Kết quả và xu hướng cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai (Trang 51 - 57)

Từ tháng 10/2007, bốn ngân hàng thương mại gồm ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), và ngân hàng Habubank liên kết với trung tâm điện máy Nguyên Kim với dịch vụ cho vay tín dụng tiêu dùng lãi suất 0%.

Theo đó, các ngân hàng cho vay một khoản tiền không thế chấp với lãi suất 0% để mua sắm hàng điện máy. Người vay sẽ phải thanh toán tối thiểu 30% giá trị đơn hàng, 70% còn lại ngân hàng cho vay. Mức cho vay sẽ gấp 10-12 lần mức lương người vay. Thời hạn vay trong vòng 1 năm.

Nhiều ngân hàng vẫn chưa thể cởi mở hơn đối với các khoản cho vay tiêu dùng, dù năm 2007, dịch vụ này nở rộ và dù nhu cầu của người dân ngày một tăng. Nguyên nhân là do áp lực trước hạn mức tăng trưởng tín dụng 30% và vì lãi suất huy động cao gần mức trần lãi suất cho vay, khiến các ngân hàng trong nước phải ngừng cho vay tiêu dùng. Thêm một cái khó là các ngân hàng còn bị khống chế bởi những hạn định về dư nợ cho vay nên khả năng cho vay tiếp là không thể.

Khi các ngân hàng trong nước đang phải loay hoay bài toán về tính thanh khoản, khối ngân hàng “ngoại”, công ty ngoại nhanh chóng tranh thủ thời gian “ vàng” để củng cố thương hiệu và “giành” thị phần về mình. ANZ sẵn sàng mở tài khoản, mở thẻ cho các khách hàng có hộ khẩu tại TPHCM và Hà Nội vay mua ô tô. Với thu nhập khoảng trên 10 triệu đồng/tháng là có thể “thế chấp” sổ đỏ để nhận về số tiền bằng 75% giá trị chiếc xe, với thời hạn vay lên tới 4 năm.

Đối với HSBC, ngân hàng này tạm ngừng cho vay tiêu dùng trả góp từ ngày 18/7, nhưng lại áp dụng biện pháp giãn thời gian trả nợ và khách hàng cũng chỉ phải trả 50% thu nhập, nhằm giúp giảm áp lực cho khách hàng. Standard Chartered Bank dù giới hạn tổng mức tiền cho vay tối đa chỉ được 200 triệu đồng, nhưng lại “vui vẻ” đón nhận những khoản vay gấp 10 lần thu nhập của khách hàng.

Năm 2008

Cho vay tiêu dùng được xem là một cách đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong dịp cuối năm. Do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn vì thị trường tiêu thụ hàng hóa trì trệ, từ đó hoạt động vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng cũng suy giảm

hơn trước. Để bù đắp vào phần vơi đi của bộ phận kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp, bên cạnh các chương trình cho vay kinh doanh, các ngân hàng đều mở rộng hình thức và đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân.

Tiếp đó, lãi suất cho vay đã liên tục được NHNN điều chỉnh giảm. Từ 22/12, mức lãi suất cho vay cao nhất là 12,75%/năm. Nếu so sánh, mức lãi này đã thấp hơn với mức lãi của 1 năm trước đây. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng của các ngân hàng còn phụ thuộc vào tâm lý của người dân. Với tình hình kinh tế hiện nay, sự kỳ vọng của mọi người về mức thu nhập trong thời gian tới sẽ là không ổn định như mọi năm, từ đó các quyết định chi tiêu, mua sắm cũng được mọi người cân nhắc hơn.

Trong dịch vụ cho vay tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà là một trong những vấn đề được các ngân hàng khai thác mạnh. Ngân hàng SeABank sẵn sàng cho vay nếu khách hàng đảm bảo tài sản thế chấp. Đối với những trường hợp dùng nhà chung cư SeABank chấp nhận những căn hộ đã bàn giao nhà, đã thanh toán xong 95%, và chỉ còn 5% chờ lấy sổ hồng.

Mức cho vay tiêu dùng, sửa chữa nhà cuối năm từ 100-300 triệu từ 1-3 năm, tuy nhiên tùy theo từng trường hợp sẽ được chấp thuận mức vay cụ thể nếu chỉ vay ngắn hạn dưới 12 tháng thì hạn mức vay có thể đến 500 triệu đồng. Hồ sơ vay tiêu dùng được xử lý nhanh tối đa chỉ trong 3 ngày làm việc.

Tuy nhiên trong năm 2008, dịch vụ cho vay tiêu dùng được các ngân hàng thắt chặt do cơ chế trần lãi suất, cùng với độ rủi ro, chi phí thẩm định của loại hình này cao hơn các dịch vụ khác.

Năm 2009

Kể từ đầu tháng 2/2009, Thông tư 01 của NHNN cho phép các ngân hàng được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm khách hàng vay. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể cho vay tiêu dùng vượt quá trần lãi suất 10, 5%/năm, người dân tiếp cận vốn vay của ngân hàng dễ dàng hơn.

Cùng với cho vay tiêu dùng mua nhà, sửa nhà, mua ô tô có thế chấp, nhiều ngân hàng còn cho vay tín chấp (không cần tài sản bảo đảm) hoặc vay qua thẻ ghi nợ, với hạn

mức cao nhất lên tới 500 triệu đồng và thời hạn trả góp kéo dài từ 5-15 năm.

Lãi suất cho vay tín chấp của các NHTM đang dao động quanh khoảng 10 - 15%/năm, cá biệt có ngân hàng lên tới 18%/năm.

Tên ngân hàng Hạn mức tín dụng Lãi suất

LienVietBank 500 triệu đồng (18

tháng lương) thấp nhất 12%/năm Eximbank 500 triệu đồng (đảm

bảo bằng BĐS) Lãi tính trên dư nợ thực tế Seabank 300 - 500 triệu đồng 14%/năm

SHB 300 triệu đồng Lãi suất ưu đãi

ACB 250 triệu đồng 15, 5%/năm

VIBank 200 triệu đồng 12 - 15%/năm

* Thị trường tiềm năng

Nhu cầu vay vốn của khách hàng đang tăng cao, những mặt hàng mà người ta muốn vay vốn tại thời điểm trước như bất động sản cũng có xu hướng giảm xuống với giá rất thấp.

Nhu cầu vay vốn thì cao, mà nguồn cung của các ngân hàng cũng dồi dào, là lý do khiến cho vay tiêu dùng đang có mức tăng trưởng tương đối. Tuy lãi suất theo thoả thuận nhưng thực tế các ngân hàng áp dụng một mức lãi suất rất phù hợp. Mức lãi suất cũng chỉ tương đương hồi đầu năm 2008 chứ không quá cao. .

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, Eximbank cam kết dành 3.700 tỷ đồng phục vụ cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn. Huy động vốn hiện tại của LienVietBank

đạt gần 6.000 tỷ, tổng dư nợ đạt gần 3.000 tỷ với dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm gần 7%.

Với ACB, khoản vốn khoảng 2.000 tỷ đồng mà ngân hàng này dành cho loại hình tín chấp, nay đã giải ngân được phân nửa; tính đến nay, tỉ lệ dư nợ cho vay bất động sản tại ACB chiếm 10% trên tổng dư nợ 34.000 tỷ đồng. VIBank tiếp tục giải ngân và đã hoàn chỉnh mọi quy trình cho các cá nhân tiếp cận nguồn vốn, với mức tăng trưởng từ 20 - 30%.

Thế nhưng đến giữa năm 2009 thì nhiều ngân hàng tỏ ra dè dặt với mảng cho vay tiêu dùng, nhất là vay tiêu dùng theo hình thức tín chấp. Ngân hàng Á Châu (ACB) mới đây tăng thêm điều kiện đối với khách hàng muốn vay tín chấp là không được ở nhà thuê, kể cả trường hợp có nhà nhưng đã cho thuê và đi thuê lại nhà khác để ở.

Trước đây ngân hàng chỉ yêu cầu người vay có hộ khẩu hoặc KT3, thu nhập hằng tháng từ 5 triệu đồng, có chỗ làm ổn định một năm trở lên và có điện thoại cố định. Tuy nhiên do hình thức cho vay tín chấp rất rủi ro và lượng khách hàng vay vốn theo dạng này ngày một nhiều nên ngân hàng phải tăng thêm điều kiện để “thanh lọc”.

Tương tự, ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã ngưng cho vay tín chấp từ tháng 5, nhiều ngân hàng khác dù không thông báo nhưng chỉ xét cho vay với rất ít trường hợp, còn lại từ chối giải ngân.

Sau khi NHNN tuyên bố cụ thể về kế hoạch thanh kiểm tra chất lượng tín dụng, cho vay hỗ trợ lãi suất, hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng đã giảm hẳn. Thay vào đó các ngân hàng chuyển hướng sang cho vay tiêu dùng có thế chấp, chủ yếu là cho vay mua nhà, xây sửa nhà…Liên tục các chương trình khuyến mãi cho vay mua nhà được tung ra trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng nâng hạn mức cho vay đến 90% giá trị bất động sản thay vì 70% như trước, ân hạn trả nợ gốc trong vòng 36 tháng. Có ngân hàng cam kết giải ngân trong vòng 48 giờ kể từ khi khách hàng hoàn tất hồ sơ. . .

Nhiều ngân hàng xác định sản phẩm cho vay mua nhà là chủ lực và đang tích cực đẩy mạnh do mảng này cũng được tính là cho vay tiêu dùng và ngân hàng được cho vay với lãi suất thỏa thuận và lãi suất huy động bình quân khoảng 8, 26%/năm so với bình quân lãi suất cho vay 10, 26%/năm, chênh lệch đầu ra - đầu vào chỉ 2% như hiện nay là

quá hẹp, vì vậy ngân hàng phải tích cực cho vay tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận để cân bằng lợi nhuận.

Trong lúc này cho vay mua nhà, sửa nhà…là hợp lý nhất vì thị trường bất động sản đang có dấu hiệu ấm lại do luồng vốn từ thị trường chứng khoán chuyển sang. Nhiều người thu được lợi nhuận từ cổ phiếu đã tìm mua nhà đẩy giá nhà, đất ở một vài nơi tăng cao. Lãi suất cho vay hình thức này dao động tùy ngân hàng, ACB là 12,75%/năm tính trên dư nợ giảm dần, Techcombank 12,9%/năm; ngân hang Phương Đông (OCB), ngân hàng Đầu tư và phát triển VN (BIDV)… 13-14%/năm; ngân hàng Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) là 10,5%/năm.

NHNN sẽ quản chặt cho vay tiêu dùng để nguồn vốn không chạy vào các kênh khác gây méo mó thị trường. Trên thực tế đã có nhiều ý kiến nghi ngờ nhiều khoản cho vay tiêu dùng được đổ vào bất động sản và chứng khoán do thời gian qua nhiều ngân hàng đã cho vay quá thoáng, hạn mức cho vay cao, không cần chứng minh mục đích sử dụng vốn.

Dư nợ cho vay tiêu dùng lên tới 85.000 tỉ đồng tính đến cuối tháng 5, tăng 11,6% so với đầu năm. Mức tăng này vẫn thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống, nhưng nếu không có biện pháp quản lý chặt sẽ rất nguy hiểm vì tạo ra vòng luẩn quẩn: khách hàng thế chấp nhà vay tiền mua chứng khoán rồi lại thế chấp chứng khoán vay tiền. . . như vậy sẽ rủi ro cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế.

Từ khi NHNN tuyên bố kiểm tra hoạt động cho vay, dòng tiền từ thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu quay trở lại ngân hàng. Cụ thể dòng tiền vào thị trường chứng khoán chững lại, những phiên giá trị giao dịch trên cả hai sàn chỉ còn khoảng 1.500 tỉ đồng. Với cơ chế cho vay thoáng với bất động sản như trên rất có thể vô tình tạo điều kiện cho giới đầu cơ lướt sóng tạo ra những cơn sốt ảo như cuối năm 2007, đầu năm 2008.

Tới đây các ngân hàng tiếp tục triển khai nhiều hơn nữa các hình thức vay tiêu dùng, như vay khoản tiền từ 1 triệu đến 3 triệu cho sinh viên hoặc tiểu thương ở các chợ, thời hạn không trả lãi cũng được kéo dài. Bên cạnh đó dự báo lãi suất vay tiêu dùng sẽ được hạ thấp, đồng nghĩa người dân sẽ dễ dàng tiếp nhận đồng vốn để cải thiện đời

sống và cũng là đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế. Những quầy hỗ trợ mua trả góp như thế nào có lẽ sẽ còn xuất hiện nhiều ở các trung tâm mua sắm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai (Trang 51 - 57)