Luận Văn: Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp & PTNTMỤC LỤCA. ĐẶT VẤN ĐỀ .1B. NỘI DUNG .4Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ .4I. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ 41.Vai trò của sản xuất - chế biến chè 42. Đặc điểm của sản xuất, chế biến chè 82.1. Đặc điểm của sản xuất chè 82.2. Đặc điểm của chế biến chè 10II. YÊU CẦU CỦA VIỆC SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 111. Cắt giảm thuế quan, thuế khoá và các biện pháp phi thuế quan để mở rộng thị trường .122. Giảm hỗ trợ trong nước 123. Giảm trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm Chè 134. Đảm bảo chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm Chè 135.Các sản phẩm chè phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm .14III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ .141. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè 141.1.Nhân tố điều kiện tự nhiên 141.2. Nhân tố lao động .151.3.Nhân tố kết cấu hạ tầng 161.4. Khả năng chế biến Chè 171.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Chè. 171.6. Chính sách của Nhà nước. 182. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế biến chè 182.1. Khả năng sản xuất chè .182.2. Công nghệ chế biến .182.3. Thị trường tiêu thụ .19Võ Thị Thu Hương Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp & PTNTIV. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ VIỆT NAM .191.Tình hình sản xuất. .192. Tình hình chế biến 20CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA .23I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ , XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ 231. Khái quát tình hình tự nhiên - kinh tế - xã hội 232. Những thuận lợi khó khăn cho việc phát triển sản xuất - chế biến chè Nghệ An . .252.1. Những điều kiện thuận lợi .252.2. Những khó khăn cho sản xuất - chế biến chè ở Nghệ An .25II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM VƯA QUA .271.Thực trạng sản xuất chè nguyên liệu .272. Thực trạng chế biến chè .38III. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN .421. Hiệu quả chung của sản xuất- chế biến chè Nghệ An 421.1.Hiệu quả sản xuất .421.2.Hiệu quả chế biến .432. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An 43CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 45I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN .451. Mở rộng diện tích trồng chè .452. Phát triển sản xuất chè theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá lớn 463. Mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm 464. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm .47II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN 47Võ Thị Thu Hương Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp & PTNT1. Rà soạt, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển vùng chè nguyên liệu .472. Tăng cường công tác đầu tư nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất, chế biến 492.1 Nghiên cứu đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất 492.2. Nghiên cứu lựa chon các vật tư phân bón phù hợp .502.3. Đầu tư các dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến và hiện đại .512.4. Công tác khuyến nông cũng cần được đẩy mạnh .533. Giải pháp về vốn .534. Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và người lao động 554.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ 554.2.Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động .565. Trên cơ sở chuyên môn hoá cây Chè cần tiến hành trồng và nuôi cây con thích hợp với điều kiện của vùng Chè. 566. Tăng cường mối liên kết giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chè.577. Đảm bảo các chế độ chính sách mà người lao động được hưởng. .59C. KẾT LUẬN .60DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61Võ Thị Thu Hương Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp & PTNTA. ĐẶT VẤN ĐỀ1.Sự cần thiết của đề tàiNghệ An là tỉnh có điều kiện khó khăn, địa hình chủ yếu là đồi núi với các loại đất : đất đỏ Bazan, cát pha, đất đá vôi … các loại đất ở đây có độ mầu mỡ kém, hơn thế với khí hậu cũng rất khắc nghiệt đặc biệt là về mùa nóng có gió Lào, đặc trưng của các tỉnh miền trung. Do vậy việc lựa chọn các cây Nông nghiệp phù hợp, có hiệu quả kinh tế là rất khó khăn, nhất là các huyện miền núi phía tây. Thường thì ở đây cần những cây trồng có khả năng chống chịu cao. Các cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày là những cây có ưu thế phát triển nhất như: Cây Cao su, cây chè, cây Cafê, cây Cam,… Trong các loại cây này thì cây chè có khả năng thích ứng rộng. Phát triển cây chè cho phép phát huy hiệu quả các nguồn lực nông nghiệp, nhất là nguồn lực đất đai và nguồn lực lao động . Ngày nay ở nhiều nơi cây chè đã đem lại hiệu quả thiết thực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Chè được xem là một trong 10 nông sản hàng hoá có giá trị xuất khẩu lớn trong nước, đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn. Chè là sản phẩm được ứng dụng rất nhiều trông ngành công nghiệp chế biến đồ uống, công nghiệp chế biến dược phẩm, mỹ phẩm…Vì vậy Chè là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Sản xuất - chế biến chè phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua cây chè đã rất được chú trọng phát triển ở các vùng núi phía tây Nghệ An và đã khẳng định được vị trí của mình trong sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Cây chè Nghệ An phát triển không những chỉ ra rằng Nghệ An đã tìm ra cây trông thích hợp cho các huyện miền núi của mình mà còn đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho nhân dân các huyện miền núi phía tây của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thực tế cho thấy cây chè Nghệ An có năng suất cao nhưng chất lượng thấp hơn rất nhiều vùng trồng chè khác trên cả nước.Mặt khác trong điều kiện gia nhập WTO, sản phẩm chè đang có nhiều cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ và cạnh tranh công bằng với sản phẩm chè các nước. Để thích ứng với điều kiện mới, ngành chè nói chung cần có những bước đi, những giải pháp Võ Thị Thu Hương Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp & PTNTchuẩn bị phát triển. Riêng ngành chè Nghệ An cần chú trọng hơn nữa trong sản xuất và chế biến chè để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị trí của mình với ngành chè cả nước.2. Mục đích nghiên cứuTrong quá trình thực tập tại sở Nông nghiệp và phát triển nông thô tỉnh Nghệ An, em đã tìm hiểu về ngành Nông nghiệp và đã lựa trọn để tài : “ Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An ”. làm chuyên đề tốt nghiệp. Qua việc nghiên cứu đề tài này thì em có thể tìm hiểu rõ một số vấn đề cụ thể sau :- Tìm hiểu được hệ thống những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất, chế biến chè.- Đánh giá đúng thực trạng phát triển ngành chè ỏ Nghệ An.- Đề xuất phương hướng, giải pháp để đưa ngành chè Nghệ An tiếp tục phát triển hơn nữa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Nghệ An nói chung, và đặc biệt là một số huyện phía tây của tỉnh.3. Phương pháp nghiên cứuĐể có thể hoàn thành đề tài này, em đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về quá trình phát triển cũng như sử dụng để tổng hợp trong nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Sau đây là một số phương pháp nghiên cức đựơc sử dụng trong đề tài này:- Phương pháp thống kê- Phương pháp phỏng vấn- Phương pháp phân tích- Phương pháp tổng hợp …4. Nội dung và kết cấu của đề tàiTrên cơ sở tìm hiểu nắm vững về ngành chè của Nghệ An , qua đó em thấy được thực trạng phát triển của trồng cũng như chế biến chè của tỉnh. Từ thực trạng đó em đã chỉ ra những khó khăn, cũng như những thuận lợi của tỉnh để phát triển ngành chè. Và Võ Thị Thu Hương Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp & PTNTcuối cùng em đã đưa ra phương hướng cũng như một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành chè ( trồng và chế biến chè ) tỉnh Nghệ An.Nội dung của đề tài này được chia thành 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận về sản xuất - chế biến chè Chương 2 : Thực trạng sản xuất - chế biến chè Nghệ An trong những năm vừa qua.Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè Nghệ An trong thời gian tới.Võ Thị Thu Hương Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp & PTNTB. NỘI DUNGChương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈI. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ.1.Vai trò của sản xuất - chế biến chè.Chè là loại cây công nghiệp lâu năm đã có lịch sử và phát triển hơn 100 năm. Trong dân gian chè đã trở thành thứ nước uống phổ biến của nhân dân ta. Không chỉ bởi vì nó rẻ mà nó còn rất tốt cho sức khoẻ con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sản phẩm chè được xem là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. - Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm chè.+ Nước chè vừa có tác dụng giải khát về mùa hè vì trong chè có Vitamin C, vừa có tác dụng chống lạnh vào mùa đông. Mặt khác, trong chè còn có chất Cafein làm cho tinh thần sảng khoái và minh mẫn, giảm stress cho cơ thể con người.+ Trong chè có các chất Tanmiaxit, Cafein, Rophilin, Teobromin…Vì vậy nó có tác dụng giảm liều lượng Cholesterol trong máu, kích thích tiêu hoá các chất mỡ. Giúp con người sản xuất các loại thuốc chữa bệnh béo phì.+ Cũng vì chè có tác dụng lợi tiểu nên người ta có thể sử dụng chè chữa bệnh Gan dàng hoàng đảm cấp tính. Khi uống chè kết hợp với một số loại thuốc khác sẽ có tác dụng hạn chế cơ thể sinh chứng thấp nhiệt nội thịnh khi viêm gan.+ Trên thế giới người ta cũng phát hiện rằng chè có các chất có thể hạn chế bệnh ung thư và các tia phóng xạ. Các chất Vitamin C, chất Polyphenol và một số chất chống oxihoá có trong chè có tác dụng ức chế các tế bào ung thư phát triển và có thể ngăn cản sự hợp thành các chất Nikosamine trong cơ thể giúp hạ thấp tỷ lệ phát sinh ung thư. Chất Tanin trong chè có tác dụng chống tổn thương của các tia phóng xạ từ các thiết bị công nghiệp như tivi, máy vi tính, máy điều trị bệnh ung thư…+ Ngày nay con người cũng tìm ra những tác dụng mới từ cây chè. Nước chè chứa một lượng lớn chất chống oxy hoá như: Catechins (có trong chè xanh), chất Thearuligins (có trong chè đen) là những chất có nguồn sức mạnh chống lại nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tim.Võ Thị Thu Hương Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp & PTNTNgoài ra trong chè còn có nhiều Vitamin (PP, K, B2) và một số axit cần thiết cho cơ thể con người.Nhờ những giá trị dinh dưỡng của cây chè đối với con người nên chè là một loại cây có giá trị kinh tế tương đối cao. Với những tác dụng mà chè đem lại, người ta có thể đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến như: Công nghiệp chế biến đồ uống, công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm… từ nguyên liệu chè. Hiện nay nhu cầu về chè trong nước cũng như xuất khẩu ngày một tăng lên, đặc biệt là công nghiệp chế biến phát triển, xuất hiện nhiều mặt hàng mới có chất lượng cao. Vì vậy chè có thị trường tiêu thụ (đối với Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu) tương đối ổn định và còn có thể được mở rộng hơn nữa.Do vậy có thể khẳng định rằng sản xuất - chế biến có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.- Phát triển chè cho phép phát huy hiệu quả nguồn lực nông nghiệp nông thôn, nhất là nguồn lực đất đai và nguồn lực lao động. + Chè vốn là một loại cây công nghiệp có khả năng thích ứng với các vùng đất đồi và có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng cao tạo ra hiệu quả kinh tế cao trên cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Chính vì vậy sau khi đưa sản xuất chè ở những vùng đồi bỏ hoang, vùng đất đồi chưa có cây trồng thích hợp…cây chè đã trở thành một cây kinh tế mũi nhọn làm cho năng suất đất, hiệu quả sử dụng vốn cao. Mặt khác còn khai thác được điều kiện tự nhiên của vùng địa phương một cách tốt nhất. Cây chè phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, của địa phương sẽ cho thu hoạch, năng suất và sản lượng trên một đơn vị diện tích cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Khi ở địa phương sản xuất - chế biến chè phát triển, cho thu nhập ổn định, người nông dân sẽ tự động tìm đến cây chè như một giải pháp nâng cao cuộc sống của họ. Từ đó phần diện tích tận dụng để đưa vào sản xuất chè tăng, phần diện tích bỏ hoang giảm, nguồn lực đất đai được tận dụng để phát huy hiệu quả của nó.+ Nguồn nhân lực sẽ được tận dụng và phát huy hiệu quả khi đưa vào phát triển sản xuất - chế biến chè nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 70% dân cư sống tại nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Đây là Võ Thị Thu Hương Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp & PTNTđiều kiện tạo ra một lực lượng lao động dồi dào. Tuy sức ép về thất nghiệp không cao như các thành phố lớn nhưng do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên thất nghiệp trá hình làm cho năng suất lao động giảm rất nhiều, hiệu quả lao động thấp. Một trong những vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay là phải giảm lao động trong nông nghiệp chuyển sang phục vụ cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Và điều quan trọng hơn cả là sử dụng hiệu quả nguồn lực nhân lực dồi dào hiện nay ở nông thôn. Nhưng do nền kinh tế Việt Nam ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của nhiều bộ phận dân cư. Do đó, mở rộng sản xuất - chế biến chè thu hút được nhiều lao động miền núi, góp phần tăng hiệu quả sử dụng nguồn lao động. Cây chè là cây công nghiệp lâu năm thích ứng với điều kiện địa hình dốc lại không tranh chấp đất với cây lương thực, phát triển thuận lợi ở những vùng núi cao, những nơi có độ ẩm cao. Ở nước ta chè phát triển thuận lợi tại các vùng: Trung du - miền núi phía Bắc, cao nguyên Nam Trung Bộ…Sản xuất - chế biến chè cần một lượng lao động tương đối lớn. Theo tính toán của các nhà khoa học đưa ra đối với 1 ha chè sản xuất kinh doanh cần tiêu tốn một lượng chi phí nhân công như sau:Bảng1: Chi phí nhân công hàng năm cho 1 ha chè sản xuất – kinh doanh.STT Chi phí nhân công theo loại công việcĐơn vị tínhNăng suất( tạ/ ha)< 60 60-100 >1001 Làm cỏ Công 60 60 602 Bón phân Công 20 25 253 Thu hái Công 218 230 2454 Phun thuốc trừ sâu Công 20 20 20 ( 1 Dây chuyền chế biến công suất 12 tạ cần 20 lao động thường xuyên)Võ Thị Thu Hương Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp & PTNTDo vậy phát triển sản xuất - chế biến chè tạo công ăn việc làm ổn định và thường xuyên cho người nông dân ở nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp nâng cao thu nhập cho người nông dân.Nguồn lực đất đai, lao động được sử dụng có hiệu quả sẽ kéo theo các nguồn lực khác cũng được phát huy.- Chè là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đời sống kinh tế dài từ 10 đến 12 năm.Nhưng cây chè lại cho thu hoạch sớm( thường là sau 3 năm kiến thiết cơ bản), đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhanh chóng thu hồi vốn, thu nhập kinh tế vững chắc vì sản lượng và năng suất chè tăng ổn định, thị trường tiêu thụ chè lại rộng lớn. Do vậy sản xuất - chế biến chè vừa nhanh chóng đem lại hiệu quả, vừa đảm bảo cuộc sống ổn định lâu dài cho công cuộc xoá đói giảm nghèo khu vực nông thôn, miền núi Việt Nam trong đó có Nghệ An.- Sản xuất - chế biến chè tạo ra những sản phẩm chè có giá trị xuất khẩu cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Vì vậy chè là một trong 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Cùng với khoa học công nghệ phát triển, người ta tìm thấy rất nhiều công dụng ở chè, các ngành công nghiệp chế biến lấy nguyên liệu chè cũng từ đó có vị trí quan trọng. Chè không đơn thuần dùng làm đồ uống, mà còn là thuốc chữa bệnh. Trong rất nhiều sản phẩm như mỹ phẩm, kem đánh răng, nước rửa chén bát…đều có thành phần của chè. Bởi vậy sản xuất - chế biến chè ngày càng được chú ý phát triển. Ở các nước phát triển có công nghệ hiện đại, chú trọng phát triển nghiên cứu công dụng của chè, công nghiệp chế biến từ chè cho nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Còn đối với Việt Nam, chủ yếu là xuất khẩu chè thô nguyên liệu, đem lại nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn. Trong những năm gần đây, tổng giá trị xuất khẩu chè đạt trên dưới 100 triệu USD (năm 2005 đạt 100 triệu USD). Đây là nguồn lực góp phần tích luỹ vốn tái sản xuất xã hội.- Sản xuất - chế biến chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng bộ mặt nông thôn mới. Cây chè là cây công nghiệp có giá trị kinh tế tương đối cao, thích ứng với điều kiện tự nhiên nhiều vùng miền núi nước ta. Tăng cường mở rộng sản xuất - chế biến Võ Thị Thu Hương Lớp KTNN45 [...]... Khả năng sản xuất chè Chế biến chè là khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm chè khô, sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu thị trường Sản lượng búp tươi chè sản xuất ra không thể không được chế biến Ngược lại xây dựng một cơ sở chế biến cần có nguồn sản xuất chè nguyên liệu Khả năng sản xuất chè ảnh hưởng rất lớn tới quy mô cũng như chất lượng chè chế biến Quy mô sản xuất chè lớn thì quy mô chế biến cũng... mà chè mang lại + Lao động trong chế biến chè có trình độ kỹ thuật cao hơn so với sản xuất chè vì cơ sở chế biến luôn luôn có dây chuyền chế biến kỹ thuật cao Vì vậy trong chế biến, yêu cầu người công nhân phải có trình độ, phải qua lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật… mới đảm bảo sử dụng một cách có hiệu quả công nghệ chế biến đó Ngày nay khoa học công nghệ rất phát triển công nghệ chế biến chè phát triển. .. khẩu, vì vậy sản xuất - chế biến chè phát triển vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, vừa tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận với công nghệ sản xuất - chế biến hiện đại, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Cũng từ đó làm tăng tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp - Phát triển sản xuất - chế biến chè tạo ra những bản... cho các sản phẩm Chè chế biến có chất lượng khác nhau Công nghệ chế biến càng hiện đại thì sản phẩm chè càng có chất lượng cao Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, các dây chuyền chế biến tự động thay thế cho các lò chế biến thủ công trước đây Sản phẩm chè đồng đều và có sự sàng lọc kỹ càng, công suất chế biến cũng cao hơn, chất lượng chè được đảm bảo Công nghệ chế biến phát triển tạo ra sản phẩm... lớn Chất lượng chè búp tươi tốt sẽ cho sản phẩm chế biến tốt Nếu búp chè quá già, quá xèo chè khô sẽ có rất nhiều bồm và cuống Vì vậy sản xuất chè phải đáp ứng được nhu cầu của chế biến, phải đảm bảo nhà máy chế biến hoạt động hiệu quả công suất vốn có của nó Vốn đầu tư nhà máy chế biến phải dựa vào khả năng sản xuất và vùng Chè sản xuất 2.2 Công nghệ chế biến Mỗi dây chuyền công nghệ chế biến khác nhau... nhà máy chế biến hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm được vốn và chi phí lao động - Cơ sở chế biến: Cơ sở chế biến là điều kiện quan trọng, mỗi vùng chè nguyên liệu cần xây dựng các cơ sở chế biến, để thu gom nguyên liệu chè búp tươi và chế biến ban đầu Cơ sở chế biến ở quá xa vùng chè nguyên liệu, sẽ gây ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển đi lại và chất lượng của Chè - Bưu chính viễn thông: Chè là sản phẩm... vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau Sản xuất - chế biến dựa trên cơ sở có thị trường tiêu thụ (điều kiện tiên quyết của nền kinh tế thị trường) Sản xuất phải có cơ sở chế biến thu mua, chế biến chè phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm chè chế biến IV KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ VIỆT NAM Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, cái nôi của cây chè Cây chè vốn tồn tại ở Việt Nam trước năm 1884 và... cầu sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân - Năm 2006 dân số toàn tỉnh Nghệ An là 30 2748 người xếp thứ tư cả nước, và có 63% dân số trong độ tuổi lao động như vậy Nghệ An có một lực lượng lao động dồi dào để phát triển sản xuất - chế biến chè - Nghệ An là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước rất thuận lợi cho sự vận chuyển giao lưu, tiêu thụ sản phẩm chè - Việc phát triển ngành chè. .. PTNT phát triển Chè Nghệ An ; Công ty NCN 3/2; Công ty nông nghiệp Xuân Thành chịu trách nhiệm thu mua chè nguyên liệu và chế biến cho các hộ gia đình và các trang trại Riêng Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là chủ dự án phát triển chè công nghiệp của Nghệ An Công ty Đầu tư phát triển chè có 6 xí nghiệp thành viên đều là các trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, tư vấn kỹ thuật cho của vùng sản xuất. .. năm Từ đó sản xuất chè phải được tiến hành trên phạm vi đất đai rộng lớn và tập trung Sản xuất chè phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của vùng, của địa phương Cũng là sản xuất chè nhưng ở mỗi vùng lại khác nhau như ở Sơn La có chè Tuyêt Shan, ở Nghệ An có chè PF1, ở Lâm Đồng có chè Ôlong…Vì vậy khi tiến hành sản xuất cần chú ý đặc điểm này để xây dựng kế hoạch, quy hoạch vùng sản xuất Võ Thị . quả sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An 43CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG. DUNGChương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈI. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ.1.Vai trò của sản xuất - chế biến chè. Chè là loại cây