1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình

89 522 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận Văn: Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, vẫn không ít người coi văn hoá là lĩnh vực đứng ngoài kinhtế, thậm chí phụ thuộc vào kinh tế, bám sau kinh tế Nghĩa là chỉ khi nào kinhtế phát triển ổn định thì mới có điều kiện để chăm lo đến đời sống tinh thần.Tuy nhiên, nói đến văn hoá là nói đến cái đúng, cái đẹp, cái tốt, nghĩa là nóiđến phẩm chất thuộc đạo đức trong các mối quan hệ giữa con người với conngười, giữa con người với tự nhiên cũng như trong sự tu dưỡng không ngừngđể mong tiến tới hoàn thiện bản thân Điều quan trọng để phát triển hoạt độngkinh doanh là kết hợp được giữa văn hóa và kinh doanh Như vậy làm sao cóthể dung hoà hai lĩnh vực nói trên? Làm sao có thể đưa nhân tố văn hoá vàokinh doanh và ngược lại, đưa các nhân tố kinh doanh vào văn hoá, nhưngkhông làm tổn hại đến văn hoá?

Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập của các nước trênthế giới mỗi nước muốn đứng vững trên thương trường ngoài việc có mộttiềm lực kinh tế mạnh mẽ cũng cần phải có văn hóa kinh doanh.

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quanđối với bất kỳ quốc gia nào trong quá trình phát triển Việt Nam không nằmngoài xu hướng khách quan đó Trong lĩnh vực Ngân hàng, để thực hiện hộinhập, từ nay đến 2010, Việt Nam tiếp tục thực thi các cam kết trong Hiệpđịnh Thương mại Việt- Mỹ, bắt đầu thực hiện Hiệp định chung về Thươngmại dịch vụ (GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Theo cáccam kết này, đến năm 2010, các ngân hàng Mỹ cũng được đối xử bình đẳngnhư tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước

Bắt đầu từ 2011 đến 2020, Việt Nam phải thực hiện những cam kết cònlại trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng như các yêu cầucòn lại của GATS về mở cửa dịch vụ tài chính- ngân hàng.

Trang 2

Như vậy, sau khi hội nhập ngành ngân hàng ở Việt Nam đứng trướcnhững thách thức rất lớn đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàngnước ngoài Theo như một số nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích thì đạođức tỷ lệ thuận với lợi nhuận Do đó, bên cạnh việc nâng cao khả năng cạnhtranh thì việc phát triển văn hóa kinh doanh cũng là một vấn đề cần đượcquan tâm

Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình là một trong những chinhánh của NHCT VN được thành lập từ rất lâu nên có bề dày lịch sử và cũnglà một trong những chi nhánh xuất sắc nhất của hệ thống NHCT VN.

Trong một thời gian thực tập ngắn hạn tại chi nhánh NHCT Ba Đình,em nhận thấy ngân hàng đã có kết quả hoạt động kinh doanh rất có hiệu quảvà để đạt được điều đó thì việc ứng dụng phát triển văn hóa kinh doanh của

ngân hàng rất được chú trọng Bởi vậy, em đã chọn đề tài : “ Phát triển vănhóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình” để nghiên cứu.

Đề tài của em gồm có những nội dung chính sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về văn hóa kinh doanh của ngân hàng

Em xin chân trọng cảm ơn cô giáo Ths Lê Thanh Tâm và các cô chú ởphòng khách hàng cá nhân của Chi nhánh NHCT Ba Đình đã rất nhiệt tìnhhướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành chuyên đề này.

Trang 3

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA KINHDOANH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1.Khái quát về văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về văn hóa kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm văn hóa

Muốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải cómột khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó.Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa Nhưngcho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định nghĩa nàothoả mãn được cả về định tính và định lượng

Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọimặt của cuộc sống con người và do vậy có rất nhiều cách hiểu Có tới hàngtrăm định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận vàđánh giá khác nhau Từ năm 1952, hai nhà nhân loại học người Mỹ là AlfredKroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê được 164 định nghĩa khác nhau vềvăn hóa trong các công trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới Các định nghĩa vềvăn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại cácđịnh nghĩa về văn hóa cũng có nhiều

- Theo nghĩa gốc của từ

Tại phương Tây, văn hóa – culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur (tiếng Đức) … đều xuất sứ từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai hoang,trồng trọt, trông nom cây lương thực, nói ngắn gọn là sự vun trồng Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người.

Trang 4

Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ý nghĩa văn làvẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt đượcbằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầmquyền Còn chữ hóa trong văn hóa là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cáiđúng) để cảm hóa giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn, đời sống Vậyvăn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa Đường lối văn trị hay đức trịcủa Khổng Tử là từ quan điểm cơ bản này về văn hóa ( văn hóa là văn trị giáohóa, là giáo dục, cảm hóa bằng điển chương, lễ nhạc, không dùng hình phạttàn bạo và sự cưỡng bức).

Như vậy, văn hóa trong cả từ nguyên của cả phương Đông và phương Tâyđều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người ( bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

- Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu

Căn cứ vào đối tượng mà thuật ngữ “văn hóa” được sử dụng để phản ánhba cấp độ nghiên cứu chính về văn hóa đó là :

+ Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, văn hóa là tổng thể nói chungnhững giá trị vật chất và tinh thân do con người sáng tạo ra trong quá trìnhlịch sử.

Loài người là một bộ phận của tự nhiên nhưng khác với sinh vật khác, loàingười có một khoảng trời riêng, một thiên nhiên thứ hai do con người sángtạo ra nuôi sống con người, giúp loài người hình thành và sinh tồn như khôngkhí, đất đai … thì văn hóa là cái nôi thứ hai – nơi ở đó toàn bộ đời sống vậtchất và tinh thần của loài người được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển.Nếu con người không thể tồn tại khi tách khỏi giới tự nhiên thì cũng vậy, conngười không thể trở thành “người” theo đúng nghĩa nếu tách khỏi môi trườngvăn hóa.

Trang 5

Do đó, nói đến văn hóa là nói đến con người – nói tới những đặc trưngriêng chỉ có ở loài người, nói tới việc phát huy những năng lực và bản chấtcủa con người nhằm hoàn thiện con người, hướng con người khát vọng vươntới “chân - thiện – mỹ” Đó là ba giá trị trụ cột vĩnh hằng của văn hóa nhânloại.

Cho nên, theo nghĩa này, văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động củacon người dù đó chỉ là những suy tư thầm kín, những giao tiếp ứng xử chođến những hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội Như vậy, hoạt động văn hóalà hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục conngười khát vọng hướng tới chân - thiện – mỹ và khả năng sáng tạo chân –thiện – mỹ trong đời sống.

Theo UNESCO “ Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diệnmạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm … Văn hóa không chỉ bao gồmnghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của conngười, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng …”

Theo Hồ Chí Minh: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích sống, loài ngườimới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,khoahọc, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày vềmặc, ở và các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo vàphát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của phương thức sinhhoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứngnhững nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Theo E.Herriot: “Văn hóa là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả,là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả”

+ Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của conngười Trong phạm vi này, văn hóa khoa học (toán học, vật lý học, hóa học

Trang 6

…), văn hóa nghệ thuật ( văn học, điện ảnh … ) được coi là hai phân hệ chínhcủa hệ thống văn hóa

+ Theo nghĩa hẹp hơn nữa, văn hóa được coi như một ngành – ngành văn hóa– nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác Cách hiểu nàythường kèm theo cách đối xử sai lệch về văn hóa: coi văn hóa là lĩnh vực hoạtđộng đứng ngoài kinh tế, sống được là nhờ trợ cấp của nhà nước và “ ăn theo”nền kinh tế.

Trong ba cấp độ phạm vi nghiên cứu kể trên về thuật ngữ văn hóa, hiệnnay người ta thường dùng văn hóa theo nghĩa rộng nhất Loại trừ nhữngtrường hợp đặc biệt và người nghiên cứu đã tự giới hạn và quy ước.

- Căn cứ theo hình thức biểu hiện

Văn hóa được phân loại theo văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hayđúng hơn theo cách phân loại này văn hóa bao gồm văn hóa vật thể (tangible)và văn hóa phi vật thể (intangible).

Các đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng như các sản văn hóa truyềnthống như tranh Đông Hồ, gốm bát tràng, áo dài, áo tứ thân … đều thuộc loạihình văn hóa vật thể Các phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca hay bảnggiá trị, các chuẩn mực đạo đức của một dân tộc … là thuộc loại hình văn hóaphi vật thể Tuy vậy, sự phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì trongmột sản phẩm văn hóa thường có cả yếu tố “vật thể” và “phi vật thể” như “như cái hữu thể và cái vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau, nhưthân xác và tâm trí con người” Điển hình như văn hóa cồng chiêng của cácdân tộc Tây Nguyên, ẩn sau cái vật thể hữu hình của nó là những cồng, nhữngchiêng, những con người của núi rừng những nhà sàn, nhà rông mang đậmbản sắc … là cái vô hình của âm hưởng, phong cách và quy tắc chơi nhạc đặcthù, là cái hồn của thời gian, không gian và giá trị lịch sử.

Trang 7

Như vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinhthần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý tâm hồn vàhành động của mỗi dân tộc và các thành viên vươn tới cái đúng, cái tốt, cáiđẹp, cái mỹ trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với môitrường tự nhiên và môi trường xã hội Từ ý nghĩa đó, chúng ta rút được kháiniệm về văn hóa như sau:

“ Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ratrong quá trình lịch sử”.

* Những nét đặc trưng của văn hóa

Văn hóa có một số đặc trưng tiêu biểu sau:

- Văn hóa mang tính tập quán: Văn hóa quy định những hành vi đượcchấp nhận hay không được chấp nhận trong một xã hội cụ thể Có những tậpquán đẹp tồn tại lâu đời như một sự khẳng định những nét độc đáo của mộtnền văn hóa này so với nền văn hóa kia như tập quán “mời trầu” của ngườiViệt Nam, tập quán các thiếu nữ Nga mời khách bánh mỳ và muối Song cũngcó những tập quán không dễ gì cảm thông ngay như tập quán “cà răng căngtai” của một số dân tộc thiểu số của Việt Nam.

- Văn hóa mang tính cộng đồng: Văn hóa không thể tồn tại do chính bảnthân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọithành viên trong xã hội Văn hóa như là một sự quy ước chung cho các thànhviên trong cộng đồng Đó là những lề thói, những tập tục mà một cộng đồngngười cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc Mộtngười nào đó làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét vềmặt pháp lí những việc làm của anh ta không có gì là phi pháp.

- Văn hóa mang tính dân tộc: Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhậnchung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được Vì thếmà một câu chuyện cười có thể làm cho người dân các nước phương Tây cười

Trang 8

chảy nước mắt mà người dân Châu Á chẳng thấy có gì hài hước ở đó cả Vìvậy, cùng một thông điệp mà ở nhiều nước lại có thể mang ý nghĩa hoàn toànkhác nhau.

- Văn hóa có tính chủ quan: Con người ở các nền văn hóa khác nhau cósuy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc Cùng một sự việc có thểđược hiểu một cách khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau Một cử chỉ thọctay vào túi quần và ngồi gếch chân lên bàn để giảng bài của một thầy giáo cóthể được coi là rất bình thường ở nước Mỹ, trái lại không thể chấp nhận đượcở nhiều nước khác.

- Văn hóa có tính khách quan: Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan củatừng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xãhội được chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác không phụ thuộcvào ý muốn chủ quan của mỗi người Văn hóa tồn tại khách quan ngay cả vớicác thành viên trong cộng đồng Chúng ta có thể học hỏi các nền văn hóa,chấp nhận nó, chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của mình.Chẳng hạn quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn rất sâu trong lịch sử ViệtNam không dễ gì xóa bỏ được.

- Văn hóa có tính kế thừa: Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm, hàng ngànnăm của tất cả các hoàn cảnh Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc trưng riêng biệtcủa mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau Ở mỗithế hệ, thời gian qua đi, những cái cũ có thể loại trừ và tạo nên một nền vănhóa quảng đại Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hóacủa một dân tộc trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn

- Văn hóa có thể học hỏi được: Văn hóa không chỉ được truyền lại từ đờinày qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có Đa số kiến thức mà mộtngười có được là do học mà có hơn là bẩm sinh đã có Do vậy, con người

Trang 9

ngoài vốn văn hóa có được từ nơi mình sinh ra và lớn lên, có thể còn họcđược từ những nơi khác, những nền văn hóa khác.

- Văn hóa luôn tiến hóa: Một nền văn hóa không bao giờ tĩnh lại và bấtbiến Ngược lại văn hóa luôn luôn thay đổi và rất năng động Nó luôn tự điềuchỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hinh mới Trong quá trình hội nhập vàgiao thoa với các nền văn hóa khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, hoặctích cực của các nền văn hóa khác Ngược lại, nó cũng tác động ảnh hưởng tớicác nền văn hóa khác.

Việc nắm bắt được những nét đặc trưng của văn hóa cho chúng ta mộttầm nhìn bao quát, rộng mở và một thái độ hết sức quan trọng và thận trọngvới những vấn đề văn hóa Mọi sự kết luận vội vàng hoặc một sự thiếu tráchnhiệm đều có thể làm thui chột khả năng sáng tạo văn hóa Nhận biết đầy đủvà sâu sắc những đặc trưng này sẽ giúp chúng ta xác định được biểu hiện vàvai trò của văn hóa trong đời sống xã hội nói chung và trong hoạt động kinhdoanh nói riêng.

1.1.1.2 Khái niệm văn hóa kinh doanh

Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện cùng vớihàng hóa và thị trường Nếu là danh từ thì kinh doanh là một nghề - đượcdùng để chỉ những người thực hiện các hoạt động nhằm mục đích kiếm lợi,còn nếu là động từ thì kinh doanh là một hoạt động – là việc thực hiện một,một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụsản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường Dù xét từ giác độ nào thìmục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanhhay bản chất của kinh doanh là để kiếm lời.

Các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh là những người làm kinhdoanh, họ gồm các cấp độ như cá nhân, nhóm và tổ chức; họ có mối liên hệliên kết chặt chẽ với nhau và tạo thành tầng lớp các nhà kinh doanh hay tầng

Trang 10

lớp doanh nhân Nhà kinh doanh sẽ căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu và sở thíchcủa khách hàng để cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận.Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, các doanh nhân có mối liên hệ chặt chẽvới môi trường bên ngoài vì hoạt động của nó có ảnh hưởng rất lớn đến cáchoạt động khác của con người, nên ngoài sự điều chỉnh từ phía khách hàng,kinh doanh còn chịu sự điều tiết của pháp lý, xã hội … Đồng thời, những tínhiệu từ phía môi trường bên ngoài cũng rất có ý nghĩa với chủ thể kinh doanh,nó tác dụng đến quá trình tồn tại và quá trình ra quyết định của chủ thể kinhdoanh Như vậy, chủ thể kinh doanh và môi trường bên ngoài có mối liên hệchặt chẽ với nhau, không có môi trường bên ngoài thì không thể tồn tại chủthể kinh doanh lẫn hoạt động kinh doanh và ngược lại.

Trong kinh doanh, những sắc thái văn hóa có trong toàn bộ quá trình tổchức và hoạt động của hoạt động kinh doanh, nó thể hiện từ cách chọn vàcách bố trí máy móc và dây chuyền công nghệ; từ cách tổ chức bộ máy vềnhân sự và hình thành quan hệ giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong tổchức cho đến các phương thức quản lý kinh doanh mà chủ thể kinh doanh ápdụng sao cho có hiệu quả nhất Hoạt động kinh doanh cố nhiên không lấy cácgiá trị của văn hóa làm mục đích trực tiếp, song nghệ thuật kinh doanh, từviệc tạo vốn ban đầu, tìm địa bàn kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, cách thứctổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và bảolãnh sau bán hàng … được “thăng hoa” lên với những biểu hiện và giá trị tốtđẹp thì kinh doanh cũng là biểu hiện sinh động văn hóa của con người.

Do đó, bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặtchẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp Từ đó, khái niệm về văn hóa kinh doanhđược khái quát như sau:

Trang 11

“ Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanhchọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bảnsắc kinh doanh của chủ thể đó”.

1.1.2 Vai trò của văn hóa kinh doanh

1.1.2.1 Văn hóa kinh doanh đối với xã hội

Để biết được vai vai trò của văn hóa đối với xã hội như thế nào thì trước tiênchúng ta nên tìm hiểu vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội nhưthế nào.

* Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xã hội

Có quan điểm cho rằng: sự phát triển của các quốc gia chính là sự tăngtrưởng cao về mặt kinh tế Quan điểm này có nguồn gốc từ lý luận “quyếtđịnh luật kinh tế” cho rằng kinh tế quy định,quyết định mọi mặt của đời sốngxã hội và vì vậy, phát triển kinh tế bằng mọi hình thức và với bất kỳ giá nào làmục đích tối cao của các quốc gia.

Nhưng thực tế cho thấy rằng việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinhtế bằng mọi giá có những thành tựu là nhu cầu vật chất của dân cư được đápứng, các thành tựu về khoa học công nghệ đã giúp con người thám hiểm đượcvũ trụ, đại dương … nhưng kèm theo nó là biết bao hậu quả nghiêm trọng đedọa cuộc sống con người như ô nhiễm môi trường, thiên tai, bệnh tật …

Để lập lại cân bằng giữa tự nhiên và con người, giữa tăng trưởng kinhtế với ổn định và phát triển hài hòa trình độ phát triển của các quốc gia khôngchỉ căn cứ vào sự tăng trưởng hay sự phát triển kinh tế của nó, mà thước đosự phát triển quốc gia căn cứ vào mức độ phát triển con người.

Như vậy, mục đích hay mục tiêu cao cả nhất của các quốc gia phải làsự phát triển con người toàn diện, là việc nâng cao chất lượng đời sống chonhân dân chứ không phải là mục tiêu phát triển kinh tế hay phat triển một sốbộ phận, một số mặt nào đó của đời sống xã hội Và văn hóa theo nghĩa rộng

Trang 12

nhất – nghĩa được sử dụng phổ biến – với tư cách là phương thức sống và sựphát triển con người toàn diện – chính là mục tiêu tối thượng cho sự phát triểncủa các quốc gia.

* Văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội

Động lực của sự phát triển là cái thúc đẩy sự phát triển khi bản thân sựphát triển đó đã có, đã nảy sinh Muốn biết những động lực của sự phát triểnxã hội cần phải tìm ra những yếu tố gây nên, kích thích, thúc đẩy sự hoạtđộng của con người và trước hết là của khối đông người.

Động lực phát triển của xã hội hay của một quốc gia là một hệ thốngđộng lực mà trong đó văn hóa có vị trí trung tâm là cốt lõi của nó Một số lýdo chính để văn hóa có vai trò tạo ra sự kích thích, thúc đẩy và phát triển củacác quốc gia và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung như sau:

- Thứ nhất: Văn hóa với hệ thống những thành tố của nó – bao gồm cácgiá trị vật chất như máy móc, dây chuyền công nghệ, công trình kiến trúc, sảnphẩm hàng hóa và dịch vụ … và các giá trị tinh thần như các phát minh sángkiến, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật âm thanh, lễ hội,sân khấu tuồng chèo kịch, nghề thủ công, ngôn ngữ, văn chương, điện ảnhnhiếp ảnh … - chính là “kiểu sống” của một dân tộc nhất định; nó là lối sốngđặc thù và rất ổn định của dân tộc ấy Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, nếu kiểu sống của dân tộc phù hợp với các yếu tố văn minh;phù hợp giữa hiện đại với truyền thống thì văn hóa sẽ cổ vũ, tăng cường chosự phát triển kinh tế xã hội Trái lại, khi truyền thống không phù hợp vàchống lại hiện đại, khi đó văn hóa sẽ trở thành lực lượng kìm hãm quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, kìm hãm sự phát triển.

- Thứ hai, văn hóa có thể trở thành nguồn lực, sức mạnh tinh thần vôhình nhưng vô cùng mạnh mẽ đối với sự phát triển xã hội Đây là thứ nguồnlực tồn tại tiềm ẩn trong mỗi cá nhân cũng như cộng đồng dân tộc Nhưng tại

Trang 13

thời điểm đặc biệt – khi xuất hiện nguy cơ đối với sự tồn vong của quốc giadân tộc – nếu nhà nước có một ý chí lớn và sự khôn ngoan biết đánh thức,khơi dậy và phát huy sức mạnh văn hóa thì sẽ tạo được động lực rất mạnh mẽthúc đẩy cả đất nước đứng lên.

- Thứ ba: Các loại hình văn hóa nghệ thuật, các sản phẩm văn hóa hữuhình và vô hình nếu được khai thác và phát triển hợp lý sẽ tạo ra sự giàu có vềđời sống vật chất và tinh thần của quốc gia, tạo động lực thúc đẩy phát triểnxã hội.

*Văn hóa là linh hồn và hệ điều tiết của phát triển

Vai trò của các nhà nước là lãnh đạo và quản lý sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Để thực hiện vai trò này, nhà nước phải định hướngđường lối, kế hoạch, chính sách, mô hình và các chiến lược phát triển củaquốc gia Trong công việc và quá trình này, văn hoá đóng vai trò là “tínhđịnh” của sự phát triển, là nhân tố cơ bản mà nhà nước cần phải dựa vào đểtạo lập và vận hành mô hình phát triển, một kiểu quốc gia mà nó cho là tốtnhất hay tối ưu nhất.

-Nhân tố văn hóa có trong mọi công tác, hoạt động xã hội và thường tácđộng tới con người một cách gián tiếp, vô hình tạo ra các “khuôn mẫu” xãhội Do đó văn hóa đóng vai trò điều tiết, dẫn dắt sự phát triển thể hiện ở mọimặt của đời sống xã hội : chính trị, hành chính nhà nước, phát triển kinh tế,giáo dục, ngoại giao … sự định hướng và tác động của văn hóa sẽ mạnh mẽhơn, hiệu quả hơn nếu nhà nước tổ chức nghiên cứu tìm ra hệ thống các giá trịcủa văn hóa dân tộc và chính thức phát huy, phát triển bản sắc của dân tộctrong mọi mặt và quá trình phát triển xã hội.

Như vậy, văn hóa có tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tếxã hội Khi văn hóa được ứng dụng trong linh vực kinh – gọi là văn hóa kinhdoanh – thì sự tác động này còn mang ý nghĩa trực tiếp hơn Bởi vì văn hóa

Trang 14

kinh doanh sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những doanh nghiệp áp dụng Sựphát triển của một quốc gia bao hàm cả sự phát triển kinh tế, khi có tác độngcủa văn hóa kinh doanh, kinh tế có thêm bàn đạp để thúc đẩy sự tăng trưởngđồng thời cũng tạo nên sự phát triển đối với một xã hội.

1.1.2.2 Vai trò của văn hóa kinh doanh với doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩnđạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phươngthức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệpchấp nhận, tuân theo Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện conngười làm mục tiêu cuối cùng Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thầndoanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.

Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệthống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòatrong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thếmạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp là một giai đoạn phát triển của tư tưởng quản lý doanhnghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyển dịch chiến lược phát triển kỹ thuật nhằmtạo nên những sản phẩm hàm chứa hàm lượng văn hóa cao Bởi thế, có thể coivăn hóa doanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng của thực tiễn doanh nghiệpđương đại.

Vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp vô cùng quantrọng, nó là bàn đạp cho những bước tiến cao hơn trong hoạt động kinhdoanh Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là cóbao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổchức những con người như thế nào Con người có thể đi lên từ tay không vềvốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hóa để bắt đầu kinh doanh.

Trang 15

Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối Do vậy,xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xâydựng trên nền tảng văn hoá Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có nhậnthức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất hiện Mọi cải cách chỉ thực sựcó tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn văn hoá doanhnghiệp thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của cá nhân Văn hoá củadoanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tácphong làm việc của nhân viên

Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự pháttriển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếutố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thìdoanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được Trong khuynh hướngxã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà vănhoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từngnguồn lực riêng lẻ Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sảnvô hình của mỗi doanh nghiệp.

Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới.Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải cónhững bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt Không thể để xảy ra tìnhtrạng quốc tế hóa văn hóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa ViệtNam để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệptiên tiến nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Để phát huy ưu thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnhcạnh tranh kinh tế toàn cầu, khi đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài, cácdoanh nghiệp Việt Nam cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa vấn đề vănhóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp khi được xây dựng hoàn thiệnkhông những kích thích sức phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng

Trang 16

để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Hiện nay, việc xây dựngvăn hóa doanh nghiệp ở nước ta cần chú ý đồng bộ 5 phương diện sau:

Một là, xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc Văn hóa doanhnghiệp lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm đểnâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanhnghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bước chấn hưng, pháttriển doanh nghiệp Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản: 1- Bồi dưỡng tinhthần trách nhiệm của công nhân viên chức để phát huy tính tích cực, tính chủđộng của họ; 2- Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanhnghiệp để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo công nhân viên chức vàtrở thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi người phấn đấu; 3- Tăng cườngđào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo rakhông khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụcủa công nhân viên chức; 4- Có chế độ thưởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lýdân chủ khiến cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanhnghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với côngsức mà họ đã bỏ ra.

Hai là, xây dựng quan niệm hướng tới thị trường Việc các doanhnghiệp phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trườngđòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường linhđộng, sát với thực tiễn Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giáthành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất lượng sản phẩm, cácdịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng… Tất cảphải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanhnghiệp của mình Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểmxuất phát của văn hóa doanh nghiệp.

Trang 17

Ba là, xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết Doanh nghiệphướng ra thị trường nói cho cùng hướng tới khách hàng Phải lấy khách hànglàm trung tâm, cụ thể: 1- Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng đểkhai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao; 2- Xây dựng hệthống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhucầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăngcường sức mua của khách hàng; 3- Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất,doanh lợi là thứ hai Tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trường sinh tồncủa doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.

Bốn là, xí nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cường ý thức đạođức chung, quan tâm đến an sinh xã hội Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX vấn đềbảo vệ môi trường, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không độc hạiđã thành định hướng giá trị mới của tất cả các quốc gia trên thế giới Đó làmột thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp Ở nước ta hiện nay, cácdoanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũnghết sức nặng nề mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trường và lãng phí tàinguyên Để khắc phục tình trạng đó, cần thông qua văn hóa doanh nghiệphướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh được tình trạng pháttriển vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con người Định hướng của pháttriển là phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiếnbộ của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liêntục, ổn định, hài hòa.

Năm là, xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội Một doanh nghiệpkhông những phải coi sản phẩm của mình là một bộ phận làm nên quá trìnhphát triển nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệpmình là một bộ phận của văn hóa nhân loại Doanh nghiệp đóng góp cho xãhội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa

Trang 18

nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáodục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát triển và tiến bộ Thôngqua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này hình ảnh doanh nghiệp sẽ trở nêntốt đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể Đó cũng làhướng phát triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngàycàng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, văn minh” mà Đảng ta đã đề ra và được toàn dân ủng hộ.

1.1.2.3 Vai trò của văn hóa kinh doanh với khách hàng

“Không có khách hàng sẽ không có bất cứ công ty nào tồn tại” Nhận địnhcủa nhà kinh tế nổi tiếng Erwin Frand đã cho thấy vai trò của khách hàngtrong mọi hoạt động kinh doanh Trong những thời kỳ kinh doanh suy thoái,các doanh nghiệp đã phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể của doanh thu, kéotheo việc cắt giảm nhân viên và thu hẹp quy mô dịch vụ Tuy nhiên, điều nàythực sự không giúp doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng Và trong lúc khókhăn, dịch vụ lại càng phải được ưu tiên quan tâm hàng đầu: càng thu hútđược nhiều khách hàng, càng mau chóng và dễ dàng vượt qua giai đoạnkhủng hoảng.

Khi cuộc chiến giá cả gặp thất bại, các công ty thường có xu hướngxem dịch vụ như một cứu cánh giúp họ có tạo lợi thế cạnh tranh Nhiều nhàtiếp thị của các công ty lớn đang quay trở lại với quan điểm “đưa dịch vụ lênhàng đầu” Tuy nhiên, trong khi rất nhiều công ty “bán” các dịch vụ kháchhàng hoàn hảo, thì một số công ty chỉ dừng lại ở mức độ “cung cấp” Vấn đềchính là ở chỗ có rất ít nhà tiếp thị đã từng một lần thực sự phục vụ kháchhàng của họ

Trong kinh doanh ý kiến của khách hàng hết sức quan trọng vì sự bấtmãn của khách hàng đôi khi không bắt nguồn từ sản phẩm nghèo nàn, mà lạinảy sinh từ những thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên

Trang 19

Nhiều cuộc nghiên cứu về khách hàng đã vén bức màn bí mật về những số liệu khách hàng cảm thấy không thoải mái với dịch vụ của các công ty:

- 96% khách hàng không thỏa mãn không bao giờ trực tiếp phàn nàn vớinhà cung cấp.

- 90% khách hàng bất mãn sẽ không quay trở lại.

- Một khách hàng không hạnh phúc sẽ kể về điều này với 9 người khác Như vậy, theo những số liệu thống kê trên cho thấy rằng phần lớn kháchhàng sẽ không tự động giãi bày về nỗi thất vọng của họ đối với chất lượngdịch vụ mà họ sẽ rời bỏ bạn và không bao giờ quay lại nữa

Do đó, việc hỏi ý kiến khách hàng là cần thiết để nâng chất lượng dịchvụ cũng như nâng cao doanh số bán hàng Việc hỏi ý kiến khách hàng về mứcđộ thỏa mãn cũng chứng tỏ rằng công ty đang thực sự quan tâm tới công việckinh doanh của mình và quan tâm tới khách hàng Cho dù có thể chúng tanghe phải một số lời chỉ trích, bù lại bạn có thể thấy được những công việcmình đang làm có đúng không và cần phải cải thiện như thế nào Ngoài cácích lợi trên, chúng ta sẽ còn có được nhiều ích lợi khác từ việc giao tiếp Mỗicuộc giao tiếp là một cơ hội cho dịch vụ khách hàng

Trong một nền kinh tế lành mạnh, khách hàng phải được tôn trọng,không chỉ với nghĩa là những người trả tiền để mua hàng hoá và dịch vụ.Doanh nhân phải có trách nhiệm đối với hàng hóa và dịch vụ và bảo vệ kháchhàng, cói đó không chỉ như nghĩa vụ hợp đồng mà còn là nghĩa vụ đạo đức.

1.1.3 Nội dung cơ bản của văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa trong xã hội và làvăn hóa trong lĩnh vực kinh doanh Văn hóa kinh doanh bao gồm toàn bộ cácgiá trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết quả hoạt động của conngười được tạo ra và sử dụng trong quá trình kinh doanh Theo hướng tiếpcận này, để tạo nên hệ thống văn hóa kinh doanh hoàn chỉnh với bốn nhân tố

Trang 20

cấu thành (bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanhnhân và các hình thức văn hóa khác) chủ thể kinh doanh phải kết hợp đồngthời hai hệ giá trị sau:

Trước hết, chủ thể kinh doanh sẽ lựa chọn và vận dụng các giá trị vănhóa dân tộc, văn hóa xã hội… vào hoạt động kinh doanh để tạo ra sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ Đó là tri thức, kiến thức, sự hiểu biết về kinh doanh đượcthể hiện từ việc tuyển chọn nhân công, lựa chọn nguyên nhiên vật liệu, lựachọn máy móc dây chuyền công nghệ…; ngôn ngữ được sử dụng trong kinhdoanh; niềm tin, tín ngưỡng và tôn giáo; là các giá trị văn hóa truyền thống;các hoạt động văn hóa tinh thần…

Đồng thời, trong quá trình hoạt động, các chủ thể kinh doanh cũng tạpra các giá trị của riêng mình Các giá trị này được thể hiện thông qua nhữnggiá trị hữu hình như giá trị của sản phẩm, hình thức mẫu mã sản phẩm; máymóc, thiết bị nhà xưởng; biểu tượng, khẩu hiệu, lễ nghi, sinh hoạt, thủ tục,chương trình, truyền thuyết, các hoạt động văn hóa tinh thần (các phong tràovăn nghệ, thể dục thể thao…) Đó còn là những giá trị vô hình như phươngthức tổ chức và quản lí kinh doanh; hệ giá trị, tâm lí và thị hiếu tiêu dùng;giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh; chiến lược, sứ mệnh và mục đích kinhdoanh; các quy tắc, nội quy trong kinh doanh, tài năng kinh doanh…

Tuy nhiên, sự phân biệt hai hệ giá trị kể trên chỉ là tương đối, các giá trị vănhóa dân tộc, văn hoá xã hội đã được chọn lọc và các giá trị văn hóa được tạo ratrong quá trình kinh doanh không thể tách bạch, chúng hòa quyện vào nhau tạothành một hệ thống văn hóa kinh doanh với bốn nhân tố cấu thành là:

*Triết lý kinh doanh:

Triết lý kinh doanh bao gồm toàn bộ sứ mệnh, tôn chỉ, phương châm,chiến lược… có vai trò định hướng trong quá trình kinh doanh.

Trang 21

Hoạt động kinh doanh kinh doanh chỉ có thể thực hiện khi có đủ 3 yếutố : con người (people), sản phẩm (product), lợi nhuận (profit) Chính nhữngquan niệm khâc nhau về ý nghĩa vă vai trò của 3 yếu tố năy – được thể hiínthông qua việc sắp xếp thứ tự ưu tiín từng yếu tố - sẽ dẫn đến thâi độ câchứng xử khâc nhau trong kinh doanh Đó dược gọi lă triết lý 3p trong kinhdoanh.

Một số triết lý kinh doanh của câc doanh nhđn Trung Quốc đê đưa họđến những thănh công lớn trong hoạt động kinh doanh của mình:

- Phải có những câi nhìn mới mẻ, mạnh bạo: khâc với nhiều doanh nhđnở câc quốc gia khâc, câc doanh nhđn Trung Quốc không chấp nhận “tróimình” trong một ngănh năo đó Họ không ngần ngại thay đổi vă biết tạo ranhững thănh tựu kỳ diệu cũng như gđy được ấn tượng ngay trong câc ngănhnghề truyền thống Wong Kwong Yu, tỷ phú trong việc bân lẻ trực tuyến củaTrung Quốc cũng có câch xđm nhập thị trường một câch rất sâng tạo Ôngkhông xđm nhập văo thị trường Bắc Kinh đê có sẵn những đối tâc mạnh mẵng lại chọn Thượng Hải, bằng câch đưa nhđn sự của mình sang công tyWong mới thănh lập có tín lă GoMe Tech Vốn thực của công ty chính lălương năm đầu tiín trả cho câc nhđn viín đó Sau 1 năm công ty mới trảlương cho câc nhđn viín, với vốn góp bằng 1 năm tiín lương của mình, câcnhđn viín vẫn được bảo toăn trong số vốn đầu tư đồng thời được chia sẻ lợinhuận khi lăm ăn có hiệu quả.

- Cẩn trọng vă hiệu quả trong quản lý : Câc doanh nhđn Trung Quốcthường suy tính vă lựa chọn cho mình những phương thức tổ chức quản lý rấtcó hiệu quả Họ thường chú trọng văo việc quản lý theo định hướng một câchcó tổ chức, quan tđm đến câc nhă quản lý, vai trò vă trâch nhiệm của nhă quảnlý vă đặc biệt lă yếu tố tăi chính.

- Giău có nhưng không hoang phí.

Trang 22

- Khả năng suy tính và phán đoán.

- Coi trọng yếu tố nội lực và những giá trị truyền thống

Giải trí ngoài công sở: Gần một nửa các doanh nhân cho rằng mỗi ngàytrôi qua đối với họ tại công ty hay tập đoàn là một ngày đấu tranh Tuy nhiên,một trong những nhân tố giúp họ không ngừng vươn tới thành công là họ luônbiết duy trì cân bằng giữa cuộc sống và công việc

Triết lý kinh doanh là một hệ thống bao gồm những giá trị cốt lõi có tínhpháp lý và đạo lý tạo nên phong thái đặc thù của chủ thể kinh doanh vàphương thức phát triển bền vững của hoạt động này Đôi khi triết lý kinhdoanh còn là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định quản lý có tínhchiến lược quan trọng trong những tình huống mà sự phân tích lỗ lãi khôngthể giải quyết Đồng thời, triết lý kinh doanh còn là phương tiện để giáo dụcvà phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh Vì thế, nên trongnhững công ty xuất sắc của Mỹ như IBM, HB, Intel… các nhà quản trị đều cóthói quen đối chiếu triết lý kinh doanh với các dự định hành động cũng nhưcác kế hoạch, chiến lược trong giai đoạn xây dựng, và vấn đề đầu tiên mà cácnhân viên mới phải học là sự hòa nhập với môi trường văn hóa của công tyvới trọng tâm là triết lý kinh doanh để giá trị của công ty được truyển tải và ditruyền vào từng thành viên, tạo nên sứ mệnh và hành vi chung của toàn thểnhân viên trong công ty

Hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh cũng rất khác nhau với mỗimột chủ thể kinh doanh cụ thể Đó có thể là một văn bản được in thành mộtcuốn sách nhỏ hoặc dưới dạng một câu khẩu hiệu hoặc bào hát Triết lý kinhdoanh cũng có thể không được thể hiện bằng các dạng vật chất mà tồn tại ởnhững giá trị niềm tin định hướng cho quá trình kinh doanh Và dù dưới hìnhthức nào thì triết lý kinh doanh luôn trở thành ý thức thường trực trong mỗichủ thể kinh doanh, chỉ đạo những hành vi của họ

Trang 23

Kết cấu nội dung của triết lý kinh doanh thường gồm những bộ phận sau: - Sứ mệnh và các mục tiêu kinh doanh cơ bản

- Các phương thức hành động để hoàn thành được những sứ mạng vàmục tiêu- nhằm cụ thể hóa hơn cách diễn đạt được những sứ mạng và mụctiêu.

- Quan hệ trong nội bộ đơn vị kinh doanh và quan hệ với xã hội

* Đạo đức kinh doanh

Hiện nay, các doanh nghiệp đều thiết lập cho mình những quy tắc đạođức riêng dựa trên các khái niệm đạo đức thương trường đã có nền móng từhàng ngàn năm trước.

Đạo đức kinh doanh là hệ thống các quan niệm, các quy tắc xử sự, cácchuẩn mực đức, các quy chế, nội quy… có vai trò điều tiết các hoạt động củaquá trình kinh doanh nhằm hướng đến triết lý đã định.

Viện đạo đức kinh doanh quốc tế ( International Business EthicsInstitute) ở Mỹ đã từng xác định 4 công việc mà công ty cần phải thực hiện đểcủng cố và gia tăng uy tín cho thương hiệu:

- Trung thực với các nhà đầu tư và tiêu dùng.

- Cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ hãng bằng cách gia tăngtinh thần trách nhiệm và lợi ích của nhân viên, tăng năng suất lao động.

- Đánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất.

- Xử lý một cách bài bản những việc liên quan đến cổ phiếu và tài chính,luôn luôn nhớ rằng thương hiệu tốt không tự nhiên mà có và lợi nhuận tăngtheo đạo đức.

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh làthái độ của lãnh đạo công ty đối với các nhân viên Theo một công trìnhnghiên cứu do Tạp chí Fast Company tiến hành năm 2001, 26% số nhân viênMỹ tuyên bố rằng họ quan tâm thực sự tới thành công của công ty họ làm

Trang 24

việc; 55% đánh đồng lợi ích công ty với lợi ích của ông chủ; chỉ có 19%không yêu công ty mà họ phục vụ, chỉ vì đối xử không thỏa đáng với nhânviên mà đại đa số các doanh nghiệp bị mất vô ích tới hai phần ba thời gianlàm việc của nhân viên.

Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp và chính tư cáchấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức Đạo đức kinh doanh trongchiều hướng ấy trở thành một nhân tố chiến lược quan trọng trong việc pháttriển doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy đạo đức trong kinh doanh làmột vấn đề quan trọng trong kinh doanh nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lúngtúng trong việc đưa vấn đề này vào hoạt động của mình Để thực hiện đượccần phải:

- Quan điểm và sự gương mẫu của lãnh đạo: sự quyết tâm tôn trọng cácgiá trị đạo đức, cho dù trong nhiều trường hợp phải chịu thua thiệt, vàsự gương mẫu trong việc thực hiện những giá trị này của lãnh đạo sẽtạo niềm tin và động lực cho mọi người cùng nhau làm an chân chính.- Xây dựng bộ quy tắc đạo đức thống nhất: Bộ quy tắc đạo đức này được

xem như là một cẩm nang hướng dẫn cho nhân viên và là cơ sở để giảiquyết các vấn đề liên quan đến đạo đức trong doanh nghiệp.

- Các chương trình huấn luyện về đạo đức: có thể đó là những khóa họctập trung hay ngoài giờ, hoặc các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề,hay thi đố vui xử lý tình huống, diễn kịch tuyên truyền, thi viết báotường hay vẽ tranh cổ động.

- Xây dựng các kênh thông tin: thành lập hội đồng gồm các nhân viênthường trực và chuyên trách về đạo đức.

Hoạt động kinh doanh đòi hỏi các chủ thể phải có những hành vi phùhợp với đạo lý dân tộc và các quy chuẩn về cái thiện và cái tốt chung của toàn

Trang 25

nhân loại Do vậy, đạo đức kinh doanh sẽ góp phần phát triển mối quan hệ vớingười lao động, với chính quyền, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, vớinhà cung cấp và với cộng đồng xã hội, từ đó góp phần tạo nên môi trườngkinh doanh ổn định.

* Văn hóa doanh nhân

Văn hóa doanh nhân chính là tài năng, đạo đức và phong cách của nhàkinh doanh Nó có vai trò quyết định trong việc hình thành văn hóa kinhdoanh của chủ thể kinh doanh.

Kinh doanh là một nghề phức tạp, đòi hỏi chủ thể kinh doanh vừa cóđức vừa có tài, trong đó đức là cơ sở của tài Hay nói cách khác thì đạo đức,tài năng, phong cách của chủ thể kinh doanh sẽ có vai trò quyết định trongviệc hình thành văn hóa kinh doanh Doanh nhân không chỉ là người quyếtđịnh cơ cấu tổ chức và công nghệ kinh doanh mà còn là người sáng tạo ra cácbiểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ, huyền thoại … Do đó,trong quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh, văn hóa của doanh nhân sẽđược phản chiếu lên văn hóa kinh doanh.

Phong cách doanh nhân chính là sự tổng hợp các yếu tố diện mạo, ngônngữ, cách cư xử và cách hành động của doanh nhân Phong cách của doanhnhân thường được đồng nhất với phong cách kinh doanh của họ vì nhà kinhdoanh thường dành phần lớn thời gian và cuộc sống của họ cho công việc.Đồng thời, phong cách của nhà kinh doanh thường được biểu hiện rõ nét nhấtở lối ứng xử và hoạt động nghiệp vụ, do đó, phong cách của họ là yếu tố quantrọng hình thành nên phương pháp kinh doanh.

Thành tố thứ hai tạo nên văn hóa của doanh nhân chính là đạo đức củadoanh nhân trong quá trình hoạt động Có thể khái quát một số tiêu chuẩnkhông thể thiếu đối với đạo đức của các doanh nhân như:

Trang 26

- Tính trung thực: Đức tính này phải được thể hiện trong sự nhất quángiữa nói và làm, danh và thực Tính cách này sẽ hướng dẫn cho các doanhnhân không dùng thủ đoạn xấu xa để kiếm lời, coi trọng sự công bằng, chínhđáng và đạo lý trong kinh doanh.

- Tôn trọng con người: Sự tôn trọng con người phải được thể hiện từ việccoi trọng những nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng, tôn trọng phẩm giávà tiềm năng phát triển nhân viên cho đến việc coi trọng chữ tín trong giaotiếp, quan hệ và hoạt động kinh doanh.

- Vươn tơi sự hoàn hảo: Nếu không có mục tiêu vươn tới sự hoàn hảo,chủ thể kinh doanh hay các doanh nhân sẽ ngừng tu dưỡng bản thân, sẽ khôngcó hoài bão và không có lý tưởng Do vậy, đức tính này sẽ giúp các doanhnhân hình thành được lý tưởng nghề nghiệp và quyết tâm vươn lên để thànhđạt bằng kinh doanh.

- Đương đầu với thử thách: Đức tính này sẽ giúp cho các doanh nhânkhông ngại và quyết tâm vượt qua những khó khăn gian khổ mà nghề kinhdoanh thường gặp phải.

Coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hội: Hiệu quả kinh tế xã hội là thước đo sự thành công và thành đạt trong kinh doanh.Do vậy, đểphát triển, các doanh nhân phải không ngừng nâng cao hiệu quả trong hoạtđộng kinh doanh, đồng thời phải có những đóng góp xứng đáng cho xã hội Năm đức tính trên là năm đức tính không thể thiếu đối với một nhà kinhdoanh.Tuy nhiên, để thành đạt trong nền kinh tế thị trường thì ngoài nhữngtiêu chuẩn không thể thiếu về đạo đức, các doanh nhân phải có tài năng kinhdoanh Có thể khái quát những tài năng của nhà kinh doanh thành những nănglực sau đây:

Trang 27

Sự hiểu biết về thị trường: Sự hiểu biết đó bao gồm những hiểu biết vềvề thị trường ngành hàng, hiểu biết về khách hàng mục tiêu, hiểu biết về đốithủ cạnh tranh và hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng tới việc kinh doanh.

- Những hiểu biết về nghề kinh doanh: Đó là những kiến thức về chuyênmôn và nghiệp vụ kinh doanh như kiến thức về công nghệ, phương pháp quảntrị, marketing, chất lượng sản phẩm, tài chính …

- Hiểu biết về con người và khả năng xử lý tốt các mối quan hệ: Nănglực hiểu biết về con người và khả năng xử lý tốt các mối quan hệ của nhà kinhdoanh được thể hiện thông qua khả năng giao tiếp, khả năng nuôi dưỡng vàphát triển các mối quan hệ phục vụ cho công việc kinh doanh.

- Nhanh nhạy,quyết đoán và khôn ngoan: Đây là những năng lực cốt yếucủa nhà kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinhtế thị trường Nếu không có sự nhạy bén, quyết đoán và khôn ngoan, cácdoanh nhân khó có thể nắm bắt được những cơ hội lợi thuận lợi để thực hiệnmục tiêu tối đa hóa lợi ích đã định.

Như vậy, đạo đức, tài năng và phong cách của doanh nhân là nhữngthành tố quan trọng hình thành nên văn hóa doanh nhân nói riêng và văn hóakinh doanh nói chung.

Để đánh giá một doanh nhân có phải là một doanh nhân văn hoá haykhông, cần nhìn nhận trên 6 yếu tố, điều kiện sau:

- Là người có đạo đức tốt, có “tâm" theo những chuẩn mực của lối sống,văn hoá dân tộc.

Trang 28

* Các hình thức văn hóa khác:

Bao gồm những giá trị của văn hóa kinh doanh được thể hiện bằng tấtcả những giá trị trực quan hay phi trực quan điển hình Có thể ví dụ một sốhình thức thể hiện khác của văn hóa kinh doanh như: Giá trị sử dụng, hìnhthức, mẫu mã sản phẩm; kiến trúc nội và ngoại thất; nghi lễ kinh doanh; giaithoại và truyền thuyết; biểu tượng; ngôn ngữ, khẩu hiệu; các ấn phẩm; lịch sửphát triển và truyền thống văn hóa.

Như vậy, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân,văn hóa trong các hoạt động kinh doanh cụ thể và các hinh thức văn hóa kháclà bốn nhân tố cấu thành và không thể tách rời của một hệ thống văn hóa kinhdoanh hoàn chỉnh Ứng với mỗi loại hình chủ thể kinh doanh cụ thể, bốn nhântố này sẽ tạo nên hệ thống văn hóa kinh doanh đặc trưng của mỗi loại hìnhchủ thể đó.

Xét từ thực tiễn kinh doanh có thể khái quát các chủ thể kinh doanh vớihệ thống văn hóa kinh doanh của mình với hai nhóm như sau:

* Văn hóa doanh nghiệp:

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nêntrong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành cácgiá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động củadoanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thànhviên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Đây là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạora, sử dụng và biểu hiện trong quá trình kinh doanh tạo nên bản sắc kinhdoanh của doanh nghiệp Có thể nói, doanh nghiệp là nhóm chủ thể rất quantrọng của hoạt động kinh doanh, bởi vì chủ thể của hầu hết các hoạt động kinhdoanh trên thị trường chính là các doanh nghiệp Đồng thời hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp hiện nay không chỉ dừng lại ở phạm vi nội bộ

Trang 29

một quốc gia, quá trình toàn cầu hóa đã tạo nên văn hóa kinh doanh của cácdoanh nghiệp vừa có những đặc điểm tương đồng với bản sắc kinh doanh củamột dân tộc, vừa có những đặc điểm riêng của doanh nghiệp đó.

Văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại thuộc nhóm này.

* Văn hóa kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể:

Là toàn bộ những nhân tố văn hóa được cá nhân kinh doanh chọn lọc,tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong quá trình kinh doanh.Trên thị trường, đặcbiệt tại các nước đang phát triển, chủ thể kinh doanh không chỉ có các doanhnghiệp mà còn một số lượng rất lớn các cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể Họchỉ là những cá nhân kinh doanh với quy mô rất nhỏ, không có cơ cấu tổ chứcvà không hoạt động chuyên nghiệp như các doanh nghiệp nhưng số lượng cáccá nhân lại rất lớn Phần lớn các nhu cầu thiết yếu của đời sống vật chất vàtinh thần hàng ngày của người dân là do những chủ thể này cung cấp Vì thếnên phong cách và sắc thái trong quá trình kinh doanh của họ cũng tạo nênnhững dấu ấn quan trọng trong văn hóa kinh doanh.

1.2 Văn hóa kinh doanh trong ngân hàng thương mại

1.2.1 Những đặc trưng trong kinh doanh của ngân hàng thương mại và sựcần thiết của văn hóa kinh doanh

Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính quan trọngnhất của nền kinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự pháttriển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngânhàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phầnvà số lượng các ngân hàng.

Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với nhữnghoạt động chủ yếu là nhận gửi và sử dụng tiền gửi cho vay.

Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nềnkinh tế Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh

Trang 30

tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng Ngân hàng đóng vai trò thủ quỹ củatoàn xã hội Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiềuhộ gia đình Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp,cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà Nước.

Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọngnhất Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiềntệ, vì vậy là một kênh trong quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủnhằm ổn định kinh tế.

Ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý vìnhững lí do sau:

- Ngân hàng là nơi tích trữ tiết kiệm của công chúng nên nếu ngânhàng phá sản sẽ trở thành thảm họa cho rất nhiều cá nhân và hộ gia đình.

- Ngân hàng có khả năng “tạo tiền” từ những khoản tiền gửi thông quacác hoạt động cho vay và đầu tư nên sự thay đổi trong khối lượng tiền tệ tạora liên quan mật thiết tới tình hình kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng của việclàm và tình trạng lạm phát.

- Ngân hàng cung cấp cho cá nhân và doanh nghiệp những khoản vay,tài trợ tiêu dùng hoặc tài trợ đầu tư nên xã hội sẽ thu được những lợi ích tolớn nếu như hệ ngân hàng cung cấp một lượng tín dụng thích hợp và bìnhđẳng cho các thành viên trong xã hội Nếu sự tài trợ đó chỉ tập trung cho mộtnhóm người hay một nhóm lĩnh vực sẽ tạo nên sự phân hóa giàu nghèo và bấtbình đẳng trong xã hội Những lí do trên khiến cho ngân hàng chiu sự kiểmsoát rất chặt chẽ của các cơ quan quản lý.

- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có rủi ro tiềm ẩn cao: xuất pháttừ các vấn đề như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷgiá, rủi ro hoạt động … Do đó hoạt động của ngân hàng cần được kiểm soát

Trang 31

chặt chẽ, chỉ cần một biến động rất nhỏ của ngành ngân hàng cũng có thể ảnhhưởng rất lớn đến nền kinh tế.

- Cán bộ ngân hàng có năng lực cao để có thể giám sát khách hàng,phán xét và đưa ra các kết luận quan trọng, cảm nhận về độ rủi ro.

Như vậy, ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vựctiền tệ với khách hàng và đối tác là mọi thành phần trong xã hội nên phải chịusự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Những khái quát đó cho thấyvăn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại làhết sức cần thiết, nó góp phần không chỉ đến sự tăng trưởng lâu dài của chínhbản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến phát triển bền vững của toàn xãhội Bởi vì, sự thành công hay thất bại của một ngân hàng không chỉ phụthuộc vào số lượng vốn mà vai trò của văn hóa kinh doanh cũng vô cùng quantrọng Văn hóa kinh doanh là tài sản vô hình của ngân hàng được thể hiện quasự trung thành của nhân viên; sự tin tưởng của nhân viên đối với ban lãnh đạovà các chính sách, chiến lược hoạt động của ngân hàng; cách giao tiếp vớikhách hàng … Do vậy, văn hóa kinh doanh sẽ đem lại cho ngân hàng nhữnglợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng Các đối thủ cạnh tranh có thể đưa racác sản phẩm dịch vụ bắt chước nhưng không thể bắt chước hay đi mua sựcống hiến, lòng tận tụy và trung thành của nhân viên Khi đó, văn hóa kinhdoanh sẽ tạo cho ngân hàng một sự khác biệt hay một lợi thế cạnh tranh.

1.2.2 Nội dung văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại

Văn hóa kinh doanh trong ngân hàng thương mại có những điểm tươngđồng với văn hóa kinh doanh nói chung và đồng thời cũng có những đặc thùriêng do đặc điểm kinh doanh quy định.

1.2.2.1 Triết lý kinh doanh của ngân hàng thương mại

Triết lý kinh doanh của ngân hàng thương mại là sự thể hiện quan điểmvà tư tưởng chỉ đạo nghiệp vụ của ngành, ý tưởng kinh doanh và sứ mệnh

Trang 32

kinh doanh của mỗi ngân hàng Triết lý kinh doanh phải trở thành ý thứcthường trực trong mỗi ngân hàng, chỉ đạo hành vi của toàn ngân hàng – từban lãnh đạo cấp cao nhất đến nhân viên cấp dưới.

Trên cơ sở của triết lý kinh doanh ban lãnh đạo ngân hàng sẽ xây dựngchiến lược hoạt động của ngân hàng thích hợp với từng điều kiện cụ thể củatừng giai đoạn.

Do ngân hàng vừa là người huy động vốn và cho vay với khách hàngnên xuất phát từ vị trí trung gian đó, sứ mệnh của ngân hàng thương mại làkết nối các nhu cầu tiền khác nhau trong nền kinh tế

Từ sứ mệnh, chiến lược kinh doanh của ngân hàng sẽ được xây dựngkết hợp với điều kiện kinh tế xã hội thích hợp trong từng hoàn cảnh để saocho tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng đến gửi và vay tiền Chiến lượckinh doanh của ngân hàng khác nhau là khác nhau và nó cũng phụ thuộc vàomôi trường kinh doanh tại từng thời điểm, tuy nhiên những nội dung chính vềchiến lược mà ngân hàng phải bảo đảm đó là: không ngừng hoàn thiện các sảnphẩm phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu của khách hàng; có những dịch vụ hỗtrợ để khách hàng khai thác được tối đa các sản phẩm đã cung ứng; tạo nhữngtiện nghi, cải tiến thủ tục hồ sơ …

Như vậy, triết lý kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạtđộng của ngân hàng vì nó là những hệ thống các tôn chỉ, sứ mệnh, mục tiêu,chiến lược … có vai trò định hướng cho toàn bộ quá trình hoạt động của ngânhàng Việc xây dựng được bộ triết lý kinh doanh đúng đắn sẽ là điều kiệnhàng đầu cho việc thực hiện các hoạt động tiếp theo.

1.2.2.2 Đạo đức kinh doanh của ngân hàng thương mại

Đạo đức kinh doanh là hệ thống các quan niệm, các quy tắc xử sự, cácchuẩn mực đạo đức, các quy chế, nội quy … có vai trò điều tiết các hoạt độngcủa quá trình kinh doanh nhằm hướng đến triết lý đã định.

Trang 33

Đạo đức kinh doanh của ngân hàng thương mại là một hệ thống cácquan điểm, quy tắc xử sự, các chuẩn mực đạo đức, các quy chế, nội quy… cóvai trò điều tiết các hoạt động trong quá trình kinh doanh của ngân hàng vớimục tiêu hướng đến những triết lý kinh doanh đã định.

Đối với nhân viên ngân hàng, các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ lạicàng có vai trò quan trọng hơn ai hết vì họ là người trực tiếp tạo ra các sảnphẩm phục vụ các nhu cầu của khách hàng và do đặc trưng của hoạt độngngân hàng là gắn liền với “tiền” – lĩnh vực rất nhạy cảm – rất dễ làm cho conngười thay đổi Ngay từ khi mới được thành lập, các quy định về chuẩn mựcđạo đức của nhân viên ngân hàng phải được chú ý xây dựng Ta có thể thamkhảo những quy đinh về đạo đức của một số ngân hàng trên thế giới:

* Đạo đức công việc cho cán bộ và nhân viên của ngân hàngKOOKMIN BANK – HÀN QUỐC:

- Cấm các xung đột lợi ích: các cán bộ, nhân viên ngân hàng phải bảovệ các tài sản của ngân hàng, và khi có xung đột lợi ích, họ phải hành độngtrên cơ sở bảo đảm lợi ích của ngân hàng trước rồi mới đến lợi ích khác.

+ Khi có xung đột giữa lợi ích ngân hàng và lợi ích các cá nhân, haygiữa các bộ phận, lợi ích của ngân hàng sẽ được đặt lên trên tất cả các lợi íchkhác.

+ Cán bộ, nhân viên ngân hàng sẽ bảo vệ tài sản vật chất, trí tuệ và cácbí mật của ngân hàng, và sẽ không sử dụng chúng vào mục đích cá nhân.

+ Các cán bộ, nhân viên ngân hàng sẽ không tham gia vào các hànhđộng mang tính không công bằng như thu lợi cá nhân bằng cách sử dụng chứcvụ, hay bán chứng khoán, bất động sản hay các tài sản khác bằng việc sửdụng thông tin không công bố lấy từ ngân hàng.

Trang 34

+ Cán bộ, nhân viên ngân hàng sẽ không là người vay ngân hàng haydùng đảm bảo vật chất hay uy thế cá nhân để vay tiền vay tiền ngân, trừ khiviệc làm đó hoàn toàn được phép theo các qui định và luật lệ liên quan.

- Tôn trọng lẫn nhau giữa các cán bộ, nhân viên: Cán bộ, nhân viên ngânhàng phải tôn trọng lẫn nhau để phát triển kênh giao tiếp hiệu quả,thông suốt và xây dựng sự hợp tác tích cực trong công việc nhằm phụcvụ cho sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng.

+ Cán bộ, nhân viên của ngân hàng phải tuân theo các qui tắc xã giaocơ bản cần thiết cho một môi trường làm việc đúng đắn, và phải pháttriển một nền văn hóa mà ở đó mọi người tôn trọng lẫn nhau.

+ Cấp trên không được đưa ra những yêu cầu không chính đáng với cấpdưới.

+ Cấp dưới phải tuân thủ theo các yêu cầu hợp ý của cấp trên và cóquyền từ chối nếu yêu cầu không chính đáng.

*Các quy tắc đạo đức của U.S Bank:

- Sự liêm chính không thỏa hiệp: Làm những gì đúng và không có sựdàn xếp cho khách hàng, nhà cung cấp và các cổ đông ngay cả trongnhững tình huống khó khăn Chúng ta luôn minh bạch, trung thực vàchính xác trong lời nói và hành động của mình.

- Sự tôn trọng: đối xử với người khác một cách kính trọng và đườnghoàng, đánh giá cao sự đa dạng về nhân lực, khách hàng và cả tập thểchúng ta.

- Trách nhiệm: nhận trách nhiệm giải trình về các quyết định và hànhđộng của mình, yêu cầu sự giải trình khi cần thiết và báo cáo lại nhữngrắc rối cũng như vi phạm nội quy nơi làm việc.

Trang 35

- Tính công dân cao: tuân thủ đúng tư tưởng và nội dung của các bộluật chi phối hoạt động kinh doanh, đóng góp vào sức mạnh và lợi íchtập thể công ty cũng như các cổ đông

Trên đây là một số nội dung về những quy định đạo đức nghiệp của haingân hàng lớn trên thế giới Để hoạt động kinh doanh thực sự có hiệu quả, cácngân hàng nên có những quy định về tiêu chuẩn cần phải có của nhân viênngân hàng, song các tiêu chuẩn đấy đều phải hướng đến mục tiêu cụ thể lànhân viên ngân hàng phải “vừa có Tâm vừa có Tầm, giỏi nghiệp vụ, hànhđộng theo pháp luật, có đạo đức trong kinh doanh ngân hàng, văn minh tronggiao tiếp, có nếp sống lành mạnh” ….

Ngoài ra, hoạt động ngân hàng được thể hiện rõ nét trong việc thực thicác mối quan hệ nội bộ bởi tính liên kết công việc và các mối quan hệ phátsinh giữa nhân viên ngân hàng, với khách hàng, đối tác, cũng như với cộngđồng nên vấn đề đạo đức kinh doanh vì thế được tập trung giải quyết các mốiquan hệ này với yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, chế độ, quy tắcđạo đức nghề nghiệp.

Để hạn chế rủi ro trong các pham vi đạo đức, ngân hàng cần ban hànhcác quy định rõ ràng về quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc mà nhân viên cáccấp phải tuân thủ và các hình thức kỷ luật áp dụng Các hành vi như trộm cắp,tham ô, tham nhũng, lợi dụng vị trí, cương vị công tác để thu lợi bất chính,nhũng nhiễu với khách hàng, vi phạm các quy định về nghiệp vụ gây thiệt hạivề tài sản, lợi ích của đơn vị, của ngành, vi phạm pháp luật, vi phạm công tácđiều hành gây mất đoàn kết nội bộ … sẽ bị khiển trách, kéo dài thời gian nânglương, chuyển công tác có mức lương thấp hơn, sa thải hoặc khởi tố trướcpháp luật …

Những quy tắc đạo đức và hình thức kỷ luật chính là đạo đức kinhdoanh của ngân hàng, nó sẽ có tác dụng điều chỉnh các hoạt động hàng ngày

Trang 36

của ngân hàng, răn đe đội ngũ nhân viên tu dưỡng rèn luyện đạo đức giúphình thành nên những con người hết lòng vì sự nghiệp chung trong một tổchức có kỷ luật và ứng xử có văn hóa.

Đạo đức kinh doanh của ngân hàng còn được thể hiện trong chế độ đãingộ với những người lao động không còn khả năng và điều kiện làm việc tạingân hàng Với các nhân viên về hưu, nghỉ mất sức hay nghỉ trước tuổi, đạo đứckinh doanh được thể hiện ở việc họ sẽ được nâng lương trước khi nghỉ, được bốtrí tham quan, nghỉ mát, được hưởng trợ cấp từ các quỹ phúc lợi, trợ cấp lươngkinh doanh, được thực hiện chế độ thăm hỏi hàng năm vào các dịp lễ tết ốm đau,được hưởng các lợi ích từ quỹ phúc lợi toàn ngành như nhà nghỉ, các công trìnhthể dục thể thao, ưu tiên tuyển dụng con cái vào làm việc …

Những việc này thể hiện một nét văn hóa công đồng trách nhiệm vàquyền lợi, có trước có sau, thể hiện đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” đối vớinhững người có công lao đóng góp cho sự nghiệp chung, tạo sự đồng thuận vàphấn khởi, tin tưởng gắn bó không những giữa những người còn đang làmviệc mà còn cả những cán bộ công nhân viên không còn làm việc.

1.2.2.3 Văn hóa của ban lãnh đạo ngân hàng

Vai trò chính của nhà lãnh đạo là dàn xếp, tư vấn, điều phối, xây dựng quanhệ tốt trong tổ chức Khi tổ chức đã đi vào hoạt động trong trạng thái tươngđối ổn định, quyền lực của lãnh đạo phải được chuyển giao dần cho cấp dưới Quan hệ giữa lãnh đạo và thuộc cấp gần như là quan hệ hợp tác, khôngphải quan hệ ra chỉ thị và nhận chỉ thị Trong giai đoạn tăng trưởng cao nhấtkhi tổ chức đã vận hành nhuần nhuyễn, có thể tự ra mọi quyết định quantrọng, người lãnh đạo phải rút hẳn ra khỏi khâu quản lý trực tiếp để đóng vaitrò kích thích sáng tạo, đổi mới trong tổ chức, cung cấp tầm nhìn chiến lượccho tương lai Vì trong đỉnh cao vinh quang đã ẩn chứa mầm mống của suy

Trang 37

tàn Đây cũng chính là lúc tổ chức dễ rơi vào trạng thái tự mãn, quan liêu,thiếu động lực tăng trưởng.

Văn hóa của lãnh đạo chính là tài năng, đạo đức và phong cách của ngườilãnh đạo.

Nếu ví ngân hàng thương mại như một con tàu thì ban lãnh đạo củangân hàng sẽ có vị trí của một thuyền trưởng Chúng ta có thể xem xét sựthành công và phát triển của một ngân hàng từ phương diện vai trò của ngườilãnh đạo:

- Định hướng tổ chức bằng tầm nhìn và điểm đến cụ thể.- Dẫn dắt ngân hàng qua mọi khó khăn thử thách.

- Trao cho cấp dưới chức năng, nhiệm vụ rõ ràng dưới hình thức nhữngcông việc có tính mục tiêu.

- Tạo môi trường tin cậy và hợp tác

- Đánh giá đúng mọi quá trình và quản lí sự thay đổi trong nội bộ theohướng tích cực.

Nói cách khác, ban lãnh đạo chính là linh hồn và là người có vai tròquyết định trong việc tạo nên văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại.Bởi vậy, người lãnh đạo cần có Tầm, có Tài, có Tâm; nghĩa là người lãnh đạophải có khả năng định hướng, biết tìm ra những cơ hội mới và phải biết thứctỉnh những giá trị tốt đẹp trong mỗi nhân viên.Công việc xây dựng, quản lí vàđiều hành một ngân hàng bao gồm tuyển dụng, tổ chức và truyền cảm hứngcủa doanh nhân vào một nhóm cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu doanh nghiệphiệu quả nhất.

Có thể ban lãnh đạo ngân hàng không liên tục có mặt, không tham giatrực tiếp vào các hoạt động công ty, nhưng khi cần thiết, đặc biệt là những lúckhó khăn, họ luôn là chỗ dựa vững chắc cả trong công việc lẫn tinh thần chotoàn ngân hàng Do đó, không thể phủ nhận tác động tỷ lệ thuận giữa văn hóa

Trang 38

của ban lãnh đạo với văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại Họkhông chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức, công nghệ, chiến lược hoạtđộng, nhóm khách hàng mục tiêu của ngân hàng, mà còn là người sáng tạo racác biểu tượng, ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại củangân hàng Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa của người lãnhđạo sẽ phản chiếu lên văn hóa ngân hàng Những gì nhà lãnh đạo quan tâm,cách thức mà người lãnh đạo đánh giá, khen thưởng hoặc khiển trách nhânviên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của toàn bộ nhân viên dưới quyền.

Ban lãnh đạo người tạo ra môi trường cho các cá nhân phát huy tínhsáng tạo và là người góp phần mang đến không gian tự do và bầu không khíấm cúng cho ngân hàng Qua đó, ban lãnh đạo còn đóng vai trò người ngườinghệ sĩ vẽ lên hình ảnh của ngân hàng thông qua vai trò đại diện cho ngânhàng.

Trên thực tế, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường thì thànhcông lớn nhất là bước chuyển biến về nhận thức Trong đó, một yếu tố quyếtđịnh là các doanh nhân có khả năng thay đổi về tư duy, từ đó tạo khả năngthay đổi hẳn văn hóa của doanh nghiệp và tạo ra một sức sống mới trong hoạtđộng của doanh nghiệp Các ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật kháchquan này Ngân hàng nào có chuyển biến nhanh, ngân hàng đó mới thích nghiđược trên thương trường.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng góp phần tích cực trong việc đónggóp kinh nghiệm, những giá trị văn hoá học hỏi được trong quá trình xử lýcác vấn đề chung Ban lãnh đạo ngân hàng sẽ sử dụng các kinh nghiệm này đểđạt hiệu quả quản trị cao, tạo nên môi trường văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạtđộng của ngân hàng.

Trang 39

1.2.2.4 Mô hình tổ chức của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổ chức có quy mô và mạng lưới rộngkhắp cả nước vì thế mô hình tổ chức của ngân hàng thương mại nên như thếnào để khoa học hợp lí là điều rất đáng quan tâm Đặc biệt là mô hình tổ chứcvà cơ chế quản lý điều hành của ngân hàng thương mại cũng là một biểu hiệncủa văn hóa kinh doanh, nó được thể hiện qua các nội dung cở bản như:

- Cơ chế ủy quyền phân cấp

Để đảm bảo được tính minh bạch trong trách nhiệm và quyền hạn củacác cấp ngân hàng, tăng tính sáng tạo năng động trong hoạt động kinh doanhcủa đội ngũ nhân viên ngân hàng, đồng thời hạn chế được tính tùy ý trong bộmáy tổ chức thì ngân hàng phải có nột cơ chế quản lý thống nhất và hạch toántoàn ngành h mô hình tập đoàn Phải phi tập trung hóa trong điều hành kinh doanhbằng cơ chế ủy quyền phân cấp một số lĩnh vực để tạo sự gắn kết trách nhiệm vàtự chủ trong hoạt động của các chi nhánh Đó là việc phân cấp phê duyệt các côngtrình xây dựng cơ bản, phân cấp mức chủ động hoạt động đối với các chi nhánhcấp 1 về mọi mặt như biên chế theo nhu cầu, huy động và cho vay tối đa mức trầnhay sàn là bao nhiêu … thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo phương pháp từxa, kiểm tra trước để hạn chế các vụ việc có thể xảy ra

Chính cơ chế ủy quyền phân cấp rõ ràng, hợp lý, khoa học sẽ tạo nênnét văn hóa mới trong công tác quản trị và điều hành của ngân hàng thươngmại, một mặt sẽ làm tăng quyền hạn trong hoạt động cho chính ngân hàng vàcác chi nhánh, kích thích mọi người tham gia vào các chủ trương biện phápđổi mới, mặt khác sẽ khơi dậy được tính năng động và sáng tạo của người laođộng, thiết lập được mối quan hệ trong toàn hệ thống.

- Trong công tác quản trị và đào tạo nguồn nhân lực

Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt, đòi hỏi người lao động trong lĩnhvực này phải có trình độ năng lực cao và đồng đều Đồng thời, khó có thể xây

Trang 40

dựng được văn hóa kinh doanh khi các ngân hàng chưa có được đội ngũ nhânlực đủ mạnh nên quản trị và đào tạo nguồn nhân lực là một công tác quantrọng để xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại hiện đại, hoạt động có hiệuquả và có văn hóa kinh doanh.

Việc làm đầu tiên là phải tinh giảm bộ máy cồng kềnh và đi sâu vàođào tạo chất lượng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng số nhân viên cótrình độ đại học, có chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo tin học và ngoại ngữ.Ngoài ra, phải bố trí nguồn nhân lực theo hướng “vì công việc”, tiêu chuẩnhóa trình độ theo yêu cầu công việc và chức vụ đảm nhận; thực hiện luânchuyển cán bộ tín dụng địa bàn, áp dụng quy định bỏ phiếu tín nhiệm trong đềbạt cán bộ, đánh giá năng lực hàng năm với cán bộ đương chức và thực hiệnbổ nhiệm các chức vụ theo nhiệm kỳ.

Đồng thời, ngân hàng là ngành dịch vụ nên việc tiếp xúc với kháchhàng là rất phổ biến Văn hóa kinh doanh đòi hỏi cách giao tiếp ứng xử giaotiếp với khách hàng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngân hàngthương mại phải lịch sự và văn minh hơn ai hết Muốn vậy thì tiêu chuẩn vềcách giao tiếp, nói chuyện chào hỏi khi giải quyết công việc với khách hàngphải được nâng lên thành nghệ thuật và phải được phổ biến, giáo dục và đàotạo cho toàn bộ nguồn nhân lực từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất

- Hệ thống đánh giá thành tích

Việc đánh giá thành tích không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận nhữngthành tích đã đạt được mà nó còn có ý nghĩa lớn hơn là thúc đẩy và khuyếnkhích các hoạt động hiệu quả và hữu ích tiếp theo, đây là hệ quả từ triết lý“khi mức sống vật chất càng phát triển, con người luôn hướng đến những giátrị tinh thần có ý nghĩa cao hơn ” Nên hệ thống đánh giá thành tích có vai tròrất lớn và cũng là một hình thức biểu hiện của văn hóa kinh doanh, đặc biệt

Ngày đăng: 03/12/2012, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.1 Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh (Trang 58)
2.1.3. Tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh của chi nhỏnh - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
2.1.3. Tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh của chi nhỏnh (Trang 58)
Bảng 2.2: Biến động cơ cấu nguồn vốn từng nhúm khỏch hàng  qua cỏc năm - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.2 Biến động cơ cấu nguồn vốn từng nhúm khỏch hàng qua cỏc năm (Trang 60)
Bảng 2. 3: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền qua cỏc năm. - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2. 3: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền qua cỏc năm (Trang 61)
Bảng 2.4: Bỏo cỏo hoạt động tớn dụng - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.4 Bỏo cỏo hoạt động tớn dụng (Trang 62)
Bảng 2. 5: Chất lượng tớn dụng theo nhúm nợ - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2. 5: Chất lượng tớn dụng theo nhúm nợ (Trang 63)
Bảng 2.6: Tỡnh hỡnh kết quả hoạt động thanh toỏn quốc tế và kinh doanh ngoại tệ qua cỏc năm - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.6 Tỡnh hỡnh kết quả hoạt động thanh toỏn quốc tế và kinh doanh ngoại tệ qua cỏc năm (Trang 64)
Bảng 2.7 : Tỡnh hỡnh kết quả nghiệp vụ Bảo lónh trong  những năm vừa qua - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.7 Tỡnh hỡnh kết quả nghiệp vụ Bảo lónh trong những năm vừa qua (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w