Định hướng các hoạt động kinh doanh chủ yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai (Trang 81 - 84)

a, Các chỉ tiêu kinh doanh đến 31/12/2010

Vượt qua nhiều khó khăn thách thức, năm 2009 hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Năm 2010 với những diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế, Chi nhánh Hoàng Mai sẽ phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức. Phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời nhận thức đầy đủ, sâu sắc những nguyên nhân của thành công và tồn tại trong hoạt động kinh doanh năm 2009, Chi nhánh Hoàng Mai đề ra mục tiêu phấn đấu gắn với chương trình hành động cụ thể như sau:

Nguồn vốn huy động : 1.580 tỷ đồng Dư nợ cho vay : 1.300 tỷ đồng

Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo = TS tối đa 30% tổng dư nợ Tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới 3%

Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%

Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro : 5,081 tỷ đồng Thu dịch vụ ngân hàng : 11 tỷ đồng Lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro : 30,081 tỷ đồng

Trong đó: Lợi nhuận từ HĐKD 25 tỷ đồng

Lợi nhuận từ thu hồi nợ XLRR 5,081 tỷ đồng

1. Công tác phát triển nguồn vốn cần được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong thời kỳ hiện nay. Nguồn vốn được giao 1.580 tỷ đồng tăng 43% so với năm 2009, để đạt được chỉ tiêu nguồn vốn, cần phải:

Tăng cường huy động vốn với lãi suất thấp từ các doanh ngiệp, các tổ chức kinh tế, các trường học, bệnh viện, các cục vụ viện, đặc biệt quan tâm tới ban quản lý các dự án, quĩ hỗ trợ, các dự án được tài trợ vốn từ các tổ chức nước ngoài.

Tiếp cận, duy trì phát triển với các tập đoàn, công ty lớn: Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà (HUD), tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia, bảo hiểm hàng không, tổng công ty cơ điện nông nghiệp và thủy lợi, Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam…

Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng mới, đẩy mạnh nguồn tiền gửi không kỳ hạn cao hơn so với năm trước chiếm từ 20% đến 25% trên tổng nguồn, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tích cực chăm sóc truyền thống, khách hàng chiến lược nhằm giữ ổn định và phát triển nguồn vốn theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, linh hoạt gắn kết các hoạt động dịch vụ với khai thác vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn có cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. Tiếp tục thực hiện cơ chế “ lỏng hóa” về lãi suất đối với nguồn vốn huy động từ các tổ chức.

Giao chỉ tiêu cụ thể đến từng cán bộ, lãnh đạo của các phòng, tổ trong chi nhánh đồng thời kiểm tra, đánh giá kịp thời từng tháng, từng quý và năm.Tăng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả

2.Tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả.

Tiếp tục giải ngân các dự án đã được ký năm 2009 như: Dự án xây dựng sửa chữa nhà máy sửa chữa tàu biển NoscoVinaline; dự án thủy điện Sơn La của tập đoàn điện lực Việt Nam, dự án nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của công ty cổ phần Cửu Long…

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, phát triển khách hàng mới với phương châm “Tiếp tục minh bạch hóa chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng”

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân, chú trọng phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận như: cho vay du học, cho vay mua nhà trả góp…

Nghiên cứu phát triển các giải pháp tín dụng hiện đại. Phát triển tín dụng gắn liền với cung cấp sản phẩm dịch vụ đồng bộ, trọn gói và tiện ích.

Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay cá nhân, cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

3. Tăng cường công tác quản trị rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng.

Tăng cường trách nhiệm của các bộ trong công tác vận hành tác nghiệp, đảm bảo tuân thủ đúng qui trình, qui chế trong nghiệp vụ.

Tăng cường các biện pháp quản lý khách hàng, các khoản cấp tín dụng, tập trung củng cố chất lượng tín dụng.

Nâng cao chất lượng thẩm định RRTD độc lập, phát hiện và cảnh báo sớm để có biện pháp ngăn chặn các khoản ra hạn, nợ nhóm 2 và nợ xấu phát sinh.

Triển khai công tác hậu kiểm tín dụng đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả. 4. Tích cực thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro ngoại bảng:

Xây dựng phương án thu hồi nợ cụ thể với đặc thù từng khách hàng, hoàn thiện hồ sơ khởi kiện đối với khách hàng cố tình trây ỳ, không trả nợ.

Bằng nhiều biện pháp hữu hiệu, nguồn lực cần thiết cho công tác thu hồi nợ. 5. Tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có và mở rộng khai thác các sản phẩm mới hiện đại, với mục tiêu tăng cả doanh số và số lượng các sản phẩm dịch vụ.

Triển khai tích cực quảng bá sản phẩm dịch vụ tới các khách hàng, phát triển đa dạng các dịch vụ thu phí.

Triển khai ứng dụng các gói sản phẩm dịch vụ như: Dịch vụ quản lý vốn tập trung; Vietinbank at home; đầu tư tự động ; trích nợ tài khoản tiền gửi. Phát triển tăng cường các sản phẩm dịch vụ thẻ và tổ chức trả lương qua tài khoản thẻ.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tăng cường kiểm tra tại chỗ, tổ chức kiểm tra chéo để rà soát rủi ro.

Tăng cường chất lượng thu thập thông tin, nắm bắt và xử lý kịp thời các biểu hiện ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

Tăng cường kiểm tra TSBĐ, chất lượng của TSBĐ, kiểm tra giữa hồ sơ giấy và hồ sơ trên máy.

Nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiểm soát được việc áp dụng công nghệ hiện đại đi đôi với khả năng kiểm soát được rủi ro.

7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phát huy phong trào học tập nâng cao trình độ đối với CBCNV, có chính sách khuyến học thỏa đáng, công bằng và có hiệu quả cao. Chú trọng hơn nữa công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất tinh thần trách nhiệm cao, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh doanh và hội nhập quốc tế.

8. Phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng, quán triệt và thực hiện tốt 02 luật lớn của Nhà nước và Chính phủ về Chống tham nhũng và Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát huy dân chủ toàn diện, rộng rãi và thiết thực kể cả trong tác nghiệp và quản trị điều hành, nhằm khai thác, phát huy tính chủ động, sáng tạo của toàn thể cán bộ và các phòng ban. Tăng cường đấu tranh phê bình, tự phê bình để tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai (Trang 81 - 84)