I. Theo ngành kinh tế 862.117 100 1.020
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU
5.1GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN
Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dung vốn.
Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng việc sử dụng vốn, là do tâm lý ngại gửi tiền vào ngân hàng của người dân Nam bộ nói chung và người dân tại tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Tiền nhàn rỗi trong dân thường được cất giữ tại nhà dưới dạng tiền mặt hoặc vàng, vì thế Ngân hàng chưa huy động triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
Từ bảng 2 trang 37 cho thấy nguồn vốn huy động tại chổ của NHCTBL mặc dù luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng nguồn vốn và tăng qua các năm, năm 2006 vốn huy động là 224.595 triệu đồng tăng 22.792 triệu đồng tương đương 11,29% so với năm 2005, năm 2007 đạt 246.939 triệu đồng tăng 22.344 triệu đồng tương đương 9,95% so với năm 2006 nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho vay ở địa phương. Để mở rộng hoạt động tín dụng, Ngân hàng không chỉ dừng lại ở chổ cho vay đa phần bằng nguồn vốn điều hoà từ NHCTVN mà phải cố gắng huy
động nguồn vốn tại chổ, vì chi phí của huy động vốn tại chổ thấp sẽ làm giảm lãi suất cho vay tăng sự cạnh tranh cho Ngân hàng .
Vì vậy, huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng, muốn thực hiện mục tiêu trên Ngân hàng phải có những chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Sau đây là một số giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn:
−Trước hết Ngân hàng cần phải tạo niềm tin đối với khách hàng, bởi vì lòng tin là một trong những vấn đề sống còn của Ngân hàng. Ngân hàng có huy động được hay không là nhờ vào lòng tin của dân chúng. Tạo lòng tin nơi khách hàng là một biện pháp tổng hợp nhiều khía cạnh. Sau đây là một số biện pháp điển hình:
+ Cơ sở vật chất: là một trong những cơ sở vững vàng nhất để tạo niềm tin nơi khách hàng, nhất là vấn đề huy động tiền gửi. Trước hết Ngân hàng nên đầu tư vào cơ sở vật chất cho trụ sở làm việc của Ngân hàng thêm tiện nghi, trang trí thẩm mỹ, sắp xếp công việc một cách khoa học. Như thế sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng, họ sẽ tin rằng Ngân hàng làm ăn có hiệu quả và có thể yên tâm ký thác tiền vốn của mình. + Phong cách phục vụ và trình độ nhân viên: Ngân hàng cần thường
xuyên có các lớp huấn luyện nâng cao trình độ và phong cách phục vụ cho nhân viên. Tạo tác phong và phong cách tốt như ân cần, lịch sự, nhã nhặn, tận tâm, và có trình độ cho các nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
−Đơn giản hóa các thủ tục gửi tiết kiệm, tiến hành thông báo và quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông để cho người dân biết được một cách cụ thể về các hình thức gửi tiền, hình thức trả lãi, chương trình khuyến mãi … nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân có vốn nhàn rỗi.
−Đa dạng hoá các hình thức gửi tiền trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các hình thức huy động mới và nghiên cứu các sản phẩm mới về huy động vốn của các NHTM khác để cải biên áp dụng tại đơn vị. Chẳng hạn như: sản phẩm tiết kiệm tích luỹ, sản phẩm tiết kiệm bậc thang, sản phẩm tiết kiệm bảo an ...
−Cần huy động thêm vàng và ngoại tệ đồng thời mở rộng các hình thức thanh toán qua Ngân hàng để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các kiều bào nước ngoài tham gia.
−Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với địa bàn tỉnh, có sự phối hợp chặt chẽ thông tin hai chiều từ trung ương về chi nhánh và ngược lại.
−Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn hiệu quả, họ tích lũy nhiều nhưng thường cất giữ bằng cách mua vàng.