MỤC LỤC
Nếu cùng xây dựng tại đây, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện tiếp thu, học hỏi phương thức tổ chức quản lý sản xuất, giúp cho việc xây dựng cơ chế riêng hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thuận tiện hơn trong quỏ trỡnh theo dừi giỏm sỏt, quản lý hoạt động của cỏc doanh nghiệp. Như vậy, phát triển các KCN, KCX, KCNC cũng nhằm thực hiện được mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần tăng trưởng kinh tế (tăng GDP của địa phương có KCN); phát triển xã hội (xoá đói giảm nghèo, phấn đấu cho công bằng xã hội); đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế (doanh nghiệp và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế).Cần ưu tiên phát triển các KCN, các ngành công nghiệp tạo được giá trị gia tăng lớn, tránh được tình trạng đầu tư theo phong trào mà không tính đến hiệu quả kinh tế.
Nhờ không ngừng tiếp nhận và vận dụng sáng tạo những thành tựu tiên tiến về khoa học - công nghệ và tổ chức quản lý kinh tế, nên KCN còn là nơi sử dụng và đào luyện một nguồn nhân lực mới, bao gồm những người lao động đang tiếp cận với kinh tế tri thức và một thế hệ quản lý bậc cao. - Đổi mới thể chế quản lý vĩ mô và phương pháp quản lý nhà nước ở địa phương là điều kiện tiên quyết để phát triển và hoàn thiện mô hình KCN, trước hết là những đòi hỏi của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN về thuế, hải quan, đất đai (giá thuê đất trong KCN hiện còn cao hơn so với bên ngoài).
Vai trò, vị trí của KCN trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là yếu tố hết sức quan trọng khi quyết định thành lập, bao gồm việc tạo ra năng lực sản xuất mới ở địa phương, hình thành các khu dân cư mới và yêu cầu giải quyết các vấn đề phát sinh. Vì vậy, cần có kế hoạch tạo nguồn nhân lực, dạy nghề cho công nhân, việc giải quyết toàn diện, đồng bộ các yếu tố liên quan đến đời sống của số lao động này cùng với gia đình họ, bao gồm nhà ở với các điều kiện và phương thức thực hiện hợp lý, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, đi lại, các cơ sở dịch vụ đời sống.
Đây là nội dung rất quan trọng đánh giá sự thành công của KCN, KCN đảm bảo vị trí thuận lợi gần cảng biển, gẩn cảng hàng không; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội thuận lợi; có nguồn nhân lực dồi dào; hấp dẫn các nhà đầu tư; chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN thấp và được các ngành trong nước hỗ trợ. Những vùng, địa phương ở xa các đô thị lớn, cảng biển thì phát triển KCN theo các mục tiêu sau: Với mục tiêu phát huy nội lực nhằm khai thác các thế mạnh của địa phương và giải quyết lao động cho địa phương thì nên hình thành KCN có quy mô từ 50 -100 ha, chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp trong nước.
Kết quả trên có được là do Ban đã hoàn thành tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của Tỉnh và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhất là chính sách ưu đãi đầu tư của Tỉnh, các chính sách về đền bù, GPMB, về chi phí hạ tầng các KCN, các cơ chế phối hợp với các cấp, các ngành, các nhà cung cấp dịch vụ KCN như thông tin liên lạc, điện nước. Đặc biệt với phương châm cởi mở, thông thoáng trong thu hút, cấp phép đầu tư, Ban đã thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính với cơ chế "một cửa" giúp các nhà đầu tư rút ngắn thời gian và chi phí trong việc phê duyệt các dự án, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Vĩnh Phúc, đã tạo được niềm tin, là địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà đầu tư.
Nhằm thu hút đầu tư vào các KCN, đặc biệt là các dự án có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn, Đài Loan đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi khác nhau về thuế, hỗ trợ tài chính hoặc vay ưu đãi từ chính phủ, quy định mức khấu hao đặc biệt cho các thiết bị máy móc..Các thủ tục xin giấy phép đầu tư, giấy phép hải quan trong các KCN, KCX ở Đài Loan đều thực hiện chế độ “một cửa” cho nhà đầu tư. Căn cứ vào điều kiện tài nguyên, đặc điểm kinh tế xã hội từng khu vực kết hợp với việc dự đoán, đánh giá xu hướng phát triển khoa học-kỹ thuật, công nghệ, triển vọng thị trường thế giới trong thời gian 10-20 năm mà chính quyền Đài Loan xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế quốc dân, quy hoạch phát triển các KCN và đưa ra các chính sách phát triển phù hợp theo từng giai đoạn.
Hai là, đã lựa chọn đúng vị trí để qui hoạch phát triển KCN: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, thực chất là kinh doanh bất động sản đất đai nên phải tuân theo quy tắc chung đã được thực tế kiểm nghiệm đó là chọn đúng địa điểm, qui hoạch chất lượng, gắn kết và khai thác lợi thế so sánh trong từng khu vực. Bốn là, các địa phương thành công trong việc phát triển KCN, bên cạnh sự phát triển theo chiều rộng, đã chú trọng phát triển theo chiều sâu để từng bước nâng cao chất lượng, thông qua giải pháp phát triển các KCN chuyên ngành, lựa chọn, thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ cơ khí, công nghiệp phụ trợ….
Tài nguyên khoáng sản Nghệ An khá phong phú, một số loại có trữ lượng lớn có thể khai thác với quy mô CN, như: đá vôi trắng gần 1 tỷ tấn chất lượng tốt; đá xây dựng trữ lượng gần 1 tỷ m3, đất sét làm nguyên liệu xi măng 300 triệu tấn, đá bazan trên 260 triệu m3, đá granite trữ lượng trên 160 triệu tấn..Điều đáng nói là các tài nguyên khoáng sản của Nghệ An tập trung thành quần thể, có chất lượng cao, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển. Hàng năm có hơn 20 nghìn học sinh tốt nghiệp từ Trường Đại học Vinh và Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, 4 trường cao đẳng, 3 trường trung học kỹ thuật, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề, sẽ là nguồn bổ sung lao động kỹ thuật đáng kể, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh Nghệ An hội tụ đủ các tuyển giao thông đường sắt, đường bộ, đường không, đường sông và đường biển, là cầu nối giữa hai miền Bắc Nam, là cửa ngừ sang Lào và Đụng Bắc Thỏi Lan. Tỉnh hiện cú 2 cựa khẩu quốc tế sang Lào là cửa khẩu Nậm Cắn và Thanh Thuỷ; tương lai gần có thêm cựa khẩu Thông Thụ rất thuận tiện giao lưu với các nước khu vực phía tây.
Số học sinh thi và trúng tuyển vào các trường đại học, học sinh giỏi quốc gia thuộc diện cao của cả nước. Các bệnh viện từ tỉnh đến huyện được tăng cường cơ sở vật chất, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên.
Trong thời gian qua, phân bố các KCN đã dần dịch chuyển theo hướng giảm bớt mật độ các KCN ở các Vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên thành lập các KCN ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những dự án kể trên, 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 73 dự án đầu tư trong nước đã cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào vận hành; các dự án còn lại đang triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.
Riêng ba KCNN Đông Vĩnh, Nghi Phú và Diễn Hồng cơ bản đã lấp đầy.
Các dự án đi vào sản xuất đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 4.500 lao động, nộp ngân sách nhà nước gần 15 tỷ đồng mặc dù các doanh nghiệp hoạt động trong KCNN đang trong thời kỳ đầu kinh doanh và hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi về các loại thuế. Để đảm bảo đầu tư phát triển KCNN là phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác theo nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, Sở Công nghiệp Nghệ An đang phối hợp với các ngành, các địa phương để lập quy hoạch phát triển các KCNN đến năm 2020.
Quy hoạch sử dụng đất trong các KCN đến hết năm 2006
Trong đó toàn bộ diện tích trên 70 hecta của Khu B đã được cấp cho dự án Nhà máy bia Vilaken, còn lại các tiểu khu A và C đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ phê duyệt. Trong quy hoạch phát triển KCN này, các ngành công nghiệp ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển gồm có: May xuất khẩu; Hàng mỹ nghệ XK; Đồ chơi trẻ em; Đồ lưu niệm; Lắp ráp cơ khí; Điện tử - tin học; Kho ngoại quan.
Nhằm mục đích đón nhận chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ các địa phương khó khăn xây dựng hạ tầng các KCN, UBND tỉnh Nghệ An và Ban quản lý các khu công nghiệp đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý cho thành lập Công ty phát triển khu công nghiệp Nghệ An để làm chủ đầu tư KCN Nam Cấm. Là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu, Công ty không thể thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ kinh doanh hạ tầng các KCN theo Quy chế quản lý KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 14/4/1997 của Chính phủ.
Mặt khác, việc xác định vị trí xây dựng các khu công nghiệp chưa được hợp lý làm cho suất đầu tư xây dựng hạ tầng cao hơn nhiều so với bình quân của các khu công nghiệp trong cả nước (Suất đầu tư xây dựng hạ tầng tại khu công nghiệp Nam Cấm là gần 3 tỷ đồng/ha so với 1,5 tỷ đồng/ha của các khu công nghiệp khác). Hầu hết các địa phương có môi trường đầu tư chưa hấp dẫn như tỉnh Nghệ An, khi xây dựng và phát triển các KCN đều dùng nguồn ngân sách địa phương để chi phí một phần đầu tư xây dựng KCN như chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng; rà phá bom, mìn, vật nổ; cấp điện, cấp nước đến chân hàng rào KCN; làm đường giao thông, v.v.
Sự phối hợp giữa Ban quản lý các KCN và các ngành liên quan (nhất là trên lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng) trong tổ chức xây dựng các KCN chưa chặt chẽ do chưa có qui chế phối hợp. Gồm: Thành phố Vinh 2 KCNN là Hưng Lộc và Hưng Đông; Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp); KCNN Trường Thạch và Đồng Trộ (huyện Nghi Lộc); KCNN Diễn An (huyện Diễn Châu); KCNN Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu); KCNN Đồng Văn và Nghĩa Dũng (huyện Tân Kỳ); KCNN Nghĩa Mỹ (huyện Nghĩa Đàn); KCNN Đồng Mẫn (Nam Giang, Nam Đàn).
Để đảm bảo tiến độ thực hiện, các địa phương cần phải cân đối ngân sách để chủ động nguồn vốn hoặc xin ứng trước ngân sách tỉnh để phân khai trong dự án đầu tư và trình phê duyệt.
Thu hút các dự án để lấp đầy 70% diện tích quy hoạch KCN; Lập và hoàn thành việc phê duyệt khu chung cư và dịch vụ cho công nhân khu công nghiệp; kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà chung cư cho công nhân thuê; Hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp. Từ năm 2007: Tổ chức khảo sát địa điểm tại các huyện Đô Lương và Anh Sơn để thành lập một khu công nghiệp mới, trên cơ sở các yếu tố thuận lợi của các địa phương này do có đường Hồ Chí Minh đi qua hoặc xuất hiện các cơ sở công nghiệp mới như nhà máy xi măng Đô Lương, nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đang được triển khai xây dựng, v.v.
Ngay từ đầu năm 2002, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về "Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào các KCN", Quyết định qui định rừ trỡnh tự, thủ tục về thẩm định và cấp giấy phộp đầu tư, giấy chứng nhận ưu đói đầu tư vào cỏc KCN, trong đú nờu rừ: Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng các KCN có trách nhiệm đảm nhận theo phương thức trọn gói cho nhà đầu tư từ khâu đo vẽ bản đồ địa chính, kiểm kê, áp giá, lập và trình duyệt phương án, tổ chức bồi thường, di chuyển dân, giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư. Tiếp tục tập trung điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách đã ban hành theo hướng tập trung, trọng điểm trên từng lĩnh vực, trong đó ưu tiên cho các dự án đầu tư sớm và có sản phẩm tiêu thụ trên thi trường để tăng thu ngân sách bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển; Tiếp tục thực hiện tốt hơn cơ chế "Một cửa" trong giải quyết các mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân với cơ quan đầu mối khi triển khai áp dụng các cơ chế chính sách.
Đôn đốc các DN đầu tư vào KCN xây dựng đúng tiến độ, nhanh gọn đưa nhà máy vào sản xuất sẽ ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh KCN và tác động giải quyết nhanh khó khăn trong việc GPMB (KCN Nam Cấm có hơn 10 nhà đầu tư nhận đất 3-5 năm chưa xây dựng nhà máy, đã ảnh hưởng xấu đến việc giải quyết các tồn tại nhỏ khi giao đất và di dời mồ mả.). Các KCN khi đã đền bù xong cần sớm xây dựng hàng rào, cổng và thực hiện xây dựng nhà máy, tránh việc nhân dân vào tuỳ tiện trồng cấy, chăn nuôi ở những vùng chưa xây dựng gây cản trở, gây mất an ninh trật tự v.v Việc xây dựng nhanh và hoàn chỉnh hạ tầng kỷ thuật KCN là yếu tố có tác dụng thúc đẩy nhanh, giải quyết vướng mắc và hoàn chỉnh GPMB nếu không sẽ có tác dụng ngược lại.
Các trọng điểm kinh tế cả nước cứ bình quân 3- 4 năm xây dựng hạ tầng và cấp đất cho các nhà đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cho một KCN , ở Nghệ An, việc quy hoạch xây dựng đủ các yếu tố hạ tầng KCN đón các nhà đầu tư và chống quy hoạch treo càng khó khăn hơn, do đầu tư vào tỉnh Nghệ An còn ít, quy mô còn nhỏ. Không chỉ đầu tư hạ tầng trong KCN mà còn đầu tư phát triển hạ tầng ngoài hàng rào KCN (như đường, điện, nước, bưu điện), khu dân cư và các công trình dịch vụ phục vụ KCN một cách đồng bộ như: xe buýt đưa đón công nhân , nhà trọ công nhân, lập đồn Công an, Hải quan KCN, tổ chức bữa ăn công nghiệp… Đó là các yếu tố quan trọng để vừa tăng sức hấp dẫn KCN, vừa là những giải pháp đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững.
- Về thủ tục hành chính: Ban quản lý cần xây dựng nền hành chính phục vụ để tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh thông thoáng; tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa” trong thủ tục hành chính mà trọng tâm là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000; nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý của khu công nghiệp; kiến nghị để UBND tỉnh và các các bộ, ngành uỷ quyền cho BQL thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước; cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hoá, minh bạch hoá các quy hoạch, các văn bản hướng dẫn để tạo thuận lợi cho các BQL trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở chủ trương, định hướng của Đảng, của Tỉnh ủy, từ thực trạng tiềm năng thế mạnh, và hạn chế của các doanh nghiệp ở các KCN, sự phát triển các KCN gắn liền với việc xây dựng các tổ chức đảng, đoàn thể ở các doanh nghiệp, việc hình thành các tổ chức đảng, phát triển lực lượng đoàn viên, đảng viên ở các loại hình doanh nghiệp KCN ở tỉnh Nghệ An là rất cần thiết, góp phần cùng với chủ doanh nghiệp lãnh đạo thực hiện được các mục tiêu định hướng xây dựng và phát triển các KCN cho những năm tới mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra.