Tăng cường công tác đầu tư nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An (Trang 52 - 56)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHẾ

2. Tăng cường công tác đầu tư nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học

thuật tiến tiến vào sản xuất, chế biến

2.1 Nghiên cứu đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất

Trên thực tế đến năm 2005 diện tích các giống chè có chất lượng cao như : LGP1, LDP2, … chiếm 77%. Vẫn còn 23% các giống chè trung du và PH1 có chất lượng chưa thực sự cao lại đòi hỏi đầu tư lớn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cần mở rộng diện tích chè có chất lượng cao. Ngoài hai giống LDP1, LDP2 có thể tiến hành trồng thử nghiệm một số giống như Keo Am Tích, Hùng Đỉnh Bạch, TRI 2024 … là những giống đã qua khảo nghiệm và có triển vọng ở Nghệ An.

Tiến hành nghiên cứu lai tạo những giống mới trên cơ sở các giống đã có để có một giống chè tối ưu hơn hoặc nhập giống từ nước ngoài về. Các giống mới này phải được kiểm định về chất lượng. Khi đưa vào sản xuất cần tiến hành trồng thử nghiệp trước khi trồng để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

Song song với việc đưa giống mới vào sản xuất thì cần tiến hành tập huấn kỹ thuật cho người dân trồng chè. Làm cho người dân hiểu và biết cách trồng và chăm sóc cho các giống mới này, để giống phát huy được hết các ưu điểm của nó và đạt được hiệu quả cao nhất.

Để đảm bảo chất lượng giống cần tiến hành quản lý giống theo đúng qui định của nhà nước để đảm bảo chất lượng của giống cây. Các vườn ươm giống của hộ gia đình cũng như của cácdoanh nghiệp cần phải được thực hiện theo đúng qui trình sản xuất giống, đảm bảo đủ tiêu chuẩn kinh tế - kĩ thuật.

Để khuyến khích người dân phá bỏ những diện tích chè có năng suất thấp, để trồng thay vào đó là phần diện tích chè có chất lượng cao thì tỉnh cần có chính sách hỗ trợ hợp lý. Như các chính sách hỗ trợ về giống, phân bón, hỗ trợ vốn đầu tư …

2.2. Nghiên cứu lựa chon các vật tư phân bón phù hợp

Chè Nghệ An được trồng trên những đồi dốc về mùa mưa rất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Sau mỗi lần mưa cần tiến hành bón phân cho đất để đảm vảo cho cây chè đủ dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt.Thường bón thêm phân Lân để chè chống rét, bón phân hữu cơ như: Phân chuồng, phân xanh,… nhằm tăng độ mùn và tầng dày cho đất Ngoài ra cần bón phân cho chè theo định kỳ hàng năm. Tuy nhiên lượng phân bón bao nhiêu là phù hợp, và bón theo cách nào ( qua đất hay qua lá ) thì cần phải được nghiên cứu kỹ để có thể cung cấp đủ lượng phân bón cũng như đạt hiệu quả cao nhất.

Cách bón chủ yếu cho chè đó là cày hai bên hang chè cách gốc chè khoảng 20 cm và sâu khoảng 20 cm. Bón phân vào hai rãnh vừa cày sau đó lấp đất lại. Lớp đất ẩm làm cho phân dễ hoà tan và cây chè dễ hấp thu, tránh sự tác động trực tiếp của ánh nắng. Nếu bón song có mưa nhỏ là tốt nhất do vậy cần chọn thời điểm để bón phân để đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó chúng ta cần tiến hành phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cho chè. Hạn chế sử dụng thuốc hoá học. Thực hiện các biện pháp phòng là chính, việc phòng này thường được tiến hành ngay khi bắt đầu bằng việc sử dụng vôi bột để xử lí sau khi đốt. Khi dịch bệnh xảy ra cần tiến hành diệt nhanh, diệt gọn, không để lan rộng.

Cây chè thường bị một số loại sâu bệnh như là : Rầy xanh, Bọ cánh tơ, Bệnh phồng lá chè ..do đó cần hướng dẫn cho bà con biết cách nhận dạng và phòng trừ sâu bệnh.Như nhện đỏ nâu :

-Triệu chứng gây hại: Thường tập trung gây hại trên các lá bánh tẻ và lá già. Khi cây chè bị nhện hại nặng, mật độ nhện nâu tăng cao, các lá chưa bị rụng nhiều, chúng có thể gây hại lên các lá non và rải rác cả mặt dưới lá.

-Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc như: Rufast 3EC với lượng 0,15 lít/ha pha với 400 lít nước; Comite 73 EC với lượng 8-25 ml/10 lít nước và phun 400-700 lít nước thuốc/ha; Nissorun 5 EC dùng 0,4-0,6 lít/ha pha với 400 lít nước; Dandy 15 EC với lượng 1,0-1,5 lít/ha pha với 600 lít nước.

Điều đặc biệt cần chú ý là việc bón phân qua lá hay phun thuốc trừ sâu, thì sau khi phun phải chờ một thời gian mới được thu hái, để tránh hiện tượng nhiễm độc. Để

đảm bảo chất lượng chè tỉnh cần tổ chức kiểm tra dư lượng thuốc hoá học trong sản phẩm chè búp. Trên thị trường hội nhập quốc tế, việc đảm bảo tỷ lệ chất hoá học trong sản phẩm chè là điều rất quan trọng nó cho phép chè của Nghệ An xâm nhập vào các thị trường, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tránh gây những tổn thất không không đáng có cho người tiêu dung. Tuy nhiên việc quản lý này là hết sức khó khăn do vậy việc tuyên chuyền cho người sản xuất là chủ yếu.

2.3. Đầu tư các dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến và hiện đại

Hiện nay, năng lực chế biến của các xí nghiệp rất đảm bảo cho nguồn cung cấp nguyên liệu chè búp tươi của Nghệ An. Nhưng để cân đối với lượng nguyên liệu búp tươi tăng do mở rộng diện tích và đầu tư tăng năng suất trong những năm tới, thì cần phải xây dựng nhiều những dây chuyền hiện đại, đặc biệt là các dây chuyền tinh chế chè. Nhằm nâng cao chất lượng chè cũng như đa dạng hoá các sản phẩm chế biến từ chè đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng.

Mục tiêu của tỉnh Nghệ An là đến năm 2010 đầu tư công nghệ chế biến nhằm nâng công suất chế biến lên 218 tấn búp tươi/ ngày. Nên kế hoạch của tỉnh Nghệ An là:

- Năm 2007-2008: Đầu tư xây dựng mới dây chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Bãi Phủ công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới nhà máy chế biến chè xanh tại Tổng đội TNXP7 Quế Phong với công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè đen tại Xí nghiệp chè Thanh Mai công suất 12 tấn/ngày.

- Năm 2009-2010: Đầu tư xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại xí nghiệp chè Thanh Mai công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Bãi Phủ công suất 6 tấn/ ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Hạnh Lâm công suất 6 tấn/ ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Ngọc Lâm công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Xí nghiệp chè Anh Sơn công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới dây chuyền chế biến chè xanh tại Tổng đội TNXP8 Kỳ Sơn công suất 6 tấn/ngày, xây dựng mới nhà máy chế biến chè đen tại Tổng đội TNXP7 Quế Phong với công suất 12 tấn/ngày.

Như vậy đến năm 2010 tổng công suất chế biến chè Nghệ An là 206 tấn búp tươi/ ngày, theo tính toán còn thiếu 12 tấn mới hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên để chế biến hết nguyên liệu cần phải tu sữa, nâng cấp thêm một số nhà máy hiện có để tăng công suất đáp ứng nhu cầu chế biến, nhất là những tháng nhiều nguyên liệu trong năm.

Việc đầu tư đổi mới là rất cần thiết tuy nhiên lại rất tốn kém, với 8 dây chuyền chế biến chè xanh và 2 dây chuyền chè đen cần số vốn lên tới 42 000 triệu đồng, nâng cấp, bảo dưỡng, tu sửa các dây chuyền hiện có cần 2 000 triệu đồng, tổng cộng số vốn cần là 44 000 triệu đồng. Do vậy tỉnh Nghệ An cần tiến hành từng bước. Đối với các doanh nghiệp có tiềm năng thì có thể nhập khẩu các dây chuyền hiện đại, các doanh nghiệp chưa có điều kiện thì thì có thể tiến hành đổi mới dần dần, từng khâu, từng giai đoạn …

Việc chuyển giao khoa học công nghệ cần có sự tham gia của các phòng ban kỹ thuất của tỉnh, nhà nước trong khâu thẩm định để tránh mua phải những dây chuyền công nghệ lạc hậu.

Việc đầu tư khoa học công nghệ cũng đồng nghĩa với việc số lượng công nhân trong các nhà máy chế biến giảm do vậy thất nghiệp tăng. Do đó cần có chính sách hỗ trợ hợp lý cho những công nhân này có được việc lam ổn định, đảm bảo cuộc sống cho họ.

2.4. Công tác khuyến nông cũng cần được đẩy mạnh

Tăng cường công tác khuyến nông để tăng nhận thức về khoa học kỹ thuật cho người trồng chè, tiếp thu được các biện pháp thâm canh kỹ thuật cho người trồng chè, tiếp thu được các biện pháp thâm canh kỹ thuật tiếp cận với các phương thức sản xuất tiên tiến …

Để công tác khuyến nông đạt hiệu quả cao thì cần tiến hành tổ chức đội ngũ cán bộ khuyến nông có trình độ và năng lực. Mở các lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông xã, cho người trồng chè. Đồng thời tiến hành các đoàn tham quan học tập ở một số điển hình trong tỉnh để tăng thêm nhận thức cho người trồng chè .

Khuyến nông tỉnh Nghệ An đã hoạt động khá hiệu quả trong những năm qua. Năm 2006, tổ chức được 12 lớp tập huấn cho 580 lao động nghèo thuộc 8 huyện vùng núi vùng cao, xây dựng 8 mô hình trình diễn trong dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông, khuyến lâm. Trung tâm đã mở 77 lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và công tác khuyến nông cho trên 5841 cán bộ kỹ thuật, khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, thôn xã. Đặc biệt đã mở 40 lớp cho gần 2000 đồng bào dân tộc di dân từ long hồ Bản Vẽ về Thanh Chương tham gia vào sản xuất chè. Công tác khuyến nông cho người nông dân trồng chè còn có trong các dự án: Dự án phát triển chè công nghiệp Nghệ An, dự án phát triển kinh tế 10 huyện vùng núi phía tây Nghệ An, đề án phát triển vùng chè nguyên liệu,…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w