Báo cáo thực tập: Phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty Chứng khoán An Bình
LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiĐể thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế. Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời. Công ty chứng khoán được coi là một chủ thể tham gia vào thị trường, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập và ổn định thị trường. Với các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh, hoạt động bảo lãnh phát hành, hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán và các hoạt động phụ trợ khác. Với sự bùng nổ của thị trường cuối năm 2006 và đầu năm 2007, TTCK được coi là nơi có nhiều cơ hội kiếm tiền cho các nhà đầu tư và cho các công ty chứng khoán. Điều này dẫn đến một loạt công ty chứng khoán được ra đời làm cho sự cạnh tranh giữa các công ty ngày một gay gắt hơn và dẫn đến một xu thế tất yếu đã xảy ra ở thị trường chứng khoán của nhiều nước đó là những công ty chứng khoán hoạt động kém hiệu quả sẽ bị loại bỏ và nhường chỗ cho các công ty có tầm nhìn chiến lược và hoạt động một cách hiệu quả. Vì vậy, các công ty chứng khoán phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển được trên thị trường có sự 1 cạnh tranh lớn. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty chứng khoán An Bình”.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn- Hệ thống những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty chứng khóan An Bình, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán An Bình3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: là các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán An Bình bao gồm: hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh, hoạt động bảo lãnh phát hành, hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán An Bình. Thông qua những kết quả đạt được và hạn chế để đưa gia những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khóan An Bình trong thời gian tới.4. Phương pháp nghiên cứuĐể nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với phương pháp điều tra thống kê, tổng hợp số liệu và phân tích số liệu để đưa ra được những đánh giá chuẩn xác.5. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:Chương 1: Phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoánChương 2: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán An BìnhChương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán An Bình2 CHƯƠNG 1 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN1.1.1. Khái niệmKhi một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, không phải tự họ đi bán số chứng khoán mà họ định phát hành. Họ không thể làm tốt việc đó đó bởi họ không có bộ máy chuyên môn. Cần những nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoán cho họ. Đó là các công ty chứng khoán, với nghiệp chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, và bộ máy tổ chức thích hợp, thực hiện được vai trò trung gian môi giới mua – bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành.Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ có các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiếu lưu thông buôn bán tấp nập trên thị trường chứng khoán, qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng.Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. 1.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán1.1.2.1.Vai trò huy động vốnCác công ty chứng khoán với vai trò là trung gian tài chính với vai trò huy động vốn, làm chiếc cầu nối và đồng thời là kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn (vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn (cần huy động vốn). Các công ty chứng khoán thường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt dodọng bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán.3 1.1.2.2 Vai trò cung cấp một cơ chế giá cảCông ty chứng khoán thông qua các sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC, có chức năng cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khỏan đầu tư của mình. Công ty chứng khoán còn có một chức năng quan trọng là can thiệp trên thị trường, góp phần điều tiết giá chứng khoán. Theo quy định của các nước, công ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán và khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá chứng khoán cao.1.1.2.3. Vai trò cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặtCác công ty chứng khoán đảm nhận chức năng chuyển tiền mặt thành những chứng khoán có giá và ngược lại, giúp cho nhà đầu tư phải chịu ít thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư. Chẳng hạn, trong hầu hết các nghiệp vụ đầu tư ở sở giao dịch chứng khóan và thị trường OTC ngày nay, một nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình (ít nhất thì cũng không chịu thiệt hại do cơ chế giao dịch chứng khoán gây nên). Nói cách khác, có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, chẳng hạn như tin đồn về một vấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khỏan đầu tư nói chung không giảm đi do cơ chế mua bán.1.1.2.4. Thực hiện tư vấn đầu tưCác công ty chứng khoán với đầy đủ các dịch vụ không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng, mà còn tham gia vào nhiều thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và các cá nhân đầu tư.1.1.2.5. Tạo ra các sản phẩm mớiTrong mấy năm gần đây, chủng loại chứng khoán đã phát triển với tốc độ rất nhanh do một số nguyên nhân, trong đó có yêu tố dung lượng thị trường và biến động thị trường ngày càng lớn, nhận thức rõ rang hơn của khách hàng đối với thị trường tài chính và sự nỗ lực trong tiếp thị của các công ty chứng khoán.4 Ngoài cổ phiếu (thường và ưu đãi) và trái phiếu đã được biết đến, các công ty chứng khoán hiện nay còn bán trái phiếu chính phủ (trung ương và địa phương), chứng quyền, trái quyền, các hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn và các sản phẩm lai tạo đa dạng phù hớp với thay đổi trên thị trường và môi trường kinh tế.1.1.3. Mô hình công ty chứng khoán1.1.3.1. Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệTheo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tienè tệ. Mô hình này chia thành hai loại:- Loại đa năng một phần: Các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời. - Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ.Ưu điểm của mô hình này là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán. Mặt khác, ngân hàng sẽ tận dụng được thế mạnh chuyên môn và vốn để kinh doanh chứng khoán.Hạn chế của mô hình này là không phát triển được thị trường cổ phiếu vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ và thích hoạt động cho vay hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Đồng thời, các ngân hàng cũng rất dễ gây lũng loạn thị trường, và các biến động trên thị trường chứng khoán, nếu có, sẽ ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng do không tách biệt giữa hai loại hình kinh doanh này.1.1.3.2. Mô hình chuyên doanh chứng khoánTheo mô hình này, hoạt động chuyên doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán.5 Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển.1.1.4. Tổ chức của công ty chứng khoán1.1.4.1. Công ty hợp danhLà loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên. Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý được gọi là thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, tức là phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ mà công ty hợp danh bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngược lại, các thành viên không tham gia điều hành công ty được gọi là thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty giới hạn trong số vốn góp của họ.Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị giới hạn trong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp.1.1.4.2. Công ty trách nhiệm hữu hạnĐây là loại công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạn trong số vốn mà họ đã góp. Vì thế điều này gây tâm lý nhẹ nhàng hơn đối với người đầu tư.Mặt khác, về phương diện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty hợp danh. Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năng động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.Vì những lý do đó, rất nhiều công ty chứng khoán hiện nay hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.1.1.4.3. Công ty cổ phầnCông ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổ đông. Đại hội cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị. Hội đồng này sẽ định ra các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ quản lý khác để điều hành công ty theo sách lược kinh doanh đã đề ra. Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện món nợ của công ty, mà thể hiện quyền lợi của 6 người sở hữu nó đối với tài sản của công ty. Công ty vẫn tồn tại khi quyền sở hữu của công ty bị thay đổi.Các ưu điểm của công ty cổ phần:Đây là một loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông hoặc cổ đông nghỉ hưu hay qua đời.Rủi ro mà chủ sở hữu của công ty phải chịu được hạn chế ở mức nhất định. Nếu công ty thua lỗ và phá sản, cổ đông chỉ bị thiệt hại ở mức vốn đã đầu tư vào công ty.Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu.Ngoài ra, đối với công ty chứng khoán, nếu tổ chức theo loại hình công ty cổ phần và được niêm yết tại sở giao dịch thì coi như họ đã được quảng cáo miễn phí.Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơn hai hình thức trên.Do các ưu điểm trên, ngày nay các công ty chứng khóan chủ yếu tồn tại dưới hình thức các công ty cổ phần, thậm chí nhiều nước (như Hàn Quốc chẳng hạn) còn quy định công ty chứng khoán bắt buộc là công ty cổ phần.1.1.5. Đặc trưng của công ty chứng khoán1.1.5.1. Chuyên môn hóa và phân cấp quản lýCác công ty chứng khoán chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộ phận, từng phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ.Do chuyên môn hóa cao độ dẫn đến phân cấp quản lý và làm nảy sinh việc có quyền tự quyết.Một số bộ phận trong tổ chức công ty nhiều khi không phụ thuộc lẫn nhau (ví dụ bộ phận môi giới và bộ phận tự doanh, hay bộ phận bảo lãnh phát hành…).1.1.5.2. Nhân tố con ngườiNói chung, trong công ty chứng khoán, quan hệ với khách hàng có tầm quan trọng số một. Sản phẩm càng trừu tường thì nhân tố con người càng quan trọng.7 Khác với các công ty sản xuất, trong công ty chứng khóan, việc thăng tiến cất nhắc lên những địa vị cao hơn là không quan trọng. Các chức vụ quản lý hay giám đốc trong công ty còn có thể nhận được ít thù lao hơn so với một số nhân viên cấp dưới.1.1.5.3. Ảnh hưởng của thị trường tài chínhThị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng có ảnh hưởng lớn tới chuyên môn, sản phẩm, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán càng phát triển thì càng có khả năng tạo thêm các công cụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ, qua đó có thêm các cơ hội thu lợi nhuận. Với những mức độ phát triển khác nhau của thị trường, cơ cấu tổ chức của các công ty chứng khoán cũng khác nhau để đáp ứng những nhu cầu riêng. Công ty chứng khoán ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản có cơ cấu tổ chức rất phức tạp, trong khi cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán ở một số nước mới có thị trường chứng khoán như Đông Âu và Trung Quốc đơn giản hơn nhiều.1.1.5.4. Cơ cấu tổ chức công ty chứng khoánCơ cấu tổ chức công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ chứng khoán mà công ty thực hiện hiện chũng như quy mô hoạt động kinh doanh chứng khoán của nó. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà công ty chứng khoán được đảm nhận.Khối I (front office): thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ với khách hàng. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó. Trong khối này, ứng với một nghiệp vụ chứng khoán cụ thể, công ty có thể tổ chức một phòng để thực hiện. Vì vậy công ty thực hiện bao nhiêu nghiệp vụ sẽ có thể có từng ấy phòng và nếu công ty chứng khoán chỉ thực hiện một nghiệp vụ, có thể sẽ chỉ có một phòng thuộc khối 8 này. Tuy vậy, tùy quy mô từng nghiệp vụ và mức độ chú trọng vào các nghiệp vụ khác nhau mà công ty có lợi thế, công ty chứng khoán có thể kết hợp một số nghiệp vụ vào một phòng (ví dụ phòng nghiên cứu phân tích với phòng tư vấn hay bảo lãnh phát hành); hoặc có thể chia nhỏ các phòng thành nhiều tổ do khâu đoạn phức tạp (như phòng giao dịch có thể tách thành tổ marketing và tổ thực hiện lệnh).Khối II (back office): Thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I. Nói chung, bất kỳ một nghiệp vụ nào ở khối I đều cần sự trợ giúp của các phòng ban thuộc khối II.1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN1.2.1.Khái niệmTheo luật doanh nghiệp “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”Vậy hoạt động kinh doanh là hoạt động nhằm thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư nhằm mục đích sinh lợi.1.2.2. Các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán1.2.2.1. Hoạt động môi giới chứng khoán* Khái niệmMôi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để nhận hoa hồng.Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.Thông qua hoạt động môi giới, công ty chứng khoán sẽ chuyển đến khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư 9 bán chứng khoán với nhà đầu tư mua chứng khoán. Và trong những trường hợp nhất định, hoạt động môi giới sẽ trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng và đưa ra những lời đồng viên kịp thời cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo.* Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán- Cung cấp dịch vụ với hai tư cách:+ Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư: cung cấp cho khách hang các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư.+ Nối liền những người bán và những người mua: đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính.- Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hang khi cần thiết: trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời.- Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức (điển hình là sợ hãi và tham lam), để giúp khách hang có những quyết định tỉnh táo.- Đề xuất thời điểm bán hàng.* Những nét đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán- Lao động cật lực, thù lao xứng đáng- Những phẩm chất cần có: kiên nhẫn, giỏi phân tích tâm lý và ứng xử- Nỗ lực cá nhân là quyết định, đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của công ty trong việc cung cấp thông tin và kết quả phân tích cũng như việc thực hiện các lệnh của khách hàng.* Quy trình thực hiện- Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng: Khách hàng muốn giao dịch mua bán các loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán niêm yết phải đến các công ty chứng khoán mở tài khoản. Các công ty chứng khoán làm mọi thủ tục cần thiết để mở tài khoản cho khách hàng.10 [...]... nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 1.4.2.2 Chính sách và năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên 30 Năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty chứng khoán ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Công ty chứng khoán là công ty trung gian tài chính với nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, nhưng trong các hoạt động kinh doanh của công ty thì trình độ... hiệu quả của từng hoạt động dẫn đến các hoạt động kinh doanh của công ty ngày một phát triển CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AN BÌNH 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AN BÌNH (ABS) 2.1.1 Giới thiệu chung Ngày 29 tháng 9 năm 2006, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cho Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình - ABS với vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng... hoạt động kinh doanh của công ty Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Doanh thu là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp tục tục kinh doanh và còn nguồn để thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước Vì vậy thông qua doanh thu phản ánh được về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tốt... cùng với lãi cho công ty chứng khoán Trường hợp khách hàng không trả được nợ, thì công ty có quyền sở hữu số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ 1.3 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.3.1 Khái niệm Phát triển hoạt động kinh doanh là việc làm tăng thêm về doanh thu, lợi nhuận và cải thiện về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Hay nói cách khác phát triển hoạt động của CTCK là... từ hoạt động tư vấn của công ty đem lại * Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động tự doanh Để đánh giá sự phát triển hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán thì chỉ tiêu quan trọng nhất là doanh thu cũng như lợi nhuận từ hoạt động tự doanh mang lại cho công ty Bên cạnh đó thì công ty chứng khoán cũng cần 24 quan tâm đến việc góp phần điều tiết và ổn định thị trường * Chỉ tiêu đánh giá sự phát. .. tưởng tốt hơn vào việc hợp tác với công ty để cho kết quả tốt nhất 1.4.2.4 Mô hình tổ chức của công ty chứng khoán Mô hình tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của công ty Một công ty 31 chứng khoán có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, nếu có một mô hình tổ chức hoạt động tốt giúp cho các hoạt động có tính chuyên môn hóa cao, tạo... chắc vào tương lai phát triển của mình: Với sứ mệnh: Kết Nối Thành Công 2.1.2 Tên gọi và địa điểm công ty Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán An Bình Tên giao dịch: Công ty Chứng khoán An Bình Tên tiếng Anh: An Binh Securities Company Tên viết tắt: ABS Trụ sở chính: 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 2.1.3 Mô hình công ty Công ty chứng khoán An Bình được thành lập theo mô hình công ty cổ phần 100% vốn... được lợi nhuận hay không Lợi nhuận sau thuế phản ánh được tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và sự phát triển của hoạt động kinh doanh của công ty 1.3.2.2 Những chỉ tiêu đánh giá từng hoạt động kinh doanh * Chỉ tiêu đánh giá hoạt động môi giới Đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới của công ty chứng khoán được thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, tùy thuộc vào từng đối tượng và... Nếu doanh thu của công ty ngày càng tăng thì phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty càng phát triển và ngược lại * Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh Nó là khoản chênh lệch bằng tiền giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được khoản thu đó Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh. .. kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển và tạo môi trường tốt cho các công ty chứng khoán hoạt động Khi nền kinh tế phát triển không ổn định, tốc độ lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và ảnh hưởng đến sự phát triển của các công ty chứng khoán nói riêng Nền kinh tế Việt Nam phát triển sẽ là động lực khuyến khích các Doanh nghiệp trong nước mở rộng . trạng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán An BìnhChương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán An Bình2 CHƯƠNG. Bình2 CHƯƠNG 1 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN1.1.1. Khái niệmKhi một doanh nghiệp muốn huy động vốn