PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An (Trang 48 - 50)

Trong những năm tới hướng phát triển cho cây chè Nghệ An là tận dụng tối đa tiềm lực về đất đai, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây chè. Bên cạnh đó cần có biện pháp để nâng cao chất lượng chè chế biến, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1. Mở rộng diện tích trồng chè

Theo số liệu thống kê diện tích chè năm 2006 là 5478,9 ha, chiếm 2,65 % trong đất nông nghiệp và 26,38 % trong cơ cấu diện tích các cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Mặt khác sản lượng chè búp tươi chỉ đủ để đáp ứng 67 % năng lực chế biến của các nhà máy. Như vậy là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Trong những năm tới Nghệ An sẽ tiếp tục đấy mạnh mở rộng diện tích vì thực tế việc phát triển cây chè trong những năm qua đã thu được nhiều thành quả to lớn. Năm 2006 bình quân 1ha chè kinh doanh cho doanh thu 14,6757 triêụ đồng, trong khi đó 1ha cam Vinh cho doanh thu 11,819 triệu đồng, 1ha Dứa cho doanh thu 14,401 triệu đồng, 1ha Lạc cho doanh thu 14,78 triệu đồng…Chứng tỏ chè là cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Nhân dân từ chỗ thiếu ăn nay đã đủ ăn và có thể sắm được các vật dụng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như phương tiện đi lại. Chính vì vậy cây chè được tỉnh Nghệ An xem như là một cây mũi nhọn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Một thực tế là hiện nay ở Nghệ An vẫn còn nhiều diện tích đất trống chưa được khai thác, đây chủ yếu là những đồi cây Mua, Sim mọc, những đồi này rất thuận lợi cho cây chè phát triển.

Cũng vì những lí do trên mà tỉnh Nghệ An đã có chủ trương đẩy mạnh diện tích trồng chè. Mục tiêu của tỉnh đặt ra đến năm 2010 diện tích trồng chè toàn tỉnh đạt 13000 ha.

2. Phát triển sản xuất chè theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá lớn

Nhìn chung ngành chè Nghệ An vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, một phần nhỏ có thể được xem là sản xuất hàng hoá nhưng cũng chỉ là bước sơ khai. Đây là một điều bất lợi cho ngành chè, chính vì vậy muốn ngành chè Nghệ An phát triển mạnh mẽ thì phải thúc đẩy cho ngnàh chè Nghệ An phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn ở đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp chế biến. Họ ràng buộc với nhau bởi lợi ích của mỗi bên, vì vậy mà họ cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của nhau.

3. Mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm

Cùng với việc mở rộng diện tích , nâng cao trình độ thâm canh thì việc mở rộng thị trường đầu ra cũng hết sức quan trọng, nó góp phần làm cho việc tiêu thụ được dễ ràng hơn, qua đó thúc đẩy sản xuất - chế biến chè phát triển. Như chúng ta đã biết thị trường rất quan trọng nó quyết định hành vi của người sản xuất. Nếu người sản xuất nào không tuân theo các qui định của thị trường thì sẽ không thể thành công đươc.

Hướng phát triển cho thị trường chè Nghệ An đó là phục vụ xuất khẩu. Việt Nam đã ra nhập WTO thị trường được mở rộng chính vì vậy mà chè Nghệ An dễ dàng xâm nhập vào các thị trường quốc tế. Tuy nhiên việc xâm nhập này cần dựa trên việc duy trì tốt thị trường truyền thống. Việc mở rộng thị trường là cần thiết và phải được làm trước một bước. Nó quyết định tới phương hướng cũng như qui mô hoạt động của các doanh nghiệp chế biến.

Mở rộng thị trường trong điều kiện hiện nay cần liên kết liên doanh với các doanh nghiệp kinh doanh chè trong nước, nhất là việc trở thành thành viên của Tổng công ty chè Việt Nam ( Vinatea ). Nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành chè

Nghệ An, giảm thiểu sự cạnh tranh không đáng có giữa các doanh nghiệp từ đó nâng cao giá trị xuất khẩu cho sản phẩm chè, nâng cao hiệu quả sản xuất- chế biến chè.

4. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm

Mở rộng thị trường, hội nhập quốc tế cũng đồng nghĩa với việc chè Nghệ An phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm chè trên thế giới. Do vậy cần phải có biện pháp làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm chè Nghệ An. Giải pháp được xem là quan trọng nhất đó là việc nâng cao chất lượng chè từ các khâu thu hái, phân loại, cũng như các qui trình chế biến phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó việc làm mới mẫu mã, đa dạng các sản phẩm chế biến từ chè cũng được xem là biện pháp hữu hiệu để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm chè. Đa dạng hoá sản phẩm cho phép chúng ta đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của thị trường, từ nhu cầu cấp thấp tới nhu cầu cấp cao. Do vậy việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm là việc làm cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An (Trang 48 - 50)