I. Theo ngành kinh tế 862.117 100 1.020
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU
4.2NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG THEO NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH
NHÂN PHÁT SINH
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những KH thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 22: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NHCT BẠC LIÊU THEO NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH QUA 3 NĂM 2005 - 2007 ĐVT: triệu đồng NGUYÊN NHÂN NĂM CHÊNH LỆCH 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệtđối % Tuyệtđối %
1. Chủ quan 1.825 14,13 1.870 12,35 2.040 10,69 45 2,47 170 9,09
1.1. Do Ngân hàng 575 31,51 450 24,06 300 14,71 (125) (21,74) (150) (33,33)
1.2. Do khách hàng 1.250 68,49 1.420 75,94 1.740 85,29 170 13,60 320 22,54
2. Khách quan 11.093 85,87 13.271 87,65 17.049 89,31 2.178 19,63 3.778 28,47
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.
4.2.1Các yếu tố khách quan
4.2.1.1Điều kiện tự nhiên
Qua bảng 22 trang 71 ta thấy trong các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn thì nguyên nhân khách quan luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tỷ lệ này tăng đần qua các năm, cụ thể năm 2005 nó chiếm 85,87%, năm 2006 là 87,65% và 2007 đạt 89,31%. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những tác động bên ngoài, đầu tiên phải kể đến môi trường tự nhiên như nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng mưa lũ làm thiệt hại cho trồng trọt và chăn nuôi đồng thời tạo điều kiện cho mần bệnh phát triển do ẩm ướt như dịch cúm H5N1, lở mồm long móng.
Tình hình khí hậu, thời tiết ở Bạc Liêu được thiên nhiên khá ưu ái, tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình thời tiết có những biến động bất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra. Người dân trong khu vực chưa có ý thức cao trong việc chống chọi với tự nhiên, dẫn đến những thiệt hại lớn về vật chất. Thêm vào đó là dịch bệnh xảy ra liên tục trong phạm vi toàn tỉnh như: bệnh đốm trắng ở tôm, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa xuất hiện từ năm 2005, dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh ở heo…Vì thế Ngân hàng phải gánh chịu sự gia tăng liên tục của tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, và cả nợ không có khả năng thu hồi.
4.2.1.2Chính sách kinh tế và xã hội trong nước và thế giới
Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.
Nền kinh tế chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của nền kinh tế thế giới như giá nguyên liệu tăng làm đình trệ một số cơ sở sản xuất do thua lỗ. Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như: Biến
động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao. Trong các năm gần đây, giá cả một số mặt hàng thiết yếu như: dầu, vàng, điện, sắt thép, … tăng rất mạnh. Điều này khiến một số doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Đặc biệt ở tỉnh Bạc Liêu các doanh nghiệp đa số ở quy mô vừa và nhỏ, luôn gánh chịu những tác động này một cách sâu sắc.
Bên cạnh đó do hành lan pháp lý chưa phù hợp, không có sự hiểu biết đầy đủ về luật pháp quốc tế, điển hình là năm 2005 vụ Mỹ kiện ta bán phá giá tôm và cá basa. Gần đây là việc thị trường Nhật tẩy chay hàng Việt Nam do dư lượng kháng sinh và các hóa chất cấm trong tôm làm cho sản phẩm bị ứ động không có đầu ra… Quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi làm nguyên liệu đầu vào và nguồn cung sản phẩm đầu ra không ổn định… Rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp đã lây lan sang hoạt động của các ngân hàng nên năm 2006 nợ quá hạn do điều kiện khách quan gây ra là 13.271 triệu đồng tăng 19,63% so với 2005, năm sau lại tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn là 28,47%, làm con số này ở năm 2007 là 17.049 triệu đồng.
Cơ chế, chính sách liên quan mật thiết đến các doanh nghiệp như chiến lược phát triển vùng, ngành; các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn về môi trường… thường xuyên thay đổi, không có tính dự báo của Việt Nam cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án vay vốn. Tại Bạc Liêu, những người nông dân đã gánh chịu những hậu quả nặng nề của chính sách chuyển dịch cơ cấu trồng lúa sang nuôi tôm một cách ồ ạt. Sau một vài năm trúng tôm, đến nay ở một số vùng trong tỉnh nông dân đã không thể tiếp tục theo đuổi việc nuôi tôm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả này như: ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, chất lượng tôm giống không đảm bảo… Từ đó đã đưa nợ quá hạn trong lĩnh vực nuôi tròng thuỷ sản lên con số đáng báo động.
Vấn đề xử lý nợ tồn đọng là một trong những khó khăn của Ngân hàng, đặc biệt là việc tố chức phát mãi tài sản thế chấp và tài sản được giao từ các vụ án. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại còn bất cập so với thực tế và chưa đồng bộ, cho nên trong quá trình xử lý nợ quá hạn, Ngân hàng Công
thương Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của các bộ, ngành có liên quan.
4.2.2Các yếu tố chủ quan
4.2.2.1Nguyên nhân từ KH vay vốn
Về phía người vay nợ, nguyên nhân chủ quan thứ nhất là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn rất ít so với nhu cầu, do vậy KH cần vay thêm một khoản vốn rất lớn để dảm bảo đủ vốn sản xuất kinh doanh, mà tài sản đảm bảo thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thi Ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ. Thứ hai, năng lực điều hành còn hạn chế do chủ các doanh nghiệp chủ yếu điều hành theo kinh nghiệm thực tế chứ không có tầm nhìn xa trông rộng, dự báo biến động của thị trường. Thứ ba, mở rộng quy mô sản xuất quá mức kiểm soát, nên không kiểm tra tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh thường xuyên, vì vậy không thể phát hiện kịp thời trong kinh doanh. Thứ tư, thiếu thông tin thị trường và các đối tác. Cuối cùng là phải kể đến việc thiếu thiện trí trả nợ vay cho Ngân hàng ngay từ khi KH xin vay vốn, đây là nguyên nhân rất khó phát hiện. Năm 2006 nợ quá hạn xuất phát từ nguyên nhân KH là 1.420 triệu đồng, tăng 170 triệu đồng so với 2005 tương ứng với tăng 13,60%. Con số này ở năm 2007 là 1.740 triệu đồng, tăng 22,54% so với 2006. Từ đó ta thấy, nợ quá hạn phát sinh từ nguyên nhân chủ quan của KH liên tục tăng qua ba năm và tốc độ tăng ngày càng cao. Ngân hàng cần có những biện pháp mạnh tay để kiểm tra và xử lý các trường hợp này.
Trình độ, năng lực của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế, không đủ khả năng lập các dự án kinh doanh khả thi để làm thủ tục vay vốn. Hệ quả là để vay được vốn của ngân hàng, họ thường thuê một công ty dịch vụ tài chính chuyên nghiệp lập dự án cho mình. Lúc này, ngân hàng có thể đối diện với các dự án ảo, thông tin đã bị thổi phồng hoặc bóp méo.
Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê của nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa tốt, chưa thực hiện đúng chế độ báo cáo tài chính, nghĩa vụ nộp thuế, chưa thực hiện kiểm toán hàng năm
Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Sau khi nhận được tiền vay từ ngân hàng, KH thường có động cơ sử dụng vốn vay vào các mục đích rủi ro nhưng có mức sinh lợi cao làm cho ngân hàng khó thu hồi nợ.
4.2.2.2Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
Trãi qua thời gian dài hoạt động Ngân hàng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để khắc phục những rủi ro do chủ quan của Ngân hàng bằng việc ban hành rất nhiều văn bản pháp luật, dưới luật, các quy định, quy trình trong cho vay, … Qua bảng 22 trang 71 ta thấy tỷ trọng của nợ quá hạn xảy ra do sai sót từ phía Ngân hàng đã giảm dần qua ba năm, năm 2005 nguyên nhân do Ngân hàng chiếm 31,51% tổng số nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan, năm 2006 còn 24,06% và sang 2007 tỷ lệ này chỉ còn 14,71%. Cụ thể là năm 2006 nợ quá hạn do sai sót của Ngân hàng là 450 triệu đồng, giảm 21,74% so với 2005 tương ứng với 125 triệu đồng. Năm 2007 tiếp tục giảm 33,33% so với 2006. Những rủi ro này xảy ra do cán bộ Ngân hàng không tuân thủ đùng quy trình nghiệp vụ cho vay, tuy nhiên đây cũng là hệ quả của việc cho vay quá nhiều, CBTD không thể kiểm tra chặt chẽ tất cả các khoản vay.
Chương 5