GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế ngày một nâng cao
Trang 1Chương 1GIỚI THIỆU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển, nền kinhtế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế ngày một nâng cao.Để đạt được những thành tựu đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngânhàng Ngành ngân hàng với vai trò là “người đi vay” và “người cho vay” đã cónhững chính sách đổi mới tích cực phù hợp với tình hình thực tiễn, huy động tốiđa các nguồn tiền nhàn rỗi đưa vào lưu thông để phát triển sản xuất Việc tạo lậpnguồn vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinhdoanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh của mọi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nềnkinh tế nói chung Bên cạnh đó, với vai trò là nhà cung cấp vốn tín dụng, điều màcác ngân hàng quan tâm nhất là khả năng bảo tồn vốn để tái đầu tư.
Cũng như các ngân hàng thương mại (NHTM) khác, Ngân hàng Côngthương Việt Nam (NHCTVN) kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năngchủ yếu là huy động vốn để cho vay Kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứađựng nhiều rủi ro nhạy cảm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động củanền kinh tế Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷtrọng lớn trong tài sản có sinh lời của ngân hàng Đồng thời, rủi ro tín dụng cũnglà rủi ro gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng Do đó,việc cho vay mang lại hiệu quả thiết thực cho cả khách hàng và ngân hàng là mộttrong những mục tiêu hoạt động hàng đầu của hệ thống NHCTVN nói chung vàchi nhánh Ngân hàng Công thương Bạc Liêu (NHCTBL) nói riêng
Chính vì vậy, sau thời gian học tập ở trường và nghiên cứu thực tế tại chi
nhánh NHCTBL em đã chọn đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình là: “Rủi rotín dụng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngânhàng Công Thương Bạc Liêu” để tìm hiểu về các nguyên nhân phát sinh và các
biện pháp khắc phục những rủi ro trong hoạt động tín dụng - một hoạt động trọngyếu của ngân hàng
Trang 21.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung
Hiện nay, hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh vẫn cònnhiều hạn chế về mức độ an toàn và khả năng mở rộng tăng trưởng tín dụng.Trong khi đó, yêu cầu về vốn, về chất lượng dịch vụ tín dụng ngày càng cao, áplực cạnh tranh và hội nhập ngày càng lớn
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu này là đánh giá thực trạng rủi ro tíndụng và một số đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánhNHCTBL, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của tỉnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh
NHCTBL để tìm ra và phát huy những mặt mạnh, phát hiện và khắc phục nhữngtồn tại yếu kém trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, từ đó xác định được
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCTBL.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại tỉnh Bạc Liêu, cụ thể địa điểm nghiên cứu của đềtài là NHCTBL.
Thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập chủ yếu từPhòng Khách hàng của NHCTBL Bên cạnh đó kết hợp thu thập thông tin trựctiếp từ cán bộ tín dụng (CBTD) và khách hàng (KH) vay vốn thông qua việc traođổi, phỏng vấn.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian thực tập tốt nghiệp theo kế hoạchcủa Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, cụ thể là từ ngày 11/02/2008 đến ngày25/04/2008.
Đề tài sử dụng số liệu về kết quả hoạt động tín dụng qua 3 năm 2005,2006 và 2007
Trang 31.3.3 Phạm vi về nội dung
Luận văn được kết cấu thành 6 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu Nội dung của chương là phần giới thiệu mở đầu củađề tài, bao gồm các nội dung cụ thể sau:
- Đặt vấn đề nghiên cứu;- Mục tiêu nghiên cứu;- Phạm vi nghiên cứu;- Lược khảo tài liệu.
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Nội dung củachương nghiên cứu về cơ sở lý luận và phương pháp tiến hành đề tài, bao gồm 2phần: phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại chi nhánhNHCTBL Bao gồm những nội dung chính sau:
- Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn;- Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh.Chương 5: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCTBL Bao gồm 5 giải pháp sau:
- Giải pháp về huy động vốn;
- Giải pháp về huy động vốn, bao gồm các giải pháp cho doanh số cho
vay, doanh số thu nợ và dư nợ;
- Giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị Là chương kết thúc đề tài, nội dung lànhững kết luận của bài, bên cạnh đó là các kiến nghị đến NHCTVN, chính quyềnđịa phương và chi nhánh NHCTBL.
Trang 41.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, em đã có tham khảo qua một sốtài liệu nghiên cứu, phân tích về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng Qua quátrình lược khảo các đề tài đó, em nhận thấy vấn đề tín dụng, rủi ro tín dụng đãđược rất nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích rất sâu, kỹ lưỡng và đầy đủ Trên cơsở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó vận dụng vào thựctiễn hoạt động tín dụng của NHCTBL để thực hiện đề tài Sau đây là một số tàiliệu mà em có điều kiện tham khảo trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài:
Tiểu luận tốt nghiệp Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Bạc Liêu của Lê Huỳnh Như (2006),
Trung Tâm Giáo dục thường xuyên Bạc Liêu Các nội dung tham khảo:
+Đề tài nghiên cứu về rủi ro tín dụng, đi sâu đánh giá về tình hình nợ quáhạn, tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro, tìm ra những giải pháp,những biện pháp tốt nhất, việc thu hồi nợ được nhanh chóng để giảm thiểu rủi rotín dụng trong Ngân hàng.
+Phương pháp tác giả đã sử dụng trong nghiên cứu đề tài này là phươngpháp so sánh và xem xét các tỷ số.
+Trong đề tài này tác giả giải quyết được những vấn đề như: Phân tán rủiro, cho vay an toàn, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh, mục tiêu điều hành chínhsách tiền tệ năm 2007, đề ra chính sách tín dụng linh hoạt, các kiểm định giảthuyết về mức độ rủi ro tín dụng
+ Qua đề tài trên tôi đã hoàn thiện hơn những nhận thức về rủi ro tíndụng Từ đó tôi đã tiếp tục nghiên cứu mở rộng cho đề tài của mình, cụ thể bêncạnh nghiên cứu về chất tôi lượng hóa rủi ro tín dụng qua phương pháp thay thếliên hoàn Nâng cao phần giải pháp thành giải pháp cho hiệu quả của hoạt độngtín dụng, đưa ra các giải pháp mới như phân tích khách hàng, phân tích tín dụng,tăng thu từ dịch vụ …
Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thốngNHCTVN (04/2004) Nội dung tham khảo là các quy định về:
Cho vay tiêu dùng;
Cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển đối với cánhân, hộ gia đình;
Trang 5 Giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng tronghệ thống NHCT;
Thực hiện bảo đảm tiền vay;
Cho vay đối với các tổ chức kinh tế.
Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu (2004) Nội dung
tham khảo:
+ Chương 3: Chính sách tín dụng chung
+ Chương 4: Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng+ Chương 6: Quy trình cho vay và quản lý tín dụng
+ Chương 10: Quản lý nợ có vấn đề
Trang 6Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
2.1.1.1Khái quát về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với nền sảnxuất hàng hóa, nó kinh doanh một loại hàng hóa rất đặc biệt đó là “tiền tệ” Thựctế các NHTM kinh doanh “quyền sử dụng vốn tiền tệ” Nghĩa là NHTM nhậntiền gửi của công chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội và sử dụng số tiền đó để chovay, làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn trảlại vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thỏa thuận.
Theo pháp lệnh “Các tổ chức tín dụng” (1990) của Việt Nam thì NHTMđược định nghĩa như sau:
“Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt độngchủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàntrả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làmphương tiện thanh toán”.
Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thìviệc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt độngkinh doanh của các NHTM Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức đượcmọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư pháttriển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toànbộ nền kinh tế quốc doanh nói chung.
2.1.1.2Các nghiệp vụ chính của Ngân hàng thương mại
a Nghiệp vụ huy động vốn
Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thìviệc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt độngkinh doanh của các NHTM Nghiệp vụ huy động vốn được thực hiện thông quahành vi mở tài khoản để thực hiện thanh toán cho KH hoặc huy động các loại tiềngửi định kỳ có lãi Đồng thời đây cũng là hoạt động chủ yếu, thường xuyên vàkhởi đầu cho các hoạt động của NHTM và thực hiện chức năng trung gian tài
Trang 7chính Với việc đáp ứng nhu cầu gửi tiền của KH, NHTM đã đa dạng hóa cácloại hình hoạt động, tập trung lại gồm các hình thức sau:
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân gửivào khi có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng Khoản tiền gửi này không nhằmmục đích sinh lời mà nhằm đảm bảo an toàn và thực hiện các khoản chi trả tronghoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Do vậy, tiền gửi thanh toán là tiềngửi không kỳ hạn, KH có thể rút tiền hoặc ra lệnh chi bất cứ lúc nào mà khôngcần phải báo trước cho ngân hàng Mặt khác, loại tiền gửi này lãi suất thườngthấp vì ngân hàng không chủ động trong công tác cho vay.
Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà khi KH gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn rútvốn giữa ngân hàng và KH Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thuhút tiền gửi các ngân hàng thường cho phép KH được rút tiền ra trước thời hạnnhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất thấphơn.
Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, ngân hàng có thể sửdụng loại tiền này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh Vì vậy cần thuhút nhiều KH gửi tiền, nhằm ổn định nguồn vốn kinh doanh.
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền mà KH gửi vào ngân hàng nhằm mục đíchtích lũy, hưởng lãi và thực hiện kế hoạch chi tiêu nào đó trong tương lai Đây làhình thức huy động truyền thống của ngân hàng Tiền gửi tiết kiệm bao gồm cácloại sau: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Ngoài cáchình thức tiết kiệm trên, ngân hàng còn có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳphiếu ngân hàng để huy động vốn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn.
b Các nghiệp vụ tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớntrong toàn bộ tài sản của ngân hàng Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn kinhdoanh trong xã hội ngày càng nhiều thì vai trò của tín dụng ngày càng quantrọng NHTM đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ tíndụng sau:
Trang 8Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng.Trong nền kinh tế thị trường, NHTM có thể cho KH vay ngắn hạn nhằm bổ sungvốn lưu động tạm thời thiếu hụt của KH, hoặc cho vay để tiêu dùng.
Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn
Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn có thời hạn hoàn vốn dài (trung hạntrên 1 năm đến 5 năm, dài hạn có thời gian trên 5 năm) NHTM cho vay vốntrung và dài hạn thông qua hai hình thức cơ bản: cho vay đầu tư dự án và chothuê tài chính.
Ngoài hai hình thức tín dụng trung và dài hạn trên, NHTM còn thực hiệncác nghiệp vụ khác như: cho vay tham dự, cho vay góp vốn, cho vay bằng vốnnhận ủy thác, bảo lãnh vay trung và dài hạn nước ngoài.
c Nghiệp vụ khác
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất ngày càng phát triển, vi mô sản xuấtvà phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng Để đáp ứng nhucầu này, các NHTM không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng nghiệp vụnhư: nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ủythác thông qua những hình thức này giúp cho ngân hàng mở rộng được cácquan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín ngânhàng trên thị trường quốc tế Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cácNHTM trong nền kinh tế thị trường, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinhtế xã hội thông qua các hoạt động của mình
Thứ nhất, có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn).
Thứ hai, là sự chuyển giao một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa haytiền tệ.
Thứ ba, có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu.
Trang 9Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì không còn là phạm trù tín dụng.
b Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn KH không trả được chongân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng, thì ngân hàng sẽ chuyển từ tàikhoản dư nợ qua quản lý tại một tài khoản khác gọi là nợ quá hạn Nếu tại mộtthời điểm nhất định nào đó, ở ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm trong tổng dưnợ càng lớn thì nó phản ánh nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng càng kém và ngượclại Nợ quá hạn được phân chia như sau:
Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay người đi vayphải thế chấp tài sản cho ngân hàng, theo pháp luật, ngân hàng có quyền phát mãitài sản để thu nợ Do vậy, nợ quá hạn này tuy chưa thu được nhưng NHTM vẫncó khả năng thu hồi.
Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay, ngânhàng không yêu cầu người vay phải thế chấp tài sản Loại nợ này, nếu người vayvốn vẫn tồn tại, vẫn hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính có khả năng phụchồi thì cũng có khả năng thu hồi nợ.
Nợ quá hạn là nợ khó đòi (hay còn gọi là nợ xấu): Loại nợ này xảy ra vàtồn đọng ở những người vay vốn có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vàtình hình tài chính yếu kém, biểu hiện là sản xuất kinh doanh bị lỗ, mất khả năngthanh toán hoàn toàn Thời hạn nợ tồn đọng khá lâu, có thể kéo dài trên một năm,2 – 3 năm hoặc lâu hơn nữa và rất khó giải quyết.
Trang 102.1.2.2Bản chất của tín dụng
Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hửu tín dụng. Có thời hạn tín dụng được xác định do thỏa thuận giữa người đi vay vàngười cho vay.
Người sở hửu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hìnhthức lợi tức.
2.1.2.3Vai trò của tín dụng
Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất vốn liên tục, đồngthời góp phần đầu tư phát triển kinh tế Việc phân bố vốn tín dụng đã góp phầnđiều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất liêntục Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích thíchtiết kiệm, đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: hoạt của ngânhàng là tập trung vốn điều lệ chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay lại hộ sản xuấtvà các đơn vị kinh tế Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải đềucho mọi chủ thể có nhu cầu mà việc đầu tư chỉ thực hiện với những chủ thể cóđiều kiện vay vốn.
Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển vàngành kinh tế mủi nhọn.
Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinhtế của các doanh nghiệp nhà nước.
Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
2.1.2.4Chức năng của tín dụng
Chức năng phân phối lại tài nguyên
Được thể hiện bằng hai cách:
Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thờichưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng.
Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổchức trung gian như ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính …
Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất
Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanhđược thực hiện bình thường, liên tục và phát triển.
Trang 11 Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất. Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩylưu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ.
2.1.2.5Các hình thức tín dụng
Cho vay từng lần
Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, KH và tổ chức tín dụng phảithực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Theo phương thức này thì ngân hàng và KH sẽ xác định và thỏa thuận mộthạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinhdoanh.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng ngân hàng sẽcam kết dành cho KH một hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếuvốn để từ chối cho vay KH phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức tíndụng dự phòng.
Cho vay theo hạn mức thấu chi
Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bảng chấp thuậncho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của KH phù hợp với cácquy định của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanhtoán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Cho vay trả góp
Khi vay vốn thì ngân hàng và KH xác định và thỏa thuận số lãi vốn vayphải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạncho vay.
Cho vay hợp vốn
Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặcphương án vay vốn của KH, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dànxếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
Cho vay theo dự án
Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm địnhdự án trước khi cho vay.
Trang 12 Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Tổ chức tín dụng chấp thuận cho KH sử dụng số vốn vay trong phạm vihạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tạimáy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của tổ chức tín dụng.
2.1.2.6Nguyên tắc trong hoạt động tín dụng
Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn và các ngânhàng đều quán triệt 2 nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuậntrên hợp đồng tín dụng
Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các NHTM tồn tại và hoạt độngmột cách bình thường Bởi vì, nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu lànguồn vốn huy động Đó là một bộ phận tài sản của các chủ sở hữu mà ngânhàng tạm thời quản lý và sử dụng Ngân hàng cũng có nghĩa vụ đáp ứng các nhucầu rút tiền của KH khi họ có yêu cầu.
Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng
Nguyên tắc 2: Phải được hoàn trả cả gốc và lãi
Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu vềphát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển Đối với các đơn vị kinhtế, tín dụng cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh để thúc đẩy các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanhcủa mình.
Tín dụng đúng mục đích và có hiệu quả không những là nguyên tắc màcòn là phương châm hoạt động của tín dụng Hiệu quả đó trước hết là đẩy nhanhnhịp độ của nền kinh tế hàng hoá, tạo ra nhiều khối lượng sản phẩm, dịch vụđồng thời tạo ra nhiều tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng.
2.1.3 Khái quát về rủi ro tín dụng
2.1.3.1Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một nhóm KH không thực hiện được các nghĩavụ tài chính đối với ngân hàng hay nói cách khác rủi ro tín dụng xảy ra khi xuấthiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách
Trang 13quan mà KH không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khiđến hạn, từ đó tác động đến hoạt động và có thể làm ngân hàng bị phá sản.
Trong quá trình kinh doanh, bên cạnh các rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi rothanh khoản, rủi ro vốn chủ sở hữu thì rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt làrủi ro trong hoạt động tín dụng Điều này có nghĩa là một khi còn hoạt động ngânhàng thì còn rủi ro trong hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng không chỉ xảy ra vớicác khoản tín dụng bình thường mà còn xảy ra với các khoản ngoại bảng khácnhư bảo lãnh L/C, bao thanh toán… Hầu hết các ngân hàng có kinh nghiệm đềuthiết lập một khoản tiền gọi là quỹ dự phòng rủi ro, để bù đắp khi có vấn đề rủi roxảy ra.
2.1.3.2Những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
a Nguyên nhân khách quan
Từ tình hình kinh tế trong nước
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm vớinhững biến động của nền kinh tế xã hội.
Trong giai đoạn kinh tế suy thoái thường xuất hiện những doanh nghiệpthua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không trả được Điềunày làm cho nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên nhanh chóng.
Trong giai đoạn nền kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũngcó thể dẫn đến rủi ro tín dụng Bởi vì trong giai đoạn này người gửi tiền có tâm lýlo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi trong ngân hàng, cho nên họmuốn rút tiền ra khỏi ngân hàng Trong khi đó những người đi vay thì lại muốngia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay Điều này có ảnh hưởngtrực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản đầu tưcủa ngân hàng không hiệu quả Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay củangân hàng bị phá sản.
Từ tình hình thế giới
Trong thời đại ngày nay mỗi quốc gia là một tế bào của nền kinh tế chungthế giới hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xuhướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới nhiều tập đoàn công ty có xu hướngmở rộng ra nước ngoài Sự hình thành các khu vực kinh tế và các khu vực mậu
Trang 14dịch tự do cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của các nước trong khuvực cũng như trên thế giới đối với mỗi nước thành viên.
Chính vì vậy khi có những biến cố về tình hình kinh tế, chính trị, quân sựxảy ra ở bất kỳ một nước nào thì cũng có tác động mạnh đến các nước khác trêntoàn thế giới, và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đếnhoạt động của ngân hàng.
Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tín củangân hàng như: biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệmạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao.
Từ những tác động khác:
Doanh nghiệp vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh củamình như: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố, … do vậy việc sử dụng vốnvay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, mất hoàn toàn về vốn của cảdoanh nghiệp và của cả vốn vay NHTM.
Điều kiện thiên nhiên như: thảm họa thiên nhiên (bảo, lũ, hạn hán …),dịch bệnh gây hại cho cây trồng và vật nuôi.
Những tai nạn bất ngờ như: người vay bị tai nạn lao động, chết, mất tích,nhà xưởng bị hỏa hoạn …
b Nguyên nhân chủ quan
Do KH vay vốn
Quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúngmục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trảtăng trong đó có nợ vay ngân hàng.
Bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặcthiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngânhàng mặc dù khả năng tài chính của doang nghiệp có.
Không thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh.Chạy theo doanh thu, mở rộng kinh doanh quá mức kiểm soát…
Do bản thân ngân hàng
Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng Kiểm tra nội bộcó điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời
Trang 15ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việckiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Nhưngtrong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu nhưchỉ tồn tại trên hình thức Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống“thắng” của cỗ xe tín dụng Cổ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống nàycàng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủiro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.
Chạy theo lợi nhuận, chấp nhận các khoản cho vay không lành mạnh. Vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tàisản thế chấp và cầm cố, cho vay khống…
Khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tìnhhình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốnvào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng.
Nguyên nhân từ phía đạo đức và trình độ chuyên môn của người CBTD.Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTMđều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với KH làm giả hồ sơ vay,hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngânhàng Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyếtvấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡngthêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thậtvô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng
Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay Các ngân hàng thường cóthói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơilỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Khi ngân hàng chovay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽđựơc hoàn trả Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất củaCBTD nói riêng và của ngân hàng nói chung Việc theo dõi hoạt động của KHvay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa KH vàngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinhdoanh Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này.Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho KH của cán bộ ngânhàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh
Trang 16nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin màNHTM yêu cầu
2.1.3.3Một số dấu hiệu đặc trưng nhận biết rủi ro tín dụng
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấugia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanhnghiệp, những KH thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗvà quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Như chúng ta đã biết việc kinh doanh cho vay tiền chứa đựng rất nhiều rủiro vì có những khoản tiền mà chúng ta khó có thể đòi được Vậy để cho cáckhoản vay không phải trở nên tồi tệ thì chúng ta phải cảnh giác cao độ với nhữngdấu hiệu cảnh báo thường xuyên xuất hiện và xử lý ngay những dấu hiệu này đểngăn chặn sự tiếp tục xuống cấp của chất lượng tín dụng Một số dấu hiệu cảnhbáo rủi ro tín dụng như sau:
Trì hoản không bình thường, không giải thích được trong việc nộp cácbáo cáo tài chính, không liên lạc với nhân viên ngân hàng.
Trì trệ trong việc trả nợ theo định kỳ, không đúng ngày, không đúng sốtiền phải trả.
Sự gia tăng bất thường về số hàng tồn kho và sự gia tăng của các khoảnnợ thương mại.
Những thay đổi bất ngờ không được dự kiến, giải thích về số dư tiềngửi ngân hàng, vốn tự có của đơn vị giảm dần một cách đáng nghi ngờ.
Bán hàng một cách vội vã bất cứ giá nào thậm chí dưới giá vốn.
Tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, sản phảm bị giảm dần cả vềsố lượng lẫn chất lượng, số công nhân viên, đội ngũ cán bộ kĩ thuật xin nghĩ dầnhoặc chuyển đi các đơn vị khác.
2.1.3.4Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
Đối với bản thân ngân hàng
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng như thiếu tiền chi trả cho KH, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngânhàng là nguồn vốn huy động Khi ngân hàng không thu được gốc và lãi trong chovay thì khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, lâm vào tình
Trang 17trạng thiếu hụt vốn, làm mất cân đối trong thanh toán, dẫn đến ngân hàng bị thualỗ và có nguy cơ phá sản.
Ngoài ra ngân hàng còn phải gánh chịu những thiệt hại về uy tín, làm mấtlòng tin của công chúng là những tổn thất còn lớn hơn rất nhiều so với những tổnthất về mặt tài chính
Đối với nền kinh tế xã hội
Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinhtế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư.Vì vậy rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, khi đó nó cókhả năng phát sinh lây lan các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lýsợ hãi Khi đó dân chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn.Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các ngân hàng Khi đó rủi ro tíndụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
2.1.4 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng củaNgân hàng thương mại
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng cho KH vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trongmột thời gian nhất định.
Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các món nợ mà ngân
hàng thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những nămtrước đó.
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó của ngân
hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng cầnphải thu về Để đánh giá các chỉ tiêu trên ta thường so sánh các mức độ tănggiảm của từng chỉ tiêu nêu trên qua các năm, với tỷ lệ tăng giảm là bao nhiêu đểđánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng.
Dư nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh tổng số nợ quá hạn tại thời điểm
xác định nào đó của ngân hàng và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng cầnphải có biện pháp xử lý để thu về.
Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần) Thể hiện khả năng sử
dụng vốn huy động vào nghiệp vụ cho vay, chỉ số này xác định hiệu quả đầu tưcủa một đồng vốn huy động.
Trang 18 Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín
dụng của một đồng tài sản, ngoài ra chỉ số này còn giúp xác định quy mô hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng.
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) Chỉ số này đo lường chất lượng
nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, hay nói cách khác nó thể hiện mức độ rủi rocủa hoạt động tín dụng Những ngân hàng có chỉ số này thấp nghĩa là chất lượngtín dụng của ngân hàng này cao.
Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ (%) Chỉ số này dùng để
xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn.
Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng) Chỉ tiêu này còn được
gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tíndụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.
Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay) (%) Chỉ tiêu này
đánh giá công tác thu nợ của Ngân hàng Chỉ số này càng cao phản ảnh hoạtđộng thu nợ của Ngân hàng càng có hiệu quả, đồng thời thể hiện ý thức trả nợcủa người dân cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.
Lãi treo: là tổng số lãi chưa thu được do nợ quá hạn.
Tỷ lệ lãi treo trên tổng doanh thu từ hoạt dộng tín dụng (%): phản
ánh tỷ lệ doanh thu từ lãi chưa hoặc không thu được từ hoạt động cho vay.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Chi nhánh NHCTBL nằm trong khu vực nội ô của thị xã Bạc Liêu, cóphạm vi cho vay trong toàn tỉnh Ngân hàng có chức năng hoạt động khá phongphú trên nhiều lĩnh vực khác nhau Đối tượng tín dụng của Ngân hàng cũngtương đối đa dạng với nhiều hình thức cho vay dàn trãi trên các lĩnh vực sản xuấtkhác nhau Tuy nhiên, do thời gian thực tập không nhiều nên việc tiếp cận đốitượng tín dụng vẫn còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình hoạtđộng tín dụng và rủi ro tín dụng theo địa bàn, thành phần kinh tế, thời hạn tíndụng và ngành nghề kinh doanh tại NHCTBL
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu
Thu thập số liệu thông qua hồ sơ lưu trữ của phòng kinh doanh và phòngkế toán, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp với KH về quy trình cho vay của ngân
Trang 19hàng… Đồng thời tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị trong các phòng bantại Ngân hàng và kết hợp đi thực tế tại các địa bàn để tìm hiểu về phương phápthẩm định khi cho vay và thu hồi nợ quá hạn.
Thu thập số liệu thông qua các báo cáo Ngân hàng như: bảng cân đối kếtoán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn của NHCTBL quacác năm 2004 – 2005 – 2006.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1Phương pháp so sánh
a Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, giá trị của một chỉ tiêu tín dụngnào đó trong thời hạn và địa điểm cụ thể Nó có thể tính bằng số lượng đơn vịtiền tệ… Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác.
So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu tín dụng giữa kỳ kế hoach và thực tế,giữa những khoản thời gian và không gian khác nhau, để thấy được độ hoànthành kế hoạch, quy mô phát triển của các chỉ tiêu tín dụng nào đó.
b Phương pháp so sánh số tương đối
Là phương pháp phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêutrong tổng thể, hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa cácthời kì khác nhau.
2.2.3.2Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biếnđộng của các chỉ tiêu tín dụng Gồm 4 bước sau đây:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ
phân tích so với kỳ gốc.
Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc
Đối tượng phân tích được xác định là: Q = Q1 – Q0
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và
sắp xếp các yếu tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.Giả sử có 2 nhân tố a, b có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q Nhân tố aphản ánh về lượng và nhân tố b phản ánh về chất.
Kỳ phân tích: Q1 = a1b1
Trang 20Kỳ gốc: Q0 = a0b0
Bước3: Lần lượt thay thế các nhân tố ở kỳ phân tích vào kỳ gốc theo
trình tự sắp xếp ở bước 2.Thế lần 1: a1b0Thế lần 2: a1b1
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng
phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước.Tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là Q.
Xác định mức ảnh hưởng
+ Mức ảnh hưởng của nhân tố a:a = a1b0– a0b0+ Mức ảnh hưởng của nhân tố b
b = a1b1– a1b0 Tổng cộng các nhân tố:
a + b = a1b1 – a0b0
Trang 21Chương 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Ngân hàng Công thương Việt Nam bắt đầu hoạt động vào 07/1988 theonghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 và quyết định số 402/CT ngày04/10/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) Làdoanh nghiệp Nhà nước với vốn điều lệ là 1100 tỷ đồng do ngân sách cấp 100%,vốn pháp định của ICB là 200 tỷ đồng
Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Tên giao dịch: ICB (INDUSCRIAL CONARIAL BANK OF VIỆT NAM)
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong bốn NHTM quốc doanhlớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, có chức năng kinh doanh tiền tệ,tín dụng và các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động Ngân hàng ICB có mạng lướikinh doanh rộng khắp, sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng đa dạng và chất lượngcao, hệ thống công nghệ Ngân hàng tiên tiến vào bậc nhất, có uy tín đối với Ngânhàng trong nước và quốc tế, có quan hệ truyền thống với nhiều công ty lớn, cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ Hoạt động của ICB chủ yếu trong các lĩnh vực côngnghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải, bưu điện và các hoạt động thanhtoán quốc tế nhằm góp phần vào sản xuất lưu thông và ổn định tiền tệ.
Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 2 Sở Giao dịch, 130 chinhánh và trên 700 điểm giao dịch.
Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳđổi mới, hoạt động kinh doanh của NHCTVN đã có những bước phát triển khảquan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn,lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro.
Qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, NHCTVN đã vượt qua nhiều khókhăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tíchcực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; khôngngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong những NHTMhàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triên và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiềuthành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh - dịch vụ ngân hàng; phát
Trang 22triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngânhàng tiên tiến, có uy tín với KH trong nước và quốc tế
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đếnnăm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính - ngân hàngvà đề án cơ cấu lại NHCTVN giai đoạn 2001 và 2010 Mục tiêu phát triển củaNHCTVN đến năm 2010 là:
“Xây dựng NHCTVN thành một NHTM chủ lực và hiện đại của Nhànước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật côngnghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”
3.2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNGBẠC LIÊU
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Công thương Bạc Liêu tiền thân là NHCT thị xã Bạc Liêu,được thành lập ngày 01/10/1998 trực thuộc NHCT tỉnh Minh Hải trước đây Saukhi tách tỉnh, NHCT chi nhánh tỉnh Bạc Liêu chính thức được thành lập và đi vàohoạt động từ ngày 01/01/1997 theo Quyết định số 16/NHCT ngày 17/12/1996của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu có trụ sở đặt tại số 01 – Hai Bà Trưng,Phường 3, Thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu và hai đơn vị trực thuộc ở các huyện,thị thuộc tỉnh Bạc Liêu.
1 Phòng Giao dịch Trung tâm – Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu Địa chỉ: 29B, Hai Bà Trưng, phường 3, TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0781.822688
2 Phòng Giao dịch Hộ Phòng – Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu Địa chỉ: 29, Quốc lộ 1A, TT Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu Điện thoại: 0781.850423.
Ngân hàng Công thương Bạc Liêu là một NHTM chuyên nghiệp, phạm vihoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, các thành phầnkinh tế và cho vay trong lĩnh vực công thương nghiệp, giao thông vận tải, dịchvụ, đầu tư, Là chi nhánh cấp một thuộc NHCTVN, NHCTBL hoạt động chủyếu dựa vào nguồn vốn điều hoà từ Trung ương và dựa vào nguồn vốn huy động
Trang 23tại chỗ Ngân hàng còn được vay vốn từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác khicó nhu cầu, tuy nhiên phải được sự chấp thuận của NHCTVN.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương Bạc Liêu
Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCTBL được thiết kế gọn nhẹ, năng động vàhiệu quả với mức độ tập trung hoá cao, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khácnhau trong toàn Ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu xã hội nói chung và của Ngânhàng nói riêng trong nền kinh tế thị trường ngày nay.
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CHI NHÁNH NHCT BẠC LIÊU
(Kinh doanh)
Phó Giám đốc(Kế toán)Phòng tiền
tệ, kho quỹPhòng Kinh
doanh đối ngoạiPhòng
Giao dịchPhòng KH
Tổ Tiếp
Quỹ Tiết kiệm
số 1
Phòng Giao
dịch trung
Phòng Giao dịch
H ộ Phòng
Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đềPhòng Tổ chức-
Hành chánhTổ thông tin
điện toán
Trang 24 Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạmvi hoạt động mà cấp trên giao.
Được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc thiết lập cácchính sách, đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh, các vấn đề liênquan đến tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ côngnhân viên, ….
Phòng Kiểm Soát:
Trực thuộc phòng kiểm soát NHCTVN có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạtđộng của ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chếđộ một cách đúng đắn, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra.
Phó Giám Đốc:
Ngân hàng có hai phó giám đốc: một phụ trách về công tác kế toán và khoquỹ, một phụ trách về công tác tín dụng và công tác bảo vệ.
Có nhiệm vụ hỗ trợ cùng giám đốc trong các mặt nghiệp vụ.
Giám sát tình hình hoạt động của các phòng trực thuộc, đôn đốc việcthực hiện đúng quy chế đề ra.
Trang 25 Báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch cho toàn chi nhánh và vạch ra kếhoạch hoạt động tín dụng, tiếp cận vốn và thông báo vốn từ Trung ương.
Kiểm tra, giám sát và thực hiện các nghiệp vụ liên quan trong suốt quátrình sử dụng vốn vay của KH, đản bảo vốn cho vay ra phải được thu hồi đúnghạn, đầy đủ cả gốc lẫn lãi.
Phòng Kinh Doanh Đối Ngoại:
Thực hiện các khoản cho vay, mua bán và chuyển đổi ngoại tệ.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động thanh toán quốc tếnhư: Cho vay ngoại tệ thanh toán thư tín dụng (L/C), theo dõi các khoản tiền tệcủa các đơn vị nhập khẩu để thu nợ, chi trả kiều hối, …
Phòng Giao Dịch:
Gồm trưởng phòng và các nhân viên Có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay,cầm đồ, thanh toán theo uỷ quyền của giám đốc Nói chung, phòng giao dịchhoạt động như một chi nhánh của NHCTBL.
Phòng Kế Toán:
Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh toán như: Thu, chitheo yêu cầu của KH (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi), mở tài khoản tiền gửi choKH, kế toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động củaNgân hàng, mua bán các loại Séc cho KH có nhu cầu, …
Phòng Tiền tệ, kho quỹ:
Thực hiện thu chi tiền mặt đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Đảm bảo an toàn tiền bạc, các loại giấy tờ có giá, hồ sơ, … theo đúngquy chế; phát hiện và ngăn chặn tiền giả, …
Tổ tiếp thị
Tổ tiếp thị là tổ nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kếhoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh,thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh Tổ tiếp thị có các nhiệm vụchính sau:
Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giátổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Làm đầu mối các báo cáo theo qui định của NHNN và NHCTVN. Làm công tác thi đua của chi nhánh.
Trang 26 Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ tại tổ.
Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chinhánh NHCTVN quyết định Là đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoahọc của chi nhánh.
Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Quỹ Tiết Kiệm:
Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, dưới dạng tiền gửi tiết kiệm dâncư và tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế dưới hình thức kỳ phiếu có thờihạn, không thời hạn, kỳ phiếu có mục đích, …
+ Thực hiện các chương trình cho vay sinh viên.
+ Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố chứng từ có giá ngắn hạn (sổ tiếtkiệm, kỳ phiếu).
+ Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu.Các dịch vụ thanh toán:
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế.+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh toán thẻ tín dụng, …+ Kinh doanh ngoại hối: trao đổi và mua bán ngoại tệ.
Các dịch vụ khác:
+ Dịch vụ thanh toán điện tử.
+ Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố tài sản, nhận cất giữ, bảo quản cáctài sản quý của các tổ chức tín dụng và dân cư.
Trang 27+ Cho cán bộ - công nhân viên vay vốn tiêu dùng.+ Làm dịch vụ uỷ thác.
3.2.4 Chính sách tín dụng chung của Ngân hàng Công thương Bạc Liêu
Lãi suất linh hoạt
Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của NHCTBL. Chính xác và minh bạch
Các quan điểm định hướng về chính sách tín dụng - đầu tư
Phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững
Tập trung vốn cho các đối tượng là KH chiến lược và ngành hàng chiếnlược
Hạn chế và không cấp tín dụng cho một số đối tượng đặc biệt
Phân cấp quản lý kinh doanh tín dụng cho các ngân hàng cho vay phùhợp với giới hạn địa lý và lĩnh vực chuyên môn
Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tín dụng trong các điều kiện cấp tíndụng
Hạn chế cấp tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản Nâng cao chất lượng tiêu chuẩn của tài sản đảm bảo Lưa chọn phương thức cho vay phù hợp
Xác định giá tri khoản tín dụng dựa trên cơ sở kinh tế và pháp lý phùhợp
Quản lý giới hạn kỳ hạn nợ và thời hạn cho vay phù hợp với chiến lượcquản lý rủi ro của NHCTVN.
Quy trình cho vay
Trang 28Sơ đồ 2: QUY TRÌNH CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
cung cấp tài liệu thông tin
tiếp xúc KH tư vấn, hướng dẫn
Hồ sơ xin vay
-Đơn xin vay-Hồ sơ pháp lý-Dự án, phương
thông tin
-Thị trường-Chính sách-Pháp lý -KH
Thực hiện quyết định
cho vayQuyết định
cho vayThẩm định
hồ sơThu thập thông tin
Qua trao đổi, mua, tự thu thập
Thông báo
-Cho vay
-Từ chối + lý do-Thông báo khác
Ký hợp đồng tín dụng
Giải ngân
Tổ chức giám sát KH
Thu nợ
Thu không đủThu đủ
khởi kiệnGia hạn nợXử lý rủi ro
Trang 29CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU
3.2.4.2Chính sách quản lý rủi ro tín dụng
Nguyên tắc chung
Phân tán rủi ro: không tập trung cấp tín dụng quá lớn cho một KH hoặcmột nhóm KH có liên quan với nhau, một ngành/lĩnh vực kinh tế hoặc một nhómngành/lĩnh vực kinh tế có liên quan với nhau, …
Quy trình xét duyệt và cấp tín dụng phải thông qua nhiều cấp, nhiềungười hoặc tập thể.
Kiểm tra giám sát thường xuyênCác hạn mức kiểm soát dụng
Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện việc quản lý rủi ro bằng cáchthiết lập những hạn mức kiểm soát rủi ro được xác định bằng một chỉ số so vớivốn chủ sở hữu của NHCT hoặc các chỉ số tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay vàđầu tư của ngân hàng cho vay Việc thiết lập và tuân thủ các hạn mức này giúphạn chế cấp tín dụng quá lớn vào một KH, nhóm KH, ngành hàng… Và đảm bảokhông có khoản vay (hay một nhóm các khoản vay) hoặc trạng thái rủi ro nào cóthể gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh tổng thể của toàn bộ hệ thống.
Tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm. Tỷ trọng cấp tín dụng bằng nội tệ và bằng ngoại tệ.
Tỷ trọng cấp tín dụng theo các hình thức: cho vay, bảo lãnh… Tỷ trọng cấp tín dụng theo các kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tỷ trọng cấp tín dụng đối với nền kinh tế và cấp tín dụng qua các tổchức tài chính – tín dụng.
Mức tín dụng tối đa cho một KH hoặc một nhóm KH. Tỷ trọng cấp tín dụng cho một số ngành lớn.
3.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương BạcLiêu qua ba năm (2005 – 2007)
Trong những năm qua, mặc dù đã có không ít những khó khăn, NHCTBLđã không ngừng phấn đấu trên mọi lĩnh vực, kết quả là hoạt động kinh doanh đãmang đến những hiệu quả thiết thực Lợi nhuận qua 03 năm đều tăng, chủ yếu làdo Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tiết kiệm chi phí, cải tiến và mở
Trang 30rộng các sản phẩm dịch vụ Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCT BẠC LIÊUQUA 3 NĂM (2005 – 2007)
ĐVT: triệu đồng
STTCHỈ TIÊU
2005200620072006/20052007/2006Số tiền%Số tiền%
39.872
43.398
48.366
40.874
44.739
3.07
9 8,15
3.86
5 9,462 Thu từ dịch vụ 1.864 2.176 3.215 312 16,74 1.039 47,753 Thu khác 213 348 412 135 63,38 64 18,39
IICHI PHÍ
31.001
33.330
35.154
14.328
15.543
63
5 4,64
1.21
5 8,482 Chi trả lãi VĐH
12.654
13.875
13.765
1.22
1 9,65 -110 -0,793 Chi khác
4.654
5.127
5.846
10.068
13.212
Triệu đồng
DOANH THUCHI PHÍLỢI NHUẬN
Trang 31Biểu đồ 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCỦA NHCT BẠC LIÊU QUA 3 NĂM (2005 – 2006)
Về doanh thu:
Như phần lớn các NHTM của Việt Nam, nguồn thu chủ yếu tại NHCTBL
là thu từ hoạt động tín dụng, nguồn thu này chiếm trên 80% doanh thu hoạt độngcủa Ngân hàng Năm 2005, khoản thu của Ngân hàng đạt 39.872 triệu đồng, năm2006 tăng lên 43.398 triệu đồng, tốc độ tăng là 8,84% tương ứng với 3.526 triệuđồng Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, với sự nổ lực cao trong hoạt động, Ngân
hàng đã nâng thu nhập của mình lên mức 48.366 triệu đồng vào năm 2007, với
tốc độ tăng trưởng là 11,45%, cao hơn tốc độ tăng của 2006 so với 2005.
Doanh thu của Ngân hàng tăng liên tục từ 2005 đến 2007 chủ yếu là donguồn thu từ lãi cho vay – khoản thu chính của Ngân hàng Tốc độ tăng từ nguồnthu này ngày càng cao Năm 2006 thu từ lãi đạt 40.874 triệu đồng, tăng 8,15% sovới năm 2005, sang 2007 tốc độ tăng trưởng của nguồn thu này là 9,46 % so với2006, tương ứng với tăng 3.865 triệu đồng Để đạt được kết quả tốt như vậy, bêncạnh việc Ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều KH có uy tín, Ngân hàng cònmở rộng địa bàn và đối tượng cho vay.
Cùng với sự tăng lên của thu nhập lãi là sự tăng lên đáng kể của khoản thutừ dịch vụ và các khoản thu khác Nếu như năm 2005, khoản thu từ dịch vụ là1.864 triệu đồng, thì đến năm 2007 thu từ dịch vụ đạt 3.215 triệu đồng, tốc độtăng trưởng tăng dần qua các năm Điều này cho thấy ngoài hoạt động cho vay,Ngân hàng ngày càng chú trọng đến việc phát triển thêm các dịch vụ có liên quannhư: thẻ ATM, thẻ Tín dụng quốc tế, chuyển tiền, ngân quỹ, chi trả kiều hối,thanh toán quốc tế, bảo lãnh ngân hàng, … Việc phát triển các dịch vụ kèm theonên được Ngân hàng chú trọng hơn bởi chúng không những làm tăng thu nhập,tạo thêm danh tiếng giúp Ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động mà còn giúpNgân hàng hạn chế rủi ro thay vì chỉ tập trung vào hoạt động cho vay.
Về chi phí:
Doanh thu tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh củaNgân hàng có hiệu quả Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động
Trang 32kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí Chỉtiêu này tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận.
Theo số liệu từ bảng 1 trang 30, năm 2005 chi phí NHCTBL phải chi ra là31.001 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 33.330 triệu đồng, tức là tăng 7,51% vớicon số tuyệt đối là 2.329 triệu đồng Sang 2007 lại tiếp tục tăng theo xu hướngtăng của doanh thu nhưng có phần chậm hơn, chỉ đạt tốc độ 5,47% hay 1.824triệu đồng so với năm 2006.
Nhìn chung việc tăng chi phí qua 3 năm là điều tất yếu vì nó biến đổi theoxu hướng của thu nhập Trong đó, chi phí lãi suất là chủ yếu bởi do mở rộng hoạtđộng, nhu cầu tín dụng tăng cao nên Ngân hàng phải huy động vốn nhiều, trả lãinhiều hơn, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong việchuy động vốn nên lãi suất huy động có xu hướng tăng lên Chi phí trả lãi củaNgân hàng bao gồm hai phần: chi trả lãi huy động vốn và chi trả lãi vốn điều hòa.Qua ba năm, NHCTBL có xu hướng chủ động hơn trong kinh doanh, điều nàyđược thể hiện cụ thể qua sự sụt giảm của phần chi trả lãi vốn điều hòa.
Bên cạnh khoản chi trả huy động vốn và lãi điều hòa, Ngân hàng còn phảitrả cho các chi phí phát sinh khác Các chi phí này bao gồm: chi tài sản, chi phụcấp, chi công cụ dụng cụ, chi quảng cáo - hội nghị … Qua những con số đượcbiểu hiện trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTBL ta thấy chi phíkhác cũng tăng qua ba năm Đáng chú ý là tốc độ tăng của phần chi khác nhanhhơn chi trả lãi Lý do của phần tăng này chủ yếu do địa bàn hoạt động của Ngânhàng quá rộng, đòi hỏi CBTD của Ngân hàng thường xuyên đi công tác xa trongkhi giá xăng dầu tăng nhanh nên phần công tác phí của cán bộ cũng tăng theo.Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong địabàn tỉnh như trong thời gian qua, Ngân hàng đã tốn nhiều chi phí cho việc quảngcáo, khuyến mãi nhăm thu hút nhiều KH gửi tiền và sử dụng các dịch vụ củaNgân hàng.
Lợi nhuận:
Ta biết lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau đi trừ đi các khoản chi phí.Từ bảng 1 và biểu đồ 1 trang 30 ta thấy chi nhánh NHCTBL luôn tạo ra đượckhoản chênh lệch trong thu chi Do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu
Trang 33quả, cùng với việc chú trọng trong quản lý chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàngcũng tăng đều qua các năm Cụ thể, năm 2006 lợi nhuận của Ngân hàng đạt10.068 triệu đồng tăng 1.197 triệu đồng hay tăng 13,49% so với năm 2005 Sang2007, do có chính sách kinh doanh hợp lý như mở rộng thị phần, tìm những biệnpháp cải thiện đáng kể nhằm hạn chế tốc độ tăng của chi phí, gia tăng tốc độ tăngcủa doanh thu … đã làm cho tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2007 so với 2006 caohơn của năm 2006 so với 2005.
Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm tăngtrưởng khá tốt, càng cho thấy sự nổ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viêncủa Ngân hàng Để ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn Ngân hàng cần mởrộng thêm các dịch vụ tiện ích, có chính sách ưu đãi cho các KH thân thiết nhằmthu hút ngày càng nhiều KH có uy tín Bên cạnh đó cần cải tiến để nâng cao chấtlượng dịch vụ, trang bị tốt các thiết bị ngân hàng và đặc biệt chú ý đến văn hóaphục vụ của các nhân viên vì họ chính là những người trực tiếp tạo nên đẳng cấpcủa Ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
3.2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng của Ngânhàng trong những năm qua
3.2.6.1 Thuận lợi
Điều kiện thuận lợi trước hết của NHCTBL là được sự chỉ đạo của Đảng,chính quyền tỉnh, NHNN tỉnh và sự hỗ trợ của các cơ quan địa phương giúp đỡcho Ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trươngchính sách của Nhà nước.
Trụ sở chính đặt tại trung tâm tỉnh nên việc giao dịch giữa Ngân hàng vàKH được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Trong quá trình hoạt động chi nhánh đã tạo được vị thế và uy tín đối vớiKH, là địa chỉ tin cậy khi KH có nhu cầu vay vốn cũng như mở tài khoản, …
Ngân hàng Công thương Bạc Liêu đã ổn định về mặt tổ chức, đảm bảođược hoạt động thông suốt, phục vụ đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu của KH Độingũ cán bộ công nhân viên có năng lực chuyên môn, ban lãnh đạo tận tâm sâusát, nhanh nhạy với tình hình hoạt động của Ngân hàng.
Trang 34 Ngân hàng Công thương Bạc Liêu đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá ổnđịnh về nguồn vốn, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn và nợkhó đòi cũng giảm, lợi nhuận tăng lên theo thời gian…
Bạc Liêu đang trên đường phát triển nên việc mở rộng thị trường tíndụng là điều kiện thuận lợi của NHCTBL.
Về mặt vật chất: Trụ sở làm việc được nâng cấp, sửa sang Trang bị đầyđủ các máy móc, thiết bị hiện đại, ứng dụng tốt những khoa học kỹ thuật, côngnghệ Ngân hàng tiên tiến trong quản lý điều hành.
Cơ quan tài chính vật giá nhà đất ban hành giá nhà đất chưa thỏa đángcho người dân, nên cũng gây khó khăn không nhỏ trong việc định giá tài sản đểcho vay hoặc phát mãi tài sản.
Địa bàn Bạc Liêu nhỏ nhưng có nhiều Ngân hàng hoạt động như cácNHTM quốc doanh, các NHTM cổ phần, bên cạnh đó còn có hệ thống tiệm vàng- cầm đồ hoạt động tiền tệ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Ngânhàng.
Vấn đề cố hữu của người dân tại đây là ngại các thủ tục hành chính khiliên hệ với Ngân hàng, do đó Ngân hàng chưa tranh thủ hết số vốn nhàn rỗi trongdân, cũng như đồng vốn đến tận tay người sản xuất trực tiếp.
Các địa phương chưa có chính sách qui định cụ thể về việc xử lý nợ,đồng thời ý thức trả nợ của người dân không cao, có nhiều trường hợp cố tìnhkhông chịu trả nợ nên ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong thu hồi khoản nợ này.
Trang 353.2.7 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm2008
3.2.7.1 Mục tiêu hoạt động
Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần, sức cạnh tranh của Ngân hàng. Tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn và cho vay. Tăng trưởng ổn định, an toàn và phù hợp với nhu cầu vốn huy động. Tăng huy động vốn, tăng số lượng KH có uy tín, mở rộng hoạt động dịchvụ.
Triển khai hiện đại hóa Ngân hàng.
3.2.7.1 Phương hướng hoạt động
Trong điều kiện hiện nay, khi nhịp độ phát triển của ngành Ngân hàngngày càng cao với trình độ tinh vi và hiện đại hơn thì vần đề cạnh tranh giữa cácNgân hàng trở nên gay gắt Điều này đã tạo ra những thách thức không nhỏ, đòihỏi Ngân hàng phải thích ứng và định ra cho mình một hướng đi riêng NHCTBLnhận thức được bên cạnh những thành tựu đạt được còn không ít những khókhăn, hạn chế trong quá trình hoạt động.Vì thế để đạt được các mục tiêu đã đề ravà để tồn tại trong tình hình cạnh tranh mới, NHCTBL đã vạch ra phương hướnghoạt động trong thời gian tới như sau:
Xây dựng đội ngủ cán bộ chuyên trách, không ngừng nâng cao trình độnghiệp vụ đáp ứng kịp thời nhiệm vụ hiện đại hóa Ngân hàng trong thời kỳ đổimới
Tăng cường công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức Tập trung huyđộng vốn tại chỗ để đầu tư trở lại cho kinh tế địa phương Hạn chế tiếp nhận vốnđiều hoà từ Trung ương sẽ tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo hoạt đôngkinh doanh có hiệu quả.
Đẩy mạnh việc huy động tiền gửi nội tệ và ngoại tệ của KH, khuyếnkhích các cá nhân, đơn vị mở tài khoản tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngoại tệ đốivới các tổ chức kinh tế có nguồn vốn ngoại tệ lớn, các đơn vị xuất nhập khẩu cóthu ngoại tệ nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho Ngân hàng, tạo điều kiện choNgân hàng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.
Nâng cao chất lượng tín dụng bằng biện pháp lựa chọn đối tượng chovay; xử lý cơ cấu, quy mô cho vay phù hợp; thực hiện đúng quy trình tín dụng;
Trang 36nghiên cứu mở rộng thị trường tín dụng bằng việc cho vay đối với các đơn vị, cánhân có nhu cầu vay vốn.
Không ngừng tiếp cận và đổi mới công nghệ mới; cải tiến dịch vụ thanhtoán để đáp ứng mọi nhu cầu của KH với phương châm “Nhanh gọn – chính xác– an toàn và hiệu quả”.
Nâng cao chất lượng phục vụ để luôn luôn đem đến sự thoải mái, dễ chịukhi KH đến giao dịch với Ngân hàng Tăng cường công tác đào tạo phát triểnnhân viên cả về trình độ và kỷ năng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tácchăm lo đời sống cho công nhân viên.
Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực trọng điểm kinh tế củatỉnh.
Đổi mới công nghệ quản trị và điều hành, nâng cao tinh thần tráchnhiệm; kiểm tra, kiểm soát nội bộ là công tác hàng đầu.
Tăng cường giám sát xử lý và thu hồi nợ, bám sát địa bàn, kiên quyết xửlý triệt để, có hiệu quả và đúng quy định các khoản nợ có dấu hiệu phát sinh quáhạn Tiếp tục phối hợp với các cơ quan ở địa phương để xử lý, giải quyết nhằmthu được nợ quá hạn, nợ khó đòi, phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ.
3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU
3.3.1 Tình hình huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai tròhết sức quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng Muốn hoạt động có hiệu quả, việc đầu tiên mà các Ngânhàng cần phải thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năngthanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua bên bên cạnh việc đẩymạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng, chi nhánh đã chú trọng tăng cườngcông tác huy động vốn tại chổ đồng thời linh hoạt tiếp nhận vốn điều hoà từNHCTVN.
Qua bảng 2 trang 37 phân tích về tình hình huy động vốn, ta thấyNHCTBL có cơ cấu nguồn vốn khá cân đối Trong đó vốn huy động luôn chiếmtỷ trọng cao hơn so với tỷ trọng của vốn điều hòa và ngày càng tăng Cụ thể năm
Trang 372005 vốn huy động chiếm 51,40% so với tổng nguồn vốn, sang năm 2006 tỷtrọng này tăng lên 53,44% và sang năm 2007 tiếp tục tăng lên con số 54,23%.Điều này cho thấy Ngân hàng đã có chính sách đúng đắn về nguồn vốn, hạn chếđược sự phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên.
Trang 38Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT BẠC LIÊU
11,29
22.344
9,95
7,30
7.836
5,13 1.2 Tiền gửi không kỳ hạn 33.368 17,39 42.529 19,86 52.416 22,27 9.161 27,45 9.887 23,25 1.3 Huy động khác 16.143 8,41 18.843 8,80 22.327 9,48 2.700 16,73 3.484 18,49
5,37
1.137
10,93
IIVỐN ĐIỀU HÒA 190.825 48,60 195.686 46,56 208.393 45,77 4.861 2,55 12.707 6,49 TỔNG CỘNG
7,04
35.051
8,34
Trang 39 Vốn huy động: Do ý thức tầm quan trọng của nguồn vốn huy động
trong quá trình kinh doanh nên NHCTBL đã có sự nổ lực lớn trong việc huyđộng nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vàonguồn vốn trong Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn huy động luôn chiếm trên 50%tổng nguồn vốn và tăng dần qua các năm Năm 2006 đạt được 224.595 triệuđồng, tăng 22.792 triệu đồng với tốc độ 11,29% so với năm 2005 Không dừnglại ở đó, nguồn vốn huy động lại tiếp tục tăng trưởng vào năm 2007, tăng 9,95%
so với 2006 và đạt 246.939 triệu đồng.
Đạt được kết quả huy động như trên là do Ngân hàng luôn quan tâm đếnviệc mở rộng địa bàn hoạt động, điều chỉnh mức lãi suất hợp lý phù hợp với mặtbằng lãi suất địa phương, gây sự chú ý bằng các chương trình khuyến mãi,chương trình chăm sóc KH Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có chính sách tác độngtrong nội bộ Ngân hàng là phong trào tích lũy điểm thi đua cho các nhân viênNgân hàng tư vấn thành công KH gửi tiền
Vốn điều hòa:
Do nguồn vốn huy động tại chổ không đáp ứng đủ nguồn vốn để đảm bảocho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được bình thường NHCTBL phải liêntục nhận vốn điều hòa từ NHCTVN Cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanhvà tăng trưởng tín dụng thì vốn điều hòa của chi nhánh NHCTBL cũng tăngtương ứng Cụ thể năm 2006 vốn điều hòa là 190.825 triệu đồng, tăng 2,55% sovới 2005 Sang năm 2007 vốn điều hòa lại tăng với tốc độ cao hơn năm trước là6,49%, đạt 208.393 triệu đồng.
Nguyên nhân tăng của nguồn vốn điều hòa là do hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng được mở rộng, nhu cầu vốn tăng, nguồn vốn huy động không đápứng đủ nên phải vay thêm từ ngân hàng cấp trên Tuy nhiên, NHCTBL luôn giửtỷ trọng của nguồn vốn điều hòa thấp hơn vốn huy động trong tổng nguồn vốn vàngày càng thấp Cụ thể, năm 2005 nguồn vốn điều hòa chiếm 48,60%, năm 2006chiếm 46,56% và sang năm 2007 chỉ còn chiếm 45,77% trong tổng nguồn vốn.Đây là một dấu hiệu khả quan, nó chứng tỏ hiệu quả trong hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng, vì vốn huy động tại chổ có chi phí huy động bình quân thấp hơnnhiều so với lãi suất nhận vốn điều hòa.
Trang 40Ta có thể xem xét sự biến động của nguồn vốn rõ hơn qua biểu đồ sau:
392.628 420.281
Triệu đồng
Vốn điều hòaVốn huy độngTổng nguồn vốn
Biểu đồ 2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANHCỦA NHCT BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 - 2007
3.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Song song với việc huy động vốn và nhận vốn điều hòa thì một hoạt động khôngthể thiếu của Ngân hàng là việc sử dụng nguồn vốn đó, được biểu hiện cụ thể qua hoạtđộng cho vay của Ngân hàng Để đánh giá về tình hình cho vay chung của NHCTBL tacó thể tìm hiểu về các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quáhạn qua bảng sau:
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHCT BẠC LIÊU TỪ 2005-2007