I. Theo ngành kinh tế 862.117 100 1.020
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU
5.3GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN
Bất kỳ trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng có rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ rủi ro là một yếu tố luôn được Ngân hàng quan tâm, đặc biệt là đối
với rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng trong Ngân hàng tồn tại ở nhiều trạng thái, có thể một món vay tuy chưa quá hạn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi của bài chỉ xác định rủi ro thông qua biểu hiện của nợ quá hạn, vì thế phần giải pháp đưa ra để hạn chế rủi ro tập trung vào việc hạn chế nợ quá hạn trong Ngân hàng.
Trong những năm qua, nhờ vào sự nổ lực của lãnh đạo ngân hàng và CBTD nên doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn còn phát sinh vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động thì chi nhánh cần hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất.
Qua phân tích nợ quá hạn theo ngành ở bảng 8 trang 54 cho thấy nợ quá hạn phát sinh nhiều ở ngành thủy sản, dù dư nợ của ngành này đã giảm qua 3 năm. Năm 2007 nợ quá hạn của ngành thủy sản là 12.716 triệu đồng, tăng 2.811 triệu đồng so với 2006. Do đó cần lưu ý khi cho vay đối với ngành này. Mặt khác, đối với nhưng KH có nợ quá hạn nếu xét thấy có khả năng thu hồi và KH có thiện trí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng thì ngân hàng nên tạo điều kiện cho KH thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không nên vội vàng xử lý tài sản đảm bảo vì đất nuôi tôm hiện nay có giá trị thấp và rất khó tìm người mua do hoạt động nuôi tôm không mang lại hiệu quả như trước nữa.
Phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng theo địa bàn cho vay ở bảng 9 trang 56 ta thấy nợ quá hạn đều tăng ở các địa bàn. Thị xã Bạc Liêu là khu vực có nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, đến năm 2007 nợ quá hạn tại Thị xã là 7.702 triệu đồng, chiếm 40,35% tổng nợ quá hạn, tăng 1.947 triệu đồng so với năm 2006. Nợ quá hạn ở đây chiếm tỷ trọng cao là do đây là trung tâm của tỉnh, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thương mại và dịch vụ nên giá trị của món vay thường lớn. Ngoài ra do tác động của những thiệt hại trong ngành thủy sản đã kéo theo tình hình tăng lên của nợ quá hạn ở các huyện có diện tích nuôi tôm lớn như: Đông Hải, Phước Long, Hòa Bình … Ngân hàng cần tăng cường CBTD để theo sát các địa bàn này nhằm thu các món nợ đã quá hạn và phát hiện kịp thời những khoản vay có rủi ro mà có biện
pháp xủ lý. Mặt khác đối với các dự án kinh tế lớn Ngân hàng nên áp dụng biện pháp cho vay đồng tài trợ để phân tán rủi ro.
Đối với việc đảm bảo tín dụng thì qua bảng 10 trang 57 ta thấy Ngân hàng còn để phát sinh quá nhiều nợ quá hạn không có TSBĐ, và tăng giảm không đồng nhất qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm là 6.153 triệu đồng, giảm 639 triệu đồng tương ứng với 9,41% so với 2005. Sang năm 2007 lại lên 8.140 triệu đồng, tăng 1.987 triệu đồng, tương ứng tăng 32,29% so với 2006. Ngân hàng cần hạn chế cho vay không có TSBĐ, vì đây là nguồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng. Tuy nhiên, khi cho vay có TSBĐ Ngân hàng cũng cần có sự thẩm định kỹ TSBĐ trước khi cho vay, tính toán giá trị của tài sản một cách chính xác nhất và phòng ngừa trường hợp mất giá của tài sản.
Tiến hành xác định nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh có thể tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua bảng 22 trang 71 ta thấy nợ quá hạn do các nguyên nhân đều tăng, riêng nợ quá hạn phát sinh so nguyên nhân chủ quan của Ngân hàng đã có xu hướng giảm qua 3 năm. Có thể thấy nguyên nhân khách quan là nguyên nhân chủ yếu của nợ quá hạn (luôn chiếm trên 85% nợ quá hạn theo nguyên nhân), năm 2006 nợ quá hạn do điều kiện khách quan gây ra là 13.271 triệu đồng tăng 19,63% so với 2005, năm sau lại tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn là 28,47%, làm con số này ở năm 2007 là 17.049 triệu đồng. Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh do điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Ngân hàng nên thay đổi cơ cấu đầu tư tín dụng, nên tập trung tín dụng ở các ngành Công nghiệp và thương mại dịch vụ là các ngành ít chịu sự tác động của tự nhiên, có khả năng sinh lời cao. Bên cạnh đó nên thường xuyên cập nhật sự biến động của tình hình kinh tế trong nước và thế giói để có thể đánh giá được những rủi ro sắp xảy ra nhằm thực hiện các biện pháp kịp thời đối với các món vay có thể chịu sự ảnh hưởng.
Ngoài các nguyên nhân khách quan thì KH nguyên nhân gây ra nợ quá hạn chủ yếu trong nhóm nguyên nhân chủ quan (luôn chiếm trên 70%) và tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của KH là 1.420
triệu đồng, tăng 170 triệu đồng so với năm 2005. Và sang năm 2007 số nợ quá hạn phát sinh từ nguyên nhân này là 1.740 triệu đồng, tăng 22,54% so với 2006. Trước thực trạng này thì biện pháp đánh giá KH là một biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro không trả được nợ của KH. Đánh giá KH thường chú trọng đến những mặt sau: tình hình tài chính của KH; tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp; đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn.
Nhìn chung nợ quá hạn của Ngân hàng tăng dần qua các năm là một dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Điều này được thể hiện cụ thể ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Qua bảng 14 trang 61 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng dần qua 3 năm, tỷ lệ này ở năm 2007 là 4,43% tăng 0,62% so với năm 2006. Tuy tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn mức cho phép là 5%, nhưng để kiềm chế tốc độ tăng của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và đưa tỷ lệ này về mức thấp hơn thì Ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp sau:
− Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của KH trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn KH chưa thu hồi vốn nên không thể trả nợ cho Ngân hàng vì thời hạn cho vay của Ngân hàng ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của KH.
− Thường xuyên theo dõi quan tâm đến nợ quá hạn tiềm ẩn, đảm bảo tăng trưởng gắn liền với chất lượng. Đẩy mạnh việc xử lý tài sản, thu hồi nợ tồn đọng để tăng khả năng đáp ứng vốn tín dụng ngắn hạn cho nền kinh tế tỉnh nhà.
− Thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh tài chính, phân tích đảm bảo nợ vay và độ tín nhiệm của KH. Nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay nhằm phát hiện và cảnh báo sớm đối với những khoản vay có vấn đề để có biện pháp giải quyết phù hợp.
− Rà soát khoản nợ gia hạn, quá hạn mới phát sinh. Thực hiện biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với KH có nợ quá hạn, nợ quá hạn lớn hoặc gia hạn nợ nhiều lần nhằm đảm bảo xử lý thu hồi dứt điểm.
Tập trung giải quyết các vụ việc nổi cộm phát sinh nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp kiên quyết để thu hồi sớm nhất. Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương để có những biện pháp thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn.
Chương 6