I. Theo ngành kinh tế 862.117 100 1.020
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1KẾT LUẬN
6.1KẾT LUẬN
Trong nhiều năm hoạt động và trưởng thành, mặc dù đã có không ít những khó khăn và tồn tại cần phải giải quyết nhưng với sự chỉ đạo, giúp đỡ của NHCTVN, chi nhánh NHCTBL đã đạt được những bước tiến xa hơn và ngày càng phát triển trong mọi hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng. Những kết quả đạt được là một minh chứng cho quá trình bền bĩ phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Từ đó, cho thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt một trong những chức năng quan trọng của một NHTM là hỗ trợ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế.
Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, thật vậy, kết quả mà chi nhánh NHCTBL đạt được trong những năm qua được thể hiện trong công tác huy động vốn mỗi năm đều tăng với tốc độ rất cao, bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú đã thu hút được vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đã tạo hiệu quả cho đồng vốn huy động bằng việc mở rộng quy mô tín dụng thông qua các chính sách ưu đãi KH đã tạo được niềm tin và uy tín cho KH vay vốn. Từ đó giúp cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. Điều này đã phần nào phù hợp với chiến lược tín dụng của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” vừa thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vừa thúc đẩy kinh tế phát triển đồng bộ.
Trong kinh doanh ngân hàng việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong thông lệ
quốc tế, tổn thất 1% tổng dư nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quản lý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng. Tuy nhiên, qua phân tích cũng cho thấy rủi ro tín dụng vân luôn hiện diện ở NHCTBL là do tỷ lệ nợ quá hạn còn cao và ngày càng tăng trong tổng dư nợ. Với thực trạng này đòi hỏi Ngân hàng cần có những biện pháp cứng rắn trong công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn và ngăn chặn triệt để sự phát sinh của nợ quá hạn. Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm và giám sát của lãnh đạo ngân hàng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên chi nhánh đầy tinh thần trách nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở KH trả nợ đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, NHCTBL vẫn còn một số hạn chế mà tự bản thân mình không thể khắc phục mà cần có sự giúp đở của các cấp lãnh đạo địa phương và NHCTVN nhằm nâng cao hiêụ quả hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những hạn chế này được trình bày trong phần kiến nghị.
6.2KIẾN NGHỊ
Qua gần 3 tháng tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tại NHCTBL, cũng như qua quá trình phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng em xin đưa ra một và kiến nghị đến NHCTVN, chính quyền địa phương và NHCTBL với hy vọng nó sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển.
6.2.1Đối với NHCT Việt Nam
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tín để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác được giao.
Xử lý các văn bản chế độ, kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp thời. Hiện tại so với nhiều NHTM khác thì quy trình cho vay của NHCT còn cồng kềnh và nhiều thủ tục, hồ sơ chứng từ còn quá nhiều gây phiền hà cho KH, NHCTVN cần nghiên cứu tinh gọn quy trình nghiệp vụ nhằm đơn giản hóa hồ sơ thủ tục cho KH.
6.2.2Đối với chính quyền địa phương
Cần phát huy tốt vai trò hổ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về KH, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho KH giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.
Tòa án nhân dân trong tỉnh cần tiếp tục hỗ trợ Ngân hàng trong những vụ Ngân hàng đưa ra khởi kiện và đề nghị xử lý nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hơn,
Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung tâm phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để Ngân hàng thu hồi vốn để tái đầu tư.
Trong những năm qua, vấn đề nuôi tôm không có hiệu quả làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đây là vấn đề cần được chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ Ngân hàng cho vay, đặc biệt là vay ưu đãi để người dân có vốn tái sản xuất nâng cao đời sống kinh tế của người dân tỉnh nhà.
Nên có những hình thức hạn chế đối với cán bộ xã, phường ký xác nhận với hộ vay vốn không chặt chẽ, không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.
6.2.3Đối với chi nhánh Ngân hàng Công thương Bạc Liêu
Cần tăng cường CBTD để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng.
Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và đẩy mạnh công tác thu nợ. Từng bước hạ thấp nợ quá hạn ở chi nhánh xuống mức có thể chấp nhận.
Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của KH.
Nguồn thu của Ngân hàng bao gồm 2 nguồn thu chính là từ lãi cho vay và thu từ dịch vụ ngân hàng. Trong đó thu từ dịch vụ là nguồn thu không tiềm ẩn những rủi ro, vì vậy để hạn chế tổn thất của rủi ro tín dụng lên hoạt động của Ngân hàng ta có thể cơ cấu lại nguồn thu này theo xu hướng tăng phần thu từ dịch vụ Ngân hàng.
Phát triển hệ thống chi nhánh rộng khắp huyện nhà vừa phục vụ tốt hơn cho người dân vừa giảm chi phí cho cả đôi bên và cũng nhằm tránh nhằm tránh ùn tắc công việc gây mất thời gian cho Ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
−Ngân hàng Công Thương Việt Nam (04/2004). Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống NHCT Việt Nam, Hà Nội.
−Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2004). Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công Thương Bạc Việt Nam, Hà Nội.
−Nguyễn Thị Mùi (2006). Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
−Nguyễn Văn Tiến (2001). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Tài chính Hà Nội
−Thái Văn Đại (2005). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.
−Thái Văn Đại (2005). Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.