Theo ngành kinh tế 892.146 100 1.042

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu (Trang 41 - 47)

7 100

1.257.83

0 100 150.221 16,84 215.463 20,67

1. Công nghiệp & Tiểu thủ

Công nghiệp 179.989 20,17 156.689 15,03 115.919 9,22 (23.300) (12,95) (40.770) (26,02) 2. Thương mại dịch vụ 450.455 50,49 620.832 59,56 881.959 70,12 170.377 37,82 261.127 42,06

3. Nông lâm nghiệp 51.252 5,74 64.638 6,20 59.765 4,75 13.386 26,12 (4.873) (7,54)

4. Thủy sản 189.578 21,25 149.176 14,31 132.490 10,53 (40.402) (21,31) (16.686) (11,19)

a.Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Qua bảng 4 trang 41 ta thấy doanh số cho vay ngắn, trung và dài hạn tại NHCTBL có xu hướng tăng lên theo từng năm. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. Điều này phù hợp với chiến lược đầu tư tín dụng của NHCTBL là tập trung vào các khoản vay tiêu dùng, sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, giảm thiểu rủi ro khi thời gian đầu tư kéo dài. Cụ thể cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 89% tổng doanh số cho vay và tăng dần qua ba năm, năm 2005 cho vay ngắn hạn chiếm 89,74%, cho vay trung và dài hạn là 10,26%. Đến năm 2007 tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn đạt 90,12%, tương ứng doanh số cho vay trung và dài hạn giảm còn 9,88%. Tình hình tăng trưởng của từng thời hạn có thể được sơ lược qua đồ thị sau:

1.133.546936.161 936.161 800.620 124.284 106.206 91.526 - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng CVNH CVT-DH

Đồ thị 1: ĐỒ THỊ CHO VAY NGẮN HẠN, TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHCT BẠC LIÊU (2005 – 2007)

Doanh số cho vay ngắn hạn: năm 2006 đạt 936.161 triệu đồng tăng

135.541 triệu đồng tương đương 16,93% so với năm 2005. Đến năm 2007, doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn với số tiền 197.385 triệu đồng tương đương 20,08% so với năm 2006. Khoản vay ngắn hạn này chủ yếu cho đầu tư bổ sung vốn lưu động để thực hiện các chi phí sản xuất kinh doanh trong nước và hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó khoản vay đó còn đáp ứng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng, làm việc, sữa chữa nhà cửa, … bởi vì lĩnh vực này ít rủi ro và thu hồi vốn nhanh, KH có thể trả nợ Ngân hàng đúng hạn.

Doanh số cho vay trung và dài hạn: năm 2005 cho vay đạt 91.526

triệu đồng, đến năm 2006 đạt 106.206 triệu đồng, tăng 16,04% so với 2005. Sang năm 2007 tốc độ tăng là 17,02% so với 2006, cho vay đạt 124.284 triệu đồng. Cho vay trung và dài hạn tăng trưởng nhanh qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư phát triển như xây dựng nhà máy, kho bãi, mua máy móc, thiết bị … Mặt khác cho vay trung và dài hạn còn phục vụ cho việc sữa chữa, mua sắm nhà đất; mua xe phục vụ việc vận chuyển hành khách và hàng hóa …

b.Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Qua bảng 4 trang 41 ta thấy doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NHCTBL qua 3 năm có sự tăng giảm không đều, và tỷ trọng của từng ngành về doanh số cho vay đã thay đổi qua 3 năm. Có thể thấy rõ hơn cơ cấu ngành trong

doanh số cho vay qua biểu đồ 4.

Năm 2005 CN&TTCN 20% TMDV 51% NLN 6% Thủy sản 21% CV khác 2%

Năm 2006 CN&T TCN 15% TMDV 60% NLN 6% Thủy sản 14% CV khác 5% Năm 2007 CN&T T CN 9% T MDV 70% NLN 5% T hủy sản 11% CV khác 5%

Biểu đồ 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM 2005 – 2007

Qua biểu đồ 4 trang 43 và số liệu của bảng 4 trang 41 ta đi sâu phân tích ở các ngành kinh tế có sự biến động lớn về doanh số cho vay qua 3 năm.

Thương mại dịch vụ: đây là ngành mà doanh số cho vay có sự tăng

trưởng rất cao và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay qua các năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay đạt 620.832 triệu đồng chiếm 60% tổng doanh số cho vay tăng 170.377 triệu đồng tức 37,82% so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số cho vay lại tiếp tục tăng cao với số tiền 261.127 triệu đồng tương đương 42,06% so với năm 2005, đưa tỷ trọng của ngành này trong năm 2007 được

nâng lên chiếm 70% trong tổng doanh số cho vay. Để đạt được kêt quả này, chi nhánh đã tích cực thu hút KH lớn (như Công ty Cổ phần Thương nghiệp Bạc liêu) cũng như giữ những KH truyền thống. Mặt khác, ngành thương mại - dịch vụ đang là ngành đang được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển nhằm góp phần tăng tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn. Ngoài ra, trong những năm qua giá cả hàng hoá biến động tăng liên tục nên với doanh số cho vay như cũ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp trong ngành thương mại - dịch vụ …Từ những lý do trên Ngân hàng đã phát vay tăng đối với ngành nghề kinh doanh này.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: doanh số cho vay của ngành

này liên tục giảm trong ba năm, cụ thể năm 2006 là 156.689 triệu đồng, giảm 12,95% tương ứng với giảm 23.300 triệu đồng so với 2005. Sang năm 2007 tốc độ giảm nhanh hơn, doanh số cho vay chỉ còn 115.919 triệu đồng, giảm 40.770 triệu đồng so với năm 2006. Bên cạnh đó nhìn vào biểu đồ 4 ta thấy tỷ trọng của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp liên tục giảm trong tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Năm 2005 ngành này chiếm 20% trong tổng số cho vay, sang năm 2006 là 15% và chỉ còn 9% ở 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ngành nghề này ở tại Bạc Liêu chưa phát triển, chưa hình thành nên các khu công nghiệp nên người dân cũng như các doanh nghiệp chưa mạnh dạn mở rộng việc đầu tư.

Thủy sản: mặc dù chiếm tỷ trọng cũng tương đối trong tổng doanh số

cho vay nhưng số vốn đầu tư cho ngành thủy sản lại giảm đều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay đạt 149.176 triệu đồng giảm 40.402 triệu đồng tương đương 21,31% so với năm 2005. Năm 2007, lại tiếp tục giảm với số tiền 16.686 triệu đồng tức 11,19% so với năm 2006. Từ đó tỷ trọng của ngành cũng giảm từ 21% ở năm 2005, năm 2006 còn 14% và sang 2007 chỉ còn 11%. Có thể nói thủy sản đã được chủ trương phát triển như một ngành chủ lực của tỉnh, tuy nhiên đây là lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao, chưa đựng nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh… Bên cạnh đó Ngân hàng đã chịu nhiều tổn thất ở lĩnh vực này, vì thế lĩnh vực này nằm trong số ngành phải hạn chế cho vay, chỉ giử lại các KH uy tín, vay trả tốt để tiếp tục đầu tư.

Một trong các nguyên tắc cơ bản của tín dụng là sự hoàn trả. Nếu đồng vốn của Ngân hàng sau một thời gian đã được cam kết trong hợp đồng mà đồng vốn đó không được quay về từ nơi xuất phát (bao gồm cả gốc và một khoản lãi theo cam kết) thì Ngân hàng không thể đầu tư cho xã hội, kế hoạch kinh doanh bị đảo lộn, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự phá sản. Nhận thức được vấn đề trên, trong chiến lược kinh doanh của mình, Ngân hàng luôn xem công tác thu hồi nợ vay là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu. Kết quả thu nợ qua các năm được thể hiện trong bảng số 5 trang 46. Qua bảng số liệu đó ta thấy doanh số thu nợ cũng có cơ cấu và tốc độ tăng giảm khá tương ứng với doanh số cho vay.

a.Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xem xét tình hình thu nợ theo thời hạn cho vay ở bảng 5 trang 46 ta thấy doanh số thu nợ ở các thời hạn đều tăng và doanh số thu nợ của cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Để thấy rõ hơn có thể phân tích qua đồ thị sau:

1.104.554921.853 921.853 773.887 119.514 98.891 88.230 - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng CVNH CVT-DH

Đồ thị 2: ĐỒ THỊ DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY CỦA NHCT BẠC LIÊU QUA BA NĂM

Bảng 5: TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA NHCT BẠC LIÊU THEO THỜI HẠN VÀ THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 3 NĂM 2005 - 2007 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Tuyệt đối % Tuyệt đối % I. Theo thời hạn cho vay 862.117 100 1.020.74

4 100

1.224.06

8 100 158.627 18,40 203.324 19,92

1. Cho vay ngắn hạn 773.887 89,77 921.853 90,31 1.104.554 90,24 147.966 19,12 182.701 19,82 2. Cho vay trung-dài hạn 88.230 10,23 98.891 9,69 119.514 9,76 10.661 12,08 20.623 20,85

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu (Trang 41 - 47)