quản lý các KCN cần phải có những hoạt động hợp tác và phối hợp hành động giữa Ban với Trung tâm xúc tiến đầu tư của Tỉnh chặt chẽ hơn nữa, phải xác lập kế hoạch xúc tiến cụ thể cho từng năm, từng nội dung trách nhiệm của các bên một cách cụ thể, phải tiến đến việc phối hợp xúc tiến vùng và cả nước. Công tác xúc tiến phải được thực hiện thường xuyên liên tục, ngoài việc xúc tiến quảng bá chung phải có kế hoạch xúc tiến chuyên ngành, xúc tiến cho từng KCN, phải tăng cường phối hợp với các sở chuyên ngành của tỉnh .

Hai là, hoàn chỉnh nguồn lực (điều kiện) để xúc tiến đầu tư như quy hoạch, cơ sở hạ tầng, dự án, thủ tục, tài liệu, nhân lực, …

- Về quy hoạch: phải xác lập quy hoạch chi tiết cho từng khu công nghiệp cụ thể, cho từng ngành nghề sản phẩm cụ thể, phải có định hướng kêu gọi đầu tư cho từng giai đoạn, từng năm cho ngành gì thật cụ thể .

- Về cơ sợ hạ tầng: Ban quản lý các KCN cần phối hợp với các cơ quan liên quan trong tỉnh để hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào từ điện, nước, bưu chính viễn thông, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên ngoài hàng rào các khu công nghiệp một cách đồng bộ như nhà ở cho công nhân, vệ sinh môi trường, an ninh trật tư, tái định cư, các dịch vụ công cộng, học tập, vui chơi giải trí,... điều đó sẽ tạo cho nhà đầu tư và người lao đông yên tâm.

- Về dự án kêu gọi đầu tư: phải xác định sản phẩm cụ thể để kêu gọi đầu tư, để đạt được điều này Ban quản lý cần xây dựng danh mục dự án kêu gọi

đầu tư vào các KCN phù hợp với quy hoạch, từ danh mục này xây dựng lên các dự án đầu tư sơ bộ vào từng KCN với nội dung chi tiết, rõ ràng, xác định rõ tiêu chí, danh mục cho từng khu để từ đó đảm bảo được quy hoạch phát triển bền vững. Từ đó mới có cơ sở để tiến hành hoạt động kêu gọi đầu tư.

- Về nhân lực: việc đào tạo và cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triển các ngành và định hướng của các KCN để có phương án bố trí hợp lý và đáp ứng được yêu cầu. Điều này ban quản lý cần phải có kế hoạch với tỉnh và các ngành liên quan để có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Đây là một trong những yếu tố quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Về nhân lực phục vụ công tác xúc tiến đầu tư: cần phải đào tạo và đào tạo bổ sung cho những chuyên viên chuyên nghiệp làm công tác xúc tiến đầu tư tại ban quản lý, phải có trình độ về ngoại ngữ, kiến thức về kinh tế, am hiểu về lĩnh vực đầu tư và xúc tiến đầu tư để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư.

- Về thủ tục hành chính: Ban quản lý cần xây dựng nền hành chính phục vụ để tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh thông thoáng; tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa” trong thủ tục hành chính mà trọng tâm là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000; nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý của khu công nghiệp; kiến nghị để UBND tỉnh và các các bộ, ngành uỷ quyền cho BQL thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước; cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hoá, minh bạch hoá các quy hoạch, các văn bản hướng dẫn để tạo thuận lợi cho các BQL trong quá trình thực hiện. Hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến KCN, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các doanh nghiệp đầu tư vào trong các khu công nghiệp. Hệ thống luật pháp, chính sách phát triển khu công nghiệp phải đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thực tiễn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Về ưu đãi đầu tư: phải công bố rõ ràng những ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng khi đầu tư vào khu công nghiệp, các ưu đãi có thể bao gồm các lĩnh vực về cơ sở hạ tầng, thuế, giá thuê đất…

- Về tài liệu quảng bá: yêu cầu tài liệu chuẩn bị phải đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, in ấn phải đẹp, bắt mắt và phải được dịch ra nhiều thứ tiếng, cần chú ý điều tốt nhất là khi đến nước nào thì sử dụng ngôn ngữ của nước đó.

Ba là, xác định mục tiêu - đối tượng xúc tiến đầu tư:

Ban quản lý cần xác định mục tiêu thu hút đầu tư cho từng khu công nghiệp cho từng năm, cần xác định đối tượng xúc tiến là đối tượng nào? Phải thống nhất tập trung tiếp cận nhà đầu tư tiềm năng nào? từ các quốc gia và vùng lãnh thổ nào? đồng thời phải linh hoạt theo xu hướng chuyển dịch đầu tư trên thế giới và khu vực. Phải xác định mục tiêu cụ thể, đối tượng chính xác, rõ ràng thì kêu gọi đầu tư mới đạt hiệu quả .

Theo chiến lược xúc tiến đầu tư của Tỉnh Nghệ An quan tâm xúc tiến đến các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay nhất là Việt Nam đã gia nhập WTO các tập đoàn lớn của các công ty xuyên quốc gia đang hướng tới Việt Nam.

Bốn là, xác định hình thức vận động xúc tiến đầu tư:

Cần phải thống nhất các hình thức vận động, phải theo kế hoạch chương trình cụ thể cho từng nội dung, từng năm; đặc biệt về tài liệu, số liệu phải thống nhất. Các hình thức vận động phù hợp là tổ chức hội thảo ở trong nước và nước ngoài, lập trang Web, vận động trực tiếp, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng... để cung cấp, hướng dẫn đẩy đủ các thông tin cần thiết về hình ảnh của các KCN; về các yếu tố, điều kiện, môi trường đầu tư, kinh

doanh hiện tại; về các chính sách ưu đãi thực tế được áp dụng tại địa bàn KCN.... Việc phản ánh chân thực, hiệu quả về hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động, cùng với chính các chủ doanh nghiệp này cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tiềm tàng là hình thức vận động có hiệu quả nhất.

Năm là, kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư :

Ban quản lý KCN cần có kế hoạch chi tiết về kinh phí hoạt động xúc tiến đầu tư cho từng nội dung, cho từng năm để trình các cấp liên quan xét cấp kịp thời triển khai hoạt động. Hiện nay kinh phí dành cho xúc tiến đầu tư được xác định là một khoản chi riêng thường xuyên nằm trong ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên do một số thủ tục hành chính khi triển khai kinh phí còn nhiều vướng mắc, Ban quản lý nên có đề xuất một chính sách, một cơ chế riêng cho việc xét cấp để triển khai hoạt động và nên có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tư vào trong khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Nghệ An (Trang 88 - 92)