Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các NHTM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai (Trang 50 - 51)

Trong thời gian qua, thực hiện chính sách kích cầu của chính phủ, NHNN và các bộ các ngành đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tăng tiêu dùng để kích thích tăng trưởng.

Cơ chế tín dụng

Giai đoạn trước khi có pháp lệnh về ngân hàng (từ tháng 8/1988 đến tháng 10/1990), NHNN đã ban hành cơ chế tín dụng theo thành phần kinh tế, đã bắt đầu mở rộng việc cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Trước khi luật các tổ chức tín dụng ra đời (từ năm 1990 đến tháng 9/1998) NHNN đã ban hành cơ chế tín dụng theo hướng mở rộng cho vay, nâng cao từng bước quyền tự chủ kinh doanh của các TCTD. Các quy định nhìn chung đã thể hiện được phương châm NHNN không can thiệp sâu vào qúa trình kinh doanh của các TCTD mà tạo điều kiện cho TCTD chủ động trong kinh doanh giảm bớt những thủ tục không cần thiết để khách hàng vay vốn thuận lợi, nhưng đồng thời tăng cường vai trò quản lý của NHNN. Khi luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, NHNN đã ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng kèm theo quyết định số 324/1988/QĐ-NHNN1 thay thế các văn bản chỉ đạo trước đó về quy chế cho vay. Về cơ bản, những quy định của quy chế cho vay 324 đã điều chỉnh được quan hệ vay vốn giữa các TCTD và khách hàng trong quá trình vay vốn và trả nợ, thay thế cho hệ thống văn bản văn bản về cho vay khá công kềnh và chắp vá trước đó, đảm bảo thông thoáng hơn trong quy trình cho vay, nhấm mạnh về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động tín dụng. Cơ chế cho vay được mở rộng, thông thoáng hơn bằng quy chế cho vay kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Theo đó, các TCTD được cho vay các đối tượng mà quy chế không cấm. Quy chế cho vay 1627 đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng nhưng an toàn cho hoạt động cho vay, tạo điều kiện cho TCTD thực hiện đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc cho vay, áp dụng thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế và môt

trường pháp lý ở Việt Nam. Cơ chế 1627 tiếp tục được bổ sung, sửa đổi theo các quyết định số 127/QĐ/2005/QĐ-NHNN, số 87/QĐ/2005/QĐ-NHNN cho phù hợp hơn với thực tế hoạt động của các TCTD cũng như với các quy định quản lí khác của NHNN. Góp phần tạo chủ động trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD, đồng thời nâng cao khả năng quản lý của NHNN về công tác tín dụng.

Cơ chế bảo đảm tiền vay của TCTD

Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch tập trung, mang nặng tính bao cấp, ngành ngân hàng có nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã thuộc các ngành nghề kinh tế theo nguyên tắc có vật tư tương đương là đảm bảo. Việc cho đảm bảo tiền vay bằng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh tài sản của bên thứ ba cho khách hàng vay .

Do điều kiện thực tế đòi hỏi NHNN phải có quy định mới về bảo đảm tiền vay, ngày 17/8/1996, thống đốc NHNN đã ban hành quy chế thế chấp, cầm cố, và bảo lãnh vay vốn ngân hàng của các TCTD kèm theo quy định số 217/QĐ-NH1 (quy chế 217). Theo quy chế 217, tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn của các TCTD đều phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Quy định này vô hình dung đã có việc bảo đảm tiền vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là một điều kiện vay quan trọng nhất. Việc quy định bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ áp dụng đối với khoản vay hoặc các dự án quốc tế dân sinh do Tổng Giám Đốc (Giám đốc) TCTD quyết định và chịu trách nhiệm.

Ngày 25/10/2002 Chính phủ đã ban hành nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 và đảm bảo tiền vay của các TCTD. Nghị định này đã đảm bảo tính thống nhất, tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan, theo thông lệ quốc tế. Các quy định rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng, đơn giản hóa thủ tục bảo đảm tiền vay cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và môi trường pháp lý hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai (Trang 50 - 51)