Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An (Trang 56 - 57)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHẾ

3. Giải pháp về vốn

Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và phương hướng phát triển chè công nghiệp trong những năm tới, đặc biệt là phát triển sản xuất- chế biến chè, tỉnh Nghệ An cần huy động một lượng vốn không nhỏ. Vốn đầu tư trồng lại, trồng mới và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản, vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như: Đường, điện, thuỷ lợi, cơ sở chế biến,…. Tất cả những yêu cầu đó tỉnh Nghệ An cần có những giải pháp về vốn một cách có hiệu quả.

- Huy động vốn góp trong cư dân: Hơn 70% cư dân sống ở nông thôn và có đến 9,6 % hộ thuộc diện hộ nghèo( 2005), thực tế cuộc sống đa phần nông dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là cư dân nơi vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Thu nhập chưa cao do vậy vốn đầu tư tái sản xuất ( của người trồng chè ), vốn đầu tư trồng mới của người nông dân là hạn chế. Vì vậy huy động vốn góp trong cư dân chủ yếu là huy động vốn góp ngày công lao động để khai hoang, trồng mới, chăm sóc, làm đường…và phân hữu cơ. Những vốn góp thiết thực và dồi dào trong cư dân nông thôn. Tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ thích hợp để khuyến khích thu hút người nông dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển, mở rộng sản xuất- chế biến chè. Ngoài ra tỉnh cần có những chủ trương thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khơi dậy các nguồn vốn tiết kiệm từ phía nhân dân.

- Tăng cường ngân sách cho sự phát triển sản xuất - chế biến chè. Tỉnh Nghệ An cần trích một khoản ngân sách thích hợp để hỗ trợ người trồng chè, cũng như doanh nghiệp thu mua và chế biến. Ưu tiên vốn hàng năm để góp phần cân đối đủ nguồn vốn cho phát triển sản xuất - chế biến chè, kip thời thực hiện tốt các chế độ, chính sách như chính sách hỗ trợ về giống cho người sản xuất, vốn làm công tác khuyến nông, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn trợ giá đầu ra cho sản phẩm chè,…

- Chủ trương cho các ngân hàng cho hộ nông dân vay vốn để mở rộng diện tích trồng chè. Ưu tiên nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi. Từ đó khuyến khích người trồng chè vay vốn tổ chức sản xuất. Ngoài việc cho vay với lãi suất ưu đãi và thời gian vay vốn dài, các ngân hàng cần đơn giản các thủ tục vay vốn hơn. Vì nếu thủ tục vay vốn phức tạp thời gian chờ đợi để được vay vốn lâu, không kịp thời vụ gieo trồng, người nông dân sẽ có tâm lý e ngại vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác cần mở rộng hệ thống tín dụng ngân hàng tới tận cơ sở cho phép phục vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các ngân hàng cần có các biện pháp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của nông dân như cử cán bộ đi điều tra thực tế, kiểm tra thông qua ngành chè…

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình dự án phát triển. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng. Trong những năm tới đây cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài là rất nhiều. Sản phẩm chè có cơ hội tiếp cận với thị trường quốc tế. Tỉnh Nghệ An cần có những chiến lược quảng bá hình ảnh, tạo hành lang pháp lý và tiền đề quan trọng tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư và sẵn sàng đầu tư vào Nghệ An. Các nước có thể đầu tư bằng cách cung ứng và chuyển giao công nghệ về giống, về dây chuyền chế biến, về phân bón,…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w