1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai

99 1,5K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 726,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12

1.1 Cho vay tiêu dùng và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội .12 1.1.1 Đặc điểm của các giao dịch cá nhân 12

1.1.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng 13

1.1.3 Đối tượng cho vay tiêu dùng 13

1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 14

1.2.1.Đặc điểm về khách hàng 14

1.2.2 Đặc điểm về ngân hàng 16

1 3 Phương thức cho vay tiêu dùng 19

1.3.1 Căn cứ vào mục đích vay 19

1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả 19

1.3.2.1 Phương thức trả góp (Installment Consumer Loan) 19

1.3.2.2 Phương thức phi trả góp (Non-installment Consumer Loan) 22

1.3.2.3 Phương thức tín dụng tuần hoàn (Revolving Consumer Credit) 23

1.3.3 Căn cứ nguồn gốc của khoản nợ 23

1.3.3.1 Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan) 23

1.3.3.2.Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan) 24

1.3.3.3 Cho vay theo các phương thức khác 24

Trang 2

1.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 24

1.4.1 Vai trò đối với ngân hàng 25

1.4.2 Vai trò đối với khách hàng 25

1.4.3 Vai trò đối với nền kinh tế-xã hội 26

1.5 Chất lượng cho vay tiêu dùng 26

1.5.1 Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng 26

1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại 26

1.5.2.1 Chỉ tiêu định tính 26

1.5.2.2 Chỉ tiêu định lượng 27

1.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng 29

1.5.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 29

1.5.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 32

1.5.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 32

1.6 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng 34

1.6.1 Đối với nền kinh tế 34

1.6.2 Đối với khách hàng 34

1.6.3 Đối với ngân hàng thương mại 35

1.7 Cho vay tiểu dùng ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35

1.7.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng ở một số nước trên thế giới 35

1.7.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam 37

Trang 3

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

-CHI NHÁNH QUẬN HOÀNG MAI 39

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai 39

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 39

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 40

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh 41

2.1.4 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương quận Hoàng Mai 49

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai 50

2.2.1 Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các NHTM 50

2.2.2 Kết quả và xu hướng cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam 52

2.2.3 Các mục đích vay tiêu dùng áp dụng tại chi nhánh ngân hàng Công thương quận Hoàng Mai 57

2.2.4 Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương chi nhánh quận Hoàng Mai 63

2.2.4.1 Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 63

2.2.4.2 Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương chi nhánh quận Hoàng Mai 65

2.3 Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai 74

2.3.1 Kết quả đạt được 74

Trang 4

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân về cho vay tiêu dùng của chi nhánh ngân hàng

công thương quận Hoàng Mai 76

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẬN HOÀNG MAI 81

3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai 81

3.1.1 Định hướng các hoạt động kinh doanh chủ yếu 81

3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng của Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai 85

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai 86

3.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 86

3.2.2 Nội dung giải pháp 86

3.2.2.1 Hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng 86

3.2.2.2 Nâng cao trình độ cán bộ và sử dụng cán bộ hợp lý 89

3.2.2.3 Nâng cao chất lượng thông tin 90

3.2.2.4 Mở rộng mạng lưới cho vay tiêu dùng 91

3.2.2.5 Phải theo kịp xu thế phát triển của công nghệ ngân hàng 92

3.2.2.6 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát 93

3.2.2.7 Một số giải pháp hỗ trợ khác 93

3.3 Kiến nghị 94

3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 94

Trang 5

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 95 3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam 96

KẾT LUẬN 98

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHCP Công thương Hoàng Mai

41

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay và đầu tư 43

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 48

Bảng 2.4: Tình hình cho vay tiêu dùng 63

Bảng 2.5: Cơ cấu dư cho vay tiêu dùng theo thời gian 67

Bảng 2.6: Cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn 69

Bảng 2.7: Vòng quay vốn cho vay tiêu dùng 71

Bảng 2.8: Phân loại nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 72

Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng 73

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 40

Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm 64

Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng qua các năm 66

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian 68

Trang 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS Mai Văn Bạn (2009)“ Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Trường đại học

Trang 9

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

NHTMCPCT Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng chuyên phục vụ cho đối tượng kháchhàng là cá nhân Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp phổ biến bao gồm tiết kiệm,kiểm tra tài khoản, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… và rất nhiều dịch vụkhác Một trong những sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong hoạt động của ngân hàngbán lẻ, đó là cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng đã xuất hiện ở các nước phát triển từ những năm 70 của thế

kỉ trước Ở Việt Nam, hoạt động này mới chỉ được các ngân hàng thương mại chú ýkhoảng 15 năm trở lại đây, và hiện nay, đây là mảng thị trường tiềm năng mà tất cả cácngân hàng đều hướng tới Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu người và mức thu nhậpcủa người dân ngày càng tăng hứa hẹn sẽ là sân chơi bán lẻ rộng mở cho các ngânhàng thương mại nói riêng và tất cả các tổ chức tín dụng nói chung

Đối với ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank Vietnam), mở rộng chovay tiêu dùng là mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngân hàng, nhằm mục tiêu pháttriển hoạt động ngân hàng bán lẻ cũng như giữ vững vị trí một trong những NHTMhàng đầu Việt Nam

Chính vì vậy, đề tài “Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai” đã

được lựa chọn nhằm mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng ở chinhánh Vietinbank-Hoàng Mai, từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất để phát triển hoạtđộng này

2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ lý thuyết cùng với sự nghiên cứu tìm hiểu của bản thân, dựa trên tình hìnhthực tế của cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượngcủa tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng Công thương – chi nhánh quận Hoàng Mai

Trang 11

3 Đối tượng nghiên cứu

Căn cứ vào ba mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của công trìnhtập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng ở Vietinbank Hoàng Mai trong 3 năm 2007,

2008 và 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thôngtin và phương pháp phân tích Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quátrình thực tập trực tiếp tại chi nhánh, phỏng vấn các cán bộ công nhân viên của ngânhàng, các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dụng… Phương pháp phân tích sử dụng cácthông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa

ra những nhận định về tình hình cho vay tiêu dùng ở Vietinbank quận Hoàng Mai

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấuthành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân

hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng ở Vietinbank quận Hoàng Mai.

Chương 3: Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng ở Vietinbank

quận Hoàng Mai

Trang 12

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trong chương một sẽ đi vào phân tích, nghiên cứu những nội dung cơ bản

về cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Những vấn đề cơ bản của cho vaytiêu dùng là khái niệm, sự cần thiết của nó với nền kinh tế-xã hội, các chỉ tiêu đánh giáchất lượng cho vay tiêu dùng, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay tiêudùng…

1.1 CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

1.1.1 Đặc điểm của các giao dịch cá nhân

Trong thời kì bao cấp cá nhân không được và cũng không có nhu cầu thực hiệncác giao dịch với ngân hàng Hành vi này ảnh hưởng lâu dài khiến cho khi chuyểnsang thời kì đổi mới kinh tế ngân hàng thương mại (NHTM) phải mất thời gian khá dài

để thay đổi hành vi và thu hút khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch qua ngân hàng.Nhìn chung khách hàng cá nhân (KHCN) có những đặc điểm tâm lý giao dịch như sau:

- Mang nặng tâm lý ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc với ngân hàng

- Mang nặng tâm lí ngại phiền phức thủ tục khi giao dịch với ngân hàng

- Ngại giao dịch với ngân hàng sẽ lộ thông tin về thu nhập đối với người có thu nhậpcao

- Mặc cảm không dám giao dịch với ngân hàng đối với người có thu nhập không cao

Hiểu được tâm lí giao dịch trên đây của khách hàng sẽ giúp ngân hàng có chínhsách thích hợp để thu hút khách hàng cá nhân đến giao dịch với ngân hàng Tuy nhiên,hiện nay có một số NHTM Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến đối tượng khách hàng

cá nhân mà chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp, vì về mặt nghiệp vụ ngânhàng, giao dịch với khách hàng cá nhân không hiệu quả lắm do:

Trang 13

- Đặc điểm giao dịch KHCN là có số lượng tài khoản và số hồ sơ giao dịch lớn nhưngdoanh số giao dịch lại thấp

- Số lượng khách hàng đông nhưng lại phân tán rộng khắp khiến cho giao dịch khôngđược thuận tiện Để giải quyết trở ngại này ngân hàng phải mở nhiều chi nhánh hoặcđầu tư giao dịch online rất tốn kém

1.1.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là việc ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoảntiền theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định

để sử dụng cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và các nhu cầu phục vụ đời sống khác.Tùy từng quốc gia, từng thời kì mà có những quy định cụ thể của hoạt động cho vaytiêu dùng Ở Việt Nam về thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời gian thuhồi vốn:

 Thời hạn cho vay có đảm bảo bằng tài sản tối đa:

Thời hạn cho vay mua nhà và xây dựng nhà ở : 20 nămThời hạn cho vay mua đất ở : 10 nămThời hạn cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở : 5 nămThời hạn cho vay mua ô tô mới : 5 nămThời hạn cho vay mua ô tô đã qua sử dụng : 4 nămThời hạn cho vay mua động sản khác : 3 nămThời hạn cho vay hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí : 3 năm

 Thời hạn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa : 3 năm

Mục đích của hoạt động cho vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của

cá nhân và hộ gia đình

1.1.3 Đối tượng cho vay tiêu dùng

Có nhiều cách phân loại đối tượng khác nhau, cách phổ biến nhất là chianhóm dựa trên khả năng tài chính của khách hàng như sau:

Trang 14

- Nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập thấp: Với nhóm đối tượng này thì nhu cầu

thường không cao, việc vay vốn chỉ để cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu

- Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình: Nhu cầu vay tiêu dùng có xu hướng tăng

mạnh, khách hàng thuộc nhóm đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là bỏ rakhoản tiết kiệm dự phòng của mình

- Nhóm đối tượng có thu nhập cao: Nhu cầu vay tiêu dùng nảy sinh nhằm làm tăng

khả năng thanh toán và coi như một khoản phụ trợ linh hoạt để chi tiêu khi tiền vốntích lũy của hộ đang được đầu tư trung và dài hạn Hay nói cách khác, các khoản vaytiêu dùng này được coi là nguồn ứng trước của lợi nhuận do đầu tư mang lại Nhữngngười thuộc nhóm này thường xuyên cần chi tiêu trong mục đích tiêu dùng với số tiềnlớn

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG

1.2.1 Đặc điểm về khách hàng:

Tâm lý người dân “níu” cho vay tiêu dùng

Từ đầu tháng 2/2009, ngân hàng Nhà nước đã gián tiếp mở cửa cho vay tiêudùng bằng việc không áp dụng lãi suất trần mà để các ngân hàng thương mại tự tínhtoán thế nhưng tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng vẫn chưa tăng đáng kể, một phần

do tâm lý không muốn đi vay vốn để mua sắm, tiêu dùng của người dân Đặc điểmcủa dân tộc Việt Nam khác với đặc điểm của nhiều nước trên thế giới

Ví dụ như người dân Mỹ sẵn sàng trả chậm, thậm chí mua món đồ nào cũng làtrả góp hoặc vay vốn ngân hàng thì người dân Việt Nam quen lượng thu mà chi, chỉmua sắm, tiêu dùng trong thu nhập của mình và tích trữ để mua những tài sản có giá trịbằng tiền của mình Do đó, thay đổi một thói quen, đặc biệt trong lĩnh vực đi vay tiêudùng cần một thời gian dài để người dân thích nghi

Bên cạnh tâm lý ngại đi vay của người dân, điều khoản vay vốn được các ngânhàng đưa ra cũng là nguyên nhân khiến cho vay tiêu dùng chưa phát triển mạnh thờigian này

Trở lại với các hạn mức cho vay tiêu dùng mà một số ngân hàng đưa ra như 300triệu đồng, 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng, trên thực tế, không phải đối tượng khách hàng

Trang 15

nào cũng có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay khổng lồ này Một số người dâncũng cho rằng, ngân hàng cẩn trọng trong cho vay là đúng, nhằm hạn chế rủi ro tíndụng và nợ xấu khó đòi; nhưng cũng không nên đưa các hạn mức “trên trời” mà chỉ cómột số ít người chạm tay tới

Quá nhiều rủi ro

Nhiều khách hàng đã nhận ra nếu vay thời điểm này có thể ôm nợ trong nhiềunăm sau đó Tuy nhiên so với bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp và thời hạn cho vay có khilên đến 40-50 năm ở nhiều nước khác thì ở Việt Nam có vẻ đang khắc nghiệt hơn Đáng lo hơn cả là hiện tại nhu cầu mua xe hơi, sắm sửa đồ đắt tiền xa xỉ, căn hộcao cấp… đang lan rộng hơn là những nhu cầu mua sắm thiết yếu khác Nếu không cónhững chính sách hỗ trợ hay bảo hiểm đi kèm thì khách hàng sẽ phải chịu rủi ro rấtlớn

Điều kiện vay vốn

Những điều kiện chung:

- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc sử dụng vốn vay, không quá 60 tuổi ở thời điểm kết thúc thời hạncho vay

- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí tạm trú dài hạn (KT3) trên địa bàn tỉnhthành phố (trực thuộc trung ương) nơi ngân hàng cho vay(NHCV) đóng trụ sở

Trang 16

Ngoài những điều kiện trên khách hàng còn phải đáp ứng thêm những điều kiệntương ứng dưới đây:

- Đủ điều kiện được đăng kí quyền sở hữu nhà, quyền sở hữu đất; hoặc

- Cam kết mua bảo hiểm vật chất cho toàn bộ giá trị xe trong suốt thời gian vay

và ủy quyền cho ngân hàng cho vay nhận tiền bồi thường của bảo hiểm trong trườnghợp rủi ro xảy ra; hoặc

- Có quan hệ thân nhân (bao gồm: bố mẹ đẻ, vợ chồng, anh chị em ruột) vớingười đi du học ở nước ngoài

Nguồn trả nợ cho vay tiêu dùng hoàn toàn khác so với các loại khác Kháchhàng thường trích nguồn thu nhập từ lương hay thu nhập từ hoạt động kinh doanh củamình, không phải là từ kết quả sử dụng những khoản vay đó như vay kinh doanh Điềunày làm cho việc chứng minh tài chính của khách hàng thường khó chính xác và đầy

đủ

1.2.2 Đặc điểm về ngân hàng

Trong lĩnh vực tín dụng hiện nay các NHTM cổ phần tỏ ra năng động và ưu thếhơn các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nước ngoài trong việc tiếp cận cung cấptín dụng cho khách hàng cá nhân

Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn

So với các loại cho vay khác, giá trị khoản vay tiêu dùng không lớn Điều này

có thể giải thích rõ hơn là do các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng có gá trị khôngqua lớn Thêm vào đó, không một ngân hàng nào cho vay 100% nhu cầu vốn vay, họthường chỉ cho vay một phần trong tổng số nhu cầu vay của khách hàng theo tỷ lệ nhấtđịnh Song nhu cầu vay là rất lớn do đối tượng của loại hình này là mọi cá nhân trong

xã hội, từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trung bình vàthấp với nhiều nhu cầu phong phú đa dạng Hơn nữa, khi chất lượng cuộc sống cũngnhư trình độ con người ngày càng cao nhu cầu vay tiêu dùng cũng ngày càng phát triển

và trở nên phổ biến hơn Số lượng khách hàng vay lớn nên tổng giá trị các khoản chovay tiêu dùng không phải là nhỏ

Trang 17

Lãi suất cho vay và phí

Lãi suất cho vay

Lãi suất áp dụng cho món vay không thấp hơn sàn lãi suất ( nếu có) của NHTMtrong từng thời kì Lãi suất cho vay được xác định tùy thuộc vào mức độ rủi ro, thờihạn cho vay của từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biệnpháp bảo đảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng…, đảm bảo trang trải đủchi phí huy động vốn, chi phí quản lí món vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi Ngânhàng cho vay và khách hàng thỏa thuận, ghi trong hợp đồng tín dụng(HĐTD) hạn mức

và cách xác định lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất phạt quá hạn

Lãi suất cho vay trong hạn: được thỏa thuận phù hợp với quy định của NHTM tại thờiđiểm kí hợp đồng tín dụng

Lãi suất phạt quá hạn: Bằng 50% lãi suất cho vay trong hạn đã được kí kết hoặc điềuchỉnh theo thỏa thuận trong HĐTD

Lãi suất cho vay chứng minh tài chính: là lãi suất của thẻ tiết kiệm hoặc chứng chỉtiền gửi hoặc tài khoản tiền gửi cộng (+) phí quản lí Mức phí này do giám đốc chinhánh quyết định

Lãi suất cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây ở Việt Nam thường ở mứccao nhất trong khung lãi suất của NHTM So với các hình thức cho vay khác thì lãisuất cho vay tiêu dùng cao hơn là do độ rủi ro tiềm ẩn cao thêm vào đó chi phí chonhững khoản vay này là lớn Mức lãi suất cho vay cao giúp cho ngân hàng có thể hạnchế rủi ro và đảm bảo được thu nhập khi có rủi ro xảy ra

Phí cho vay

Ngân hàng cho vay và khách hàng thỏa thuận, ghi vào HĐTD hai loại phí sau,cách tính phí áp dụng cho từng món vay phù hợp :

Phí gia hạn nợ: Theo biểu phí của các NHTM từng thời kì

Phí điều chỉnh kì hạn trả nợ: Theo biểu phí của các NHTM từng thời kì

Trang 18

Rủi ro trong cho vay tiêu dùng là lớn

Hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay trung và dài hạn, vớithời hạn là lâu, nên có thể có rất nhiều rủi ro phát sinh

- Rủi ro mất khả năng thanh toán của người đi vay: Do các khoản vay tiêu dùng

có thời hạn dài nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, giađình của người đi vay Những rủi ro có thể xảy đến trong trường hợp này gồm:

Người đi vay bị chết hoặc bị tai nạn dẫn đến mất khả năng lao động hoàn toàn không

có khả năng trả món nợ còn lại cho ngân hàng;

Người vay bị tai nạn, giảm khả năng lao động hoặc thay đổi vị trí công tác đẫn đếngiảm sút thu nhập không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ trả nợ

- Rủi ro do khách hàng gian lận: Do khách hàng vay tiêu dùng là các cá nhânnên các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về khách hàng.Lợi dụng điều này khách hàng có thể cố tình gian lận để chiếm đoạt tiền vay dẫn đếnrủi ro không thu hồi được vốn cho ngân hàng

- Rủi ro tỷ giá và lãi suất: Do thời hạn vay dài nên lãi suất trên thị trường có thể

có biến động lớn trong suốt quá trình cho vay vốn Nếu áp dụng một mức lãi suất cốđịnh trong suốt thời hạn cho vay thì khi lãi suất trên thị trường tăng, ngân hàng có thểphải chịu rủi ro vì cho vay với lãi suất thấp Ngược lại nếu lãi suất trên thị trườnggiảm, những khoản cho vay của ngân hàng lãi suất cao hơn sẽ không còn hấp dẫn đượcngười đi vay nữa, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Trong trường hợp khoản vay được thực hiện bằng ngoại tệ thì các ngân hàng cóthể gặp phải khó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi trong trường hợp tỷ giá thay đổitrong khi nguồn thu nhập của người đi vay bằng nội tệ

Tài sản đảm bảo

Bất kì khoản vay nào thì ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng có tài sản đảmbảo (trừ cho vay tín chấp) Tài sản đó có thể là tài sản hình thành từ vốn vay, cũng cóthể là tài sản độc lập Đối với cho vay tiêu dùng, người vay trả nợ phụ thuộc vào thu

Trang 19

nhập Nên tài sản đảo bảo của khách hàng cũng là một trong những điều kiện để chongân hàng quyết định cho khách hàng vay vì đây cũng là nguồn trả nợ thứ hai khikhách hàng không có khả năng trả nợ được

1.3 PHƯƠNG THỨC CHO VAY TIÊU DÙNG

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một

số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lậpcác quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng Phânloại cho vay tiêu dùng dựa và các căn cứ dưới đây:

1.3.1 Căn cứ vào mục đích vay

Cho vay tiêu dùng chia làm hai loại:

Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortage Loan): Cho vay tiêu dùng cư trú là các

khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở củakhách hàng là cá nhân hay hộ gia đình

Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Mortage Loan): Cho vay tiêu dùng phi

cư trú là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm, xe cộ, đồdùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch…

1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Cho vay tiêu dùng chia làm ba loại:

1.3.2.1 Phương thức trả góp (Installment Consumer Loan)

Đây là phương thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiềngốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kì hạn nhất định trong thời hạn chovay Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thunhập từng thời kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợvay

Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các ngân hàng thường chú ý tới một số vấn

đề cơ bản, có tính chất nguyên tắc sau:

- Loại tài sản được tài trợ: Thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tài

Trang 20

Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đến điều kiện này, nên thườngchỉ muốn tài trợ nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu dài, bền hoặc

có giá trị lớn Vì rằng những loại tài sản như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởngnhững tiện ích từ chúng trong một thời gian dài

- Số tiền phải trả trước: Thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay phải

thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm số tiền này được gọi là số tiềntrả trước phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay Số tiền trả trước cần phải đủ lớn để mộtmặt, làm cho người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản, mặt khác cótác dụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng Một khi không cảm nhận được chính mình làchủ sở hữu của tài sản hình thành từ tiền vay thì người đi vay có thể sẽ có thái độ miễncưỡng trong việc trả nợ và không phát mại tài sản để trả nợ Hầu hết các tài sản đã qua

sử dụng đều bị giảm giá trị, tức giá trị thị trường nhỏ hơn giá trị hạch toán của tài sản,cho nên số tiền trả trước có một vai trò rất quan trọng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro

Số tiền trả trước nhiều hay ít thường tùy thuộc vào các yếu tố sau: (i) Loại tài sản: Đốivới các tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại, đốivới các tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiền trả trước ít; (ii) Thị trường tiêu thụtài sản khi đã qua sử dụng: tài sản khi đã sử dụng nếu vẫn có thể tiếp tục mua, bán dễdàng thì số tiền trả trước có xu hướng thấp, ngược lại nếu tài sản đã qua sử dụng màrất khó tìm thị trường tiêu thụ thì số tiền trả trước là lớn; (iii) Môi trường kinh tế; (iv)Năng lực tài chính của người đi vay

- Chi phí tài trợ: Là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc sử

dụng vốn, chi phí tài trợ chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác có liên quan Chiphí tài trợ phải trang trải cho được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động rủi ro, đồngthời mang lại một phần lợi nhuận thỏa đáng cho ngân hàng

- Điều kiện thanh toán: Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh

toán nợ của khách hàng, ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề sau: (i) Số tiềnthanh toán mỗi định kì phải phù hợp với khả năng về thu nhập, trong mối quan hệ hàihòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng; (ii) Giá trị của tài sản tài trợ khôngđược thấp hơn số tiền tài trợ chưa thu hồi được; (iii) Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi choviệc trả nợ của khách hàng Kỳ hạn trả nợ thường theo tháng.Vì lẽ, thông thường

Trang 21

nguồn trả nợ chính của người tiêu dùng là lương nhận hàng tháng; (iv) Thời hạn tài trợkhông nên quá dài Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thời hạn hoạt động của tài sản tàitrợ Thời hạn tài trợ quá dài làm giá trị tài sản tài trợ bị giảm mạnh Hơn nữa, khi thờihạn tài trợ quá dài nên thiện chí trả nợ của người đi vay cũng như thu hồi nợ thườnggặp nhiều rắc rối Số tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng mỗi định kì cóthể được tính bằng một số phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp gộp ( Add-on Method): Đây là phương pháp được áp dụng

trong cho vay trả góp, do tính chất đơn giản và dễ hiểu của của nó Theo phương phápnày, trước hết lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay,sau đó cộng gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kì hạn phải thanh toán để tìm số tiền phảithanh toán ở mỗi định kì Công thức tính toán như sau:

V+L n

Trang 22

Trong đó:

i: lãi suất hiệu dụng

m: số kì hạn thanh toán trong một năm

Tâm lý của người đi vay trả góp thường rất thích được tài trợ với thời hạn dài

để giảm gánh nặng về số tiền thanh toán mỗi kì hạn Thế nhưng công thức trên chothấy khi n càng lớn thì thì lãi suất hiện dụng càng có giá trị cao hơn Có nghĩa là,người đi vay phải trả cho ngân hàng lãi suất cao hơn nếu họ muốn được tài trợ thời hạndàì hơn

Phương pháp lãi đơn ( Simple Interest Method): Theo phương pháp này,

vốn gốc người đi vay phải trả từng định kỳ được tính đều nhau, bằng cách lấy vốn gốcban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán Còn lại phải trả mỗi định kỳ được tính trên sốtiền khách hàng thực sự còn thiếu ngân hàng

Phương pháp giá hiện hành (Present Value Method): Theo phương pháp

này, số tiền phải trả hàng kỳ trong tương lai đều được quy giá trị hiện tại Thôngthường người đi vay được quyền thanh toán tiền vay trước hạn mà không bị phạt Nếutiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phương pháp giá hiện hành thì vấn

đề rất đơn giản, người đi vay phải thanh toán toàn bộ vốn gốc còn thiếu và lãi vay của

kỳ hạn hiện tại (nếu có) cho ngân hàng Tuy nhiên, nếu tiền trả góp được tính bằngphương pháp gộp thì vấn đề có phần phức tạp hơn Vì theo phương pháp gộp, lãi đượctính dựa trên cơ sở giả định rằng tiền vay sẽ được khách hàng sử dụng cho đến khi kếtthúc hợp đồng, cho nên nếu khách hàng trả nợ trước hạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khácvới thời hạn giả định ban đầu và như vậy số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi Trongtrường hợp này, ngân hàng áp dụng các phương pháp giống như các phương phápphân bổ lãi cho vay nói trên để tính ra số lãi thực sự phải thu, dựa trên thời hạn thực tế

1.3.2.2 Phương thức phi trả góp (Non-installment Consumer Loan)

Theo phương thức này, tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉmột lần khi đến hạn Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấpcho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài

Trang 23

1.3.2.3 Phương thức tín dụng tuần hoàn (Revolving Consumer Credit)

Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sửdụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại sec được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãnglai Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vàonhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạnmức tín dụng

Lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau:

- Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh: Theo phương pháp này

số dư được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khi khách hàng đãthanh toán nợ cho ngân hàng

- Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh: Theo phương

pháp này số dư nợ dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng mỗi kì có trước khi khoản nợđược thanh toán

- Lãi được tính dựa trên cơ sở dư nợ bình quân.

1.3.3 Căn cứ nguồn gốc của khoản nợ

Cho vay tiêu dùng gồm:

1.3.3.1 Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan)

Là hình cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công

ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng

Ưu điểm: Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng; cho

phép ngân hàng tiết giảm được chi phí trong cho vay; là nguồn gốc của việc mở rộngquan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác; trong trường hợp có quan

hệ với những công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùng gián tiếp tốt hơn cho vay tiêu dùngtrực tiếp

Nhược điểm: Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã bán

chịu; thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng

Trang 24

Do những nhược điểm kể trên nên có rất nhiều ngân hàng không mặn mà với chovay tiêu dùng gián tiếp Còn những ngân hàng nào tham gia vào hoạt động này thì đều

có cơ chế kiểm soát tín dụng chặt chẽ

1.3.3.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan)

Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và chokhách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ tự người vay

Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được sở trường củanhân viên tín dụng Những người này thường được đào tạo chuyên môn và có nhiềukinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng cho nên các quyết định tín dụng trực tiếp củangân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng được quyết định bởinhững công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của công ty bán lẻ Ngoài ra trong hoạtđộng của nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra cáckhoản cho vay có chất lượng tốt trong khi nhân viên của công ty bán lẻ chỉ chú trọngđến việc bán cho được nhiều hàng Bên cạnh đó tại các điểm bán hàng các quyết địnhtín dụng thường được cấp ra một cách không chính đáng Hơn nữa, trong một sốtrường hợp, do quyết định nhanh chóng công ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đốivới khách hàng tốt của mình Nếu người cấp tín dụng là ngân hàng thì điều này sẽđược hạn chế

Ưu điểm: Linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp Khi khách hàng có quan

hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợi thế có thể phát sinh, có khả năng làm thỏamãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng lẫn ngân hàng

1.3.3.3 Cho vay theo các phương thức khác:

Tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, các NHTM sẽ xem xét

và cho vay theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng thời

kỳ và không trái với quy định của pháp luật

1.4 VAI TRÒ CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỀN KINH TẾ-XÃ HỘI

Một hình thức cho vay muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động của ngânhàng thì bản thân nó phải đem lại lợi ích thiết thực cho những người đã tạo ra và sử

Trang 25

dụng nó Hình thức cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ lâu và cho đến nay hoạt độngcủa nó vẫn không ngừng được các ngân hàng quan tâm phát triển, khách hàng sử dụng,chính phủ các nước đồng tình ủng hộ

1.4.1 Vai trò đối với ngân hàng

Ngoài hai nhược điểm là rủi ro cao và chi phí cao thì cho vay tiêu dùng có vaitrò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

Thứ nhất, cho vay tiêu dùng tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các

ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ

đó mà mở rộng quan hệ với khách hàng Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới,

đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, số lượng kháchhàng đến với ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn và hình ảnh của ngân hàng sẽ đẹp hơntrong con mắt khách hàng Trong ý nghĩ của công chúng, ngân hàng không chỉ là tổchức chỉ biết quan tâm đến các công ty và doang nghiệp mà ngân hàng còn rất quantâm tới những nhu cầu nhỏ bé cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cảithiện đời sống của người tiêu dùng Từ đó mà uy tín của ngân hàng ngày càng đượcnâng cao hơn

Thứ hai, cho vay tiêu dùng cũng là một công cụ Marketing rất hiệu quả, nhiều

người biết tới ngân hàng hơn Từ đó mà ngân hàng cũng sẽ huy động được nhiều tiềngửi của dân cư

Thứ ba, cho vay tiêu dùng tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh từ

đó mà nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng

1.4.2 Vai trò đối với khách hàng

Nhờ cho vay tiêu dùng họ được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền vàđặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân có các chitiêu có tính cấp bách, nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế Tuy vậy nếu lạm dụng việc

đi vay để tiêu dùng thì cũng rất tai hại vì nó có thể làm cho người đi vay chi tiêu vượtmức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm hoặc chi tiêu trong tương lai, còn nghiêmtrọng hơn nếu mất khả năng chi trả thì người này có thể gặp nhiều phiền toái

Trang 26

1.4.3 Vai trò đối với nền kinh tế-xã hội

Cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông luồng chuyển dịch hàng hóa Quá trìnhsản xuất và lưu thông hàng hóa nếu như không có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị nghẽn,hàng hóa không tiêu thụ được dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quátrình sản xuất không thể tiếp tục Vai trò của ngân hàng lúc này trở nên quan trọng hơnbao giờ hết Ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho

họ trước khi họ tích lũy đủ số tiền cần thiết Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanhnghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa, sau đó mới có khả năng trả

nợ cho ngân hàng Khi đã tiên thụ được hàng hóa, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuấtkhi đó sẽ tìm tới ngân hàng để tiếp tục vay vốn Như vậy, ngân hàng cho vay tiêu dùng

sẽ có lợi cho cả ba bên; người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng hay là có lợi cho

cả nền kinh tế nên cho vay tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc kích cầu kinh tế

Mặt khác, khi người dân được đáp ứng kịp thời nhu cầu của mình thì làm chomức sống của họ được cải thiện và nâng cao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

1.5 CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG

1.5.1 Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng

Chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM là chất lượng của các khoản cho vaytiêu dùng của NHTM Các khoản cho vay tiêu dùng có chất lượng khi vốn vay đượckhách hàng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, thông qua đó ngân hàng thu hồi đượcgốc và lãi, còn khách hàng có thể trả được nợ, bù đắp chi phí và thỏa mãn nhu cầu.Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo được hiệu quả xãhội

1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại

Việc đánh giá chất lượng tín dụng trong ngân hàng là yếu tố chủ quan, bởi

vì chất lượng tín dụng có thể tốt ở thời điểm phân tích nhưng sau lại có thể xấu

đi

1.5.2.1 Chỉ tiêu định tính

Để xem xét được chất lượng cho vay tiêu tiêu dùng của một ngân hàng có tốthay không ta có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu định tính sau:

Trang 27

- Số lượng khách hàng đến vay tại ngân hàng Chất lượng tín dụng của ngânhàng có tốt thì mới có nhiều người đến với ngân hàng Khả năng đáp ứng nhu cầu củakhách hàng nhanh và đầy đủ

- Uy tín của ngân hàng là chỉ tiêu quan trọng nó ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng Ngânhàng tồn tại được chính là nhờ vào sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng

- Thủ tục tuân theo đúng quy định, quy chế cho vay tiêu dùng của ngân hàngđược CBTD làm nhanh chóng chính xác, an toàn cũng góp phần làm tăng chất lượnghoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng

1.5.2.2 Chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu vòng quay của vốn

Vòng quay vốn=

Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng,

hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay của vốn tín dụngcàng cao càng chứng tỏ nguồn vay ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càngnhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa Hệ số này càng tăng thì càng chothấy tình hình quản lý vốn tín dụng tốt, chất lượng tín dụng cao Bên cạnh đó, nó cònthể hiện khả năng thu nợ tốt, hiệu quả cho vay của ngân hàng Chính vì thế, một đồngvốn khi cho vay được nhiều lần sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn Tuy nhiên, cần xét đếnmột nhân tố quan trọng là dư nợ bình quân Khi dư nợ bình quân thấp sẽ làm cho vòngquay lớn nhưng lại không phản ánh chất lượng khoản tín dụng là cao bởi nó thể hiệnkhả năng cho vay kém của ngân hàng

Trang 28

Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hưởng của chính sách xóa nợ của ngân hàng Mộtngân hàng có chính sách tốt phải thiết lập được quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thôngbáo định kỳ về những món vay không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sảncủa ngân hàng một cách nghiêm trọng Tuy nhiên, nếu như ngân hàng thực hiện xóa

nợ quá nhanh thì hai tỷ lệ này dù ở mức rất thấp cũng không có ý nghĩa thực tiễn

Doanh số thu nợ CVTD Doanh số CVTD

Trang 29

Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Tỷ lệ thu lãi CVTD =

Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập mà CVTD đem lại cho ngân hàng so vớicác khoản vay khác Điều này cũng đánh giá được mức hấp dẫn của CVTD so với cácloại vay khác Ngoài ra, tỷ lệ này còn giúp ngân hàng xây dựng định hướng phát triểnhoạt động CVTD tại ngân hàng

Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích

Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích =

Có nhiều trường hợp khách hàng dùng số tiền vay tiêu dùng để sử dụng vàomục đích khác Chỉ tiêu này cho chúng ta biết được khoản cho vay tiêu dùng mà ngânhàng đã cung cấp cho khách hàng bị sử dụng sai mục đích chiếm tỉ lệ là bao nhiêutrong dư nợ cho vay tiêu dùng Từ đó, chúng ta thấy được khả năng quản lý của ngânhàng đối với khoản cho vay Tuy nhiên trong thực tế để kiểm soát và phát hiện ranhững khoản cho vay tiêu dùng không đúng mục đích sử dụng không phải là điều dễdàng vì số lượng khách hàng thì nhiều mà số lượng CBTD lại có hạn

1.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng 1.5.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng

Định hướng phát triển của ngân hàng, là điều kiện tiên quyết trong việc nâng

cao chất lượng cho vay tiêu dùng Nếu trong kế hoạch phát triển của mình ngân hàngkhông quan tâm đến vấn đề này thì các khách hàng có nhu cầu hay ý kiến gì về dịch vụnày cũng sẽ không được quan tâm đến Ngược lại nếu ngân hàng muốn nâng cao chấtlượng cho vay tiêu dùng thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể nhằm cải thiện chấtlượng tốt hơn và thu hút những người có nhu cầu đến với mình hơn Và khi đó cung và

Thu lãi CVTD Tổng thu lãi

Vốn sử dụng sai mục đích

Dư nợ CVTD

Trang 30

cầu sẽ có điều kiện gặp nhau cũng có nghĩa là cho vay tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hộiphát triển

Năng lực tài chính của ngân hàng, sẽ là một trong những yếu tố được các nhà

lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra các quyết định trong đó có các quyết định vớihoạt động cho vay tiêu dùng Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trênmột số yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so vớinăm trước, tỷ trọng nợ quá hạn…Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn tỷ lệ phầmtrăm lợi nhuận lớn, nợ quá hạn thấp và có số lượng tài sản thanh khoản lớn…có thể coi

là có sức mạnh tài chính Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính lớn thì ngân hàng cóthể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm hơn thì chất lượng của cho vaytiêu dùng có cơ hội được cải thiện và nâng cao, nhưng ngược lại, nếu ngân hàng không

có được số vốn cần thiết để tài trợ cho các hoạt động được ưu tiên hơn thì việc nângcao chất lượng cho vay tiêu dùng sẽ ít có cơ hội được nâng cao

Chính sách tín dụng của ngân hàng, là hệ thống các chủ trương định hướng

quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệuquả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.Thông thườngchính sách tín dụng có các khoản mục sau: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay màngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn, cách thức thanh toán nợ…Chính sách tín dụng vạch ra cho các cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõràng về căn cứ để xem xét các nhu cầu vay vốn.Vì vậy, những yếu tố trong chính sáchtín dụng đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc nâng cao chất lượng tín dụng nóichung và chất lượng cho vay tiêu dùng nói riêng Nếu như có những hình thức cho vaytiêu dùng không nằm trong chính sách cho vay của ngân hàng thì chắc chắn các kháchhàng chẳng thể mong đợi vay được những khoản tiền từ ngân hàng để tài trợ cho nhucầu chi tiêu của mình Do tính chất cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắtthì một chính sách tín dụng đúng đắn hợp lý là yếu tố thu hút khách hàng hiệu quả

Số lượng, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, cũng

ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM Hoạt động chovay tiêu dùng có thực hiện được hay không là do người điều hành, đó chính là cán bộnhân viên của ngân hàng Bởi vậy, trước tiên muốn hoạt động cho vay tiêu dùng phát

Trang 31

triển thì cần phải quan tâm đến đời sống của các cán bộ nhân viên Nếu như đạo đứcngười cho vay được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố khách quan thì đạo đứcCBTD được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố chủ quan Nếu các CBTD không

có đạo đức nghề nghiệp thì dù giỏi đến mấy cũng vô giá trị vì lợi ích cá nhân họ sẵnsàng làm tổn hại đến lợi ích của tập thể ngân hàng Tuy nhiên, đạo đức không thôichưa đủ, CBTD phải có trình độ chuyên môn cao, trình độ hiểu biết rộng thì mới thẩmđịnh chính xác khách hàng và dự án vay vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.Một CBTD có trình độ nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp, marketing tốt, trình độ ngoạingữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong công việc có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo ấntượng đẹp trong khách hàng về ngân hàng, bởi dưới con mắt của khách hàng thì cán bộngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng Nếu khách hàng giao tiếp với cán bộ ngânhàng mà họ cảm thấy an tâm về trình độ nghiệp vụ, hài lòng với phong cách giao tiếpcủa cán bộ ngân hàng, an toàn trong quan hệ với ngân hàng thì họ chắc chắn sẽ tintưởng và tìm tới ngân hàng Hơn thế nữa, các CBTD có mối quan hệ rộng trong xã hộithì có thể thu hút được nhiều khách hơn Và ngân hàng phải có số lượng CBTD hợp lý,phân công công việc cụ thể thì ngân hàng đó mới có thể phát triển không chỉ mìnhhoạt động cho vay tiêu dùng nữa mà tất cả các hoạt động khác nữa

Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lí của ngân hàng, cũng là

một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của việc nâng cao chấtlượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đó.Ví dụ, một ngân hàng có điều kiện đầu tưvào dịch vụ thẻ thanh toán, đặt máy rút tiền, có thể giao dịch với khách hàng thông quamạng internet…thì ngân hàng đó có thể mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng …Hơnnữa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến các ngân hàng có thể quản lý danh sáchkhách hàng một cách dễ dàng hơn, họ có thể tiết kiệm được nhân công cũng như chiphí quản lý góp phần giảm giá thành dịch vụ Thêm vào đó có các công nghệ hiện đại

hỗ trợ thì việc giải quyết các thủ tục của ngân hàng được nhanh chóng, chính xác,giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng

Trang 32

Năng lực vay vốn của khách hàng, được thể hiện thông qua các nhân tố như

thu nhập của khách hàng, trình độ văn hóa, thói quen, đạo đức… của khách hàng Thunhập của khách hàng vay tiêu dùng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của họ vàquyết định có cho vay hay không của ngân hàng Bởi vì ngân hàng khi cho vay tiêudùng sẽ căn cứ vào mức thu nhập trong tương lai của khách hàng, đó là nguồn thanhtoán khoản nợ đó Do đó, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay tiêu dùng củakhách hàng, đến quy mô của khoản vay và đến việc phát triển cho vay tiêu dùng củangân hàng Khách hàng vay cần có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ chongân hàng và đặc biệt cần có thiện chí trả nợ đúng hạn và đầy đủ Nếu như khách hàng

là người có đạo đức tốt, có ý thức trả nợ thì rủi ro cho vay tiêu dùng thấp cũng thấyđược một phần nào chất lượng của khoản vay là tốt, tạo điều kiện kích thích ngân hàngtiến hành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng và các quy định cho vay sẽ không quákhắt khe Ngược lại nếu khách hàng trả nợ không đều, nợ quá hạn nhiều thì tất yếu sẽkìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng

Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng, có nghĩa là khách

hàng liệu có đáp ứng được các điều kiện quy định của ngân hàng hay không? Các điềukiện như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sửdụng hợp pháp tài sản…

1.5.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng

Tình trạng kinh tế vĩ mô

Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội để nâng cao chất lượng cho vay tiêudùng một cách hiệu quả Kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là ổn định tiền tệ với các chỉtiêu giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làm yên tâm định chế tài chính cho vay vốn, cácđối tượng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ yên tâm về sự ổn địnhtrong thu nhập cũng như ổn định của chi phí đi vay, chi phí mua sắm, sửa chữa nhàcửa, và các dịch vụ hành hóa, dịch vụ khác, do đó làm tăng các khoản vay của họ,đồng thời tạo điều kiện duy trì và phát triển bền vững quan hệ hai chiều vay vốn và trả

nợ

Ngược lại, khi kinh tế khủng hoảng hoặc điều kiện phát triển chậm chạp, haykinh tế vĩ mô bất ổn định một mặt sẽ tác động gây hạn chế cấp tín dụng ảnh hưởng tới

Trang 33

chất lượng của cho vay tiêu dùng của các trung gian tài chính Các khoản vay chịu tácđộng của những biến động trên thị trường tài chính bất ổn định có thể dẫn tới đổ vỡ tíndụng Những thay đổi tích cực trong kinh tế vĩ mô diễn ra qua nhanh cũng gây ranhững xáo trộn nhất định Chẳng hạn tỷ lệ lạm phát và lãi suất giảm quá nhanh cũng

có thể dẫn tới tình trạng vỡ nợ đối với các khoản vay với lãi suất dựa vào tỷ lệ lạmphát cao trước đó Tỷ giá hối đoái kém linh hoạt, không phản ánh được sự biến độngcủa kinh tế vĩ mô, làm méo mó những tín hiệu giá cả bên ngoài cũng ảnh hưởng trựctiếp đến thu nhập của khách hàng và tổ chức tín dụng Mặt khác, kinh tế vĩ mô pháttriển chậm chạp hay bất ổn cũng khiến thu nhập trong tương lai của người thiêu dùngtrở nên bấp bênh, các chi phí biến động, khó kiểm soát, do đó người tiêu dùng phảigiảm các khoản vay

Quan điểm của chính phủ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và sẽ tạo cơ hội

mở rộng thị trường tín dụng tiêu dùng

Quan điểm của chính phủ về vai trò của cho vay tiêu dùng trong nước đối vớiphát triển và tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển hoạt động tíndụng tiêu dùng cũng như chất lượng của khoản vay Khi chính phủ thực hiện chiếnlược phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế theo hướng coi trọng xuất khẩu (tiêudùng của người nước ngoài) thì bộ phận tiêu dùng trong nước sẽ ít được quan tâm hơn.Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn ở các nước cho thấy, chiến lược này cũng gặp phảivấn đề là tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc rất lớn vào môi trường bên ngoài Do đó,nhiều nước đã chuyển sang chiến lược phát triển kinh tế ổn định và bền vững hơn làdựa vào tiêu dùng trong nước Với quan điểm đó, các chính sách tích cực của chínhphủ hàng đầu là tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng (như chính sáchthuế, chính sách thu nhập, chính sách thương mại, du lịch, y tế…) là cơ hội quan trọng

mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng

Môi trường pháp luật

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở bảo vệ sự phát triển thị trường tàichính an toàn, ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấpdịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, bảo vệ sự phát triển bền vững quan hệ

Trang 34

Môi trường văn hóa - xã hội

Những yếu tố thuộc về văn hóa xã hội như thói quen sử dụng các sản phẩmngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ văn hóa, thị hiếu…ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa

ra quyết định lựa chọn hình thức cho vay tiêu dùng Các quan niệm về ngân hàng quenthuộc hay xa lạ, an toàn hay không an toàn, thói quen thanh toán tiền mặt trong dân cưcũng là yếu tố tác động rất lớn đến các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, trong đó cóhoạt động cho vay tiêu dùng

1.6 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG

1.6.1 Đối với nền kinh tế

Ngày nay, cùng với sự phát triển như “vũ bão” của nền kinh tế thì tín dụng tiêudùng càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển này Chính vì vậy mà chất lượngcủa nó cũng được quan tâm hơn Chất lượng cho vay tiêu dùng tốt nghĩa là ngân hàng

đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tạo ra một khoản lợi nhuận nhất định cho ngânhàng Các chính sách của chính phủ ngày càng được thực hiện đúng hướng như:chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các vùngmiền trong cả nước… nhờ đó mức sống người dân được cải thiện Bên cạnh đó chấtlượng tín dụng còn góp một phần kiềm chế lạm phát Lượng vốn được sử dụng hiệuquả và quay vòng nhanh hơn giúp tránh được hiện tượng ứ đọng Đây cũng chính lànguyên nhân gây lên tình trạng lạm phát

1.6.2 Đối với khách hàng

Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì khách hàng được coi như “ThượngĐế” Các doanh nghiệp đều cố hết sức để có thể phục vụ một cách tốt nhất vị “ThượngĐế” này Vì theo quan niệm hiện nay khách hàng chính là người “nuôi” doanh nghiệp

“sống” Thu hút càng nhiều khách hàng thì doanh nghiệp càng có khả năng tồn tại vàphát triển trong tương lai Trong lĩnh vực ngân hàng, ‘Triết lý” này vẫn còn nguyên ýnghĩa của nó Cho nên khi chất lượng tín dụng được nâng cao nghĩa là nhu cầu củakhách hàng được đáp ứng một cách đầy đủ và thuận tiện nhất Tuy nhiên không chỉ cónhu cầu của mình được đáp ứng mà khi đó khách hàng còn được Ngân hàng quan tâm

Trang 35

hơn như: tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn… Từ đó giúp khách hàngphát hiện và sửa chữa những thiếu sót trong hoạt động tài chính của mình Mục đíchcuối cùng là góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh và lành mạnh tài chính củakhách hàng

1.6.3 Đối với ngân hàng thương mại

Đối tượng cuối cùng liên quan đến việc nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùngcũng chính là ngân hàng Chất lượng tín dụng tăng lên thì sẽ đồng nghĩa với việc lợinhuận hợp lý tăng lên Cho thấy ngân hàng có nhiều khách hàng hoạt động hiệu quả.Việc này sẽ nâng uy tín của ngân hàng lên một tầm cao mới dẫn đến số lượng kháchhàng tăng lên nhanh chóng Cùng với đó là dư nợ ngày càng cao Và sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng trong tương lai được đảm bảo với lượng khách hàng trung thànhcủa mình

Như vậy, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng và chấtlượng của nó không chỉ đối với ngân hàng, các cá nhân nói riêng mà cả nền kinh tế nóichung Vì thế, vấn đề đặt ra là phải làm sao phân tích đánh giá một cách chính xácthực trạng công tác tín dụng cũng như chất lượng cho vay tiêu dùng ở mỗi ngân hàng

để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện nó, làm cho nó tốt hơn

1.7 CHO VAY TIÊU DÙNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.7.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng ở một số nước trên thế giới

Tại Trung Quốc

Dịch vụ tín dụng cho vay tiêu dùng càng ngày càng trở nên phổ biến và đượckhuyến khích phát triển tại các NHTM Trung Quốc Các nhà quản lý ngân hàng TrungQuốc đã nhận thấy cho vay tiêu dùng chính là “tương lai” của các NHTM và họ đã tậptrung nguồn lực của mình nhiều hơn cho lĩnh vực này

Ngay từ cuối những năm 1990, ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB) đã dẫnđầu về phát triển lĩnh vực này; vào năm 1999, thời hạn cho vay có thế chấp được kéodài từ 20-30 năm; giá trị của khoản vay cũng được nâng từ 70% lên 80% giá trị tài sản

Trang 36

các cá nhân đứng ra bảo lãnh, bãi bỏ yêu cầu người vay cần phải được người chủ laođộng của mình đứng ra bảo lãnh cho khoản vay CCB còn có một kế hoạch đầy thamvọng là sử dụng các phương tiện kỹ thuật công nghệ sẵn có của mình để phát triểnhình thức dịch vụ ngân hàng Internet và đưa ra một số sản phẩm dịch vụ ngân hàngđiện tử bán lẻ

Ngân hàng phát triển Thượng hải-Phú Đông cũng là một trong số các ngân hàng

ở Trung Quốc sớm có dịch vụ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh Ngân hàng này đãhợp tác với các công ty chuyên kinh doanh bất động sản để đơn giản hóa các thủ tục vềtài sản thế chấp và giảm số lần mà người vay phải đến giao dịch với một chi nhánhngân hàng từ 20 lần xuống còn có 3 lần, và rất nhiều sự cải tiến hóa làm cho các dịch

vụ của mình phong phú đa dạng người sử dụng các dịch vụ này có cảm giác thoải mái

và an toàn Để thực hiện được các kế hoạch này, ngân hàng đã tăng gấp đôi số nhânviên marketing cho lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, chiếm 20% tổng quỹ lương

Nhìn chung vì các khoản vay tiêu dùng vẫn còn khá mới mẻ và cả người tiêudùng và hệ thống của ngân hàng Trung Quốc nên hậu quả của vấn đề rủi ro chưa thểhiện đầy đủ, chưa lường hết được Hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng là các khoảnvay dài hạn, với thời gian từ 10-30 năm, nên khả năng trả nợ phụ thuộc nhiều vào tìnhtrạng gia đình, sức khỏe và công việc của người vay Một số ngân hàng không có đầy

đủ đánh giá về rủi ro tiềm ẩn cũng như kinh nghiệm để ngăn ngừa những rủi ro biếttrước Thêm vào đó từ năm 2003, hoạt động cho vay của khu vực ngân hàng đã kíchthích lạm phát gia tăng và nạn đầu tư quá mức trong các khu vực khác nhau đã trởthành mối lo ngại hàng đầu của chính phủ giữa lúc bao trùm tâm lí lo sợ tình trạngkinh tế bùng nổ kiểu “bong bóng”

Thách thức lớn nhất hiện nay của các NHTM Trung Quốc là khả năng cạnhtranh với các ngân hàng nước ngoài trên lĩnh vực cho vay tiêu dùng: HSBC,Citibank… đang nổi tiếng lên là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh Các ngân hàngtrong nước của Trung Quốc có thể để lĩnh vực tiêu dùng rơi vào tay đối thủ cạnh tranhnước ngoài nếu họ không ngay lập tức củng cố lĩnh vực này Tăng trưởng kinh tếmạnh của Trung Quốc trong những năm qua đã làm nhu cầu về tín dụng tiêu dùng tăngnhưng các dịch vụ liên quan của các ngân hàng trong nước vẫn bị bỏ trễ phía sau

Trang 37

Trong khi đó, những ngân hàng nước ngoài vừa hiện đại lại vừa có kinh nghiệm nêncác ngân hàng nước ngoài có ưu thế hơn hẳn đối tác Trung Quốc Nếu các ngân hàngnước ngoài đưa ra những loại thẻ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng giàu có, đưa

ra các hạn mức tín dụng cao hơn cho sinh viên thì sẽ vượt xa các ngân hàng TrungQuốc về dư nợ tín dụng Bên cạnh thẻ tín dụng, họ còn dự kiến tiến hành các hoạtđộng thuộc các lĩnh vực khác của tín dụng như triển khai các khoản cho vay mua nhàtrả chậm Các dịch vụ này có rất nhiều triển vọng do lượng dân số của Trung Quốc.Theo đánh giá của các nhà phân tích, các ngân hàng nước ngoài sẽ không xây dựng chinhánh trên toàn quốc và cũng không nhằm vào thị trường cho vay mua nhà trả chậmđối với các khách hàng trung lưu Khi tiếp cận vào thị trường khách hàng bán lẻ, cácngân hàng nước ngoài sẽ lôi kéo khách hàng giàu có với các dịch vụ có mức phí caonhưng lại đáp ứng được các nhu cầu ở mức cao hơn Theo các nhà tư vấn, cách tốtnhất là lĩnh vực tiêu dùng cần phải được tách riêng thành những bộ phận có thể tự kinhdoanh, tự quản lý và hạch toán lỗ lãi một cách độc lập với các hoạt động kinh doanhngân hàng khác

Tại các nước Châu Âu

Tại châu Âu, tín dụng tiêu dùng ra đời muộn hơn các loại hình tín dụng khác

Nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn của người dân tại các quốc gia phát triển.Cho đến nay, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một hình thức tín dụng phổ biến tại châu

Âu Cùng với các loại tín dụng khác, tín dụng tiêu dùng là hoàn thiện, làm phong phúmôi trường tín dụng, hướng tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1.7.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam

Tại đa số các nước, các ngân hàng càng ngày càng quan tâm để phát triển loạihình tín dụng tiêu dùng trong hoạt động tín dụng chung của họ Hoạt động cho vay tiêudùng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển Tính đến nay, kếtquả hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước cho thấy đây là loại hình rủi ro tương đốithấp, góp phần ổn định thu nhập cho các ngân hàng, nhất là tại các nước có khu vựccông ty làm ăn kém hiệu quả

Những hiểu biết của người dân về các vấn để liên quan đến hoạt động cho vay

Trang 38

Việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đòi hỏi các ngân hàng phải có quyđịnh, quy trình giám sát và quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ, tỉ mỉ, hệ thống thông tinđánh giá khách hàng đầy đủ, cập nhật do hình thức tín dụng này chủ yếu là các mónvay nhỏ và không có tài sản đảm bảo

Để phát triển hình thức tín dụng này và đảm bảo an toàn cho hoạt động nàyngân hàng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng

và các cơ quan quản lý hành chính khác

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước trong khu vực hiện gặp phải nhữngkhó khăn như: thu nhập của người dân không ổn định; hệ thống thông tin tín dụng cánhân chưa phát triển; các chính sách, quy định pháp lý liên quan đến tín dụng cá nhânchưa hoàn thiện; cạnh tranh ngày càng gia tăng khi có sự tham gia ngày càng lớn củacác ngân hàng nước ngoài vào thị trường này

Kết luận chương 1:

Toàn bộ chương 1 là những lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng và chất lượngcủa nó Nêu lên tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng với 3 chủ thể chính đó là: kháchhàng, ngân hàng và kinh tế xã hội Nói về tình hình hoạt động của một số nước trên thếgiới và rút được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Chương này cũng là cơ sở lý luận

để đưa ra cách thức nghiên cứu thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng vàcác giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng sẽ được trình bày ở hai chươngtiếp theo

CHƯƠNG 2:

Trang 39

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG -CHI NHÁNH QUẬN HOÀNG MAI

Chương này sẽ đi sâu vào tìm hiểu về hoạt đông kinh doanh ngân hàng Côngthương chi nhánh quận Hoàng Mai nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nóiriêng Nêu lên thực trạng tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh từ đó có nhữngđánh giá về chất lượng cho vay tiêu dùng…

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẬN HOÀNG MAI

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh NH CP CT Hoàng Mai nằm trên địa bàn Quận Hoàng Mai, đây làmột quận ngoại thành mới thành lập, còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán

bộ vừa thiếu vừa yếu, tỷ trọng kinh tế dân doanh và nông nghiệp vẫn chiếm phần đáng

kể trong cơ cấu kinh tế chung của toàn quận, lực lượng các DNQD đa phần là các công

ty nhỏ, lĩnh vực SXKD và quy mô còn có nhiều hạn chế, các DNNQD có quy mô hoạtđộng và nguồn vốn nhỏ, từ thực trạng này nên trong những ngày đầu thành lập, chinhánh ngân hàng Công thương Hoàng Mai gặp không ít khó khăn trong việc triển khaicác hoạt động nghiệp vụ, tiếp cận khách hàng và triển khai hệ thống mạng lưới KD

Chi nhánh NHCP Công thương Hoàng Mai ra đời ngày 1/7/2006 Sau 3 nămthành lập và hoạt động, ngân hàng phải tiếp xúc và làm quen dần với nền kinh tế thịtrường mà bản chất của nó là sự cạnh tranh gay gắt, không có chỗ cho “kẻ yếu” Bằng

ý chí vươn lên từ nội lực và khả năng thích nghi cao của 120 cán bộ công nhân viênchức, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của NHCP Công thương Việt Nam, ngân hàng Nhànước thành phố Hà Nội, từng bước Chi nhánh NHCP Công thương Hoàng Mai bắt kịpvới sự phát triển của thời đại Khi cả đất nước đang tiến vào vận hội mới, đương đầuvới thách thức mới là một thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới(WTO), ngân hàng chủ động tìm những công nghệ mới ứng dụng vào quá trình hiệnđại hóa ngân hàng từ đó làm tăng sức cạnh tranh và thực hiện mục tiêu kinh doanh màchi nhánh đề ra từ nhiều năm là: “Kinh tế phát triển, an toàn vốn, thực hiện đúng pháp

Trang 40

luật, lợi nhuận hợp lý” với phương châm: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao trách nhiệm,phục vụ tốt khách hàng”

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Chi nhánh NHCT Hoàng Mai là một trong 143 chi nhánh trực thuộc hệ thốngNHCT Việt Nam Tiền thân của chi nhánh tách ra từ ngân hàng Công thương Hai BàTrưng, được thành lập tháng 7/2006 đóng tại số 2-4 Kim Đồng, Quận Hoàng Mai, TP

Phòng

KHDN

Phòng Rủi ro

Phòng

Kế Toán

Phòng Kho quỹ

PGD Định Công

PGD Trương Định

PGD

Lý Nam Đế

PGD Nam Nà Nội

Phòng

KHCN

Ngày đăng: 03/12/2012, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Trang 40)
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh (Trang 41)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHCP Công thương Hoàng Mai - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHCP Công thương Hoàng Mai (Trang 41)
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 48)
Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 48)
Bảng 2.4: Tình hình cho vay tiêu dùng - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Bảng 2.4 Tình hình cho vay tiêu dùng (Trang 63)
Bảng 2.4: Tình hình cho vay tiêu dùng - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Bảng 2.4 Tình hình cho vay tiêu dùng (Trang 63)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hoạt động cho vay trong 3 năm có sự tăng trưởng tương đối cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
h ìn vào bảng số liệu ta thấy hoạt động cho vay trong 3 năm có sự tăng trưởng tương đối cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ (Trang 64)
Bảng 2.5 : Cơ cấu dư cho vay tiêu dùng theo thời gian - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Bảng 2.5 Cơ cấu dư cho vay tiêu dùng theo thời gian (Trang 67)
Bảng 2.6: Cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Bảng 2.6 Cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng (Trang 68)
Bảng  2.6: Cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
ng 2.6: Cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng (Trang 68)
Bảng số liệu trên cho ta thấy các khoản cho vay tiêu dùng thu hồi trong các năm 2007 đến 2009 đều thấp và nhỏ hơn 1 - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Bảng s ố liệu trên cho ta thấy các khoản cho vay tiêu dùng thu hồi trong các năm 2007 đến 2009 đều thấp và nhỏ hơn 1 (Trang 71)
Bảng 2.8: Phân loại nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Bảng 2.8 Phân loại nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng (Trang 71)
Tuy nhiên tình hình kinh tế trong những năm qua có nhiều biến động, khó lường trước được, nên tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của Chi nhánh đều tăng  trong năm 2008  tương ứng với 1,83% và 5,3% - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
uy nhiên tình hình kinh tế trong những năm qua có nhiều biến động, khó lường trước được, nên tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của Chi nhánh đều tăng trong năm 2008 tương ứng với 1,83% và 5,3% (Trang 72)
Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
Bảng 2.9 Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng (Trang 72)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay tiêu dùng tăng qua các năm - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai
h ìn vào bảng trên ta thấy tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay tiêu dùng tăng qua các năm (Trang 73)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w