1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình

88 396 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 441 KB

Nội dung

Hiện nay, vẫn không ít người coi văn hoá là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế, thậm chí phụ thuộc vào kinh tế, bám sau kinh tế

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, vẫn không ít người coi văn hoá là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế, thậm chí phụ thuộc vào kinh tế, bám sau kinh tế. Nghĩa là chỉ khi nào kinh tế phát triển ổn định thì mới có điều kiện để chăm lo đến đời sống tinh thần. Tuy nhiên, nói đến văn hoá là nói đến cái đúng, cái đẹp, cái tốt, nghĩa là nói đến phẩm chất thuộc đạo đức trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên cũng như trong sự tu dưỡng không ngừng để mong tiến tới hoàn thiện bản thân. Điều quan trọng để phát triển hoạt động kinh doanh là kết hợp được giữa văn hóakinh doanh. Như vậy làm sao có thể dung hoà hai lĩnh vực nói trên? Làm sao có thể đưa nhân tố văn hoá vào kinh doanh và ngược lại, đưa các nhân tố kinh doanh vào văn hoá, nhưng không làm tổn hại đến văn hoá? Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập của các nước trên thế giới mỗi nước muốn đứng vững trên thương trường ngoài việc có một tiềm lực kinh tế mạnh mẽ cũng cần phải có văn hóa kinh doanh. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong quá trình phát triển. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng khách quan đó. Trong lĩnh vực Ngân hàng, để thực hiện hội nhập, từ nay đến 2010, Việt Nam tiếp tục thực thi các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ, bắt đầu thực hiện Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo các cam kết này, đến năm 2010, các ngân hàng Mỹ cũng được đối xử bình đẳng như tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước. Bắt đầu từ 2011 đến 2020, Việt Nam phải thực hiện những cam kết còn lại trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng như các yêu cầu còn lại của GATS về mở cửa dịch vụ tài chính- ngân hàng. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Như vậy, sau khi hội nhập ngành ngân hàng ở Việt Nam đứng trước những thách thức rất lớn đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài. Theo như một số nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích thì đạo đức tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Do đó, bên cạnh việc nâng cao khả năng cạnh tranh thì việc phát triển văn hóa kinh doanh cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình là một trong những chi nhánh của NHCT VN được thành lập từ rất lâu nên có bề dày lịch sử và cũng là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất của hệ thống NHCT VN. Trong một thời gian thực tập ngắn hạn tại chi nhánh NHCT Ba Đình, em nhận thấy ngân hàng đã có kết quả hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả và để đạt được điều đó thì việc ứng dụng phát triển văn hóa kinh doanh của ngân hàng rất được chú trọng. Bởi vậy, em đã chọn đề tài : “ Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình” để nghiên cứu. Đề tài của em gồm có những nội dung chính sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Ngân hàng công thương Ba Đình. Chương 3: Giải pháp phát triển văn hóa kinh doanh tại Ngân hàng công thương Ba Đình. Do thời gian và khả năng có hạn nên chuyên đề của em không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô và toàn thể cán bộ ngân hàng. Em xin chân trọng cảm ơn cô giáo Ths. Lê Thanh Tâm và các cô chú ở phòng khách hàng cá nhân của Chi nhánh NHCT Ba Đình đã rất nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành chuyên đề này. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1.Khái quát về văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về văn hóa kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Muốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó. Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người và do vậy có rất nhiều cách hiểu. Có tới hàng trăm định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Từ năm 1952, hai nhà nhân loại học người Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. - Theo nghĩa gốc của từ Tại phương Tây, văn hóa – culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay kultur (tiếng Đức) … đều xuất sứ từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực, nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ý nghĩa văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ hóa trong văn hóa là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn, đời sống. Vậy văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa. Đường lối văn trị hay đức trị của Khổng Tử là từ quan điểm cơ bản này về văn hóa ( văn hóavăn trị giáo hóa, là giáo dục, cảm hóa bằng điển chương, lễ nhạc, không dùng hình phạt tàn bạo và sự cưỡng bức). Như vậy, văn hóa trong cả từ nguyên của cả phương Đông và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người ( bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. - Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu Căn cứ vào đối tượng mà thuật ngữ “văn hóa” được sử dụng để phản ánh ba cấp độ nghiên cứu chính về văn hóa đó là : + Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thân do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Loài người là một bộ phận của tự nhiên nhưng khác với sinh vật khác, loài người có một khoảng trời riêng, một thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo ra nuôi sống con người, giúp loài người hình thành và sinh tồn như không khí, đất đai … thì văn hóa là cái nôi thứ hai – nơi ở đó toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của loài người được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. Nếu con người không thể tồn tại khi tách khỏi giới tự nhiên thì cũng vậy, con người không thể trở thành “người” theo đúng nghĩa nếu tách khỏi môi trường văn hóa. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Do đó, nói đến văn hóa là nói đến con người – nói tới những đặc trưng riêng chỉ có ở loài người, nói tới việc phát huy những năng lực và bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hướng con người khát vọng vươn tới “chân - thiện – mỹ”. Đó là ba giá trị trụ cột vĩnh hằng của văn hóa nhân loại. Cho nên, theo nghĩa này, văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người dù đó chỉ là những suy tư thầm kín, những giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội. Như vậy, hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới chân - thiện – mỹ và khả năng sáng tạo chân – thiện – mỹ trong đời sống. Theo UNESCO “ Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm … Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng …” Theo Hồ Chí Minh: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ở và các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Theo E.Herriot: “Văn hóa là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả” + Theo nghĩa hẹp, văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người. Trong phạm vi này, văn hóa khoa học (toán học, vật lý học, hóa học Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 …), văn hóa nghệ thuật ( văn học, điện ảnh … ) được coi là hai phân hệ chính của hệ thống văn hóa. + Theo nghĩa hẹp hơn nữa, văn hóa được coi như một ngành – ngành văn hóa – nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác. Cách hiểu này thường kèm theo cách đối xử sai lệch về văn hóa: coi văn hóa là lĩnh vực hoạt động đứng ngoài kinh tế, sống được là nhờ trợ cấp của nhà nước và “ ăn theo” nền kinh tế. Trong ba cấp độ phạm vi nghiên cứu kể trên về thuật ngữ văn hóa, hiện nay người ta thường dùng văn hóa theo nghĩa rộng nhất. Loại trừ những trường hợp đặc biệt và người nghiên cứu đã tự giới hạn và quy ước. - Căn cứ theo hình thức biểu hiện Văn hóa được phân loại theo văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hay đúng hơn theo cách phân loại này văn hóa bao gồm văn hóa vật thể (tangible) và văn hóa phi vật thể (intangible). Các đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng như các sản văn hóa truyền thống như tranh Đông Hồ, gốm bát tràng, áo dài, áo tứ thân … đều thuộc loại hình văn hóa vật thể. Các phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca hay bảng giá trị, các chuẩn mực đạo đức của một dân tộc … là thuộc loại hình văn hóa phi vật thể. Tuy vậy, sự phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì trong một sản phẩm văn hóa thường có cả yếu tố “vật thể” và “phi vật thể” như “ như cái hữu thể và cái vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau, như thân xác và tâm trí con người”. Điển hình như văn hóa cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, ẩn sau cái vật thể hữu hình của nó là những cồng, những chiêng, những con người của núi rừng. những nhà sàn, nhà rông mang đậm bản sắc … là cái vô hình của âm hưởng, phong cách và quy tắc chơi nhạc đặc thù, là cái hồn của thời gian, không gian và giá trị lịch sử. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Như vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành viên vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái mỹ trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Từ ý nghĩa đó, chúng ta rút được khái niệm về văn hóa như sau: “ Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử”. * Những nét đặc trưng của văn hóa Văn hóa có một số đặc trưng tiêu biểu sau: - Văn hóa mang tính tập quán: Văn hóa quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một xã hội cụ thể. Có những tập quán đẹp tồn tại lâu đời như một sự khẳng định những nét độc đáo của một nền văn hóa này so với nền văn hóa kia như tập quán “mời trầu” của người Việt Nam, tập quán các thiếu nữ Nga mời khách bánh mỳ và muối. Song cũng có những tập quán không dễ gì cảm thông ngay như tập quán “cà răng căng tai” của một số dân tộc thiểu số của Việt Nam. - Văn hóa mang tính cộng đồng: Văn hóa không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa như là một sự quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng. Đó là những lề thói, những tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc. Một người nào đó làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy rằng xét về mặt pháp lí những việc làm của anh ta không có gì là phi pháp. - Văn hóa mang tính dân tộc: Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được. Vì thế mà một câu chuyện cười có thể làm cho người dân các nước phương Tây cười Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 chảy nước mắt mà người dân Châu Á chẳng thấy có gì hài hước ở đó cả. Vì vậy, cùng một thông điệp mà ở nhiều nước lại có thể mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. - Văn hóa có tính chủ quan: Con người ở các nền văn hóa khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc. Cùng một sự việc có thể được hiểu một cách khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau. Một cử chỉ thọc tay vào túi quần và ngồi gếch chân lên bàn để giảng bài của một thầy giáo có thể được coi là rất bình thường ở nước Mỹ, trái lại không thể chấp nhận được ở nhiều nước khác. - Văn hóa có tính khách quan: Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội được chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người. Văn hóa tồn tại khách quan ngay cả với các thành viên trong cộng đồng. Chúng ta có thể học hỏi các nền văn hóa, chấp nhận nó, chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của mình. Chẳng hạn quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn rất sâu trong lịch sử Việt Nam không dễ gì xóa bỏ được. - Văn hóa có tính kế thừa: Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm, hàng ngàn năm của tất cả các hoàn cảnh. Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc trưng riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Ở mỗi thế hệ, thời gian qua đi, những cái cũ có thể loại trừ và tạo nên một nền văn hóa quảng đại. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hóa của một dân tộc trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn. - Văn hóa có thể học hỏi được: Văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời này qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có. Đa số kiến thức mà một người có được là do học mà có hơn là bẩm sinh đã có. Do vậy, con người Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 ngoài vốn văn hóa có được từ nơi mình sinh ra và lớn lên, có thể còn học được từ những nơi khác, những nền văn hóa khác. - Văn hóa luôn tiến hóa: Một nền văn hóa không bao giờ tĩnh lại và bất biến. Ngược lại văn hóa luôn luôn thay đổi và rất năng động. Nó luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hinh mới. Trong quá trình hội nhập và giao thoa với các nền văn hóa khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, hoặc tích cực của các nền văn hóa khác. Ngược lại, nó cũng tác động ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác. Việc nắm bắt được những nét đặc trưng của văn hóa cho chúng ta một tầm nhìn bao quát, rộng mở và một thái độ hết sức quan trọng và thận trọng với những vấn đề văn hóa. Mọi sự kết luận vội vàng hoặc một sự thiếu trách nhiệm đều có thể làm thui chột khả năng sáng tạo văn hóa. Nhận biết đầy đủ và sâu sắc những đặc trưng này sẽ giúp chúng ta xác định được biểu hiện và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng. 1.1.1.2. Khái niệm văn hóa kinh doanh Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện cùng với hàng hóa và thị trường. Nếu là danh từ thì kinh doanh là một nghề - được dùng để chỉ những người thực hiện các hoạt động nhằm mục đích kiếm lợi, còn nếu là động từ thì kinh doanh là một hoạt động – là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường. Dù xét từ giác độ nào thì mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh hay bản chất của kinh doanh là để kiếm lời. Các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh là những người làm kinh doanh, họ gồm các cấp độ như cá nhân, nhóm và tổ chức; họ có mối liên hệ liên kết chặt chẽ với nhau và tạo thành tầng lớp các nhà kinh doanh hay tầng Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 lớp doanh nhân. Nhà kinh doanh sẽ căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu và sở thích của khách hàng để cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, các doanh nhân có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài vì hoạt động của nó có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác của con người, nên ngoài sự điều chỉnh từ phía khách hàng, kinh doanh còn chịu sự điều tiết của pháp lý, xã hội … Đồng thời, những tín hiệu từ phía môi trường bên ngoài cũng rất có ý nghĩa với chủ thể kinh doanh, nó tác dụng đến quá trình tồn tại và quá trình ra quyết định của chủ thể kinh doanh. Như vậy, chủ thể kinh doanh và môi trường bên ngoài có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không có môi trường bên ngoài thì không thể tồn tại chủ thể kinh doanh lẫn hoạt động kinh doanh và ngược lại. Trong kinh doanh, những sắc thái văn hóa có trong toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của hoạt động kinh doanh, nó thể hiện từ cách chọn và cách bố trí máy móc và dây chuyền công nghệ; từ cách tổ chức bộ máy về nhân sự và hình thành quan hệ giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức cho đến các phương thức quản lý kinh doanh mà chủ thể kinh doanh áp dụng sao cho có hiệu quả nhất. Hoạt động kinh doanh cố nhiên không lấy các giá trị của văn hóa làm mục đích trực tiếp, song nghệ thuật kinh doanh, từ việc tạo vốn ban đầu, tìm địa bàn kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, cách thức tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và bảo lãnh sau bán hàng … được “thăng hoa” lên với những biểu hiện và giá trị tốt đẹp thì kinh doanh cũng là biểu hiện sinh động văn hóa của con người. Do đó, bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Từ đó, khái niệm về văn hóa kinh doanh được khái quát như sau: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 [...]... cầu hóa đã tạo nên văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp vừa có những đặc điểm tương đồng với bản sắc kinh doanh của một dân tộc, vừa có những đặc điểm riêng của doanh nghiệp đó Văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại thuộc nhóm này * Văn hóa kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể: Là toàn bộ những nhân tố văn hóa được cá nhân kinh doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong quá trình kinh. .. Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó” 1.1.2 Vai trò của văn hóa kinh doanh 1.1.2.1 Văn hóa kinh doanh đối với xã hội Để biết được vai vai trò của văn hóa đối với xã hội như thế nào thì trước tiên chúng ta nên tìm hiểu vai trò của văn hóa đối với sự phát triển. .. sống vật chất và tinh thần hàng ngày của người dân là do những chủ thể này cung cấp Vì thế nên phong cách và sắc thái trong quá trình kinh doanh của họ cũng tạo nên những dấu ấn quan trọng trong văn hóa kinh doanh 1.2 Văn hóa kinh doanh trong ngân hàng thương mại 1.2.1 Những đặc trưng trong kinh doanh của ngân hàng thương mại và sự cần thiết của văn hóa kinh doanh Ngân hàng thương mại là một trong các... doanh của ngân hàng thương mại Văn hóa kinh doanh trong ngân hàng thương mại có những điểm tương đồng với văn hóa kinh doanh nói chung và đồng thời cũng có những đặc thù riêng do đặc điểm kinh doanh quy định 1.2.2.1 Triết lý kinh doanh của ngân hàng thương mại Triết lý kinh doanh của ngân hàng thương mại là sự thể hiện quan điểm và tư tưởng chỉ đạo nghiệp vụ của ngành, ý tưởng kinh doanh và sứ mệnh Website:... lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 kinh doanh sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những doanh nghiệp áp dụng Sự phát triển của một quốc gia bao hàm cả sự phát triển kinh tế, khi có tác động của văn hóa kinh doanh, kinh tế có thêm bàn đạp để thúc đẩy sự tăng trưởng đồng thời cũng tạo nên sự phát triển đối với một xã hội 1.1.2.2 Vai trò của văn hóa kinh doanh với doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa... 0918.775.368 cấu thành (bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân và các hình thức văn hóa khác) chủ thể kinh doanh phải kết hợp đồng thời hai hệ giá trị sau: Trước hết, chủ thể kinh doanh sẽ lựa chọn và vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội… vào hoạt động kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Đó là tri thức, kiến thức, sự hiểu biết về kinh doanh được thể... của một hệ thống văn hóa kinh doanh hoàn chỉnh Ứng với mỗi loại hình chủ thể kinh doanh cụ thể, bốn nhân tố này sẽ tạo nên hệ thống văn hóa kinh doanh đặc trưng của mỗi loại hình chủ thể đó Xét từ thực tiễn kinh doanh có thể khái quát các chủ thể kinh doanh với hệ thống văn hóa kinh doanh của mình với hai nhóm như sau: * Văn hóa doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây... hiện khác của văn hóa kinh doanh như: Giá trị sử dụng, hình thức, mẫu mã sản phẩm; kiến trúc nội và ngoại thất; nghi lễ kinh doanh; giai thoại và truyền thuyết; biểu tượng; ngôn ngữ, khẩu hiệu; các ấn phẩm; lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa Như vậy, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa trong các hoạt động kinh doanh cụ thể và các hinh thức văn hóa khác là bốn... cứu tìm ra hệ thống các giá trị của văn hóa dân tộc và chính thức phát huy, phát triển bản sắc của dân tộc trong mọi mặt và quá trình phát triển xã hội Như vậy, văn hóa có tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội Khi văn hóa được ứng dụng trong linh vực kinh – gọi là văn hóa kinh doanh – thì sự tác động này còn mang ý nghĩa trực tiếp hơn Bởi vì văn hóa Website: http://www.docs.vn Email... phát triển kinh doanh, văn hóa của doanh nhân sẽ được phản chiếu lên văn hóa kinh doanh Phong cách doanh nhân chính là sự tổng hợp các yếu tố diện mạo, ngôn ngữ, cách cư xử và cách hành động của doanh nhân Phong cách của doanh nhân thường được đồng nhất với phong cách kinh doanh của họ vì nhà kinh doanh thường dành phần lớn thời gian và cuộc sống của họ cho công việc Đồng thời, phong cách của nhà kinh . về văn hóa kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Ngân hàng công thương Ba Đình. Chương 3: Giải pháp phát triển. triển văn hóa kinh doanh của ngân hàng rất được chú trọng. Bởi vậy, em đã chọn đề tài : “ Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình

Ngày đăng: 09/04/2013, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Các trang wed: http:// www.icb.com.vnhttp://www.google.com.vn http:// www.vi.vikipedia.org Link
1. TS. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại.NXB Thống kê 2. PGS.TS. Dương Thị Liễu, Bài Giảng Văn hóa kinh doanh. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khác
3. Đỗ Minh Cương, Văn hóa và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội - 2001 Khác
4. Những quy định về đạo đức nghề nghiệp của một số ngân hàng trên thế giới Khác
5. THS. 2228, văn hóa kinh doanh trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam Khác
6. INTERPRESS biên dịch : Hành trình doanh nhân khởi nghiệp. NXB Văn hóa thông tin Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Quan hệ ứng xử trong nội bộ ngân hàng có thể khái quát bằng mô hình Cấp trên - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
uan hệ ứng xử trong nội bộ ngân hàng có thể khái quát bằng mô hình Cấp trên (Trang 42)
Bảng 2.1: Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.1 Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh (Trang 57)
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh (Trang 57)
Bảng 2.1:  Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh Đơn vị : Tỷ đồng - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.1 Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh Đơn vị : Tỷ đồng (Trang 57)
tác vận động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm tiền gửi, với nhiều hình thức phong phú đa dạng và các chính sách lãi suất linh hoạt - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
t ác vận động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm tiền gửi, với nhiều hình thức phong phú đa dạng và các chính sách lãi suất linh hoạt (Trang 59)
Bảng 2.2: Biến động cơ cấu nguồn vốn từng nhóm khách hàng - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.2 Biến động cơ cấu nguồn vốn từng nhóm khách hàng (Trang 59)
Bảng 2. 3: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền qua các năm. - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2. 3: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền qua các năm (Trang 60)
Bảng 2.4: Báo cáo hoạt động tín dụng - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.4 Báo cáo hoạt động tín dụng (Trang 61)
Bảng 2.4:  Báo cáo hoạt động tín dụng - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.4 Báo cáo hoạt động tín dụng (Trang 61)
Bảng 2. 5: Chất lượng tín dụng theo nhóm nợ - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2. 5: Chất lượng tín dụng theo nhóm nợ (Trang 62)
Năm 2007 tình hình mất khả năng thanh toán còn trầm trọng hơn: nợ nhóm II đến 31/12/2007 dư 114,278 tỷ đồng tăng 37% so với kế hoạch năm,  nợ xấu tăng 245% so với kế hoạch - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
m 2007 tình hình mất khả năng thanh toán còn trầm trọng hơn: nợ nhóm II đến 31/12/2007 dư 114,278 tỷ đồng tăng 37% so với kế hoạch năm, nợ xấu tăng 245% so với kế hoạch (Trang 63)
Bảng 2.6: Tình hình kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.6 Tình hình kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh (Trang 63)
Bảng 2.7 : Tình hình kết quả nghiệp vụ Bảo lãnh trong  những năm vừa qua - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.7 Tình hình kết quả nghiệp vụ Bảo lãnh trong những năm vừa qua (Trang 64)
Bảng 2.7 : Tình hình kết quả nghiệp vụ Bảo lãnh trong - Phát triển văn hóa kinh doanh tại ngân hàng công thương Ba Đình
Bảng 2.7 Tình hình kết quả nghiệp vụ Bảo lãnh trong (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w