I. Theo ngành kinh tế 862.117 100 1.020
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU
5.2GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG VỐN
Song song với việc thực hiện các giải pháp về huy động vốn thì việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó cũng là vấn đề quan trọng không kém trong ngân hàng. Để tránh đồng tiền bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thật sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
5.2.1Một số giải pháp về doanh số cho vay
Qua phân tích ở bảng 4 trang 41 ta thấy DSCV của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Điều này khẳng định Ngân hàng đã có chiến lược đúng đắn trong việc mở rộng tín dụng.
Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn ta thấy DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DSCV. Điều này phù hợp với chiến lược đầu tư tín dụng của NHCTBL là tập trung vào các khoản vay tiêu dùng, sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, giảm thiểu rủi ro khi thời gian đầu tư kéo dài. Năm 2006 DSCV là 936.161 triệu đồng (chiếm 89,81% DSCV) tăng 135.541 triệu đồng so với năm 2005, sang năm 2007 DSCV vay ngắn hạn đạt 1.133.546 triệu đồng (chiếm 90,12% DSCV) tăng 215.463 triệu đồng so với năm 2006. Bên cạnh đó thì tỷ trọng của DSCV trung – dài hạn lại giảm tương ứng qua 3 năm. Cơ cấu cho vay theo thời hạn tín dụng của NHCTBL phù hợp với xu thế chung của các ngân hàng hiện nay, tuy nhiên cần tập trung hơn nữa cho khâu thẩm định và theo dõi sau khi cho vay để giảm thiểu tình trạng nợ quá hạn trong Ngân hàng.
Ngân hàng Công thương Bạc Liêu luôn bám sát định hướng và chiến lược đầu tư của tỉnh để đầu tư tín dụng. Vì vậy khi phân tích DSCV theo ngành kinh tế
ta thấy có sự tăng giảm không đồng đều ở các ngành. Nổi bật là sự tăng nhanh của ngành thương mại và dịch vụ, cụ thể năm 2006 DSCV của ngành thương mại dịch vụ tăng 170.377 triệu đồng tương ứng tăng 37,82% so với năm 2005, năm 2007 tăng 261.127 triệu đồng tương ứng 42,06% so với năm 2006. Sự tăng trưởng về DSCV của ngành thương mại dịch vụ phù hợp với cơ chế đầu tư mới của tỉnh, mặt khác đây là ngành có hiệu quả đầu tư cao, ít rủi ro. Vì vậy NHCTBL cần tiếp tục tập trung cán bộ, tăng cường công tác tiếp thị mở rộng địa bàn cho vay tại các chợ đầu mối, các khu vực thị tứ, thi trấn,… cho vay các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại có khả năng vay vòng vốn nhanh và ít rủi ro. Đầu tư phát triển dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách, cho vay chứng minh tài chính và hỗ trợ du học, cho vay mua sắm phương tiện cá nhân,… Nghiên cứu áp dụng lãi suất cạnh tranh và cung cấp thêm những sản phẩm tín dụng mới cho nhóm khách hàng này.
Ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có DSCV giảm qua ba năm. Cụ thể năm 2006 là 156.689 triệu đồng, giảm 12,95% tương ứng với giảm 23.300 triệu đồng so với 2005. Sang năm 2007 tốc độ giảm nhanh hơn, doanh số cho vay chỉ còn 115.919 triệu đồng, giảm 40.770 triệu đồng so với năm 2006. Đây là kết quả của sự trì trệ trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của tỉnh, không thu hút được các nhà đầu tư để phát triển ngành nghề này trên địa bàn tỉnh. Ngân hàng nên duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đặc biệt là các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh để tăng DSCV ở ngành này.
Còn đối với ngành Thủy sản, DSCV giảm liên tục trong ba năm, năm 2006 giảm 40.402 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục giảm 16.686 triệu đồng so với năm 2006. Ngân hàng đã có chính sách thu hẹp đầu tư ở lĩnh vực này vì thủy sản là ngành nghề chứa nhiều rủi ro và Ngân hàng đã phải gánh chịu những tổn thất lớn trong ngành này. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần tiếp tục thực hiên các biên pháp thắt chặt tín dụng cho vay trong lĩnh vực thủy sản, không tái đầu tư cho những khách hàng để nợ quá hạn. Bên cạnh đó là sự thẩm định gắt gao hơn đối với những món vay mới và đòi hỏi tài sản đảm bảo có giá trị cao, nâng lãi suất cho vay để đẩy dần sang tổ chức tín dụng khác.
Qua phân tích ở bảng 5 trang 46 ta thấy DSTN của NHCTBL tăng đều và liên tục qua 3 năm. Tổng DSTN năm 2005 là 862.117 triệu đồng, năm 2006 là 1.020.744 triệu đồng và năm 2007 là 1.224.068 triệu đồng. Nguyên nhân là do DSTN ở các thời hạn cho vay đều tăng qua mỗi năm. Trong đó DSTN của cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 89% tổng DSTN) và tăng tương đối đều qua mỗi năm với tốc độ năm sau tăng hơn năm trước khoản 19%. Để công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả hơn Ngân hàng cần tính toán kỹ thời gian KH có doanh thu để quyết định thời hạn cho vay một cách hợp lý nhất. Riêng đối với các món vay trung và dài hạn, nên ký kết hợp đồng cho KH trả nhiều lần và cung cấp cho KH lịch trả nợ cụ thể để đảm bảo DSTN ở từng năm.
Về mặt ngành nghề, DSTN ở từng ngành có sự tăng giảm không đồng đều. Đối với ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp DSTN giảm qua 3 năm, năm 2006 thu được với số tiền là 157.839 triệu đồng giảm 18.493 triệu đồng so với năm 2005, thì đến năm 2007 số tiền thu được thực tế 127.671 triệu đồng, điều đó cũng có nghĩa là giảm 30.168 triệu đồng so với 2006. Đối tượng cho vay của ngành này đa số là các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh có quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, tiềm lực vốn không mạnh nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường, của nền kinh tế. Ngân hàng nên yêu cầu KH khi vay vốn phải mở tài khoản tại Ngân hàng và tất cả các giao dịch nên thực hiện qua tài khoản này. Quan trọng hơn hết là Ngân hàng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra món vay để kịp thời biết được khó khăn của KH và từ đó có biện pháp giúp đỡ KH tháo gỡ, tránh để xảy ra tình trạng làm ăn thua lỗ, không trả được nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, ngành thủy sản cũng có DSTN giảm qua 3 năm. Năm 2006 DSTN của ngành này là 163.109 triệu đồng, giảm 8,67% so với năm 2005. Năm 2007 tiếp tục giảm 14,32% so với năm 2006. Ngân hàng cần chú ý nhiều hơn ở lĩnh vực này vì những năm qua ngành này liên tục gánh chịu những rủi ro làm cho KH mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng cần có các biện pháp hổ trợ người dân để họ có thể dùng các nguồn thu khác để trả nợ vay.
Nhìn chung, việc DSTN của Ngân hàng tăng qua 3 năm đã cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp tốt trong công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn sàng lọc KH cho vay được cán bộ Ngân hàng làm khá tốt. Ngân hàng nên cố gắng duy
trì và phát huy ưu điểm này, chú trọng hơn nữa đến khả năng và tiềm lực tài chính của KH khi xét duyệt cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ sau này.
5.2.3Một số giải pháp về dư nợ
Căn cứ vào kết quả ở bảng 6 trang 49 ta thấy dư nợ theo thời hạn từ 2005 đến 2007 thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ (trên 89%), dư nợ trung và dài hạn tuy có tốc độ tăng trưởng qua từng năm khá cao nhưng tỷ trọng quá thấp trong tổng dư nợ. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng nên chú trọng tăng trưởng dư nợ tín dụng lành mạnh ở cả hai thời hạn, đặc biệt cần tập trung tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn lên để tạo một cơ cấu phù hợp hơn của dư nợ.
Qua phân tích dư nợ cho vay theo ngành thì nhìn chung qua 3 năm dư nợ cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ có sự tăng trưởng rất cao. Cụ thể năm 2006 dư nợ của ngành thương mại dịch vụ là 188.148 triệu đồng (chiếm 58,08% tổng dư nợ), tăng 27.933 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 dư nợ thương mại dịch vụ chiếm 68,16% tổng dư nợ, tăng 47.655 triệu đồng so với năm 2006. Vì vậy để đảm bảo kết quả trên chi nhánh có thể cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay các ngành chiến lược như sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhưng cần phân tích và đánh giá KH chính xác trước khi cho vay để đảm bảo tăng doanh số cho vay và hạn chế rủi ro.
Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh của dư nợ ngành thương mại và dịch vụ thì dư nợ ngành thủy sản lại liên tục giảm trong ba năm và có tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ, từ 36,55% vào năm 2005 còn 11,42% vào năm 2007. Có sự sụt giảm này là do trong các năm gần đây, ngành thủy sản liên tục hứng chịu những rủi ro do dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy đối với lĩnh vực này Ngân hàng không nên cho vay mới, chỉ cho vay đối với các KH trả tốt, có phương án sản xuất khả thi.
Ngoài ra, để tăng dư nợ tín dụng lành mạnh Ngân hàng nên tăng cường số lượng CBTD nhằm giảm số KH mà một CBTD phải quản lý, nâng cao chất lượng hoàn thành công việc thẩm định trước khi cho vay và giám sát khoản vay.