Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai (Trang 41 - 49)

Chi nhánh NHCP CT Hoàng Mai đã triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào kết quả chung của toàn hệ thống. Kết quả kinh doanh chủ yếu qua các năm được thể hiện qua các mặt sau:

a) Công tác huy động vốn

Đối với một ngân hàng thì nguồn vốn là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh. Khi nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng cách đưa ra các hình thức huy động khác nhau, năng động và phù hợp có tính cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHCP Công thương Hoàng Mai

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền cấu (%) Số tiền cấu (%) Số tiền cấu (%) Tổng nguồn vốn 1.070 100 1.275 100 1.104 100 1. Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 649 421 60,7 39,3 897,6 326,4 70,4 25,6 797,1 308 72,2 27,8

2. Phân theo tiền tệ

- VND

- Ngoại tệ đã quy đổi

642 428 60,0 40,0 839 436 65, 8 34, 2 857 247 77,6 22,4

3. Phân theo đối tượng

- Dân cư

- Doanh nghiệp - Tiền gửi của TCTD

và định chế tài chính 345 614 111 32,2 57,41 10,39 398 717 160 31,2 56,24 12,56 498 480 126 45,11 43,46 11,43

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2007, 2008, 2009 Vietinbank- Hoàng Mai)

Trước nhiều khó khăn và thách thức của khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước, chi nhánh vẫn giữ được vị thế của mình trên địa bàn Hà Nội trong công tác huy động vốn. Mặc dù phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn nhưng nguồn vốn huy động qua các năm của Chi nhánh vẫn tăng lên. Xét trên khía cạnh tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn huy động, có thể thấy tình hình huy động vốn qua các năm như sau:

Năm 2007 đạt 1.070 tỷ VNĐ.

Năm 2008 tăng 20% so với năm 2007. Đây là năm nền kinh tế Việt Nam bị khủng hoảng nên lãi suất huy động có nhiều biếu động nguồn vốn huy động được nhiều hơn do tâm lý của người dân. Đến năm 2009, do thị trường tiền tệ vẫn có sự biến động không lường đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của dân cư. Tình hình huy động vốn của các ngân hàng hết sức khó khăn. Cuộc chạy đua lãi suất diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động liên tục tăng cao trong các tháng của năm. Mặt khác chi nhánh đã phải trả rất nhiều khoản vốn huy động lãi suất cao. Mặc dù vậy nhưng nguồn vốn huy động bình quân của chi nhánh vẫn giữ ổn định ở mức gần 1.104 tỷ đồng.

Xét theo thời hạn: Cả hai nguồn không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng theo các năm. Năm 2008 nguồn vốn không kỳ hạn tăng 37,7% so với năm 2007. Đến năm 2009 nguồn vốn này là 797,1 tỷ VNĐ giảm 100,5 tỷ VND, so với năm 2008 giảm 11, 2% và nguồn vốn có kỳ hạn cũng theo xu hướng trên. Nếu năm 2008 nguồn vốn có kỳ hạn giảm 95 tỷ VNĐ so với 2007 (22,5%) thì đến năm 2009 con số này đã là 18,4 tỷ VNĐ (5,6%) so với năm 2008. Về cơ cấu, nguồn vốn không kỳ hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 nguồn vốn không kỳ hạn bằng 154,7% nguồn vốn có kỳ hạn, thì đến năm 2008 và năm 2009 đã bằng 275% và 258,8%. Tương ứng với việc nguồn vốn không kỳ hạn tăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động thì tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn có xu hướng giảm.

• Xét theo loại tiền tệ: Nguồn vốn bằng VNĐ tăng nhanh qua các năm. Năm 2008 tăng 227 tỷ VNĐ so với năm 2007. Đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng VNĐ có giảm nhưng vẫn duy trì được đà tăng trưởng năm trước đó. Đồng thời với việc nguồn vốn huy động bằng ngoài tệ đã quy đổi tăng chậm và thậm chí còn giảm

đã làm cho tỷ trọng của nguồn vốn bằng VNĐ đã lớn nay càng lớn hơn. Nếu năm 2007 nguồn vốn bằng VNĐ chiếm 60,0% trên tổng nguồn vốn huy động thì trong các năm 2008 và 2009, tỷ lệ này tương ứng là 70,4% và 72,2% trong tổng nguồn vốn huy động.

• Xét theo đối tượng: Cả hai nguồn tiền từ dân cư và doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm. Nhưng tốc độ tăng trưởng của hai nguồn này thì có sự khác biệt khá lớn. Đối với nguồn vốn huy động từ dân cư, tốc độ tăng trưởng của năm 2008 và 2009 lần lượt là 31,2% và 45,11% . Còn nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, con số tăng trưởng này tương ứng là 56,24% và 43,46%. Chính vì vậy mà tỷ trọng của nguồn vốn từ doanh nghiệp năm 2007 là 57,41% đã giảm xuống 56,24% vào năm 2008 và 43,46% vào năm 2009. Đến lúc này nguồn vốn từ dân cư chỉ còn chiếm 45,11%. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng cũng tăng lên qua các năm, năm 2008 là 12,56% tăng so với năm 2007 là 2,17% so với năm 2009 là 1,13%.

Nhìn chung nguồn vốn huy động tại Chi nhánh có tăng lên qua các năm.Việc nguồn vốn không kỳ hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn sẽ giúp giảm chi phí cho ngân hàng, tuy vậy nó lại không đảm bảo tính ổn định cho tăng trưởng nguồn vốn.

b) Công tác cho vay và đầu tư vốn

Trong những năm qua Chi nhánh ngân hàng Công thương Hoàng Mai đã nỗ lực đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây chuyền công nghệ…Thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ cho vay và đầu tư trên bảng sau:

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng dư nợ và đầu tư 490 100,00 550 100,00 942 100,00

1. Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn - Trung, dài hạn( TDH) 327 163 66,67 33,33 273 277 49,67 50,33 470 472 49,9 50,1 2. Phân theo tiền tệ

- VND

- Ngoại tệ đã quy đổi

329 161 67,10 32,90 388 162 70,46 29,54 739 203 78,45 21,55 3. Phân theo đối tượng

- Doanh nghiệp quốc doanh - Doanh nghiệp NQD 161 329 32,8 67,2 190 360 34,6 65,4 338 604 35,9 64,1

4. Phân theo Đảm bảo tiền vay - Có tài sản bảo đảm

- Không có tài sản bảo đảm

370 120 75,6 24,4 301 249 54,8 45,2 419 523 44,5 55,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2007, 2008, 2009 Vietinbank- Hoàng Mai)

Ta có thể thấy rằng dư nợ của ngân hàng đang có xu hướng tăng, năm 2008 tăng so với 2007 do nền kinh tế nước ta đang đà tăng trưởng nên dư nợ tín dụng được Chi nhánh rất quan tâm. Tỉ lệ cho vay TDH chiếm hơn 1/2 tổng dư nợ. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng có giảm do sự suy thoái chung của nền kinh tế, và các biện pháp

thắt chặt tín dụng từ NH TMCPCT Trung Ương. Có thể giải thích nguyên nhân của việc dư nợ năm 2009 tăng chậm hơn so với năm 2008 một phần là vì Chi nhánh chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng. Những đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ Chi nhánh không thể đầu tư vốn tín dụng tiếp mà chỉ thu nợ. Mặt khác, những ngày cuối tháng 12/2009 theo chỉ đạo của NHCP CT Việt Nam Chi nhánh đã động viên những khách hàng có điều kiện trả nợ trước hạn gần 100 tỷ đồng.

Xét theo kỳ hạn: Qua các năm qua, cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn với trung dài hạn (TDH) đã có những thay đổi đáng kể. Nguồn trung và dài hạn tăng dần qua các năm điều này cho thấy được nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được ngày một ổn định và tăng cao đảm bảo cho việc cho vay của ngân hàng là luôn được đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn từ chỗ bằng 66,67% tổng dư nợ (2007) đã giảm dần trong các năm 2008 (49,67%) năm 2009 (49,9%), cho vay ngắn hạn năm 2009 tăng là do ngân hàng đã có những điều chỉnh cho phù hợp với việc huy động, hỗ trợ tốt hơn trong việc định hướng cho vay đầu tư cho SXKD của các doanh nghiệp trên địa bàn. Năm 2009 ngân hàng có quan hệ tín dụng với các khách hàng như:

- Tín dụng ngắn hạn: Chi nhánh tiếp tục đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, sức tiêu thụ lớn. Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh như: Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú, Công ty Cổ phần Dược Trung ương, . . .

- Tín dụng TDH: Chi nhánh tích cực chủ động thẩm định những dự án đầu tư TDH khả thi của các đơn vị để đầu tư như: Dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất bê tông lạnh của Viện máy và Dụng cụ Công nghiệp 16 tỷ VND; Dự án của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, đầu tư dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang với tổng số tiền đầu tư 17 tỷ VND; Dây chuyền kéo cáp đồng của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ điện Trần Phú 21 tỷ VND, . . .

• Xét theo đối tượng: Đã có sự ổn định về cơ cấu tín dụng, dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) và các doanh nghiệp quốc doanh (DNQD) luôn được duy trì quanh mức 45/55%/năm, cụ thể năm 2007 là 32,8% và 67,2%, năm 2008 là

34,6% và 65,4%, năm 2009 là 35,9% và 64,1%, cơ cấu tín dụng ổn định giúp cho chi nhánh đảm bảo lượng khách hàng thường xuyên, ổn định.

• Xét theo đảm bảo tiền vay: Trong hai năm 2007 và 2008 tình hình dư nợ có khả quan khi mà dư nợ có tài sản đảm bảo luôn nằm trên con số 50% tổng dư nợ, đến năm 2009 con số này đã giảm xuống còn 44,5% nhưng vẫn duy trì tín dụng có tài sản đảm bảo luôn cao hơn mức 50% tổng dư nợ tín dụng. Tuy rằng trong những năm gần đây, ngân hàng đã có những thay đổi quan trọng về nhận thức đối với đảm bảo tiền vay và an toàn tín dụng (theo kế hoạch thì dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2009 chiếm 62% tổng dư nợ).

c) Hoạt động dịch vụ

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế, nhưng nhìn chung hoạt động dịch vụ của chi nhánh Hoàng Mai trong những năm qua vẫn tiếp tục có những chuyển biến tương đối toàn diện, vững chắc. Hoạt động dịch vụ đã được thực hiện đa dạng, đồng bộ và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và có khả năng cạnh tranh với các NHTM khác. Nhờ vậy, thu dịch vụ của chi nhánh trọng năm 2009 đạt 5.129 triệu đồng tăng 94,4% so với năm 2008.

d) Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối

Trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp; giá vàng và ngoại tệ biến động bất thường. Bên cạnh đó do đặc thù tại Chi nhánh khách hàng tập trung chủ yếu là doanh nghiệp lớn như tập đoàn, Tổng công ty, cơ cấu cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao, khách hàng chủ yếu là đơn vụ sản xuất, không nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời do tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại. Tuy nhiên, với sự chủ động nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường và tích cực trong tiếp thị, chăm sóc khách hàng nên hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại trong năm 2009 vẫn đạt kết quả vượt bậc.

+ Nghiệp vụ thanh toán quốc tế :

- Mở L /C nhập khẩu 204 món : 26.827.000 USD - Doanh số nhờ thu đi : 2.568.000 USD - Doanh số nhờ thu đến : 1.380.000 USD

- Doanh số chuyển tiền TTXK : 14.806.000 USD + Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ :

- Doanh số mua ngoại tệ : 30.807.644 USD, 196.954.848 JPY và 9.403.654 EUR - Doanh số bán ngoại tệ : 30.936.702 USD, 196.954.848 JPY và 9.409.385 EUR

e) Công tác tiền tệ – kho quỹ

Công tác bảo đảm an toàn kho quỹ và giấy tờ có giá luôn được đặt lên hàng đầu. Phối hợp giữa lực lượng bảo vệ và công an để vận chuyển tiền an toàn.Trong năm qua hoạt động kho quỹ được đảm bảo an toàn, không để xảy ra mất mát, sai sót. Thu chi tiền mặt đảm bảo kịp thời, chính xác. Tài sản thế chấp được đảm bảo an toàn, khớp đúng.

Năm 2009, tổng thu tiền mặt đạt: 4.645 tỷ VNĐ và tổng chi tiền mặt đạt: 4.358 tỷ VNĐ. Ngoài ra thu chi tiền mặt ngoại tệ với khối lượng lớn. Tổng thu chi tiền mặt ngoại tệ đạt: 28.299.795 USD và 3.017.857 EUR.

f) Công tác kế toán – tài chính

Do áp dụng chương trình hiện đại hóa ngân hàng nên các kênh thanh toán qua ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Mặc dù lượng chứng từ thanh toán lớn và đường truyền liên tục bị lỗi nhưng Chi nhánh đã bố trí cán bộ hợp lý, cộng với sự cố gắng, nhiệt tình của cán bộ giao dịch nên việc thanh toán vẫn kịp thời, chính xác, không gây ách tắc cho khách hàng trong giao dịch.

g) Hoạt động phát hành thẻ

Tiếp tục được chi nhánh quan tâm chú trọng. Ngay từ đầu chi nhánh đã giao chỉ tiêu phát hành thẻ, mở rộng đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, đơn vị trả lương qua thẻ đến từng phòng, từng các bộ. Công tác tiếp thị thẻ được đẩy mạnh và tập trung vào các trường đại học, các doanh nghiệp đang có quan hệ với chi nhánh để phát triển thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ trả lương qua thẻ… Kết quả năm 2009 đã phát hành được 91 thẻ tín dụng quốc tế, 8.419 thẻ ATM, 20 cơ sở chấp nhận thẻ. Tổng số doanh nghiệp trả lương qua thẻ lên 13 đơn vị. Lắp đặt thêm 4 máy ATM, đưa tổng số máy ATM của chi nhánh lên 7 máy ATM.

Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 Tăng giảm so

2007 2009 Tăng giảm so 2008 Tổng thu nhập 122 154 23,26 % 178 15,58 % Tổng chi phí 115 139 20,87 % 169 21,58 % Lợi nhuận 7 15 114,28 % 9 - 40%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2007, 2008, 2009 Vietinbank- Hoàng Mai )

Mặc dù là Chi nhánh mới thành lập hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn đảm bảo có lãi và tăng theo từng năm. Năm 2008, lợi nhuận đạt 114% so với năm 2007, năm 2009 lợi nhuận có giảm so với năm 2008 là do những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn đảm bảo có lãi. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp mà Chi nhánh có được kết quả kinh doanh như trên là kể đến sự cố gắng của toàn bộ CBCNV, sự lãnh đạo của cấp trên và của ban lãnh đạo chi nhánh đã có những chính sách và biện pháp đúng đắn giúp ngân hàng luôn đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên địa bàn thủ đô. Từ kết quả trên có thể thấy chất lượng các khoản cho vay của chi nhánh đã được cải thiện và nâng cao theo từng năm, đóng góp không nhỏ vào kết quả kinh doanh chung của toàn chi nhánh.

j) Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Hoàng Mai đã kiểm tra và giám

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Công Thương- chi nhánh quận Hoàng Mai (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w