1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010

86 881 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 848 KB

Nội dung

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan những gì em viết trong chuyên đề này là trongquá trình thực tập tại sở Kế Hoạch và Đầu Tư Lạng Sơn em tự thuthập tài liệu để viết, không sao chép từ bản chuyên đề nào khác

Sinh viên

Hoàng Xuân Đạt

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2010 5

1 Giới thiệu chung về tỉnh Lạng Sơn 5

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Lạng Sơn 5

1.2 Vị trí địa lí 6

1.3 Điều kiện tự nhiên 8

1.4 Tình hình phân bố tài nguyên 8

1.5 Tổ chức hành chính, dân cư 10

1.6 Đánh giá chung 12

2 Mục tiêu phát triển mạng lưới giao thông đến năm 2010 (theo quy hoạch) 13

2.1 Quan điểm phát triển mạng lưới GTVT trong quy hoạch 13

2.2 Mục tiêu chiến lược phát triển mạng lưới GTVT đường bộ của Việt Nam.15 2.3 Giới thiệu chung về quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn 17

2.4 Các mục tiêu và chỉ tiêu quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ Lạng Sơn đến năm 2010 18

3 Sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông 20

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MỤC TIÊU QUY HOẠCH GTVT ĐƯỜNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN 22

1 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn từ 2001 đến 2008 22

Trang 3

2 Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ giai đoạn 2001-2010

và khả năng thực hiện quy hoạch 32

2.1 Hệ thống quốc lộ 32

2.2 Hệ thống đường tỉnh 34

2.3 Hệ thống đường huyện 35

2.8 Quy hoạch bến xe và giao thông tỉnh 42

3 Thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ Lạng Sơn hiện nay 43

3.1 Đặc điểm đường bộ tỉnh Lạng Sơn 43

3.2 Hệ thống quốc lộ 44

3.3 Hệ thống đường tỉnh 47

3.4 Hệ thống đường huyện 61

3.5 Hệ thống đường đô thị 62

3.6 Hệ thống đường xã 63

3.7 Hệ thống đường vành đai và đường tuần tra biên giới 63

3.8 Hệ thống bến, bãi đỗ xe 64

3.9 Những vấn đề đặt ra cho các giai đoạn tiếp theo 65

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GTVT ĐƯỜNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2010 66

1 Các mục tiêu cần tiếp tục hoàn thành đến năm 2010 66

1.1 Đường quốc lộ 66

1.2 Đường tỉnh 66

1.3 Đường huyện 67

1.4 Các công trình vượt sông lớn 67

1.5 Hệ thống đường đô thị 67

1.6 Hệ thống đường xã 68

1.7 Hệ thống đường vành đai và đường tuần tra biên giới 68

1.8 Hệ thống bến, bãi đỗ xe 68

Trang 4

2 Một số giải pháp thực hiện 68

2.1 Huy động vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới giao thông đường bộ 68

2.2 Phát triển nguồn nhân lực 74

2.3 Công tác quản lí và duy tu bảo dưỡng hệ thống giao thông 76

2.4 Áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ trong xây dựng hệ thống GT đường bộ 76

2.4 Các công trình vượt sông lớn 36

2.5 Hệ thống đường đô thị 37

2.6 Hệ thống đường xã 38

2.7 Hệ thống đường giao thông biên giới 39

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 5

S SCMĐ Sửa chữa mặt đường

U UBND Ủy ban nhân dân

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng phân bố diện tích đất đai tỉnh Lạng Sơn 9

Bảng 2: Đơn vị hành chính của tỉnh Lạng Sơn 11

Bảng 3: Dân số Lạng Sơn giai đoạn 1996 - 2008 12

Bảng 4: Tổng hợp kết quả đầu tư các công trình GT đường bộ được xây dựng theo quy hoạch giai đoạn 2001 - 2008 22

Bảng 5: Kết quả thực hiện quy hoạch đường quốc lộ 27

Bảng 6: Kết quả thực hiện quy hoạch đường tỉnh và đường huyện 28

Bảng 7: Quy hoạch quốc lộ 33

Bảng 8: Quy hoạch đường tỉnh 35

Bảng 9: Quy hoạch đường huyện 36

Bảng 10: Xây dựng các cầu 37

Bảng 11: Quy hoạch đường đô thị 38

Bảng 12: Quy hoạch đường hành lang biên giới 40

Bảng 13: Quy hoạch đường tuần tra biên giới 41

Bảng 14: Kinh phí xây dựng bến xe 42

Bảng 15: Bảng chiều dài hệ thống quốc lộ 44

Bảng 16: Bảng chiều dài hệ thống đường tỉnh 47

Bảng 17: Hệ thống chất lượng cầu 47

Bảng 18: Kết cấu hạ tầng đường bộ 61

Bảng 19: Kết cấu hạ tầng đường xã 63

Bảng 20: Kết cấu hạ tầng đường thôn 63

Bảng 21: Hiện trạng bến xe của tỉnh Lạng Sơn 64

Bảng 22: Cơ cấu huy động vốn phát triển GTVT 69

Bảng 23: Kế hoạch đầu tư GTVT giai đoạn 2006 – 2010 70

Biểu đồ 1: Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2009 - 2010 70

Biểu đồ 2: Vốn đầu tư cho GTVT giai đoạn 1996 – 2000 và kế hoạch 2006 - 2010 71 Biểu đồ 3: Tỉ trọng vốn đầu tư cho GTVT giai đoạn 2001 – 2005 so với GDP 71

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của cả nước, nền kinh tế - xã hội của tỉnh LạngSơn đã và đang có những thời kì phát triển lớn mạnh về mọi mặt Để phù hợpvới tình hình mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốcphòng của tỉnh cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT tỉnhLạng Sơn từ nay đến năm 2010 và định hướng phát triển cho các giai đoạntiếp sau Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máucủa tổ chức Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng Giao thông xấu thì các việcđình trệ” Câu nói giản dị của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quantrọng của GTVT trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lờinhắc nhở nhiệm vụ đối với những người làm công tác giao thông vận tải trongquá khứ, hiện tại và tương lai sau này Vì vậy, GTVT luôn phải là một vấn đềđược quan tâm hàng đầu Thực hiện quy hoạch phát triển GTVT là mục tiêuchiến lược hàng đầu của ngành GTVT Lạng Sơn hiện nay và trong những giai

đoạn về sau Đó là lí do em chọn đề tài “Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010”

Để hoàn thành chuyên đề này không thể thiếu được sự hướng dẫn tận

tình của thầy giáo TS Ngô Thắng Lợi và sự giúp đỡ của cơ quan thực tập là

Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Lạng Sơn Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 8

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của đề tài

Lạng Sơn là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có 253kmđường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc Lạng Sơn nằm ở vị trí có đườngquốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279, 31 và có tuyến đường sắt liên vận quốc tế điqua, là cầu nối của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng,Thái Nguyên, Bắc Cạn, với phía Đông là tỉnh Quảng Ninh, về phía Nam vớiBắc Giang, Bắc Ninh, Thủ đô Hà Nội, và sang phía Bắc với Trung Quốc (khuvực biên giới Việt Nam – Trung Quốc) Do ưu thế về giao thông đường bộ,đường sắt, đồng thời lại là tuyến đường ngắn nhất về thủ đô Hà Nội qua hệthống xuyên Á, để từ đó có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển hàng hoá, dulịch đi các vùng khác nhau trong cả nước cũng như các nước ASEAN

Lạng Sơn ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng trong mối quan hệtrong nước cũng như quốc tế Vì vậy giao thông luôn là một vấn đề được đặtlên hàng đầu Thực hiện quy hoạch GTVT của tỉnh, những năm gần đây bằngnhiều nguồn vốn: Vốn trung ương, vốn địa phương, vốn vay, vốn ODA, vốnchương trình mục tiêu… và vốn đóng góp của nhân dân đã đầu tư sửa chữa,cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhiều tuyến đường quan trọng như quốc lộ1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 4A, quốc lộ 4B, các tuyến tỉnh lộ: ĐT 232, ĐT 240,

ĐT 241, ĐT239…, các tuyến đường nội thị như đường nội thị Đồng Đăng,Tân Thanh, thành phố Lạng Sơn… và các tuyến đường đến trung tâm xã,vùng sâu, vùng cao Xây dựng một số cầu vượt sông lớn như cầu Gia Cát, cầuBản Chu, cầu Bình Độ… Sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải làbước tiền đề, làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo anninh quốc phòng của tỉnh

Cùng với sự phát triển của cả nước, nền kinh tế - xã hội của tỉnh LạngSơn đã và đang có những thời kì phát triển lớn mạnh về mọi mặt Để đáp ứng

Trang 9

yêu cầu phát triển trong thời kì mới tỉnh Lạng Sơn đã lập kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm2020; để định hướng phát triển giao thông vận tải của cả nước Chính phủ đãphê duyệt: Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020; quy hoạch phát triển ngành GTVT đường bộViệt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch tổng thểphát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020… Để phù hợp vớitình hình mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòngcủa tỉnh cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn

từ nay đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020

3 Đối tượng nghiên cứu

GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vữngnhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng,phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước GTVT phải pháttriển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, vận tải và công nghiệp GTVTtheo hướngcông nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hoànchỉnh, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao lưuthông suốt, nhanh chóng, an toàn

Trang 10

Đường bộ: Toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ phải được đưa

vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng, đầu tư cải tạo, sửa chữa nâng cấp và xâydựng mới được nhiều tuyến đường quan trọng

Giao thông đô thị: Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao

thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đôthị đạt 15 - 25%

Giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn cho phương tiện

giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm các xã hoặc cụm xã, có điều kiện đảmbảo thông suốt quanh năm Tỷ lệ mặt đường nhựa và bê tông xi-măng đạt trên50%

4 Mục đích nghiên cứu

Cùng với sự phát triển đi lên của cả nước, Lạng Sơn đã và đang cónhững phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt Trong đó vấn đề giao thông luônđược đặt lên hàng đầu Để phù hợp với sự phát triển của đất nước, đáp ứngđược yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như về an ninh quốcphòng nhất thiết phải có những điều chỉnh về quy hoạch phát triển GTVT tỉnhLạng Sơn cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn Mục đích của bản chuyên đềnày là hệ thống hiện trạng các công trình giao thông của Lạng Sơn, đánh giákhả năng thực hiện qua đó đề ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thựchiện quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ Lạng Sơn

Trang 11

CHƯƠNG I

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TỈNH LẠNG SƠN

ĐẾN NĂM 2010

1 Giới thiệu chung về tỉnh Lạng Sơn

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Lạng Sơn

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm của một vùng đất biên cương, là vịtrí địa đầu của tổ quốc nằm trên con đường giao thông huyết mạch có từ rấtlâu đời, nối liền từ vùng biên ải đến kinh thành Thăng Long - Đông Đô xưa,thủ đô Hà Nội ngày nay

Ngược dòng lịch sử, có thể nói mảnh đất Lạng Sơn luôn gắn liền với vịthế là cửa ngõ vùng biên ải, là con đường giao lưu chính trị - kinh tế - văn hoá

- xã hội giữa các triều đại phong kiến nước ta với các triều đại phong kiếnTrung Quốc Từ thời nhà Hán, nhà Đường của Trung Quốc đô hộ nước ta chianước ta thành 9 quận thì Lạng Sơn thuộc quận Giao Chỉ (châu Giao) Đếnthời nhà Lý (thế kỷ 11), Lạng Sơn được gọi là châu Lạng, do dòng họ Thân(Thân Thừa Quý - vốn là phò mã nhà Lý) cai trị Đời nhà Trần (thế kỷ 13) gọiLạng Sơn là Lạng châu lộ, năm Quang Thái thứ 10 đổi thành trấn Lạng Sơn

và đặt lỵ sở ở khu vực xã Mai Pha, Thành phố Lạng Sơn ngày nay và cho xâydựng Đoàn thành Đến thời Lê (thế kỷ 15), để củng cố quân sự chống quânxâm lược nhà Minh, Trung Quốc, Lạng Sơn được bố trí nhiều cơ quan hànhchính, kinh tế, quân sự gọi là vệ, cục, ty … dưới quyền của Lạng Sơn thừachính tư Năm Hồng Đức thứ 26, Đoàn Thành Lạng Sơn tiếp tục được tu bổ,gia cố lại trở thành thành trì vững chắc Đến triều Nguyễn, Đoàn Thành LạngSơn một lần nữa được tu bổ vào năm Minh Mệnh thứ 15 (1835), nhà Nguyễn

cử Ngô Thì Sỹ lên trấn thủ Lạng Sơn

Trang 12

Thị xã Lạng Sơn được thành lập từ năm 1925 là tỉnh lỵ của tỉnh LạngSơn, chia làm hai khu vực tự nhiên, lấy con sông Kỳ Cùng làm ranh giới, phía

bờ nam gọi là "bên tỉnh", phía bờ bắc gọi là "bên Kỳ Lừa".Từ sau ngày hoàbình lập lại (1954), với vị trí địa đầu của đất nước, Thị xã Lạng Sơn được coinhư một "cảng nổi" - là đầu mối tiếp nhận, lưu trữ hàng hoá viện trợ của cácnước bạn ủng hộ Việt Nam kháng chiến, từ Lạng Sơn hàng hoá được chở đichi viện cho các chiến trường trên cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹcủa dân tộc

Sự nỗ lực phấn đấu đó đã được ghi nhận một cách xứng đáng, ngày17/10/2002, Chính phủ đã có nghị định 82/2002/NĐ-CP thành lập Thành phốLạng Sơn, thuộc tỉnh Lạng Sơn, đánh dấu một bước trưởng thành, mở ranhiều cơ hội và thách thức trong một giai đoạn phát triển mới của Thành phốLạng Sơn Ngày nay, Thành phố Lạng Sơn đang trên con đường đô thị hoánhanh, mạnh với những bước phát triển vững chắc, với sự quyết tâm đồngsức, đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc củaThành phố, tin tưởng rằng trong tương lai không xa, Thành phố Lạng Sơn sẽtrở thành một đô thị giàu đẹp, hiện đại, văn minh, xứng đáng là cửa ngõ giaolưu kinh tế - văn hoá - xã hội của cả vùng Đông Bắc tổ quốc

- Phía tây bắc giáp hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn

- Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh

- Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang

- Phía tây nam giáp Thái Nguyên

Trang 13

Lạng Sơn có diện tích 8.303.468km² (chiếm 2,52% diện tích cả nước),trong đó diện tích đồi núi, rừng chiếm gần 80%.

Là một địa bàn quan trọng, an toàn về an ninh quốc phòng, Lạng Sơn

có 253 km đường biên giới với Trung có hai cửa khẩu quốc tế là Hữu Nghị vàTân Thanh và hai cửa khẩu quốc gia là Bình Nghị và Chi Ma cùng với 7 cặpchợ biên giới, nơi thường xuyên diễn ra hàng loạt các hoạt động xuất nhậpkhẩu hàng hóa rất nhộn nhịp và sống động

Lạng Sơn là một trong những cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc vớicác nước ASEAN, là điểm khởi đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh

tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và nằm cạnhtam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Lạng Sơn chỉ cách thủ đô

Hà Nội 154km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 165 km và cách cảng biểnQuảng Ninh 114 km Từ Thành phố Lạng Sơn đến Thành phố Nam Ninh(Trung Quốc) gần 200 km đường bộ Lạng Sơn có 253 km đường biên giớivới Trung

Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh phát triển khá hoàn chỉnh Trênđịa bàn tỉnh có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua: Quốc lộ 1A - là tuyến quốc lộquốc lộ xuyên Việt - từ cửa khẩu Hữu Nghị qua địa phận Lạng Sơn về HàNội; Quốc lộ 4A - Lạng Sơn đi Cao Bằng; Quốc lộ 4B - Lạng Sơn qua TiênYên đến thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Quốc lộ 31 - Đình Lập (LạngSơn) đi Bắc Giang; Quốc lộ 279 nối Bắc Kạn - Bình Gia (Lạng Sơn) - LụcNgạn (Bắc Giang)…Bên cạnh đó đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - TrungQuốc chạy qua địa phận Lạng Sơn khoảng trên 100 km

Vị trí địa lí thuận lợi, tạo cho Lạng Sơn vị thế chiến lược quan trọng, làthị trường trung chuyển hàng hóa và trung tâm thương mại lớn của tuyếnhành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và khu vựcASEAN, giúp Lạng Sơn phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ xuất

Trang 14

khẩu hàng hóa, dịch vụ giao thông, du lịch quốc tế…

1.3 Điều kiện tự nhiên

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, độ cao trung bình là 252m so với mực nướcbiển Nơi thấp nhất là 20m ở phía nam huyện Hữu Lũng Nơi cao nhất là đỉnhPhia Mè thuộc khối Mẫu Sơn có độ cao 1541m Trong đó, những ngọn núicao dưới 700m chiếm 96,27% diện tích của tỉnh, độ cao từ 700m – 1541mchiếm 3,73% diện tích của tỉnh Địa hình bị chia cắt nhiều, nhiều núi cao vựcsâu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đầu tư xây dựng các công trình giaothông

Lạng Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu đông bắc Bắc Bộ, tuy nằmtrong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại mang nét đặc thù của khíhậu á nhiệt đới, có hai mùa tương đối rõ rệt:

- Mùa nóng và mưa từ tháng 5 – 9

- Mùa Lạnh và khô hanh từ tháng 11 – 4

Nhiệt độ trung bình cả năm 21,1°C, lượng mưa trung bình năm là1348,9mm Số ngày mưa trung bình trong năm 145,3 ngày/năm; độ ẩm trungbình 81% Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc Mật độ lưới sôngdao động trung bình từ 0,6 đến 1,2km/km² Lạng Sơn có 5 sông chính, độclập Trong đó sông Kì Cùng là sông lớn nhất với diện tích lưu vực nội tỉnh là6.532km², chiếm 79,8% diện tích tự nhiên của tỉnh Còn lại các con sông khácnhư sông Bắc Giang, sông Thương có chiều dài chảy trên địa bàn Lạng Sơnngắn, phần chảy trên đất Lạng Sơn thường là thượng nguồn do có độ dốc lòngsông lớn Ngoài ra còn có rất nhiều khe suối nhỏ lượng nước ít và thường khôcạn vào mùa đông

1.4 Tình hình phân bố tài nguyên

- Tài nguyên đất : Tính đến năm 2008 diện tích toàn tỉnh là 830.347,36

ha bằng 2,5% diện tích cả nước Đất đai gồm 3 nhóm chính: Đất feralit củacác miền đồi và núi thấp (dưới 700m); đất feralit mùn trên núi cao; đất phù sa

Trang 15

Bảng 1: Bảng phân bố diện tích đất đai tỉnh Lạng Sơn

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp sử dụng đất đai Lạng Sơn 1/2008)

- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn Lạng Sơn đã phát hiện 86 mỏ,

điểm quặng, điểm khoáng sản khác nhau Nhóm khoáng sản kim loại baogồm: Sắt, man-gan, chì, đồng, kẽm, bô xít, nhôm… Trong đó chỉ có nhôm và

bô xit tại Văn Quan là có trữ lượng khoảng 16 – 18 triệu tấn hiện nay đangđược đầu tư khai thác Chì kẽm có 5 mỏ ở Chi Lăng, Cao Lộc với trữ lượngkhoảng 100.000 tấn Khoáng sản phi kim loại gồm có than nâu ở mỏ NaDương diện tích khoảng 150km², trữ lượng khoảng 96,6 triệu tấn Than bùn ởBình Gia trữ lượng khoảng vài trăm ngìn tấn Nguồn khoáng sản phục vụ chongành sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm các loại đá cacbonat, đá sét, cátcuội, sỏi… Trong đó đá vôi có ở nhiều nơi với trữ lượng lớn và dễ khai thác,vận chuyển Mỏ sét ở Lộc Bình có trữ lượng khoảng 25,5 triệu tấn Ngoài ra

đã phát hiện thấy nước khoáng tự nhiên ở Tràng Định, được đánh giá đạt tiêuchuẩn vệ sinh, có thể làm nước giải khát

- Tài nguyên rừng: Lạng Sơn có 364.569,92 ha rừng, phân bố ở tất cả

các huyện và được chia thành các kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thườngxanh mưa ẩm nhiệt đới ở huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn Kiểu rừng kín nửa rụng

lá ẩm nhiệt đới ở Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định vàBình Gia Rừng ở Lạng Sơn hiện còn nhiều loài động thực vật qu hiếm Lớpthú có 8 bộ, lớp bò sát lưỡng cư có 3 bộ, lớp chim có 14 bộ

Trang 16

- Tài nguyên nước: Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc,

trong đó có 5 con sông chính chảy trên địa bàn tỉnh Trong đó sông Kì Cùng

là sông lớn nhất với diện tích lưu vực nội tỉnh là 6.532km², chiếm 79,8% diệntích tự nhiên của tỉnh

- Tiềm năng du lịch: Lạng Sơn là vùng đất có nền văn minh cổ xưa và

nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như văn hóa Bắc Sơn, Mai Phavới địa danh lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Nhị Thanh,Tam Thanh, thành Nhà Mạc, ải Chi Lăng, khu di lịch Mẫu Sơn, căn cứ địaBắc Sơn, đèo Bông Lau đường 4A… Với những lễ hội nổi tiếng như lễ hộiđầu pháo đền Kỳ Cùng, Chùa Tiên, Tam Thanh, Lồng Tồng, Đồng Đăng, BắcNga, Lằng Giàng, khởi nghĩa Bắc Sơn, Chi Lăng và những phiên chợ vùngcao là những hoạt động truyền thống độc đáo tạo nên bản sắc riêng cho cáchoạt động du lịch Lạng Sơn đã và đang thu hút khách du lịch trong và ngoàinước

ở thành phố Lạng Sơn và các huyện trong tỉnh So với mật độ bình quânchung cả nước là 254 người/km2 và vùng Đông Bắc là 148 người/km2 thìmật độ dân số của Lạng Sơn là thấp, tăng chậm và có độ chênh lệch cao giữacác huyện trong tỉnh

Trang 17

Bảng 2: Đơn vị hành chính của tỉnh Lạng Sơn

Hạng mục Diện tích

(km²)

Đơn vị hành chính Thành

(Theo số liệu Cục niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2008)

Dân số Lạng Sơn tập chung chủ yếu ở vùng nông thôn, chiếm tỷ trọngkhoảng 80% Tuy nhiên tỷ trọng này đã giảm dần, từ 82,25% năm 1996xuống còn 81,03% năm 2001 và 80,06% năm 2008 Tỷ lệ dân số ở thành thịcủa Lạng Sơn năm 2008 chỉ có 21,27%, so với năm 1996 là 17,75% So vớinhịp độ đô thị hóa cả nước là 22,90% (1996-2000) và 26,32% (2008) phảnánh mức độ đô thị hóa của tỉnh Lạng Sơn ở mức chậm

Lạng Sơn hiện có 7 dân tộc đang sinh sống, đó là dân tộc Nùng chiếm42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa,Sán, Chay, và H’Mông Là tỉnh miền núi với nhiều dân tộc sinh sống tạo nênnét văn hóa riêng cho Lạng Sơn, đồng thời cũng là một đặc điểm tác động tớihoạt động kinh tế-thương mại của tỉnh

Bảng 3: Dân số Lạng Sơn giai đoạn 1996 - 2008

Trang 18

Năm Tổng số

(người)

Số người Tỷ trọng (%)Thành thị Nông

thôn Thành thị Nông thôn

(Theo số liệu Cục niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2008)

Đến năm 2008, lực lượng lao động của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là laođộng nông nghiệp, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng tương đối thấp ,khoảng 22,3% trong tổng số lao động Điều này có ảnh hưởng lớn đến trình

độ tiếp thu công nghệ tiên tiến trong sản xuất cũng như phân phối hàng hóa

1.6 Đánh giá chung

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, địa hình cao phức tạp, đất đai phầnlớn là núi rừng, mật độ dân cư phân bố không đều, đa phần làm nghề nôngnghiệp và lâm nghiệp

Kinh tế những năm qua của tỉnh đã có những tăng trưởng khá nhưngkhông bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa rõ nét, quy môsản xuất còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa chưa cao

Trang 19

Công nghiệp chưa phát triển, tỷ trọng công nghiệp còn thấp trong cơ cấu kinh

Tiềm năng về đất đai còn rất lớn chưa được sử dụng, mặt khác điềukiện thổ nhưỡng của Lạng Sơn rất thích hợp cho phát triển các cây côngnghiệp và cây ăn quả có giá trị cao như hòi, chè, thuốc lá…

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng là một trong nhữngthế mạnh của tỉnh, tạo đà thúc đảy các ngành công nghiệp sản xuất vật liệuxây dựng như xi măng, đá, gạch, gốm…

Trong tương lai những tiềm năng trên sẽ được tập trung đầu tư để đẩynhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng đất nước

2 Mục tiêu phát triển mạng lưới giao thông đến năm 2010 (theo quy hoạch) 2.1 Quan điểm phát triển mạng lưới GTVT trong quy hoạch

Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độnhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố

an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóađất nước

Phát huy lợi thế vị trí địa lí của tỉnh, phát triển GTVT một cách đồng

bộ, cân đối giữa đường sắt, đường bộ, đường thủy trong đó coi trọng pháttriển GTVT đường bộ để đảm bảo sự liên hoàn, liên kết giữa các loại hình vận

Trang 20

tải, tạo mạng lưới giao thông thông suốt trong khu vực.

Tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng, coi trọng việc duy trì, củng

cố, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông hiện có Đồng thời đẩy mạnh cải tạo,nâng cấp các công trình giao thông mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, giảiquyết tốt chiến lược xóa đói giảm nghèo và phục vụ an ninh quốc phòng

Phát triển vận tải theo hướng hiện đại với chi phí hợp lý, an toàn, giảmthiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vậntải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; nhanh chóng đổi mới phươngtiện vận tải; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh

hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại, gắn kết chặt chẽ với hệ thống GTVT trongnước, đáp ứng kịp thời yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực

Phát triển GTVT đô thị phải đảm bảo theo hướng hiện đại, an toàn, tiệnlợi và bảo vệ môi trường và tính toán đến sự phát triển phương tiện vận tảicông cộng

Phát triển mạnh giao thông vận tải địa phương, đáp ứng được yêu cầucông nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, gắn kết được mạnggiao thông vận tải địa phương với mạng giao thông vận tải quốc gia, tạo sựliên hoàn, thông suốt và chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với đa số dân cư

Phát triển giao thông nông thôn miền núi, đặc biệt là giao thông ở vùngsâu, vùng xa, phục vụ xóa đói, giảm nghèo, giảm sự chênh lệch giữa nôngthông và thành thị

Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác có hiệu quả, bền vững kếtcấu hạ tầng giao thông hiện có

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong xã hội về công tác antoàn giao thông đường bộ Kiềm chế, tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giaothông

Áp dụng các chính sách bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng kếtcấu hạ tầng giao thông và vận tải

Trang 21

Ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, vật liệu mới, công nghệ mớivào các lĩnh vực xây dựng, khai thác GTVT Coi trọng việc phát triển nguồnnhân lực để cung cấp kịp thời cho các ngành.

Tăng cường phát huy nội lực, tìm các giải pháp để tạo nguồn vốn đầu

tư một cách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đồng thời tranh thủtối đa nguồn vốn đầu tư của Trung ương và các tổ chức quốc tế dưới các hìnhthức nguồn vốn ODA, FDI, BOT…

Xã hội hóa việc bảo vệ các công trình giao thông đường bộ, coi đó làtrách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và của tất cả mọi người dân

Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảmbảo hành lang an toàn giao thông Quy hoạch sử dụng đất cho kết cấu hạ tầnggiao thông cần có sự thống nhất và phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ giữacác Bộ, ngành và địa phương

2.2 Mục tiêu chiến lược phát triển mạng lưới GTVT đường bộ của Việt Nam

Giao thông vận tải Việt Nam phải phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạtầng, vận tải và công nghiệp giao thông vận tải theo hướng công nghiệp hóa -hiện đại hóa, tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh, liên hoàn,liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao lưu thông suốt, nhanhchóng, an toàn và thuận lợi trên phạm vi cả nước với trình độ tương đươngcác nước tiên tiến trong khu vực, phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trởthành một nước công nghiệp vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

và khu vực

- Về vận tải:

Thỏa mãn nhu cầu vận tải xã hội đa dạng với mức tăng trưởng cao, đảmbảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự giatăng tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường

- Về kết cấu hạ tầng GTVT:

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn trước mắt tập trung đưa

Trang 22

vào cấp kỹ thuật và nâng cấp các công trình hiện có, kết hợp xây dựng mớimột số công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của trungương và địa phương Giai đoạn 2010 - 2020, hoàn chỉnh, hiện đại hóa và tiếptục phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo vận tải tối ưu trên toànmạng lưới Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như sau:

Đường bộ: toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ phải được đưa

vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vậntải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc trên các hành lang vận tải quantrọng Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộkhu vực

Giao thông đô thị: phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt

15 - 25% Đối với các thành phố lớn, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệthống vận tải công cộng khối lượng lớn, đặc biệt là đường xe điện, đường sắttrên cao và tàu điện ngầm, giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông

Giao thông nông thôn: đường giao thông nông thôn cho phương tiện

giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm các xã hoặc cụm xã, có điều kiện đảmbảo thông suốt quanh năm Tỷ lệ mặt đường nhựa và bê tông xi-măng đạt trên50%

- Về công nghiệp GTVT:

Công nghiệp ô tô, xe máy thi công: hình thành được ngành công nghiệp

ô tô, xe máy thi công; tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 60% Công nghiệp

ô tô Việt Nam sẽ phát triển theo hướng các dòng xe: loại xe phổ thông đápứng khoảng 80% nhu cầu, xe chuyên dùng, xe cao cấp đáp ứng 60% Có sảnphẩm xuất khẩu

2.3 Giới thiệu chung về quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn

Thực hiện quy hoạch giao thông đường bộ giai đoạn 1996 – 2010 của

Trang 23

tỉnh, trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn của trung ương, địaphương, vốn vay, vốn ODA, vốn thuộc các chương trình mục tiêu… và vốnđóng góp của nhân dân, tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư cải tạo, sửa chữa nâng cấp

và xây dựng mới được nhiều tuyến đường quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ1B, quốc lộ 4A, quốc lộ 4B, các tuyến tỉnh lộ: ĐT 232, ĐT 241, ĐT 240…các tuyến đường nội thị như khu vực Đồng Đăng, Tân Thanh, thành phố LạngSơn… và các tuyến đường đến trung tâm xã, vùng sâu, vùng cao, vùng ra cửakhẩu, đường ra biên giới… đã xây dựng được một số cầu vượt sông Kì Cùngnhư cầu Gia Cát, cầu Bản Chu, cầu Bình Độ, cầu Khánh Khê, cầu Bản Trại,cầu Văn Dịch… Việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã làm thayđổi bộ mặt của tỉnh, kết cấu hạ tầng kĩ thuật giao thông đã từng bước đượcphát triển hoàn thiện đồng bộ thống nhất Lĩnh vực vận tải cũng đã có nhữngbước phát triển rõ rệt cả về số lượng, chất lượng, về tổ chức quản lí, vận hành

và khai thác… Đó là tiền đề, làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vấn đề đặt ra làphải đầu tư phát triển hệ thống vận tải bền vững, thống nhất, đồng bộ theochiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam; quy hoạch phát triển ngànhGTVT đường bộ Việt Nam…

Để tiến hành điều chỉnh quy hoạch GTVT một cách hợp lý thì phải xácđịnh được quan điểm phát triển GTVT một cách hợp lý và chính xác từ đótiến hành điều chỉnh quy hoạch một cách hợp lý và đồng bộ

2.4 Các mục tiêu và chỉ tiêu quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ Lạng Sơn đến năm 2010

- Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải Lạng

Sơn đến năm 2010:

+ Làm cơ sở hoạch định kế hoạch phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn cho

Trang 24

từng giai đoạn phát triển 2006-2010, giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2020; xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo nâng cấp cho từng giai đoạn và chotừng năm.

2016-+ Lập kế hoạch đầu tư phát triển bền vững mạng lưới GTVT hợp lí,hoàn chỉnh, thống nhất trên toàn tỉnh, phù hợp với các nguồn lực cân đối từnguồn ngân sách Nhà Nước và nguồn lực từ các tổ chức tín dụng, các chươngtrình mục tiêu…

+ Khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ củaTrung Ương để phát triển năng lực ngành GTVT phục vụ yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng

+ Làm cơ sở định hướng cho quy hoạch phát triển GTVT các huyệngiai đoạn 2006 – 2010, đề cập phát triển mạng lưới giao thông nông thôn(đường xã, liên xã, đường liên thôn, bản…)

- Mục tiêu phát triển giao thông đường bộ đến năm 2010:

+ Vận tải: Đáp ứng được nhu cầu vận tải xã hội đa dạng với mức tăngtrưởng cao, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lí; kiềm chế tiếntới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường Xãhội hóa về vận tải, phát triển và mở rộng các lọai hình vận tải công cộng nhưtaxi, xe buýt liên tỉnh; Tăng cường vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường

bộ sang Quảng Tây – Trung Quốc Quan tâm vận tải đến các vùng có diềukiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng cao, biên giới mà nhân dân có thu nhậpthấp Tổ chức quy hoạch lại hệ thống bến xe, bãi đỗ xe cho phù hợp với quyhoạch xây dựng đô thị và các thị trấn, thị tứ Phân công vận tải hợp lí nhằmphát huy lợi thế của vận tải đường bộ có tính đa dạng và cơ động cao, có hiệuquả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng cho các loại hình thứcvận tải khác, vận tải trên các tuyến đường mà các phương tiện vận tải khácnhư đường sắt, đường sông không đáp ứng được

Trang 25

+ Kết cấu hạ tầng GTVT: Tiếp tục duy trì, củng cố, khôi phục, nângcấp kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng một

số công trình có yêu cầu cấp thiết phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế

-xã hội, mở mới một số tuyến đường phục vụ cho xóa đói giảm nghèo, đảmbảo an ninh quốc phòng

Về đường bộ: Tăng cường năng lực phục vụ công tác duy tu bảodưỡng, tăng cường nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiếntrong quản lí và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đến năm 2010quốc lộ 1A đoạn từ của khẩu Hữu Nghị - Thành phố Lạng Sơn nâng cấp đạttiêu chuẩn đường cao tốc 8 làn xe, xây dựng các nút giao bằng theo hiệntrạng; hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh được cải tạo, nâng cấp đạt từ tiêuchuẩn đường cấp II đến đường cấp IV Hoàn thiện việc khội phục và nâng cấp

hệ thống đường tỉnh để từng bước đưa hệ thống đường bộ vào đúng cấp kĩthuật; Mở rộng và xây dựng mới các tuyến quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; Mởmột số tuyến mới nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, vùng biên giới củakhẩu

Phấn đấu đến cuối năm 2010 có 90% số xã có đường ô tô đến trung tâm

xã ô tô đi được 4 mùa; đảm bảo nhựa hóa 60% mặt đường tuyến tỉnh, huyện;70% đường giao thông nông thôn được rải cấp phối và một phần được nhựahóa, bê tông hóa hoặc sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới

Hoàn thành khai thông 2 tuyến đường ô tô liên huyện: Tuyến Hữu Liên– Lân Cà và tuyến đường Hòa Bình – Bình Gia – Gia Miễn Xây dựng 4 cầulớn vượt sông là cầu Na Sầm, cầu Yên Bình, cầu Hòa Lạc, cầu Thác Mạ

Đầu tư xây dựng hệ thống đường vành đai và đường tuần tra biên giớiphục vụ công tác tuần tra, quản lí đường biên mốc giới Phấn đấu mỗi năm

mở mới được 50km đường vành đai và 30km đường tuần tra biên giới

Về đường đô thị: Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đô thị, đầu

Trang 26

tư kết cấu hạ tầng GTVT phải kết hợp với kết cấu hạ tầng cấp nước, thoátnước, cây xanh, công viên, vệ sinh công cộng Bố trí quỹ đất để phát triểngiao thông đô thị bao gồm cả giao thông động và giao thông tĩnh (Đảm bảoquỹ đất dành riêng cho giao thông đô thị từ 15% đến 25% diện tích đất thànhphố) Tổ chức phối hợp một cách hợp lí giữa giao thông đo thị và giao thôngliên tỉnh Muốn vậy cần sớm xây dựng hoàn chỉnh các đường vành đai, cáctuyến qua thành phố không xuyên tâm Quy hoạch xây dựng các bến xekhách, bãi xe vận tải ở các cửa ngõ của thành phố và điểm đỗ xe tĩnh trongthành phố Lạng Sơn, các thị trấn như Đồng Đăng, Lộc Bình…

3 Sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông

Giao thông là huyết mạch của mỗi quốc gia Một đất nước muốn pháttriển thì trước hết hệ thống giao thông phải đảm bảo giao lưu thông suốt,nhanh chóng, an toàn, thuận lợi Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nóiriêng đang trong quá trình phát triển, vì vậy vấn đề giao thông là một vấn đề

vô cùng quan trọng Lạng Sơn với vị trí chiến lược quan trọng, tiếp giáp vớinhiều vùng trong nước và có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 253km,nên đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, nhanh chóng càng trở nên quantrọng Giao thông có đảm bảo thì nền kinh tế mới phát triển Thực hiện chủtrương, chính sách của Đảng, tỉnh Lạng Sơn đã có quy hoạch phát triển mạnglưới giao thông phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phùhợp với các giai đoạn phát triển của tỉnh Lạng Sơn mà gần nhất là trong 5năm 2006 – 2010 Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ,hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn,liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ khác trong nước

là một nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Lạng Sơn Ngoài các quy hoạch pháttriển mạng lưới giao thông đường bộ cho phù hợp với sự phát triển của tỉnhLạng Sơn còn phải tuân theo chiến lược phát triển GTVT Việt Nam, sao cho

Trang 27

mạng lưới giao thông giữa Lạng Sơn với các vùng trong nước hoàn chỉnh, trởthành mạng lưới thống nhất, không chỉ phục vụ cho sự phát triển của LạngSơn mà còn cho sự phát triển các vùng lân cận Lạng Sơn

Với vị trí địa lí thuận lợi dễ dàng giao lưu với các vùng trong nước vàvới quốc tế, Lạng Sơn có cơ hội để phát triển các ngành dịch vụ, nhất là cácdịch vụ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ giao thông, du lịch quốc tế…Hiện tạiLạng Sơn đang tiến hành hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, đây là điều kiện

để Lạng Sơn có thể phát triển Để được như vậy, Lạng Sơn không chỉ đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng thương mại mà vấn đề giao thông cũng cần được đầu

tư Các dự án quy hoạch như quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, khukinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu đô thị… cần phải tiến hành song songvới quy hoạch giao thông

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MỤC TIÊU

QUY HOẠCH GTVT ĐƯỜNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN

Trang 28

1 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn từ 2001 đến 2008

Tỉnh Lạng Sơn đã cơ bản thực hiện được những mục tiêu chủ yếu củaquy hoạch đã đề ra Đến nay, hệ thống giao thông cơ bản đã đáp ứng đượcnhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh

Bảng 4: Tổng hợp kết quả đầu tư các công trình GT đường bộ được xây dựng theo quy

hoạch giai đoạn 2001 - 2008

Hạng mục

Kết quả

+ Đường tránh thành phố

Lạng Sơn

Cấp III, nền 13m, mặt 7m

dưỡng

đạt Quốc lộ 279

Trang 29

Chưa đạt

Trang 30

đạt C- Các tuyến đường mở

mới

Trang 31

Thạch Đạn – Bảo Lâm Cấp phối

Cụ thể các kết quả mà tỉnh Lạng Sơn đã đạt được:

- Hệ thống quốc lộ: Về cơ bản hệ thống đường quốc lộ thực hiện theo

quy hoạch, một số tuyến vượt quy hoạch Các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh

đã được đầu tư, cải tạo nâng cấp, đường nhựa chiếm trên 81%, đường cấpphối chiếm trên 15%, đường đất còn gần 4% Cụ thể như sau:

+ Quốc lộ 1A: Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đườngcấp III, mặt đường thảm bê tông nhựa nóng Hệ thống cầu cống được xâydựng hoàn chỉnh có kết cấu vĩnh cửu

+ Quốc lộ 1B: Hoàn thành việc nâng cấp toàn bộ thành đường cấp IV,mặt đường thảm bê tông nhựa nóng Hệ thống cầu cống được xây dựng hoànchỉnh có kết cấu vĩnh cửu, các đoạn qua thị trấn, thị tứ được xây dựng theoquy hoạch đô thị Xây cầu lớn vĩnh cửu Khánh Khê khổ rộng 7,0m và các cầutrung Pác Mật, Kéo Tó

+ Quốc lộ 4A: Hoàn thành nâng cấp đoạn km16 – km48 đạt tiêu chuẩnđường cấp IV miền núi Xây dựng cầu lớn vĩnh cửu Bản Trại khổ rộng 7,0m.Xây vĩnh cửu 8 vị trí cầu nhỏ và trung

+ Quốc lộ 4B: Hoàn thành rải nhựa mặt đoạn đường km47 – km58,nâng cấp đoạn km33 – km47 và km58 – km80 đạt tiêu chuẩn đường cấp IVmiền núi Hệ thống cầu cống được xây dựng hoàn chỉnh có kết cấu vĩnh cửu(trừ 2 cầu: Cầu Lò Gốm và cầu km47+300 là cầu liên hợp BTCT, khổ hẹp,cầu yếu)

Trang 32

+ Quốc lộ 31: Tiếp tục duy tu, sửa chữa đảm bảo giao thông trên tuyến.+ Quốc lộ 279: Xây dựng 4 vị trí cầu vĩnh cửu và 50 vị trí cống thoátnước Sửa chữa và xây dựng mặt đường nhựa 20km Hoàn thành việc nângcấp đoạn km185- km229 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, mặt đườngláng nhựa Hệ thống công trình thoát nước xây dựng hoàn chỉnh có kết cấuvĩnh cửu.

Bảng 5: Kết quả thực hiện quy hoạch đường quốc lộ

Giai đoạn 2001-2008

Rải mặt đường nhựa 238,5km 222,5km Đạt 93,3%

(Nguồn: Sở Giao thông Lạng Sơn)

- Đường tỉnh và đường huyện:

+ Các tuyến liên huyện: Hoàn thành khai thông các tuyến:

+ Tân Yên, huyện Tràng Định dài 8km

Trang 33

+ Chí Minh, huyện Tràng Định dài 4km.

+ Nam La huyện Văn Lãng dài 6km

+ Công Sơn huyện Cao Lộc dài 6km

+ Hữu Lân huyện Lộc Bình dài 10km

+ Tân Hòa huyện Bình Gia dài 15km

+ Thiện Long huện Bình Gia dài 12km

+ Quy Hòa huyện Bình Gia dài 12km

+ Vĩnh Yên huyện Bình Gia dài 6km

+ Hòa Bình huyện Văn Quan dài 6km

+ Hữu Kiên huyện Chi Lăng dài 25km

+ Liên Sơn huyện Hữu Lũng dài 6km

Các tuyến mở mới: Hoàn thành mở mới 4 tuyến đường vào 3 xã chưa

có đường ô tô Đó là các tuyến:

Tuyến Quang Trung – Yên Lỗ: Đường vào xã Yên Lỗ huyện Bình Gia.Tuyến Bến Bắc – Song Giáp: Đường vào xã Song Giáp huyện Cao Lộc.Tuyến Yên Thịnh – Hữu Liên: Đường vào xã Hữu Liên huyện Hữu Lũng.Tuyến Nà Thuộc – Bắc Xa đến đồn biên phòng Bắc Xa dài 8km

Xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng các cầu: Tầm Cát, Bản Chu (huyệnLộc Bình), cầu Bình Độ (huyện Tràng Định), cầu Gia Cát (huyện Cao Lộc)

Bảng 6: Kết quả thực hiện quy hoạch đường tỉnh và đường huyện

Giai đoạn 2001-2008

Rải mặt đường cấp phối 313km 14,5km Đạt 4,6%

Rải mặt đường nhựa 75km 148,5km Vượt 75,7kmXây dựng cầu 11/124,5km 10/106,5m Đạt 90,9%

(Nguồn: Sở Giao thông Lạng Sơn)

- Đường biên giới: Xây dựng được 245 km đường hành lang biên

giới, kết hợp với các đoạn đi trùng Quốc lộ và đường tỉnh dài 32 km Hoànthành việc nối thông với tỉnh Cao Bằng và tỉnh Quảng Ninh Đường tuần

Trang 34

tra biên giới xây dựng được 295 km, kết hợp 160 km đã đầu tư giai đoạntrước đạt 455 km Mở mới được 52,5 km đường nối từ đường hành langbiên giới lên đường tuần tra biên giới Cơ bản hoàn thành mục tiêu xâydựng đường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nhiện vụ tuần tra,quản lý đường biên, mốc giới

- Về bến bãi ô tô:

Xây dựng được một bến xe tại thành phố Lạng Sơn, 3 bến xe ở cáchuyện Bắc Sơn, Hữu Lũng, thị trấn Đồng Đăng (chuẩn bị đưa vào khai thác).Xây dựng 6 bãi đỗ xe tại các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Cổng Trắng,Mốc 17 tây, Na Hình, và cửa khẩu Bình Nghi

- Về vận tải: Hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến xe buýt Lạng Sơn – Đồng

Đăng – Tân Thanh năm 2007 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại củangười dân cũng như khách tham quan du lịch

Tuy vậy, vẫn còn một số mục tiêu chưa hoàn thành đúng theo quyhoạch, cụ thể là:

- Hệ thống quốc lộ: Quốc lộ 4B và quốc lộ 31 chưa rải mặt theo quy hoạch.

QL 279, QL31 với 94km đường cấp phối đang xuống cấp trầm trọng QL4Acòn 11km, QL4B còn 11 đường cấp V chưa phù hợp với tiêu chuẩn cấpđường toàn tuyến, mặt đường bắt đầu xuống cấp

- Đường tỉnh và đường huyện: Hầu hết các tuyến đường huyện chưa đạt tiêu

chuẩn cấp đường theo quy hoạch Hiện tại chỉ có 1 tuyến đường đạt tiêuchuẩn đường cấp V là tuyến Nhất Hòa – Nhất Tiến dài 5,7km, mặt đường cấpphối; 1 tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp VI là tuyến Cao Lâu – Xuất Lễ dài14,5km, mặt đương rải nhựa) là đúng theo quy hoạch phát triển GTVT.Chưa hoàn thành việc rải mặt đường và sửa chữa theo quy hoạch các tuyếnđường ĐT 226, ĐT 228, ĐT 232, ĐT 245, ĐT 247 và tuyến đường ThạchĐạn – Bảo Lâm

+ Đường Thất Khê – Áng Mò – Tân Yên (ĐT 227 và ĐT 228) được

Trang 35

nâng cấp lên thành quốc lộ 3B, đang ở bước thi công xây lắp, hiện đang dừngthi công chờ phê duyệt dự án đầu tư thống nhất toàn tuyến Hiện đang đầu tư

dở dang theo tiêu chuẩn đường cấp V với 23 km đường đất

+ Đường Bình Gia – Văn Mịch – Thất Khê – cửa khẩu Nà Nưa (ĐT226

và ĐT228) không được nâng lên thành quốc lộ 1C theo quy hoạch

Còn một số huyện cần phải khai thông tuyến đó là:

+ Tỉnh lộ 235B bản Loong – Khánh Khê (huyện Văn Quan – tỉnh LạngSơn) với chiều dài tuyến 15km

+ Tỉnh lộ 231 huyện Văn Lãng – huyện Bình Gia, có chiều dài là 60km

có 2 đoạn chưa thông với chiều dài khoảng 20km:

Đoạn từ đèo Mạnh đi Bình Gia

Đoạn từ Hưng Đạo đi Na Rì

+ Tỉnh lộ 239 huyện Văn Quan – huyện Chi Lăng (nối quốc lộ 1A vớiquốc lộ 1B), chiều dài tuyến 24km

+ Tỉnh lộ 243 huyện Hữu Lũng – huyện Bắc Sơn (km80/ QL 1A) qua 3

xã huyện Hữu Lũng và 5 xã huyện Bắc Sơn Toàn tuyến dài 56km đoạn giữacòn 25km chưa thông

Nhận xét chung: Lạng Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triểngiao thông như :

+ Trong những năm qua tỉnh Lạng Sơn nhận được sự quan tâm củachính phủ, các bộ ngành trung ương mà trực tiếp là Bộ GTVT đã dành nhiềukinh phí đầu tư cho mạng lưới đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

+ Có sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát về đầu tư phát triển mạng lướiGTVT của tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban ngành của tỉnh cùng với sự nỗ lựccủa ngành GTVT trong việc thực hiện đầu tư xây dựng các công trình GTVT

+ Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng, thu ngân sách của tỉnh tănglên nhanh chóng đặc biệt là các năm 2000, 2001, 2002 đã tạo điều kiện cónguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật của tỉnh, trong đó có

Trang 36

+ Về cơ bản mạng lưới GTVT đã được hình thành, đầu tư xây dựng từcác thời kì trước tạo điều kiện cho đầu tư hoàn thiện mạng lưới đường bộ tỉnhLạng Sơn trong tương lai

+ Cơ chế, chính sách của tỉnh trong việc khuyến khích phát triển đườnggiao thông đã đi vào cuộc sống và tiếp tục là động lực thúc đẩy phát triểnGTVT trong những năm tới Đồng thời có phong trào ủng hộ và đóng gópđáng kể của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân bằng tiền và ngày công lao độngcho việc xây dựng đường giao thông nội tỉnh

+ Có sự tranh thủ của các cấp lãnh đạo tỉnh và các ban ngành của tỉnh

đã tranh thủ đưa các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài, vốn trái phiếu, vốn vayngân hàng thế giới (WB), ngân hàng Châu Á (ADB), vốn chương trình mụctiêu của chính phủ vào xây dựng mạng lưới giao thông vận tải trên địa bàntỉnh Lạng Sơn

Vì vậy nhìn chung tỉnh Lạng Sơn đã cơ bản hoàn thành được nhữngmục tiêu chủ yếu đã đề ra trong quy hoạch Hầu hết các tuyến đường quantrọng đều đã được xây mới, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp tạo diều kiện thuậnlợi cho giao thông thông suốt trong tỉnh và với các vùng khác Nhiều côngtrình đã được xây mới, tỉ lệ rải nhựa mặt đường đối với đường quốc lộ là93,3% và 200% với các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ Đây là điều kiện thuận lợi đểphát triển đồng đều giữa thành phố Lạng Sơn với các vùng sâu, vùng xa cònnhiều khó khăn Tuy nhiên, vẫn có những tuyến đường chưa hoàn thành đúngtheo như quy hoạch mà có các nguyên nhân là:

+ Do đặc điểm địa hình miền núi và xuất phát điểm của hệ thống cơ sở

hạ tầng kĩ thuật thấp, vì vậy phải bố trí nguồn vốn đầu tư rất lớn Nhu cầu vốn

để xây dựng giao thông vận tải trên địa bàn lớn, khả năng đáp ứng vốn củanền kinh tế còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển GTVTcủa tỉnh Lạng Sơn

Trang 37

+ Nền kinh tế của tỉnh vẫn đang ở trình độ phát triển thấp so với mứcbình quân chung của cả nước, tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chưa vữngchắc nên tác động lớn đến việc đầu tư cho xây dựng mạng lưới GTVT, dẫnđến nguồn vốn đầu tư còn phân tán, dàn trải, chưa tập trung.

+ Do đầu tư vốn duy tu sửa chữa hàng năm còn thấp nên tình trạng một

số đoạn đường xuống cấp nhanh vẫn còn xảy ra nhiều Chưa làm tốt công táccắm mốc lộ giới đường bộ theo quy hoạch Vẫn còn tình trạng xây dựng lấnchiếm vào hành lang bảo vệ đường bộ, ảnh hưởng đến nâng cấp, cải tạo xâydựng ở giai đoạn về sau Công tác xã hội hóa bảo vệ các công trình giao thôngđường bộ chưa thực sự được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, dẫnđến nhiều công trình chưa có chủ theo dõi quản lí duy tu sửa chữa, đặc biệt làcác tuyến đường đến trung tâm xã, các thôn bản

2 Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ giai đoạn

2001-2010 và khả năng thực hiện quy hoạch

2.1 Hệ thống quốc lộ

Hiện tại Lạng Sơn đã và đang có những điều chỉnh quy hoạch phát triểnGTVT để có thể hoàn thành đúng thời gian, cụ thể như sau:

- Quốc lộ 1A: Hiện tại đang được đầu tư xây dựng đoạn từ cửa khẩu Hữu

Nghị - Thành phố Lạng Sơn đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 8 làn xe, nút giaokhác mức tại 6 vị trí Hướng tuyến cơ bản trùng với quốc lộ 1A hiện tại, đoạnqua thị trấn Đồng Đăng và thành phố Lạng Sơn điều chỉnh theo quy hoạch đôthị để phù hợp với quy hoạch chung đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn theo QĐ740/QĐ-TTg của Chính phủ Tuy nhiên do nguồn vốn chưa đủ nên khó có thểthực hiện đúng theo quy hoạch đề ra, phải kéo dãn thời gian hoàn thành

Lạng Sơn đã có những đầu tư để nâng cấp, rải nhựa các tuyến Quốc lộ31(đoạn Hữu Sản - Đình Lập - Bản Chắt dài 61Km), Quốc lộ 279 (đoạn Bờ ải

Đồng Mỏ Tu Đồn dài 42Km), Quốc lộ 3B (đoạn Khau Khem Thất Khê Quốc Khánh dài 62Km) và các đoạn còn lại của Quốc lộ 4A (Km29 - Km40

Trang 38

-và Km48 - Km66), QL 4B (Km0 - Km33+500 -và Km47 - Km58) đạt tiêuchuẩn đường cấp IV miền núi.

Trang 39

Bảng 7: Quy hoạch quốc lộ

Điểm cuối Kinh phí

(tỷ đồng)

So với quy hoạchcũ

Nghị km0

Mai Pha km23

1.260 Bổ sung

Khem km65

Cửa khẩu Canh Va

chỉnh

(Nguồn: Sở giao thông Lạng Sơn)

Những đoạn quốc lộ đi qua trung tâm thị trấn phải xây dựng theo quyhoạch của địa phương, xây dựng các đường vòng tránh đi ra phía ngoài thịtrấn (riêng quốc lộ 4B đoạn Km0 - Km33+500 đi qua các thị trấn Lộc Bình và

Na Dương chưa xây dựng đường vòng tránh thị trấn vì đang tiến hành thicông), còn các tuyến quốc lộ khác đang được tiến hành theo đúng quy hoạch,tuy nhiên vốn đầu tư không đủ Hiện tại Lạng Sơn đang đề nghị chính phủ,

Trang 40

các bộ, ngành Trung Ương cấp vốn để các dự án trên có thể hoàn thành đúngtheo quy hoạch.

2.2 Hệ thống đường tỉnh

Nhìn chung hệ thống đường tỉnh Lạng Sơn về cơ bản đã hoàn thànhtheo đúng quy hoạch đã đề ra Lạng Sơn đã hoàn thành việc khai thông 2tuyến đường ĐT 243 (Hữu Lũng – Bắc Sơn) và ĐT 232B ( Văn Quan – BìnhGia – Tràng Định) Tiến hành sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường vào trungtâm 12 xã với tổng chiều dài 114km (nâng tổng số xã ô tô đến trung tâm xã và

đi được cả 4 mùa lên gần 90%), là các tuyến:

- Tân Yên - huyện Tràng Định dài 8km

- Chí Minh – huyện Tràng Định dài 4km

- Nam La huyện Văn Lãng dài 6km

- Công Sơn huyện Cao Lộc dài 6km

- Hữu Lân huyện Lộc Bình dài 10km

- Tân Hòa huyện Bình Gia dài 15km

- Thiện Long huyện Bình Gia dài 10km

- Quy Hòa huyện Bình Gia dài 12km

- Vĩnh Yên huyện Bình Gia dài 6km

- Hòa Bình huyện Bình Gia Văn Quan dài 6km

- Hữu Kiên huyện Chi Lăng dài 25km

- Liên Sơn huyện Hữu Lũng dài 6km

Các tuyến khác đang được đầu tư vốn cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩnđường cấp V, mặt đường rải nhựa, công trình thoát nước, công trình an toàngiao thông được đầu tư hoàn chỉnh Tỉnh đã có điều chỉnh vốn đầu tư cho cáctuyến đương như sau:

Bảng 8: Quy hoạch đường tỉnh

STT Tên

đường

Chiều dài (km)

Điểm đầu Điểm cuối Kinh phí

(tỷ đồng)

So với quy hoạch cũ

Ngày đăng: 14/12/2012, 11:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 1996 - 2010 Khác
2) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Lạng Sơn (Đã chỉnh sửa theo kết luận sau cuộc họp thường vụ Tỉnh uỷ ngày 7/6/2005) Khác
3) Nghị quyết số 38/2005/NQ-HĐND ngày 05/08/2005 của HĐND tỉnh khoá XIV. Phê chuẩn đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 Khác
4) Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 25/07/2002 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. V/v tiếp tục đẩy mạnh phát triển đường giao thông nông thôn từ nay đến năm 2010 Khác
5) Nghị quyết số 34/2002/NQ-HĐND ngày 05/08/2002 của HĐND tỉnh khoá XIII. Phê chuẩn đề án phát triển giao thông nông thôn từ nay đến năm 2010 Khác
6) Chỉ thị số 13/2000/CT-TU ngày 03/10/2000 của UBND tỉnh. V/v đẩy mạnh làm đường giao thông từ xã xuống thôn, đường liên thôn Khác
7) Quy hoạch phát triển ngành GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 162/2002/QĐ-TTG ngày 15/11/2002 Khác
8) Quyết định số 120/2003/QĐ-TTG ngày 11/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2010 Khác
9) Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 25/07/2002 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 34/NQ- HĐND khoá XIII của HĐND tỉnh khoá XIII kỳ họp thứ 7, về phát triển Giao thông nông thôn từ năm 2002 đến năm 2005 Khác
10) Đề án số 504/ĐA-UBND ngày 20/07/2005 của UBND tỉnh. Đề án phát triển Giao thông nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Khác
11) Sở Giao thông vận tải: Báo cáo tình hình, thực trạng phát triển Giao thông vận tải thời kỳ 1995 – 2000, thời kỳ 2001 – 2004 và dự ước cả thời kỳ 2001 – 2005. Định hướng phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 Khác
13) Nhà xuất bản Chính trị quốc gia: Lạng Sơn thế và lực trong thế kỷ XXI Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Đơn vị hành chớnh của tỉnh Lạng Sơn - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 2 Đơn vị hành chớnh của tỉnh Lạng Sơn (Trang 15)
Bảng 2: Đơn vị hành chính của tỉnh Lạng Sơn - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 2 Đơn vị hành chính của tỉnh Lạng Sơn (Trang 15)
Bảng 4: Tổng hợp kết quả đầu tư cỏc cụng trỡnh GT đường bộ được xõy dựng theo quy hoạch giai đoạn 2001 - 2008 - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 4 Tổng hợp kết quả đầu tư cỏc cụng trỡnh GT đường bộ được xõy dựng theo quy hoạch giai đoạn 2001 - 2008 (Trang 26)
Bảng 4: Tổng hợp kết quả đầu tư các công trình GT đường bộ được xây  dựng theo quy hoạch giai đoạn 2001 - 2008 - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 4 Tổng hợp kết quả đầu tư các công trình GT đường bộ được xây dựng theo quy hoạch giai đoạn 2001 - 2008 (Trang 26)
Bảng 7: Quy hoạch quốc lộ - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 7 Quy hoạch quốc lộ (Trang 37)
Bảng 7: Quy hoạch quốc lộ - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 7 Quy hoạch quốc lộ (Trang 37)
2.3. Hệ thống đường huyện - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
2.3. Hệ thống đường huyện (Trang 39)
Bảng 9: Quy hoạch đường huyện - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 9 Quy hoạch đường huyện (Trang 39)
Bảng 10: Xõy dựng cỏc cầu - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 10 Xõy dựng cỏc cầu (Trang 41)
Bảng 10: Xây dựng các cầu - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 10 Xây dựng các cầu (Trang 41)
Bảng 11: Quy hoạch đường đô thị - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 11 Quy hoạch đường đô thị (Trang 42)
Bảng 13: Quy hoạch đường tuần tra biờn giới TTTờn đườngChiều dài - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 13 Quy hoạch đường tuần tra biờn giới TTTờn đườngChiều dài (Trang 45)
Bảng 13: Quy hoạch đường tuần tra biên giới - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 13 Quy hoạch đường tuần tra biên giới (Trang 45)
Bảng 14: Kinh phớ xõy dựng bến xe - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 14 Kinh phớ xõy dựng bến xe (Trang 46)
Bảng 14: Kinh phí xây dựng bến xe - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 14 Kinh phí xây dựng bến xe (Trang 46)
Bảng 15: Bảng chiều dài hệ thống quốc lộ - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 15 Bảng chiều dài hệ thống quốc lộ (Trang 47)
Bảng 15: Bảng chiều dài hệ thống quốc lộ - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 15 Bảng chiều dài hệ thống quốc lộ (Trang 47)
Bảng 16: Bảng chiều dài hệ thống đường tỉnh - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 16 Bảng chiều dài hệ thống đường tỉnh (Trang 50)
Bảng 17: Hệ thống chất lượng cầu - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 17 Hệ thống chất lượng cầu (Trang 51)
Bảng 21: Hiện trạng bến xe của tỉnh Lạng Sơn - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 21 Hiện trạng bến xe của tỉnh Lạng Sơn (Trang 68)
Bảng 22: Cơ cấu huy động vốn phỏt triển GTVT - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 22 Cơ cấu huy động vốn phỏt triển GTVT (Trang 73)
Bảng 22: Cơ cấu huy động vốn phát triển GTVT - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 22 Cơ cấu huy động vốn phát triển GTVT (Trang 73)
Bảng 23: Kế hoạch đầu tư GTVT giai đoạn 2006 – 2010 - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 23 Kế hoạch đầu tư GTVT giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 74)
Bảng 23: Kế hoạch đầu tư GTVT giai đoạn 2006 – 2010 - Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Bảng 23 Kế hoạch đầu tư GTVT giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w