1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lí nhằm đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện miền núi Văn Quan

33 749 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 329,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Một số giải pháp quản lí nhằm đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện miền núi Văn Quan

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

Chương I Vị trí vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tầm quan trọng của công tác giáo dụcphổ cập THCS giai đoạn hiện nay

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin

2 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về công tác giáo dục

3 Nội dung, hình thức của công tác phổ cập giáo dục THCS

Chương II Thực trạng giáo dục – đào tạo và tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện miền núi Văn Quan tỉnh Lạng Sơn từ năm 2001 – 2005

I Giới thiệu về huyện Văn Quan

II Thực trạng và tiến độ phhổ cập giáo dục THCS ở huyện Văn Quan từ năm 2001 đến năm 2005

Chương III Một số giải pháp quản lí nhằm đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện miền núi Văn Quan

1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng

2 Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức

3 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ

4 Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục 5 Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phối hợp với giáo dục chính quy và giáo

Trang 2

PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN I Những kiến nghị II Kết luận

Trang 3

Chỉ thị 61/CT-TW, ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị đã nêu: “Bướcvào thế kỉ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huynội lực phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh trong hội nhập khu vực và quốc tế,điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn của những người lao động ” Ngày 22tháng 01 năm 2001, Chính phủ đã có Nghị định số 88/2001/NĐ-CP về việc thực hiệnphổ cập giáo dục Trung học cơ sở (PCGDTHCS) giai đoạn 2001 – 2010 Như vậyĐảng và nhà nước ta đã đề cao vai trò và vị thế của Giáo dục và Đào tạo trong giaiđoạn cách mạng hiện nay Chủ trương của Đảng được thể chế hóa trong Nghị quyếtsố 41/2000/QH10 họp từ ngày 14 tháng 11 đến ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốchội Nghị quyết 41/2000/QH10 đã đề ra mục tiêu phổ cập GDTHCS giai đoạn 2001 –2010 là phải đảm bảo cho hầu hết thanh thiếu niên sau khi tốt nghiệp Tiểu học tiếp tụchọc tập để đạt trình độ THCS, trước khi hết 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Do đó, giáo dục phải chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ Việt Nam bướcvào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang là một đòi hỏi cấp

Trang 4

Bước vào ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển trí tuệ và tâm hồncon người Thế kỉ XXI sẽ là một thách thức lớn đối với trình độ bản lĩnh dân tộc, hoặclà tụt hậu, hoặc là vươn lên để hội nhập với cộng đồng các nước trong khu vực và trênthế giới.

1.2 Cơ sở thực tiễn

Đất nước ta nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng, trong đó có huyện Văn Quansau 15 năm đổi mới đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận Song vẫn còn tồn tạinhiều yếu kém, bất cập, đó là: “Về chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng được kịp thờinhững đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xãhội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ” (Nghị quyết 04 – BCHTW khóa VII).

Đất nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học giai đoạn 1990 – 2000nhưng mới đạt đến trình độ dân trí ở cấp Tiểu học Trình độ dân trí đó không phù hợpvới điều kiện hiện nay và tiến kịp nền khoa học phát triển như vũ bão Chính vì vậyphải phổ cập trình độ dân trí ở mức cao hơn, đó là PCGDTHCS Vì vậy, Bộ Giáo Dụcvà Đào tạo đã ban hành Quyết định 1366/QĐ – BGD&ĐT về tiêu chuẩn đánh giácông nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHCS.

Văn Quan là một huyện miền núi, nền kinh tế phát triển ở mức trung bình, chủyếu là nông nghiệp, trình độ dân trí thấp Do vậy muốn cho nền kinh tế, trình độ dântrí, văn hóa, kinh tế xã hội phát triển thì phải chú ý đến giáo dục và làm tốt công tácPCGDTHCS, nhằm đưa mặt bằng dân trí lên trình độ THCS, có như vậy mới tránhkhỏi tụt hậu Trong bài tiểu luận này tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩynhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

2 Mục đích nghiên cứu

Với mục đích để rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp quản lí chỉ đạonhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.Đó là cơ sở thực tiễn để các huyện miền núi còn lại trong tỉnh vận dụng sáng tạo đểđưa sự nghiệp giáo dục, trong đó có công tác PCGDTHCS trong toàn tỉnh tiến nhanh,

Trang 5

mạnh và vững chắc, từng bước nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách giữa miền núivà đồng bằng để Lạng Sơn ngày càng giàu đẹp, vững bước ra hội nhập với đồng bàocả nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để đạt được mục đích, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp quản lí, chỉ đạonhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan Tôi tự xác địnhcho mình những nhiệm vụ sau:

3.1 Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đẩy nhanh tiến độPCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan.

3.2 Tìm hiểu thực trạng giáo dục – đào tạo và tiến độ PCGDTHCS ở huyệnmiền núi Văn Quan từ năm 2001 – 2005.

3.3 Đề ra một số giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độPCGDTHCS ở huyện miền núi Văn Quan.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau đây:

4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu các Nghị quyết, Chỉthị, Nghị định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ qua các Đại hội Đảng lần thứ VII, lầnthứ VIII, lần thứ IX.

Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, các văn bảnchỉ đạo của Đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện và các kết luận của hội nghị có liênquan đến giáo dục, qua Công báo hàng năm

4.2 Nhóm các phương pháp thực tiễn

Qua các số liệu điểu tra hàng năm, báo cáo tổng kết năm học, báo cáo đơn vịđạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, PCGDTHCS của các xã trong huyện Văn Quan.4.3 Nhóm các phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm các đơn vị đã đạtchuẩn PCGDTHCS đến năm 2005 Đây là phương pháp chủ đạo.

Trang 6

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ nghiên cứu một số giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độPCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng Sơn từ năm 2001 đến năm2005 Vì vậy, các biện pháp nêu ra không mang tính phổ quát cho các Phòng Giáodục và Đào tạo huyện (quận).

Trang 7

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNGCHƯƠNG I

VỊ TRÍ VAI TRÒ TO LỚN CỦA GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀTẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin

Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chỉ rõ: “Ý thức là một phạm trù triết học, một hiện

tượng tâm lí phức tạp, bao hàm tri thức, tình cảm, cảm giác, tri giác, nghị lực, lòngtin Trong đó quan trọng nhất là tri thức, tức là không xây dựng trên cơ sở hiểu biếtthì cái tri thức ấy chỉ đồng nghĩa với lòng tin tôn giáo mà thôi”.

Nhưng làm sao để có tri thức, Lê nin nói: “Không có sách thì không có tri thức,không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” Điều đó cónghĩa là muốn có tri thức thì phải được học, được giáo dục, tri thức của nhân loại làvô tận Vì vậy, Lê nin dạy: “Học, học nữa, học mãi”.

2 Quan điểm của Đảng, nhà nước ta về công tác giáo dục

* Giáo dục có vai trò quyết định đến việc nâng cao dân trí

Truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo” là nét đẹp của dân tộc ta, cha ôngcoi việc cho con được học là nghĩa vụ thiêng liêng của cha mẹ, họ cho rằng “Khôngthầy đố mày làm nên” Quốc Tử Giám thời Lí đã chứng minh cho truyền thống trọnghọc, trọng tài của ông cha ta Nói về giáo dục, nhà bác học Lê Quý Đôn có tổng kết:“Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoại, phi trí bất hưng” khẳng địnhtrình độ dân trí là điều kiện cho một quốc gia phát triển cường thịnh.

Chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất: “Dân trí là trình độ trí tuệ, trình

Trang 8

một tập hợp dân cư, của một cộng đồng, một dân tộc” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục –tháng 1/1997).

Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra mạnhmẽ trên thế giới, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Trình độ dân trívà tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốcgia, dân tộc trên thế giới thì việc nâng cao trình độ dân trí là cực kì quan trọng và cấpbách Dân trí là trình độ trí tuệ, trình độ văn hóa nói chung Vì vậy muốn có được phảihọc, phải được rèn luyện trong môi trường giáo dục phổ thông, giáo dục thườngxuyên, đặc biệt là giáo dục trong nhà trường phổ thông có vai trò quyết định nâng caotrình độ dân trí Chính vì vậy, Nghị quyết TW2 (khóa VIII) của Đảng đã coi giáo dụcvà đào tạo là “quốc sách hàng đầu” và đặt ra nhiệm vụ, nục tiêu cho ngành giáo dụcvà đào tạo là phải: “Nâng cao dân trí, đảm bảo tri thức cần thiết cho mọi người gianhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển của đấtnước” (Văn kiện Đại hội Đảng VIII).

3 Nội dung, hình thức của công tác phổ cập giáo dục THCS

PCGDTHCS là trang bị cho thế hệ thanh thiếu niên trước khi đến tuổi trưởngthành, lực lượng lao động kế cận hiện tại và tương lai một vốn tri thức cơ bản để tiếpthu, nắm bắt vốn kiến thức khoa học để áp dụng vào thực tế lao động sản xuất, tạo ranăng suất cao, sản phẩm có chất lượng, thẩm mĩ đủ sức cạnh tranh và hội nhập trênthị trường trong nước, ngoài nước.

Độ tuổi PCGDTHCS bắt buộc từ 11 đến 18 tuổi đang học và tốt nghiệp THCS,trước khi trong 18 tuổi phải có bằng tốt nghiệp THCS phổ thông hoặc bổ túc văn hóa.Nhưng thập kỉ 90 của thế kỉ XX, cả nước mới hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học –chống mù chữ Chương trình dạy phổ cập Tiểu học gồm nhiều loại chương trình vàlượng kiến thức giữa các loại chương trình còn bất cập, chưa đồng bộ (Chương trình100 tuần, Chương trình 120 tuần, Chương trình 165 tuần, Chương trình xóa mù chữ -sau xóa mù chữ) với thời gian ngắn, lượng kiến thức đơn giản Để tiếp tục học lên cấp

Trang 9

THCS, người học gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức Nhằm đáp ứng“Mục tiêu của PCGDTHCS là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện làm chohầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp THCS, kết hợp phân luồng sau cấp họcnày tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thập kỉ đầu của thế kỉ XXI” (Chỉ thị 61/CT-TW của Bộ Chính trị “Về việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS”).

Để hoàn thành công tác phổ cập giáo dục THCS, mỗi vùng, miền, địa phươngphải có sự vận dụng sáng tạo, mềm dẻo trên cơ sở nội dung, nguyên tắc chung nhấtcủa cả nước Đối với miền núi nói chung và huyện Văn Quan nói riêng, căn cứ vàotình hình địa lí, kinh tế, đặc điểm dân tộc và trình độ văn hóa của huyện đã mạnh dạnđưa ra những giải pháp tương đối phù hợp Do đó công tác PCGDTHCS trong nhữngnăm qua đã thu được kết quả khả quan phù hợp với địa phương miền núi.

Trang 10

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VÀ TIẾN ĐỘ PHỔ CẬPGIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN MIỀN NÚI VĂN QUAN

TỈNH LẠNG SƠN TỪ NĂM 2001 – 2005

I Giới thiệu về huyện Văn Quan

Văn Quan là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh LạngSơn Phía Bắc giáp với huyện Văn Lãng, phía Tây giáp với huyện Bình Gia và huyệnBắc Sơn, phía Nam giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng, phía Đông giáp huyệnCao Lộc, huyện Văn Quan nằm trên trục quốc lộ 1B, nằm sát sông Kì Cùng và trênsông Tu Đồn.

Cả huyện có diện tích tự nhiên là 549km2, với tổng dân số trên 57 nghìn người,gồm các dân tộc Tày, Nùng và Kinh chung sống Trong đó chiếm phần lớn số dân làcác dân tộc Nùng, Tày với tỉ lệ 97,7% Toàn huyện có 23 xã và 1 thị trấn, trong đó có9 xã vùng 3 được hưởng chế độ, chính sách 135, có 12 xã vùng 2, 2 xã và 1 thị trấnthuộc vùng 1 Giữa các vùng vẫn có sự chênh lệch khá lớn về mật độ dân số và trìnhđộ dân trí cũng như các điều kiện kinh tế, xã hội.

Về những thành tựu nổi bật là lĩnh vực nông nghiệp và trồng rừng Trongnhững năm qua phát triển với tốc độ khá cao, đã chuyển mạnh từ sản xuất quảng canhsang thâm canh, đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung Huyện tập trungvào trồng (sản xuất) cây lúa, khoai tây, dưa hấu, đậu xanh, đậu tương, trồng cây ănquả như là cam, quýt, vải, nhãn Toàn huyện có diện tích trồng lúa và hoa màu là20.700 ha, diện tích trồng cây hồi và cây ăn quả 18.200 ha Tổng sản lượng cây có hạt250 nghìn tấn/năm Chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất hàng hóa, hiện naytổng đàn trâu, bò: 29.580 con, đàn lợn: 68.860 con Ngoài ra còn chăn nuôi dê, giacầm, nuôi trồng thủy sản như cá lồng, tôm càng xanh

Trang 11

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sau 15 năm đổi mới nềnkinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá Tốc độ tăng trưởngGDP bình quân 11,5%/năm Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừngđược nâng lên, tình hình chính trị được giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hộiluôn được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình, mục tiêuphổ cập GDTHCS.

Tỷ lệ trẻ từ 6 – 11 tuổi đến trường hàng năm đạt từ 98% trở lên, ngành họcmầm non có số lượng trẻ đến trường đạt 68% trở lên, riêng trẻ 5 tuổi ra học lớp mẫugiáo 99% trở lên Toàn huyện có 48 đơn vị trường học Cụ thể như sau:

+ Mầm non: 5 trường+ Tiểu học: 18 trường+ PTCS: 10 trường+ THCS: 12 trường+ THPT: 02 trường+ TTGDTX: 1 trung tâm

Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 1219 đồng chí, trong đó:+ Giáo viên mầm non : 112 đồng chí

+ Giáo viên tiểu học : 447 đồng chí+ Giáo viên THCS : 414 đồng chí+ Giáo viên THPT : 126 đồng chí

Công tác tuyên truyền và xã hội hóa nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS: đượcđánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm, công tác PCGDTHCSkhông chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục Các cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương đã xác định rõ công tác PCGDTHCS là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dânhuyện Văn Quan Từ đó đã được sự quan tâm, phối hợp vào cuộc của tất cả các banngành đoàn thể và nhất là sự ủng hộ của toàn dân Nhận thức được điều đó, Ban chỉ

Trang 12

đạo PCGDTHCS huyện Văn Quan đã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền rộngkhắp trong nhân dân các dân tộc trong toàn huyện thông qua các hình thức vận động,viết bài, động viên kịp thời những đơn vị, những cá nhân tích cực trong công tácPCGDTHCS Từ đó đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể củahuyện, của các xã, cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Đồng thời hàng nămchỉ đạo tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường” nhằm huy động trẻ em đi học đúngđộ tuổi, tổ chức mở các lớp bổ tú THCS nhằm huy động các đối tượng bỏ học ở cấpTHCS ra học.

Từ năm 2001 đến năm 2005, toàn huyện đã tổ chức được 23 lớp bổ túc THCSvới 634 học viên Các lớp bổ túc THCS được học đầy đủ các môn học theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo Mỗi học viên tham gia học lớp bổ túc THCS đều đượcủng hộ sách giáo khoa, vở ghi và các chế độ ưu tiên khác Với sự cố gắng đó, từnăm 2001 đến năm 2005, tổng số học viên đã tốt nghiệp bổ túc THCS là 620 học viên(đạt tỉ lệ 97,6%) Đây chính là lực lượng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tỉ lệđối tượng độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi ở các xã để đạt được tỉ lệ chuẩn theo quy định.Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCGDTHCS ở huyện Văn Quanđã thu được kết quả: Đến tháng 9 năm 2005 đã có 22/24 xã, thị trấn đạt chuẩnPCGDTHCS, huy động tối đa số thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi cóbằng tốt nghiệp THCS là 4409/5690 đạt tỉ lệ 77,49% Huyện Văn Quan đã đượcUBND tỉnh Lạng Sơn công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTHCS tháng 12/2005.

II Thực trạng và tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện Văn Quantừ năm 2001 đến năm 2005

1 Thành tựu đạt được trong công tác PCGDTHCS của huyện VănQuan từ năm 2001 đến năm 2005

Văn Quan trong những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX có số người mù chữtrong độ tuổi từ 9 – 25 tuổi là 2292/21548 người, chiếm tỉ lệ 10,64% dân số trong độtuổi (số liệu đã điều tra tháng 12/1991) Trong đó, số trẻ độ tuổi từ 9 – 14 tuổi chưa

Trang 13

ra lớp là 1426 còn mù chữ là 866 người, số người trong độ tuổi từ 15 – 25 tuổi cònmù chữ là 866 người Với một trình độ dân trí thấp như vậy nên kéo theo các tệ nạnxã hội, nạn phá rừng vận chuyển gỗ trái phép, đốt rừng trồng ngô, trồng sắn làm chorừng cây cũng cạn kiệt, nạn lũ lụt hàng năm tàn phá, đất đai bạc màu, đời sống nhândân lam lũ cơ cực, một mặt trẻ em không chịu đi học, mặt khác nhiều gia đình khôngcho trẻ em đến trường, đến lớp Tình trạng giáo viên ở Văn Quan lúc đó là: “có thầykhông có trò”, học sinh chỉ học đến lớp 4, lớp 5, lớp 6 là bỏ học theo cha mẹ đi làmnương, đi đào đãi vàng Nhưng chỉ sau 6 năm thực hiện Chỉ thị 01 của Hội đồng bộtrưởng và Luật phổ cập Giáo dục tiểu học, chống mù chữ và chính sách cải thiện kinhtế của Đảng và Chính phủ, Văn Quan đã thu được những kết quả khả quan trong lĩnhvực giáo dục.

Năm 1996, huyện Văn Quan có 23/24 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổcập tiểu học – chống mù chữ Trẻ trong độ tuổi phổ cập tiểu học (6 – 14 tuổi) có11.475 cháu.

Trong đó: đang học tiểu học và tốt nghiệp tiểu học là: 10.879/11.475 tỷ lệ94,96%.

Chưa đi học, còn mù chữ là 578 cháu/11.475 cháu, chiếm tỉ lệ 5,04%.Bỏ học tiểu học: 106 cháu/11.475 cháu, chiếm tỉ lệ 0,92%.

Người trong độ tuổi (15 – 25 tuổi) toàn huyện có 10.273 người.

Trong đó: Số người mù chữ và biết chữ chưa chắc chắn (lớp 1, lóp 2) là 714người/10.273 người, chiếm tỉ lệ 6,95%.

Những thành quả đã đạt được về phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ tronggiai đoạn 1990 – 1996 đã tạo đà cho phát triển sự nghiệp giáo dục và công tácPCGDTHCS sau này Đến năm 1999, toàn huyện có 100% số xã đạt chuẩn phổ cậptiểu học và chống mù chữ Năm 2000, Huyện ủy Văn Quan đã triển khai kế hoạch19/KH-HU, ngày 31/08/2000 về PCGDTHCS (từ năm 2000 đến năm 2005) với quyết

Trang 14

tâm năm 2005 toàn huyện đạt PCGDTHCS theo tiêu chuẩn của một huyện miền núikhó khăn, đảm bảo 22/24 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTHCS.

Trong 5 năm phấn đấu thực hiện công tác PCGDTHCS 2001 – 2005, Văn Quanđã đạt được những thành tựu chủ yếu sau đây:

1.1 Hệ thống trường lớp

Toàn huyện có 48 đơn vị trường học (tính đến năm học 2004 – 2005) trong đócó 5 trường mầm non và 24 xã thị trấn có lớp mầm non gắn với tiểu học và phổ thôngcơ sở, 18 trường tiểu học, 12 trường THCS, 10 trường PTCS (trong đó có 1 trườngdân tộc nội trú), có 02 trường THPT (Phả Lại và Sao Đỏ) và 1 trung tâm GDTX Vớicấp học phổ thông là 578 lớp – 15.825 người, học bổ túc văn hóa tại các xã là 74 lớp– 2220 người Ngoài ra còn bồi dưỡng hoàn chỉnh cho giáo viên hệ 9 + 1 lên hệ 9 + 3là 4 lớp – 208 người Các trường tiểu học, THCS, PTCS được rải đều taij các xã tronghuyện, 9 xã vùng III có 7 xã có trường phổ thông cơ sở Các trường được xây dựngkhang trang, mỗi xã ít nhất được 01 nhà lớp học 2 tầng kiên cố với 6 phòng học trởlên, bước đầu thực sự “trường ra trường, lớp ra lớp”, thực sự nhà trường là trung tâmvăn hóa giáo dục của địa phương.

Biểu thống kê cơ sở vật chất của trường mầm non, tiểu học, THCSTừ năm học 2000 – 2001 đến năm học 2004 – 2005

Năm học

học sinh Ghi chúTổng số Kiên cố

cao tầng

Nhà xâycấp 4

Trang 15

Qua biểu thống kê đã cho thấy rõ sự phát triển kinh tế - xã hội ngày một đi lêncho nên sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường cũng tăng lên Có sự gia tăng nhà họccao tầng và giảm dần lớp học nhà tạm, bàn ghế học sinh chuyển từ học 2 ca sang học1 ca Đó là sự tạo điều kiện và đầu tư của Nhà nước với chương trình 135, các dự áncho các xã vùng III và chương trình kiên cố hóa trường lớp học theo QĐ 159/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ Cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đầy đủ là điềukiện tiên đề thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, trong đó có công tácPCGDTHCS.

1.2 Đội ngũ cán bộ giáo viêna) Cán bộ giáo viên.

Đội ngũ quản lí các trường mầm non, tiểu học, THCS, PTCS trong toàn huyệncó trình độ nghiệp vụ cao đẳng sư phạm và trung học hoàn chỉnh, đại học sư phạm tạichức Đại đa số hàng ngũ cán bộ quản lí được tham gia học các khóa sơ, trung cấp vềnghiệp vụ quản lí trường học, lí luận chính trị Với lòng nhiệt tình, yêu nghề và bằngkinh nghiệm vốn có cũng như tự học, tự nâng cao nghiệp vụ, các đồng chí đã gươngmẫu trong mọi công việc và có vai trò quyết định thành công của công tác giáo dục,công tác PCGDTHCS trong những năm vừa qua.

Trang 16

này, đội ngũ cán bộ quản lí trường mầm non, tiểu học, THCS ở Văn Quan còn hạnchế, do đó gặp không ít khó khăn trong công việc vì thiếu lí luận soi sáng.

b) Đội ngũ giáo viên

Tổng số cán bộ giáo viên trong năm học 2004 – 2005 của các cấp học mầmnon, tiểu học, THCS trong toàn huyện là 973 người, với trình độ đào tạo như sau:Trình độ

bậc học

Mặt khác, đội ngũ giáo viên là người địa phương nên công tác yên tâm, ổnđịnh Có nghĩa là tự bản thân họ tự xác định “làm ăn” nghiêm túc hơn Giáo dục ởVăn Quan cũng như công tác PCGDTHCS luôn được cấp ủy, chính quyền các cấpquan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần Ban giám hiệu các trường là cơ quan tham mưucho cấp ủy và chính quyền về công tác PCGDTHCS, nên sự lãnh đạo của cấp ủyĐảng, chính quyền luôn kịp thời bám sát tình hình thực tế, đem lại hiệu quả thiết thực.

Ngày đăng: 03/12/2012, 16:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w