Thứ nhất, Chính phủ cần đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, phục vụ đời sống người dân.Từ đó sẽ góp phần đáng kể vào việc gia tăng mức cung về hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, nhằm đáp ứng được nhu cầu của công chúng ngày một tốt hơn.
Thứ hai, Chính phủ cần nghiên cứu để đưa ra các luật định và nghị định có liên quan về chính sách tài chính đối với nhà đất, phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và có giải pháp để hâm nóng thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Thứ ba, Bộ tư pháp hoàn thiện nhanh chóng và ban hành giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở các khu đô thị lớn đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mua căn hộ, nhà tại các khu đô thị mới, không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy phép xây dựng, dự án đầu tư được duyệt, thay vào đó là hợp đồng mua bán căn hộ/nhà (gắn liền với quyền sử dụng đất),…giữa bên mua và bên bán. Mở các văn phòng đăng ký giao dịch bảo đảm,
thêm các văn phòng công chứng, để tạo điều kiện cho người dân làm các thủ tục hành chính liên quan đến bất động sản và vay vốn.
Thứ tư, đề nghị các cơ quan có đối tượng vay tiêu dùng tại Chi nhánh kết hợp với Chi nhánh trong việc xác nhận hồ sơ xin vay vốn và thu hồi nợ.
Thứ năm, hoạt động của hệ thống ngân hàng liên quan hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế. Chính vì vậy việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho ngân hàng không chỉ là việc ban hành sửa đổi các quy định trong hoạt động tín dụng mà là toàn bộ hệ thống pháp luật kinh tế nói chung. Vấn đề này đòi hỏi Nhà nước sớm giải quyết thông qua việc ban hành sửa đổi các văn bản pháp luật như về tài sản thế chấp, về hợp đồng kinh doanh, về quyền sử dụng tài sản… Sự đồng bộ, phù hợp của hệ thống pháp luật một mặt tạo ra hành lang pháp lý cho các ngân hàng và doanh nghiệp hoạt động, mặt khác đảm bảo an toàn hiệu quả cho hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng.